You are on page 1of 8

ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN


TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Họ và tên học viên: Nguyễn Vương Tú


Ngày sinh: 15/12/1995
Lớp: NVSP KHÓA 86
Thành phố Hồ Chí Minh – 2023

Chủ đề: Anh/chị hãy nêu cách ứng dụng các quy luật tình cảm vào dạy học hoặc
nghề nghiệp.
1. Mở đầu
- Là một thuộc tính tâm lý tồn tại ổn định, bền vững, khó hình thành, khó phá vỡ.
Tình cảm bao gồm :
+ Tình cảm cấp thấp : Có liên quan đến sự thoả mãn hay không thoả mãn nhu
cầu cơ thể
+ Tình cảm cấp cao : Bao gồm: Tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm
trí tuệ, tình cảm hđộng, tình cảm thế giới quan. Trong tình cảm có một dạng đặc biệt
có cường độ mạnh, tồn tại trong một thời gian dài, được cá nhân ý thức đầy đủ khi trải
nghiệm..
- Trong hoạt động dạy học, là người giáo viên cần vận dụng các quy luật tình
cảm vào giảng dạy để truyền tải kiến thức thật tốt cũng như rèn luyện trao dồi kỹ năng
đứng trên bục giảng ngày càng chuyên nghiệp hơn.
2. Nội dung
Trong tâm lí học đại cương có 6 quy luật tình cảm:
Quy luật thích ứng nội dung : Nếu một xúc cảm, tình cảm nào đó cứ lặp đi lặp lại
nhiều lần một cách đơn điệu thì đến một lúc nào đó nó sẽ suy yếu đi hoặc lắng xuống.
Đó gọi là hiện tượng chai dạn của tình cảm .
Quy luật tương phản nội dung : Trong quá trình hình thành và biểu hiện tình
cảm , sự xuất hiện hoặc suy yếu đi của một xúc cảm, tình cảm này có thể làm tăng hay
giảm đi một xúc cảm khác đối cực với nó.
Quy luật pha trộn nội dung: Những xúc cảm, tình cảm đối cực cùng tồn tại trong
một con người, chúng không loại trừ nhau mà qui định lẫn nhau
Quy luật di chuyển nội dung: Xúc cảm, tình cảm có thể di chuyển từ đối tượng
này sang đối tượng khác có liên quan đến đối tượng gây ra tình cảm trước đó
Quy luật lây lan nội dung: Xúc cảm, tình cảm có thể lan truyền từ người này sang
người khác, ở đâu có tập hợp từ hai người trở lên thì ở đó có sự ảnh hưởng lẫn nhau
bởi xúc cảm, tình cảm

2
Quy luật hình thành tình cảm nội dung: Tình cảm được hình thành từ xúc cảm,
do các xúc cảm cùng loại được động hình hoá, tổng hợp hoá và khái quát hoá mà
thành. Khi tình cảm đã được hình thành thì nó lại được thể qua các xúc cảm đa dạng
và chi phối các xúc cảm
* Quy luật lây lan: quy luật nói đến xúc cảm, tình cảm của người này có thể
truyền, lây sang người khác. Con người luôn luôn sống trong xã hội, trong các mối
quan hệ người – người.
dụ, sau khi nhận được giấy báo trúng tuyển Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí
Minh, em vui mừng báo tin cho gia đình và bạn bè của mình, tạo nên không khí vui vẻ,
thoải mái cho mọi người xung quanh. Chúng ta nhận thấy quy luật này được biểu hiện
qua các câu ca dao, tục ngữ như “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, “niềm vui nhân đôi,
nỗi buồn sẻ nửa”,… Trong thực tế, có thể vận dụng quy luật này trong các hoạt động
tập thể, xây dựng tậpthể hòa đồng, đoàn kết. Chẳng hạn, là người đứng đầu thì nên tỏ
phong thái vui vẻ, tạo bầu không khí thoải mái để mọi người cùng học tập, làm việc.
Bản thân em cũng đã vận dụng quy luật này trong đời sống hàng ngày, những lúc làm
việc nhóm có chútmệt mỏi, căng thẳng, em thường kể nói chuyện vui với các bạn
trong những phút giải lao để giải tỏa căng thẳng.
- Biểu hiện: vui lây, buồn lây, đồng cảm
Ông bà ta vận dụng quy luật tình cảm trong ca dao tục ngữ: “Một con ngựa đau
cả tàu bỏ cỏ”
- Ứng dụng thực tiễn: khi tôi giảng dạy, tôi luôn tạo bầu không khí thoải mái
vui vẻ học tập tốt, tôi thường kể một câu chuyện ý nghĩa cho học sinh, xây dựng tấm
gương điển hình để học sinh học tập và noi theo.
Trong việc học tập, bài tập, tôi căn cứ kết quả và tiến độ hoạt động của từng nhóm học
sinh để giao việc về nhà cho học sinh. Việc học tập ở nhà tôi hướng dẫn học sinh:
+ Tiếp tục về nhà nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề chưa xong trên lớp, gợi ý các em cách
thực hiện ở nhà... và vận dụng vào thực tiễn. Yêu cầu các em báo cáo kết quả thực
hiện ở nhà thông qua các sản phẩm học tập.
+ Tôi giao nhiệm vụ cho các em tiếp tục vận dụng thực tiễn, đề xuất các phương án
khác đã có trong bài học. Yêu cầu các em báo cáo kết quả thực hiện ở nhà thông qua
các sản phẩm học tập.

3
Tôi luôn lựa chọn những tình huống, nhiệm vụ học tập bổ ích liên quan đến thực tiễn
đòi hỏi các em phải hợp tác với cộng đồng để tìm tòi, khám phá.
* Quy luật di chuyển: Xúc cảm và tình cảm của con người có thể di chuyển từ đối
tượng này sang một đối tượng khác. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hay gặp các
hiện tượng “giận cá chém thớt”, “vơ đũa cả nắm”,… Ví dụ, hôm nay bạn An đi học bị
điểm kém, tâm trạng không vui nhưng Lành luôn ở bên cạnh hỏi chuyện khiến An cảm
thấy khó chịu, tỏ thái độ gắt gỏng với Lành dù cho Lành thực sự không có lỗi. Vận
dụng quy luật này trong đời sống, chúng ta phải biết kiểm soát cảm xúc của mình, cần
nhìn nhận kỹ lưỡng và khách quan mọi sự việc, không nên vì tâm trạng mình không tốt
mà rầy la, gắt gỏng với mọi người xung quanh. Nói cách khác, chúng ta cần có một cái
đầu lạnh và một trái tim nóng. Ví dụ, giáo viên phải luôn là một người khách quan,
công bằng khi chấm bài. Tuy nhiên, bản thân em đôi lúc vẫn chưa thể kiềm chế tốt
cảm xúc của mình, dễ nổi nóng và làm ảnh hưởng đến bạn bè, người thân
- Ví dụ: khi tôi giảng bài, có học sinh vào trễ mà không gật đầu chào tôi, tôi khó chịu
và ngừng giảng bài, để cả lớp tự học vì không có tôn ti trật tự.
- Ứng dụng: giáo viên phải biết kiềm chế cảm xúc, tránh hiện tượng vơ đũa cả nắm,
tránh suy nghĩ để “giận cá chém thớt”, cá nhân làm thì cá nhân chịu trách nhiệm,
không bắt phạt cả lớp.
* Quy luật pha trộn:
Tính pha trộn cho phép hai cảm xúc, hai tình cảm đối lập nhau có thể cùng tồn tại ở
một con người, chúng không loại trừ nhau mà quy định lẫn nhau. Ví dụ, sự pha trộn
của cảm xúc vui vẻ và buồn tủi của em gái khi chị gái đi lấy chồng.Mark có câu:
“Không có hạnh phúc nào là hoàn toàn hạnh phúc. Không có đau khổ nào là hoàn toàn
đau khổ.” Đời sống tình cảm đầy mâu thuẫn, phức tạp vì vậy cần phải biết quy luật
này để thông cảm, điều khiển, điều chỉnh hành vi của mình. Cần cẩn thận khi suy xét
đánh giá người khác bởi những biểu hiện đối lập nhau. Ví dụ, trong giáo dục, giáo viên
phải nghiêm khắc trên tinh thần thương yêu học sinh. Em cũng đã vận dụng quy luật
này để dạy bảo em trai của mình, dù thương em nhưngvì muốn em biết lỗi của mình
nên em đã có lời trách mắng bình dị, đơn giản, người thật việc thật, không giáo điều
nói suông. Ví dụ, xây dựng tình yêu Tổ quốc phải xuất phát từ tình yêu gia đình, mái
nhà, làng xóm. Chúng ta cũng thường xuyên bắt gặp quy luật này qua các câu “mưa
dầm thấm lâu”, “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”,… Vì vậy cần kiên trì trong quá trình

4
hình thành tình cảm. Chẳng hạn, qua quá trình tiếp xúc, học tập cùng nhau, sau một
thời gian em đã kết thân được với các bạn trong lớp
- Biểu hiện trong ca dao tục ngữ: “Thương nhau thì củ ấu cũng tròn, ghét nhau thì
quả bồ hòn cũng méo”.
- Ví dụ: là giáo viên phải luôn công tâm, có cái nhìn khách quan. Khi chấm bài, không
vì sự yêu quý học trò này mà cho điểm cao và học trò kia quậy phá thì cho điểm thấp.
Giáo viên phải dựa trên bài làm thực tế của học sinh mà chấm điểm đánh giá.
* Quy luật hình thành: xúc cảm là cơ sở của tình cảm, tình cảm được hình thành từ
những xúc cảm đồng loại, chúng được động hình hóa, tổng hợp hóa và khái quát hóa
mà thành.
Tổng hợp hóa: lá quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần đã được tách rời
nhờ sự phân tích thành một chỉnh thể.
Động hình hóa: là khả năng làm sống lại một phản xạ hoặc một chuỗi phản xạ đã được
hình thành từ trước.
Khái quát hóa: là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành
một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ chung nhất định.
- Biểu hiện trong ca dao tục ngữ: “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”
- Ví dụ: xây dựng tình yêu đất nước phải xuất phát từ tình yêu gia đình, bạn bè, xóm
giềng, Thầy Cô.
- Ứng dụng: muốn hình thành tình cảm cho học sinh phải đi từ xúc cảm đồng loại.
Trong những tiếc dạy, tôi luôn lồng ghép vào đó là những bài học về yêu thương gia
đình, bạn bè, Thầy Cô. Tôi lấy ví dụ trường hợp cụ thể ngoài đời, về những tấm gương
hiếu học, biết yêu thương bạn bè, gia đình. Tôi chia sẻ các bạn học sinh những tấm
gương đạt giải nhất trong cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia”, đạt vòng nguyệt quế,
được học bổng đi du học, rồi có bạn quay về Việt Nam xây dựng quê hương, có bạn
định cư luôn ở nước ngoài. Tuy nhiên các bạn định cư ở nước ngoài vẫn thể hiện được
lòng yêu Tổ quốc, yêu đồng bào bằng cách mang những tiến bộ về cho các trường đại
học, về thỉnh giảng cho trường, thậm chí có phát minh mới các bạn sẵn sàng tặng lại
bản thiết kế mà không lấy thù lao….qua đó tiếp thêm tình yêu Tổ quốc, yêu gia đình,
yêu đất nước cho các bạn trẻ, các bạn sẽ thấy yêu hơn những người xung quanh mình,
và có chí hướng tiến thân giúp ích cho đời.

5
* Quy luật tương phản: Xúc cảm và tình cảm tích cực hay tiêu cực thuộc cùng một
loại luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Cụ thể là: một trải nghiệm này có thể tăng
cường một trải nghiệm khác đối cực với nó, xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp với nói. Ví
dụ, khi chấm bài, sau một loạt bài kém, gặp một bài khá, giáo viên thấy hài lòng. Bình
thường bài khá này chỉ đạt điểm 7 nhưng trong hoàn cảnh này giáo viên sẽ cho điểm
9.Trong văn học, nghệ thuật, quy luật này được sử dụng để xây dựng các tình tiết, các
tính cách và hành động của nhân vật nhằm đánh trúng tâm lý độc giả hay khan giả,
làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ, đạo đức của họ. Trong giáo dục tư tưởng, tình cảm,
người ta cũng sử dụng quy luật này như biện pháp “ôn nghèo, nhớ khổ”, “ôn cố tri
tân”. Ví dụ, đọc truyện “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn”, chúng ta càng yêu mến
Bạch Tuyết bao nhiêu thì càng căm ghét mụ phù thủy bấy nhiêu. Trong thực tế, em đã
vận dụng quy luật này để dạy bảo em nhỏ, cụ thể, em nêu gương những bạn gương
mẫu đồng trang lứa với em trai mình để em trai tự nhận thấy lỗi sai và sửa chữa
- Biểu hiện trong ca dao tục ngữ: “Càng yêu nước càng căm thù giặc sâu sắc”
Trong cuộc sống, đôi khi bụng chúng ta đang đói thì lại càng làm cho ta cảm thấy rét
hơn. Nhiều lúc gặp sự việc va chạm nhỏ ngoài đường, nhưng trong lòng đang bực bội
chuyện cơ quan thì lúc đó lại nghĩ chuyện quẹt xe là kinh khủng khiếp, như bị tai nạn
to tát.
- Ứng dụng: người Thầy cần có cái nhìn khách quan hơn, phải kỹ càng trong việc giáo
dục học sinh, nhất là điểm số. Nếu vì học sinh giỏi mà chấm nhanh, đôi khi bỏ sót lỗi
của bạn, đối với học sinh trung bình, chấm nhanh đôi lúc sẽ không đánh giá hết tư duy
làm bài của các em.
Giáo viên phải là trọng tài, giám khảo để chốt lại kiến thức, giúp các em nhận thức ra
chân lý. Nếu các em còn gặp khó khăn cần sử dụng các kỹ thuật hoặc phương pháp để
trợ giúp các em, thậm chí cần giảng giải đưa ra những minh chứng thực tiễn về vấn đề
đó, hoặc tiếp tục cho các em nghiên cứu tìm hiểu ở ngoài lớp học...
* Quy luật thích ứng
Xúc cảm và tình cảm nào đó được nhắc đi nhắc lại nhiều lần một cách không đổi thì
cuối cùng sẽ bị suy yếu, bị lắng xuống. Đó là hiện tượng “chai dạn” của tình cảm, hiện
tượng “xa thương, gần thường” cũng được hình thành trên cơ sở quy luật này. Ví dụ,
trong gia đình có người thân mất, khiến chúng ta đau lòng, xót thương và không nguôi
nhung nhớ. Nhưng năm tháng qua đi, nỗi đau cũng dần nguôi ngoai và rồi chúng ta

6
cũng sẽ tìm được niềm an ủi khác trong cuộc sống.Có thể ứng dụng quy luật này trong
thực tiễn đời sống như thay đổi phương pháp học tập để đạt kết quả tốt hơn, luôn năng
động và hội nhập tốt với tập thể, biết trân trọng những gì mình đang có. Ví dụ, từ một
con người nhút nhát, nhưng nhờ cố gắng tạo cho mình thói quen nói trước đám đông
nên Cường đã trở nên tự tin hơn, hòa đồng với mọi người. Đối với bản thân em, mới
đầu bước vào môi trường đại học và sau đại học còn rất nhiều bỡ ngỡ, nhưng dần dần
em đã học hỏi và thích nghi được với cách học tập ở trường Đại học Y Dược Thành
Phố Hồ Chí Minh
3. Kết luận
- Nếu không có các quy luật đời sống tình cảm thì sẽ khó hình thành nên tình cảm hoặc
gây ra hiện tượng “đói tình cảm” làm cho toàn bộ hoạt động sống của con người không
thể phát triển bình thường, cũng như hoạt động dạy học không đạt được mục đích
mong muốn.
- Đời sống tình cảm rất phong phú, đa dạng và phức tạp chính vì vậy chúng ta phải
nắm bắt được tình cảm của bản thân, cũng như tình cảm của người Thầy và cả học
sinh.
- Là giáo viên, chúng ta cần tham gia nhiều hoạt động để nắm bắt được đời sống tình
cảm của mọi người, qua đó nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của người học để có
phương pháp, cách dạy hợp lý sáng tạo thúc đẩy niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu gia
đình, bạn bè, Tổ quốc..

7
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tâm lý học đại cương. Nguyễn Xuân Thức.
2. Trường Đại học Sài Gòn. Khóa Nghiệp vụ sư phạm 86. Bài giảng Tâm lý học
đại cương.
3. Phân tích các quy luật của đời sống tình cảm - Phân tích các quy luật của
đời sống tình - Studocu
4. Departments of PDU
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động học trên
lớp trong dạy học cấp trung học. 2018.
6. Giáo trình Tâm lý học đại cương. Võ Sỹ Lợi
7. Tâm Lý học đại cương. Phan Thị Thơm

You might also like