You are on page 1of 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRÌNH BÀY VỀ SAI SÓT TRONG SỬ DỤNG CÁC THUỐC


AN THẦN/CHỐNG LOẠN THẦN Ở CÁC ĐƠN VỊ
CHĂM SÓC ĐẶC BIỆT VÀ HỆ QUẢ CỦA SAI SÓT

CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHOÁ MÔN SAI SÓT TRONG SỬ DỤNG THUỐC


CHUYÊN ĐỀ NH24

TP.HỒ CHÍ MINH, Năm 2022


MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. ii


MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG .................................................................................... 2
1.1 Đơn vị chăm sóc đặc biệt và các sai sót trong sử dụng thuốc tại ICU ............. 2
1.2 Các thuốc an thần/chống loạn thần được sử dụng trong ICU .......................... 2
CHƯƠNG 2: CÁC SAI SÓT TRONG SỬ DỤNG THUỐC AN THẦN/CHỐNG
LOẠN THẦN Ở CÁC CƠ SỞ CHĂM SÓC ĐẶC BIỆT ......................................... 4
CHƯƠNG 3: HỆ QUẢ CỦA SAI SÓT ................................................................... 6
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ....................................................................................... 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
BN Bệnh nhân
BZD Benzodiazepin
ICU Intensive care unit Đơn vị chăm sóc đặc biệt
MỞ ĐẦU
Sai sót về thuốc trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt là nguyên nhân làm kéo dài thời
gian nhập viện và tăng nguy cơ tử vong 1. Hầu hết các bệnh nhân nhập viện vào ICU
là các bệnh nhân có tình trạng bệnh nặng, nguy kịch và phải thường xuyên đối mặt
với các cảm giác khó chịu trong môi trường hồi sức như lo âu, kích động, khó thở,
mê sảng. Ngoài ra bệnh nhân còn có sự thay đổi về giấc ngủ, các triệu chứng tâm lý,
suy giảm nhận thức ở người cao tuổi. Theo nghiên cứu của Gilbert và cộng sự tình
trạng kích động và mê sảng xảy ra với tỷ lệ cao lên đến 60% và 80% ở BN trong ICU
tình trạng này cũng là nguyên nhân gây gia tăng tỷ lệ tử vong, thời gian nằm viện của
bệnh nhân 2. Do đó các thuốc an thần, chống loạn thần thường xuyên được sử dụng
trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt để tạo cảm giác thoải mái, giảm tình trạng khó
chịu, kích động và mê sảng cho bệnh nhân. Việc sử dụng thuốc an thần sâu hay vừa
mới bắt đầu dùng thuốc an thần trong vòng 48 giờ sau khi nhập viện ICU đều có liên
quan đến việc gia tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, thời gian thở máy
và ảnh hưởng đến tỷ lệ sống sót trong vòng hai năm sau 3. Từ đó cho thấy việc sử
dụng và phát hiện được sai sót trong sử dụng các thuốc an thần, chống loạn thần tại
ICU cũng như hệ quả của sai sót đối với bệnh nhân là vấn đề quan trọng, cần được
lưu ý. Để từ đó có thể rút ra kinh nghiệm và đưa ra các biện pháp phòng tránh giảm
tỷ lệ sai sót khi dùng thuốc an thần, chống loạn thần cho bệnh nhân trong ICU.

1
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG
1.1 Đơn vị chăm sóc đặc biệt và các sai sót trong sử dụng thuốc tại ICU
ICU còn gọi là đơn vị chăm sóc đặc biệt nơi tiếp nhận những bệnh trong tình trạng
nguy kịch và cần được theo dõi, chăm sóc chuyên sâu và có nhiều bệnh mắc kèm,
cần phải can thiệp khẩn cấp. Do đó, ICU là nơi có nguy cơ mắc sai sót thuốc cao 4

trung bình có 1,7 sai sót mỗi ngày, trong đó sai sót liên quan đến dùng thuốc chiếm
78% 5 Một khảo sát được thực hiện bởi Farzi và cộng sự để kiểm tra tỷ lệ sai sót về
thuốc trong ICU có 80% số người tham gia nghiên cứu báo cáo rằng đã xảy ra ít nhất
một sai sót trong sử dụng thuốc mỗi tháng 6 .Các sai sót trong dùng thuốc thường gặp
ở ICU như: dùng sai thuốc, dùng quá liều, sai đường dùng. Việc bỏ sót thuốc và nhầm
lẫn trong tính toán là sai sót thường gặp nhất trong ICU 7.
1.2 Các thuốc an thần/chống loạn thần được sử dụng trong ICU
Chỉ định:
Các thuốc chống loạn thần, an thần thường được sử dụng cho trong ICU để điều trị
kích động, lo lắng, khó thở, mê sảng, thở máy, thay đổi về giấc ngủ, suy giảm về nhận
thức2,3. Trong đó thuốc chống loạn thần chủ yếu được chỉ định cho triệu chứng mê
sảng và quản lý kích động cấp tính cho bệnh nhân trong ICU 10.
 Thuốc an thần
Các loại thuốc an thần phổ biến thường được sử dụng trong ICU: propofol,
dexmedetomodin và các benzodiazepin (midazolam, lorazepam, diazepam) 9. Trong
đó midazolam và lorazepam là các thuốc BZD được dùng phổ biến do nó có khả
năng truyền liên tục hoặc gián đoạn và thời gian tác động ngắn 10
 Thuốc chống loạn thần
Phân loại các thuốc chống loạn thần
Có 2 loại
- Thuốc chống loạn thần điển hình (thế hệ thứ nhất) gồm:
 Nhóm 1: Clorpromazin, levomepromazin, promazin tác dụng an thần mạnh.
 Nhóm 2: Pericyazin, pipotiazin có tác dụng an thần vừa phải.
 Nhóm 3: Fluphenazin, perphenazin, proclorperazin và trifluoperazin.

2
 Bên ca ̣nh ba nhóm trên còn có các thuố c thuộc nhóm hóa: benperidol và
haloperidol, pimozid, flupentixol, zuclopenthixol, sulpirid.
- Thuốc chống loạn thần không điển hình (thế hệ thứ hai) gồm các thuốc như:
amisulpirid, aripiprazol, clozapin, olanzapin, paliperidon, prisperidon 11.
Theo Joshua T Swan và cộng sự một số thuốc chống loạn thần đã được nghiên cứu
chứng minh điều trị chứng mê sảng trong ICU, các thuốc chống loạn thần thường
được sử dụng là: haloperidol, olanzapin, quetiapin, risperidon và ziprasidon 12
Tác dụng không mong muốn
- Đố i với các thuố c an thần/chố ng loa ̣n thầ n các tác du ̣ng không mong muố n có
nhiề u biể u hiện lâm sàng khác nhau bao gồ m: số t cao, rố i loa ̣n chức năng
tuyế n giáp, tăng prolactin huyế t, thiế u máu tan huyế t, tăng ba ̣ch cầ u, loạn
nhịp, ha ̣ huyế t áp, thuyên tắ c tiñ h ma ̣ch, rối loa ̣n ngoa ̣i tháp, nhức đầ u, co giật,
mất thăng bằng.
- Đặc biệt nguy hiểm và cần được quan tâm: là các biể u hiện ngoa ̣i tháp và hội
chứng ác tính thuố c an thầ n kinh.

3
CHƯƠNG 2: CÁC SAI SÓT TRONG SỬ DỤNG THUỐC
AN THẦN/CHỐNG LOẠN THẦN Ở CÁC CƠ SỞ CHĂM SÓC ĐẶC BIỆT
Các sai sót trong sử dụng thuốc an thần, chống loạn thần ở bênh nhân ICU gồm:
chọn sai thuốc cho BN, sai liều, sai tỷ lệ, quy trình chuẩn bị không đúng cách, nhiễm
bẩn khi chuẩn bị sản phẩm 13.
- Sai liều: việc sử dụng quá liều hay quá ít thuốc an thần thường gặp ở bệnh nhân
trong ICU 11. Trong nghiên cứu của Paulino và các cộng sự kết quả liên quan đến
mức độ sử dụng liều thuốc an thần đầy đủ thì có đến 46% bệnh nhân sử dụng quá
mức thuốc an thần, 2% là không sử dụng đủ thuốc an thần 15
Các thuốc thường
được chọn để sử dụng là propofol, dexmedetomidin tuy nhiên một lượng bệnh
nhân có thể kiểm soát được bằng thuốc giảm đau mà không cần dùng đến thuốc an
thần.
- Tính toán sai: hầu hết các loại thuốc trong ICU được tiêm tĩnh mạch, trong đó
thường phải tính toán tốc độ truyền16.
- Chọn sai thuốc cho BN: đa số các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng và
phải sử dụng thuốc an thần nên không thể biết được tiền sử bệnh 16
- Sử dụng thuốc an thần không hợp lý: trong nghiên cứu RJ Searcy về việc đánh giá
các lỗi dùng thuốc an thần cho bệnh nhân cần cách ly tiếp xúc trong phòng chăm
sóc đặc biệt cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc an thần không hợp lý lên đến 55% 16.
- Dùng nhiều thuốc lặp thuốc: trong nghiên cứu về thuốc chống loạn thần được sử
dụng trong điều trị chứng mê sảng ở bệnh nhân ICU, BN được cho sử dụng đồng
thời cả haloperidon và thuốc chống loạn thần thế hệ thứ 2 17.
- Lựa chọn sử dụng thuốc an thần kéo dài như midazolam lên đến 94,5%.Chỉ có
46,1% số người trong tham gia nghiên cứu báo cáo có sử dụng thang đo an thần
để đánh giá việc thực hành sử dụng an thần cho bệnh nhân trong ICU. Việc thực
hiện các gián đoạn sử dụng thuốc an thần hàng ngày chỉ có 31,1% ở đơn vị. Khi
phân tích về các thuốc an thần, chống loạn thần sử dụng điều trị mê sảng trong
ICU có đến 32,73% chọn thuốc BZD là diazepam một loại thuốc đáng lo ngại vì

4
diazepam không thể được sử dụng bằng cách truyền liên tục nên nó không phải là
lựa chọn phù hợp để an thần 3.
- Tương tác của opioid với việc thực hành an thần trong ICU. BN bị bệnh nặng hoặc
bị thương cần phải có thuốc giảm đau hay an thần để được thoải mái. Việc sử dụng
chung cần phải thiết lập thực hành an toàn đế ử dụng trong ICU 18
- Hội chứng truyền propofol là một biến chứng hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm
khi dùng propofol. Một số yếu tố nguy cơ phát triển hội chứng truyền propofol
như liều lượng propofol thích hợp và thời gian sử dụng, suy giảm carbohydrate,
bệnh nặng và sử dụng đồng thời catecholamine và glucocorticosteroid 19

5
CHƯƠNG 3: HỆ QUẢ CỦA SAI SÓT
-
Quá liều thuốc an thần thường xảy ra và có liên quan đến kết quả lâm sàng tồi
tệ hơn, bao gồm thời gian thở máy lâu hơn, thời gian nằm trong phòng chăm
sóc đặc biệt kéo dài và tăng rối loạn chức năng não (mê sảng và hôn mê) 11
- Thời gian an thần kéo dài hạn chế việc phục hồi chức năng sớm bằng vận
động tích cực. BZD như tác nhân an thần có liên quan đến kết quả tồi tệ hơn
và không được khuyến cáo là lựa chọn đầu tiên. Việc lựa chọn sử dụng thuốc
an thần kéo dài đặc biệt là midazolam sẽ làm gia tăng khả năng tích tụ và
chuyển hoá có hoạt tính của midazolam, đặc biệt ở những đối tượng bệnh
nhân béo phì và người cao tuổi 10.
- Dùng nhiều thuốc lặp thuốc: BN được cho sử dụng đồng thời cả haloperidon
và thuốc chống loạn thần thế hệ thứ 2 tăng nguy cơ xảy ra các biến cố như:
tăng phản ứng loạn trương lực cơ cấp , kéo dài khoảng QT, nhanh nhịp thất,
sốt vè giảm bạch cầu trung tín 10.
- Sử dụng thuốc an thần không hợp lý: các lỗi dùng thuốc an thần cho bệnh nhân
cần cách ly tiếp xúc trong phòng chăm sóc đặc biệt gia tăng thời gian nằm viện
16
.
- Sự tương tác của thuốc giảm đau opioid và thuốc an thần có thể dẫn đến nhiều
hậu quả không mong muốn bao gồm mất trí nhớ, hạ huyết áp và suy hô hấp
hoặc suy hô hấp 18
-
Hội chứng truyền propofol là một biến chứng hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy
hiểm khi dùng propofol. Một số yếu tố nguy cơ phát triển hội chứng truyền
propofol như liều lượng propofol thích hợp và thời gian sử dụng, suy giảm
carbohydrate, bệnh nặng và sử dụng đồng thời catecholamine và
glucocorticosteroid. Đây là một biến chứng hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy
hiểm khi sử dụng propofol với tỷ lệ tử vong cao. Quá trình nên các triệu
chứng nguy hiểm bao gồm suy giảm quá trình oxy hóa beta của ty thể đối
với các axit béo, gián đoạn chuỗi vận chuyển điện tử và tắc nghẽn các thụ thể
beta adrenergic và các kênh canxi của tim. Thường biểu hiện ở những triệu

6
chứng như :tiêu cơ vân, tăng kali máu, tổn thương thận cấp tính, tăng men
gan và rối loạn chức năng tim 19

7
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
Bệnh nhân nhập viện vào ICU hầu hết là các bệnh nhân có tình trạng phức tạp, nhiều
bệnh mắc kèm. Bệnh nhân phải trải qua các can thiệp về thủ thuật hay phẫu thuật.
Bệnh nhân luôn phải đối mặt với tình trạng lo lắng, kích động, tiếng ồn từ máy móc
trong môi trường ICU. Chính vì vậy, thuốc an thần, chống loạn thần được chỉ định
để tạo được tinh thần thoải mái cho bệnh nhân. Các sai sót thường gặp trong việc sử
dụng thuốc an thần, chống loạn thần là sai sót về liều, lựa chọn thuốc an thần không
hợp lý cho bệnh nhân, dùng nhiều thuốc lặp lại. Từ những sai sót dẫn đến việc gia
tăng các tác động bất lợi của thuốc an thần, chống loạn thần như số t cao, rố i loa ̣n
chức năng tuyế n giáp, tăng prolactin huyế t, thiế u máu tan huyế t, tăng ba ̣ch cầ u, loạn
nhịp, ha ̣ huyế t áp, thuyên tắ c tiñ h ma ̣ch, rối loa ̣n ngoa ̣i tháp, nhức đầ u, co giật, mất
thăng bằng. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong. Từ đó cho thấy việc hiểu về
sai sót trong sử dụng thuốc an thần, chống loạn thần là điều cần thiết để có thể phòng
tránh được các hệ quả nghiêm trọng xảy ra.

8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Karen H.Frith, RN, PhD, NEA-BC. Medication Errors in the Intensive Care
Unit: Literature Review Using the SEIPS Model. AACN Adv Crit Care
2013;24(4):389-404.
2. Gilbert B, Morales JR, Searcy RJ, Johnson DW, Ferreira JA. Evaluation of
neuroleptic utilization in the intensive care unit during transitions of care. J
Intensive Care Med 2017;32(2):158–162.
3. Katarzyna Kotfis, Maciej Zukowski, E.Wesley Ely. Multicenter assessment of
sedation and delirium practices in the intensive care units in Poland - is this
common practice in Eastern Europe? BMC Anesthesiology 2017 Sep;17:120.
4. Liesbeth B.E.Bosma, Nicole G.M.Hunfeld, Rogier A.M.Quax, Piet
H.G.J.Melief, Edme Meuwese, Jasper van Bommel, et al. The effect of a
medication reconciliation program in two intensive care units in the
Netherlands: a prospective intervention study with a before and after design.
Annals of Intensise Care 2018 Feb 07;19(8).
5. Sedigheh Farzi, Alireza Irajpour, Mahmoud Saghaei, Hamid Ravaghi. Causes
of Medication Errors in Intensive Care Units from the Perspective of
Healthcare Professionals. J Res Pharm Pract 2017 Jul-Sep;6(3):158-165.
6. Farzi S, Farzi S, Alimohammadi N, Moladoost A. Medication errors by the
Intensive Care Units' nurses and the preventive strategies. JAP 2015;6:33–45
7. Ira Dhawan, Anurag Tewari, Sankalp Sehgal, Ashish Chandra Sinha.
Medication errors in anesthesia: unacceptable or unavoidable? NIH 2017
Mar;67(2):184-192.
8. Bộ Y Tế. Dược thư quốc gia Việt Nam. Nhà xuất bản Y học Hà Nội; 2018.
9. Christopher G Hughes, Stuart McGrane, Pratik P Pandharipande. Sedation in
the intensive care setting. Clin Pharmacol 2012 Oct;4:25-63.
10. Mojtaba Shafiekhani, Mahtabalsadat Mirjalili. Psychotropic drug therapy in
patients in the intensive care unit–usage, adverse effects, and drug interactions:
a review. PMC 2018;14:1799-1812.
11. Joshua T Swan, Kalliopi Fitousis, Jeffrey B Hall, S Rob Todd, Krista L Turner.
Antipsychotic use and diagnosis of delirium in the intensive care unit. Critical
Care 2012;84
12. Michael Sander, Jean-Daniel Chiche. Sedation practices in the ICU.
Management and Practice 2018;18(4):1-4.
13. Haoqi Sun, Sunil B Nagaraj, Oluwaseun Akeju, Patrichk L Purdon, Brandon
M Westover. Brain Monitoring of Sedation in the Intensive Care Unit Using a
Recurrent Neural Network. Pubmed 2018 Jul;1-4
14. Maria Carolina Paulino, Isabel Jesus Pereria, Vasco Costa, Aida Neves,
Anabela Santos, Isabel Coimbra, et al. Sedation, analgesia,
and delirium management in Portugal: a survey and point prevalence study.
PubMed 2022 Apr-Jun;34(2):227-236
15. Asrat Agula, Yemane Ayele, Worku Bedada, Mirkuzie Woldie. Medication
prescribing errors in the intensive care unit of Jimma University Specialized
Hospital, Southwest Ethiopia. Pubmed 2011;4:377-382.
16. R.J.Searcy, C.A.Jankowski, D.W.Johnson, J.A.Ferreira. Evaluation of
sedation-related medication errors in patients on contact isolation in the
intensive care unit. Journal of Hospital Infection 2018 Feb;98(2):175-180.
17. Genevieve M.Hale, BCPS, Lara Groetzinger. An Evaluation of Adverse Drug
Reactions Associated With Antipsychotic Use for the Treatment of Delirium
in the Intensive Care Unit. Journal of Pharmacy Practice 2016;29(4):355-360.
18. Jane Keating, Sandra L.Kane Gill. Interaction of Opioid with Sedative Practices
in the ICU. Opioid use in Critiacl Care 2021:147-164.
19. Aibek E.Mirakhimov, Prakruthi Voore. Propofol Infusion Synfrome in Adults:
A Clinical Update. PMC 2015;2015:260385.

You might also like