You are on page 1of 7

Ôn Lịch sử văn minh thế giới

1. Văn minh
- Khái niệm:
Là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất & tinh thần của xã hội loài người,
tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa.

- Đặc trưng:
Là lát cắt đồng đại, chỉ xuất hiện ở 1 giai đoạn nhất định của lịch sử
Có giá trị siêu dân tộc, mang tính quốc tế
Xuất hiện khi có Nhà nước
Thể hiện sự cao thấp, đánh giá trình độ phát triển của con người trong thời
điểm hoặc thời kỳ lịch sử

2. Nền văn minh


- Chức năng (3 chức năng)
Chức năng sản xuất của cải vật chất
Chức năng điều chỉnh, tổ chức & phát triển xã hội
Chức năng tạo ra các sản phẩm tinh thần

- Cơ sở hình thành 1 nền văn minh (cụ thể):


Điều kiện tự nhiên (Không gian của nền văn minh)
Dân cư ( Chủ nhân của nền văn minh)
→ Cái nôi của nền văn minh
Các giai đoạn lịch sử/ phát triển: (3 giai đoạn: Hình thành – Phát triển – Suy tàn)
Trình độ tổ chức sản xuất của cải vật chất (Chức năng kinh tế)
Trình độ quản lý, phát triển xã hội (Chức năng xã hội – chính trị)
Trình độ chinh phục thế giới & sáng tạo văn hóa (Chức năng tinh thần – Thành
tựu văn minh)

- Thành tựu:
Ngôn ngữ, Chữ viết
Văn học
Sử học
Nghệ thuật: Kiến trúc, Điêu khắc, Hội họa
Khoa học tự nhiên: toán lý, thiên văn, y học
Tôn giáo
Pháp luật
Triết học, Tư tưởng

3. Phương Đông
- Thành tựu khoa học tự nhiên của Ai Cập cổ đại:
Cơ sở hình thành:
Bắt nguồn từ :
Nhu cầu thực tế của cuộc sống (tính thuế, đo đạc,..);
Nhu cầu tôn giáo (xem trời, tính sao để đề ra các nghi thức, chính sách tôn
giáo,....)
Mực nước lên xuống theo chu kỳ của sông Nile: mùa lụt, mùa gieo hạt, mùa thu
chỉnh
Khí hậu nóng ẩm: trời quang mây tạnh, dễ quan sát sao trời
Các thành tựu:
Thiên văn: soạn ra bản đồ 12 chòm sao, tạo ra Dương lịch – láy sao Thiên Lang
(Sirius) làm chuẩn, 1 năm có 3 mùa: mùa lụt (akhet), mùa gieo (peret), mùa gặt
(shemu). Mỗi mùa 4 tháng, mỗi tháng 30 ngày. Còn 5 ngày được cộng vào giữa
mùa gặt & lụt để tạ ơn thần linh.
Toán học:
Số học: hệ số đếm từ 1 – 10, hàng trăm – triệu, phép cộng trừ, nhân chia là
cộng trừ nhiều lần, giải được phương trình bậc nhất
Hình học: tính diện tích tam giác, tứ giác, biết bình phương cạnh huyền =
tổng bình phương 2 cạnh trong tam giác vuông (tiền mệnh đề Pythagoras)
Y học: tạo tiền đề phát triển y học, khoa học cơ thể người qua tục ướp xác, có sự
hiểu biết cao về các bệnh nội thương, tầm quan trọng của tim & óc trong cơ thể.
Ảnh hưởng
Không những phục vụ cho nền văn minh Ai Cập cổ đại mà còn ảnh hưởng đến các
nền văn minh & cho tới tận ngày nay.

4. Phương Tây
- Cơ sơ hình thành:
+ Nền kinh tế công thương nghiệp phát triển
+ Tinh thần tự do, không bị chi phối bởi tôn giáo, vương quyền

- Các thành tựu


+ Toán, Lý: Aristotle, Pythagoras, Thales, Archimedes,...
+Thiên văn: Thales, Pythagoras, Aristotle,...
+ Y học: Hippocrates, Heraclitus, Democritus,....

- Ảnh hưởng:
Là nền tảng, cở sở ban đầu cho khoa học phương Tây, ảnh hưởng đến các nền văn
minh lân cận & cho đến tận nay

5. Quá trình truyền bá & ảnh hưởng của đạo Phật ở phương Đông
- Nguồn gốc ra đời:
Thời gian: Ra đời, truyền bá khi Đức Phật nhật Niết bàn vào tk VI TCN
Địa điểm: Ấn Độ cổ đại
Người sáng lập: Siddharta Gautama (Xakia Muni/ Thích ca Mâu ni)
- Hội nghị kết nạp lần 1
Thời gian: Ngay sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, thế kỷ V TCN, kéo dài trong 7
tháng
Địa điểm: Vương xá thuộc Magada
Thành phần tham gia: 500 đại biểu
Lý do: nhằm tránh sự sai biệt, bảo tồn các giáo pháp & luật lệ được toàn vẹn
Nội dung: Hội nghị kết thúc bằng việc hình thành bộ Kinh tạng & Luật tạng. Nội
dung thống nhất gồm 2 phần:
+ Pháp: gồm những lời thuyết giáo của Phật được nhớ lại theo ký ức của các đệ tử
thời bấy giờ.
+Luật: là quy chế của hội Phật giáo do Đại hội thảo ra

- Hội nghị kết tập lần 2


Thời gian: ~ tk IV TCN, sau 100 năm, kéo dài 8 tháng
Địa điểm: Vương xá thuộc Magada
Thành phần tham gia: 700 tăng ni
Lý do: nhiều người muốn thay đổi một số điều chi tiết trong giới luật.
Nội dung:
Trong Đại hội này, một số tỳ kheo khác chủ trương canh tân, đưa ra 10 điều luật
mới thay luật cũ, họ bị Đại hội trục xuất nên đã thành lập một phái bộ riêng gọi là
Đại chúng bộ.

- Hội nghị kết tập lần 3


Thời gian: Diễn ra vào khoảng tk III TCN trong 9 tháng
Thành phần tham gia: 1000 tăng ni tham dự
Địa điểm: Pataliputra( Pa ta li pu tra)
Lý do & nội dung: thảo luận & hình thành phần Luận tạng, chấn chỉnh lại tổ chức
& giáo lý của giáo hội, đồng thời đặt ra kinh kệ & các nghi thức

- Hội nghị kết tập lần 4


Hai sự kiện:
Sự kiện I:
Thời gian: Năm 106 TCN
Địa điểm: Sri Lanka
Thành phần tham gia: phái Hinayana (hậu phái Theravada)
Nội dung: Bắt đầu cho chép tất cả các kinh, thuyết tiếng Pali vào lá Bối để lưu giữ
=> Bộ Kinh Tam tạng (Tripitaka)
Sự kiện II:
Thời gian: Năm 78 SCN
Địa điểm: Casmia
Thành phần tham gia: 500 tăng ni
Nội dung: Thông qua giáo lý của Phật giáo cải cách & gọi tên phái này là phái Đại
thừa để phân biệt với phái giáo cũ ( phái Tiểu thừa)
Chia làm 2 tông phái lớn:
Phật giáo Tiểu thừa (Thượng Tọa Bộ, Nam Tông, Hinayana ): truyền bá đạo Phật
từ Nam Ấn theo phía Nam như Myanmar,..
Phật giáo Đại Thừa (Bắc Tông, Mahayana): truyền bá đạo Phật từ Bắc Ấn theo
phía Bắc như Trung Quốc, Hàn Quốc,..

Kết luận
Sau 1000 năm truyền bá & phát triển, Phật giáo ko còn phổ biến ở Ấn Độ nhưng
lại trở thành quốc giáo & truyền bá trên toàn thế giới.

6. Quá trình truyền bá & ảnh hưởng của Kito giáo ở phương Tây
- Nguồn gốc hình thành
Thời gian: Thế kỷ I
Người sáng lập: Jesus Christ
Địa điểm: Palestine trước khi bị La Mã chiếm đóng & sáp nhập
- Quá trình truyền bá
- Giai đoạn 1:
Thời gian: tk I – tk IV SCN
Giai đoạn Kito giáo bị đàn áp khốc liệt, chỉ có 1 số tín đồ ở Palestine tham gia
=> Tín đồ ko nhiều
Sau cái chết của Jesus, các tín đồ đã bắt đầu mang giáo lý của ngài truyền bá ra
ngoài Palestine
Năm 62, Thánh Paulo sang Roma để truyền đạo thì thấy đã có nhiều tín đồ Kito
giáo.
Ban đầu, giới cầm quyền La Mã giữ thái độ khoan dung nhưng do Kito giáo lên án
giới nhà giàu/tầng lớp thống trị & khẳng định đế quốc La Mã sẽ bị diệt vong
=> Khiến giới cầm quyền căm ghét & cho rằng: tín đồ Kito giáo là bọn phiến loạn
trong xã hội & tiến hành đàn áp.
* Vụ đàn áp năm 64 dưới thời hoàng đế Nero
Sau 200 năm, Kito đã tạo được 1 thế lực rất chặt chẽ, chủ yếu tại các thành phố
lớn.
Theo đó là giới cầm quyền La Mã cũng quyết định thay đổi chính sách với Kito
giáo.
- Giai đoạn 2:
Thời gian: trong TK IV
Kito được thừa nhận về mặt pháp lý & được công nhận là quốc giáo của La Mã.
Năm 311, Hoàng đề Galerius (Ga le ri us) hạ lệnh đình chỉ việc sát hại các tín đồ
Kito giáo.
Năm 313, Hoàng đế Constantine ban bố sắc lệnh Milano xác định địa vị hợp pháp
của giáo hội
Năm 325, Hoàng đế Constantine ra lệnh triệu tập Đại hội Kito giáo lần I tại Nicée
Sau đại hội, Kito trở thành 1 bộ phận trong bộ máy giai cấp thống trị La Mã
Năm 337, Constantine đã chịu phép rửa tội & trở thành vị Hoàng đế La Mã đầu
tiên theo Kito giáo
Kết luận:
Sau khi Đế quốc La Mã sụp đổ, đạo Thiên chúa tiếp tục thống trị 1000 năm nữa
trước khi được truyền bá toàn thế giới.
Có 3 nhánh:
- Công giáo La Mã (Cựu giáo)
- Tin lành (Tân Giáo)
- Chính thống giáo Đông Phương

You might also like