You are on page 1of 28

11.

06

Ghi chú đầu môn:

1. Khía cạnh: cổ và trung đại


2. Học sáng 2,3,5,6, từ 8-11g; từ 11-26.06
3. Trình bày 3 đề tài (trong vòng 45’/đề tài), kết thúc bằng việc viết 1 bài không quá
2 trang
- Đề tài (14.06): Thời kỳ bách hại đẫm máu các thế kỷ đầu tiên (từ nero đến
constantino 313)
- Đề tài 2 (18.06): Cuộc đại di dân trong lịch sử GH (375-568)
- Đề tài 3 (21.06): Cuộc thập tự chinh thời trung cổ
 Làm sao cho thấy bối cảnh chung sự kiện diễn ra; tổng quát chung các giai đoạn
bách hại; đào sâu nguyên nhân dẫn tới bách hại; tính chất cuộc bách hại.
4. Mục đích: tìm hiểu về lịch sử giáo hội để hiểu và yêu mến giáo hội; hầu sống và
xây dựng giáo hội.
5. Nếu trong 1 buổi, trình bày lịch sử GH cho giới trẻ, ta trình bày những gì?
Chọn chia giai đoạn, với các mốc sự kiện với 1 số nhân vật tiêu biểu
6. Email cha: petrustung@gmail.com

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ GIÁO HỘI

1. Lịch sử: quá khứ, nhớ càng nhiều càng tốt nhưng nhớ thì không quan trọng. Lịch
sử là quá khứ nhưng còn là bài học cho hiện tại, mở ra tương lai sống cho giáo hội.
2. Đây còn là môn lịch sử thánh, không chỉ là lịch sử thuần túy.
3. 2 bộ môn lấy giáo hội làm đối tượng: lịch sử giáo hội và giáo hội học. Tuy nhiên,
khi nghiên cứu thì trên các bình diện khác nhau. Với lịch sử, ta đứng trên nền lịch
sử tính; còn GHH thì lấy nền trên thần học tín lý. Thê nhưng, cả 2 đều phải nhìn
GH dưới 2 chiều kích: hữu hình (XH) và Mầu nhiệm (đức tin).
4. Nếu chỉ nhìn vào cơ cấu hữu hình thì GH có nhiều khiếm khuyết.
5. Tài liệu: lịch sử Giáo hội (cha Bùi Đức Sinh); lịch sự Giáo hội (cha nguyễn Văn
Trinh); bộ 8 tập tân lịch sử Giáo hội (nhiều cha dịch từ tiếng Pháp);…
6. Từ năm 1054 (đại ly khai KTG Đông-Tây), từ Ki-tô giáo chỉ các giáo hội tin vào
Chúa Ki-tô; 1517-Luter ly khai, 1534-Anh giáo ly khai.
7. Lịch sử Gh không tách rời với bối cảnh lịch sử chính trị XH của nhân loại. Lịch sử
GH liên hệ với lịch sử Do Thái.
8. ĐKT thành lập giáo hội. Vậy giáo hội thành lập khi nào?
- Về mặt lịch sử, rất khó xác định thời điểm Chúa thành lập GH vì tới nay, chưa
có tư liệu lịch sử ghi nhận nào. Nhưng không đi ra ngoài chân lý đức tin là
ĐKT thành lập giáo hội. Do đó, các sử gia chọn mốc là sử tính chính xác, có sử
liệu chính xác, của GH là lúc CTT hiện xuống (khoảng năm 33). Sách Cv là sách
lịch sử Gh đầu tiên.
Phải nói: kể từ sự kiện CTT hiện xuống, giáo hội bắt đầu có sử tính được kể
chính xác, có sử liệu.
Cũng như vd: năm 1533, Việt nam đón nhận TM. Tuy nhiên, đó là thời vua Lê
Trang Tông, 1 vua cấm đạo. Mà nói cấm đạo, tức là lúc đó đã có sự hiện diện
của đạo CG rồi. Nhưng trong đại việt khâm sử ký ghi nhận 1533, nhà truyền
giáo CG tới Vn. Đây là sử liệu cổ nhất ghi nhận sự hiện diện của đạo CG trên
đất việt. Cho nên, ta chọn mốc này là mốc bắt đầu truyền giáo ở vn.
- Về mặt thần học, có người cho là khi nhập thể, ĐKT là đầu thì GH là thân mình
xuất hiện theo, cũng có người cho là trên thập giá, Chúa lập GH trong bối cảnh
giao ước cũ-mới,…
 Trong Xh 24, có 2 truyền thống bản văn nhấn mạnh 2 yếu tố khác nhau
làm thành giao ước: bữa ăn vượt qua (Javish) và Máu (Elohit). Hệ quả của
giao ước là hình thành 1 dân riêng chính thức của Chúa. Đây là hình ảnh
tiên trưng của GH.
 Trong tân ước, 2 truyền thông J và E cũng tái hiện. (Mt-Mc: J nhấn mạnh
đến bữa ăn vượt qua); (Lc-Pl_1Cr: E nhấn mạnh đến máu giao ước mới).
Với cuộc vượt qua của ĐKT, hệ quả là giáo hội, 1 dân mới của Chúa được
hình thành.
9. Người ta chia lịch sử Gh ra thành 4 giai đoạn:
- Cổ đại: (CTT hiện xuống năm 33 tới 395, vua Theodosius I qua đời). chọn sự
kiện vua Theodosius I qua đời vì khi đó, vua chia đế quốc cho 2 người con
Honorius (phía tây) và Arcadius (phía đông); từ đây đế quốc không bao giờ
còn thống nhất nữa.
Do Thái giáo bách hại các KTH khiến KTh phải sớm thoát ly khỏi Giê-su-sa-
lem; đến nỗi, khi Phê-rô và Phao-lô đến Rôma thì đã có sẵn 1 nhóm KTH sinh
sống ở đó rồi.
Lúc đó, thời kỳ tứ đầu chế (đế quốc chia thành 2 phần chính: đông và tây; mỗi
phần lại có 2 mảnh với hoàng đế tên gọi chung là Augusto và phó vương với
tên gọi chung là Cera; khi hoàng đế chết thì phó vương lên kế vị).
64-311: thời bách hại (năm 311, hoàng đế Constantine tha bắt hại, mới chỉ tha
thôi)
313: Vua Constantine ra sắc chỉ Milan, công nhận đạo Ki-tô giáo là hợp pháp,
được quyền tự do tôn giáo, trả lại tài sản giáo hội, trong đó có nhà thờ mẹ (nhà
thờ Laterano)
380: vua Theodosius chọn Ki-tô giáo trở thành quốc giáo.
Đặc điểm GH thời cổ đại: Giáo hội còn non trẻ; chưa xây dựng được tổ chức cơ
cấu vững chắc, còn đối diện với nhiều vấn đề nội tại lẫn ngoại tại.

- Trung đại: (đầu TK5 đến cuối TK15): Sự liên kết giữa thần quyền và thế quyền
chặt chẽ với nhau. Đây là đặc điểm của GH thời trung đại. Do có sự liên kết
này, đời sống bên ngoài của GH thì phát triển rực rỡ, nhưng đời sống nội tại
lại bị suy thoái.
Thời kỳ này có nhiều hình thức tu xuất hiện và cũng có những cải cách đời tu.
Giai đoạn này chia thành 2 kỳ nhỏ:
 Thời kỳ thế quyền thắng thế thần quyền (từ thời hoàng đến Constantine
và Theodosius đến 1059)
Tới nay, GH có 21 công đồng. Trong thời kỳ này, 8 công đồng từ Nicea
I (325) tới Constantine IV (870) là do các hoàng đế triệu tập chứ ko phải
giáo hoàng. Hơn nữa, bầu chọn giáo hoàng bị hoàng đế chi phối; hoàng
đế chỉ định giám mục và trao vương tước, bổng lộc lãnh chúa trong triều
đình. Từ đó, các giám mục bị các vua biến trở thành con bài trong tay
vua và làm giáo hội bị suy thoái.
1059, GH Nicola II thấy tình trạng suy thoái này của GH và Ngài tiến
hành cải cách GH, bằng cách lấy lại quyền ban thánh chức GM, Lm cho
Gh và tách biệt thần quyền với thế quyền; việc bầu chọn giáo hoàng
thuộc quyền các GM. Cuộc cải cách trở thành cuộc chiến thần quyền và
thế quyền.
Cuộc cải cách đẩy mạnh ở thời đức Gregorio VII. Ngài nhấn mạnh mọi
KTH phải vâng phục giáo hoàng, kể cả vua chúa. Ngài bị vua Henri II
bị bắt đi đày. Dần dần, giáo hội lấn át và thâu tóm thế quyền
(christendom).
 Thời kỳ thần quyền thắng thế thế quyền (1059 đến cuối TK15)
GH lúc này kêu gọi thập tự chinh đi chu diệt hồi giáo. Các tôn giáo khác
bị coi là dị giáo và bị xử tội.
Thời kỳ này, hình thành 1 lãnh thổ trần thế của GH và chức danh Giáo
hoàng được nhìn nhận.
- Thời cận đại (TK16 – Vatican II, đây là công đồng có đỉnh cao của cuộc cải cách
GH): đây là thời kỳ cải cách thực sự của GH.
Công đồng lớn có vai trò quan trọng là CĐ Trento (1545-1563). Đây là công
đồng cải cách và phản cải cách. Cải cách đây nghĩa là cải cách chính đời sống
nội tại của GH; đưa Gh thoát khỏi lối sống thế tục, nhất là của hàng giáo phẩm.
Phản cải cách theo nghĩa là CĐ bảo vệ và định tín các chân lý đức tin tinh tuyền
của GH, chống lại các khuynh hướng tách khỏi GH của các nhóm ly khai.
Về phương diện thực hiện canh tân, GH còn ì ạch vì nhiều vị hàng giáo phẩm
không muốn mất những lợi lộc trần thế.
Các cuộc di dân và thành lập vương quốc khác lấn dần khiến vùng đất của GH
bị thu hẹp lại.
Trước sự cải cách ì ạch này, CĐ Vatican I được triệu tập (1869-1870). Năm 1870,
khi CĐ Vatican I đang hội họp, quân đội Ý chiếm Rô-ma, nước tòa thánh bị xóa
sổ, công đồng Vatican I bị dừng lại và hủy bỏ. Mãi đến hiệp ước Latran 1929,
giữa Ý và Vatican, nước tòa thánh như hiện nay được xác định lại với diện tích
44 hecta.
Thêm vào đó, thời kỳ này có nhiều chủ thuyết triết học ra đời, dẫn tới cả vô
thần. Công đồng Vatican II được triệu tập.

- Thời kỳ hiện đại, từ CĐ Vatican II tới nay: Giáo hội về nguồn thực sự và là CĐ
cải cách đại kết. Tới nay, GH vẫn tiếp tục cải cách với tinh thần này.

10. Có 2 phong trào lớn cần nhớ


Di dân: 375-568
Cải cách: trung đại tới hiện đại
12.06

Chương 2: BỐI CẢNH DÂN TỘC DO THÁI VÀ ĐẾ QUỐC LA MÃ

1. Khi trình bày, làm sao cho mọi người biết về bối cảnh chính trị, xã hội, văn hóa,
tôn giáo của sự kiện trình bày.
2. Trình bày hôm nay: bối cảnh quốc gia, dân tộc Do Thái và bối cảnh đế quốc La Mã
mà trong đó KTG hình thành và phát triển.
3. Thành Urs (quê của Abraham) hiện nay nằm ở Uraq.
4. - Đối với Do Thái, sự kiện hình thành dân tộc Do Thái, dân của Chúa, tại núi Sinai
đã bắt đầu cả dân tộc, quốc gia, tôn giáo Do Thái. Tuy nhiên, quốc gia Do Thái khi
đó mới chỉ là thành lập về phương diện dân số mà thôi.
- Suốt thời kỳ này, họ đi lang thang suốt 40 năm trong sa mạc.
- Sau khi vào đất Hứa, ông Giô-suê chia đất cho 12 chi tộc. Tới đây, dân Do Thái
được hình thành về phương diện lãnh thổ.
- Tới thời kỳ các thủ lãnh; rồi tới khi phong vương Saul; lúc đó mới hình thành
quốc gia chính thể.
5. Có thể thấy, tôn giáo, chính trị, văn hóa Do Thái đan xen chặt chẽ với nhau.
6. Sau thời vua Salomon, đất nước Do Thái bị chia thành 2 phần: Ít-ra-en bị Syria
thâu tóm năm 721 BC; phần thứ 2, miền Nam, đất Giu-đa bị thôn tính (569 BC).
Sau đó đất miền Nam rơi vào tay Babylon (Iraq hiện nay). Sau đó, Ba Tư lật đổ
Babylon, vua Khi-rô của Ba Tư (Iran hiện nay) cho dân Do Thái hồi hương (538
BC).
Sau đó, dân Do Thái lại rơi vào tay Hy Lạp. Thời kỳ Hy hóa này có nhiều vị tử
đạo.
Tới thời Chúa Giê-su, Kinh Thánh ghi nhận dân Do Thái nằm dưới ách thống trị
của La Mã chứ không còn là của Hy lạp mà chẳng có dấu tích chuyển giao giữa
Hy lạp với La Mã.
7. Năm 69 AC, dân Do Thái nổi dậy nhưng không thành công. Tương Titus, lúc này
là Cera, đưa quân đốt cháy và tàn phá đền thờ Giê-ru-sa-lem (năm 70). Tới nay,
đền thờ Giê-ru-sa-lem vẫn chưa được tái thiết.
Sau đó, dân Do Thái bị phân tán khắp nơi để tránh việc tái hợp. Do đó, đất nước
Do Thái chấm dứt. Tới 1948 mới tái thiết (dưới sự giúp đỡ của khối đồng mình
Anh, Pháp, Mỹ của thế chiến thứ 2) cho tới nay. Điều rất đặc biệt là ngôn ngữ, văn
hóa, truyền thống, tôn giáo của họ không hề bị mất đi sau gần 19 thế kỷ.
8. Đế Quốc La Mã (753-1453)
- Thời phong kiến (753-509): người La Mã bị đô hộ
- Thời Cộng Hòa (509-27 BC): người La Mã nổi dậy và thiết lập đế chế cộng hòa
- Thời đế quốc (27 BC -1453 AD): Thời kỳ hùng mạnh
- Năm 753, tại vùng đất Latium (ngay giáp Rome), tập trung một bộ tộc là Latin
và khởi đầu của đế quốc La Mã. Bộ tộc Etruria phía ngay trên Rome đang đô hộ
Latium khiến họ nổi dậy rồi đánh chiếm lan rộng khắp nơi.
Khi đó vùng phía nam (Capania, Calabria và 1 phần đảo Sicily) đã có những người
thực dân Hy Lạp sinh sống rồi.
509, người Latin nổi dậy lật đổ ách thống trị của người Etruscan (Etruria), thiết lập
thể chế cộng hòa La Mã. Đặc điểm thể chế này: quyền bính trong tay tập thể dưới
sự giám sát của viện nguyên lão và đại hội nhân dân. Nhiệm kỳ người đại diện
các nhóm chỉ 1 năm.
Năm 27 BC, Octavianus Augustus lên ngôi vua, vị vua đầu tiên của đế quốc La
Mã (27BC-14 AD). Ông là tướng có tài và tham vọng chính trị. Ông đã đưa người
của mình vào viện nguyên lão và đại hội nhân dân. Sau 1 trận chiến thắng vang
dội, ông đột ngột xin từ chức. Nếu muốn ông ta ở lại thì phải trao quyền vào tay
ông ta. Trong khi đó, người của ông ta đã cài trước, nên khi bỏ phiếu thì 2 tập thể
nguyên lão và đại hội nhân dân đã đồng ý. Từ đó, ông ta trở thành vua.
Năm 325, thủ đô được chuyển từ Rome sang Byzantin (thời Constantin). Việc
chuyển đổi hoàn tất năm 330. Lúc đầu, Byzantin đổi tên thành Novo Roma. Sau
này thì người ta gọi nó chính thức là Constantinopolis (hiện nay là Istanbun, thủ
đô Thổ Nhĩ Kỳ).
Sau cuộc di dân, đế quốc phần phía tây bị người gốc Đức lật đổ và thành đế chế
Đức La. Phía Đông thì sụp đổ năm 1453, khi người Hồi giáo đánh chiếm
Constantinopolis.
9. Sau khi La Mã thống nhất bán đảo Italy, có cuộc chiến nổi tiếng là cuộc chiến Punic
rồi tiếp tục đánh sang phía đông.
Sau khi lật đổ Etruscan năm 406 BC, năm 396, họ quay đô hộ ngược lại người
Etruscan. Sau đó, họ đánh chiếm miền Trung Ý (343-390). Năm 280 BC họ đánh
Tarentum của người Hy Lạp. Sau 5 năm, 275 BC, Tarentum thất thủ. Từ đây, La
Mã chinh phục hoàn toàn Ý. Giai đoạn này kéo dài tổng cộng 131 năm.
Tới cuộc chiến Punic (cuộc chiến đánh sang phía Tây Địa Trung Hải) với 3 giai
đoạn, kéo dài 120 năm.
Lần 1: 264 BC, đánh Carthage, kéo dài 20 năm. Tới 241 BC, hải quân La Mã đánh
bật người Carthage khỏi đảo Sicily.
Lần 2: 218, tướng Hannibal dẫn quân người Carthage đánh bại Tây Ban Nha rồi
qua núi Pyreness đánh người La Mã. 216 BC, 60.000 quân La Mã tử trận. Sau đó,
lợi dụng việc hành quân xa mệt mỏi, La Mã đánh ngược lại và đẩy lùi quân của
Hannibal. Đẩy tới đâu, người La Mã chiếm tới đấy. Kết quả là La Mã đã chiếm
phía Tây 1 vùng rộng lớn.
Lần 3: để diệt cỏ tận gốc, 202 BC, La Mã đưa quân đi đánh trực tiếp vương quốc
Carthage ở Bắc Phi. 146 BC, La Mã bao vây Carthage và san bằng thành phố, thảm
sát trong vòng 10 ngày. Từ đây, Carthage thành 1 tỉnh của đế quốc La Mã.
Sau đó là cuộc chiến chinh phục phía Đông, đánh chiếm Macedonia. Kế đó, các
nước chư hầu của Macedonia, trong đó có Hy Lạp , Ai Cập,…quy phục La Mã.
14.06

Chương 3: CÁC CUỘC BÁCH HẠI KI-TÔ GIÁO THỜI THƯỢNG CỔ

1. Bối cảnh của cuộc bách hại:

- Do Thái Giáo coi KTG là lạc giáo, ly giáo

- KTG là tôn giáo độc thần, bất hợp pháp, đối nghịch với tôn giáo đa thần của Hy-La.

- Khi chiếm 1 vùng đất, Augustus thường công nhận tôn giáo của dân tộc đó là hợp pháp.
Do đó, Do Thái giáo được nhìn nhận, còn KTG không được công nhận.

- Tôn thờ hoàng đế là phương cách bách hại hơn là nguyên do bách hại. Các tướng lĩnh,
cơ quan hành chính là nguy cơ lật đổ chính quyền. Hoàng đế thông thường cho mình là
thần và bắt quân đội, viên chức dâng hương cho vua và tuyên thệ trung thành với vua.
Sau này, việc này áp dụng cho toàn dân. Do đó, bối cảnh chính trị này nảy sinh ra nguyên
do bách hại.

- Bận tâm của hoàng đế là thống nhất đế quốc. Trong khi đó, KTG phát triển mạnh dẫn
tới là nguy cơ ảnh hưởng tới an ninh quốc gia.

- Nội tại KTG: có 1 nhóm có niềm tin sai lạc về việc Chúa sắp tái lâm nên không tham gia
đời sống xã hội cách tích cực. Điều này trở thành cái gai trong mắt người khác.

- Các hoàng đế tham lam, muốn chiếm đoạt tài sản của giáo hội (quỹ từ thiện bác ái của
GH rất mạnh lúc đó).

- Thời kỳ đầu này, thành phần chính yếu của KTG là người nghèo, nông nô.

- Thời này, có nhà tri thức Porphyrius phản bội giáo hội. Cũng vì lý do đó, có nhiều giáo
phụ đã viết tài liệu để bảo vệ giáo hội (hộ giáo).

- Gần 250 năm bị bách hại (64-313), nhưng không phải lúc nào KTH cũng bị bách hại. Có
những lúc bình an, KTG phát triển và nhiều người thân cận với hoàng đế. Do vậy, khi vị
hoàng đế đó bị lật đổ, những người KTG đã thân cận với vua bị lật đổ đó bị ghét và KTH
khác cũng bị bách hại.

- Tới thời Traianus (98-117) mới bắt đầu có chiếu chỉ chính thức bách hại KTG và bách
hại có hệ thống.
- (bổ sung) Ngoài ra, vì KTG phát triển, những người buôn hương tế thần, thương buôn
bán những đồ mà người KTH không sử dụng…bị ảnh hưởng kinh tế nên họ xuyên tạc
và vu khống KTH cách tiêu cực.

2. Tại sao Constantine I tha bách hại? Ngoài yếu tố siêu nhiên, Chúa quan phòng, còn
có nguyên nhân vua đã nhận được sự trợ giúp của thần linh mà vua cầu xin trong cuộc
chiến cuối cùng để thống nhất đế quốc.

In Hoc Signo (Cứ dấu này): Constantine I cầu xin Chúa giúp đỡ trước trận chiến. Người
ta kể rằng, ông nằm mơ thấy Chúa hiện ra và trên trời có hàng chữ In Hoc Signo (cứ dấu
này, hãy chiến thắng). Ông cho thêu tên Chúa PX trên lá cờ của quân ông. Do đó, khi
thắng trận, ông tha bách đạo và sau này trở thành KTH.

3. Về chiếu chỉ Milan, Constantine I đã gửi thư cho Licinius phía Đông tại Milan, nói là
thống nhất nhìn nhận đạo KTG. Thư đó được coi là chiếu chỉ Milan. Lúc này, Licinius
còn là đồng minh của Constantine I. Sau này, năm 325, Constantine I tiêu diệt luôn
Licinius và thống nhất đế quốc.

4. Trong 4 thế kỷ đầu, các địa điểm quan trọng của KTG, theo thứ tự ưu tiên: Giê-ru-sa-
lem (cái nôi KTG), Antiochia (nơi lần đầu chúng ta được gọi là KTH, là giáo đoàn do Phê-
rô thiết lập trước khi đi Rô-ma, có nhiều giáo phụ quan trọng), Alexandria (có nhiều giáo
phụ quan trọng, đối lập thần học với trường phái Antiochia), Roma (chủ yếu quản trị là
chính, nhưng thời kỳ này vai trò của giáo hoàng còn mờ nhạt). Chúng ta dời trung tâm
Gh về Roma vì đây là trung tâm của đế quốc, phục vụ truyền giáo và là nơi 2 thánh Pr,
Pl chịu tử đạo.

5. Chính khi bị bách hại, KTH phải tản mác và lan rộng khắp nơi. Khi đó, người KTH bị
bách hại lại nhập vào các giáo đoàn KTH hiện diện trước đó (do các cuộc bách hại trước
đó của Do Thái giáo) và trở nên 1 giáo đoàn lớn hơn.

6. Quan niệm chung thời đó, vua theo tôn giáo nào thì dân phải theo tôn giáo đó. Do vậy,
từ thời Constantine I, KTG phát triển mạnh. Sau này, Theodosius năm 380 chọn KTG là
quốc giáo thì những tôn giáo, văn hóa khác lu mờ dần đi.

7. Trong thời kỳ bách hại, KTG chịu ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức phong kiến. Tuy chưa
có hình thức rõ nhưng từng bước cơ cấu, phẩm trật hóa; còn các công tác niên trưởng (lm
sau này), giám sự (Gm sau này) đã hoạt động rồi.
15.06

Chương 4: NHỮNG KHÓ KHĂN NỘI TẠI CỘNG ĐOÀN KI-TÔ HỮU
TRONG CÁC CUỘC BÁCH HẠI KTG THỜI CỔ ĐẠI (p.1)

I. DẪN NHẬP
1. Bối cảnh chung
- Những khuynh hướng muốn thích nghi KTG với Do Thái giáo. Trong khi nhiều
người coi KTG là lạc giáo của Do Thái giáo, các lãnh đạo Do Thái giáo cũng
bách hại KTH. Do đó, xuất hiện những người thỏa hiệp, muốn thích nghi KTG
với Do Thái giáo.
- Chưa đồng nhất về đức tin, nên khó hiệp nhất. Còn lẫn lộn niềm tin và việc thực
hành của KTG và Do Thái giáo. Vd: hàng ngày, các tông đồ vào đền thờ cầu
nguyện (thực hành Do Thái giáo) rồi về tư gia cử hành lễ bẻ bánh (thực hành
KTG).
- Có yếu tố con người phàm tục trong ly giáo
- Khác biệt quan điểm đối với những người chối đạo còn sống sót: tha thứ hay
loại bỏ?
2. Các lạc thuyết và thuyết ngộ giáo
2.1.Những khó khăn trong cộng đoàn tiên khởi:
- Ngay từ thời các tông đồ đã có nhiều lạc thuyết. Trong thư mục vụ của Pl và
khải huyền của Ga đã nhắc đến những điều này.
- Phái Montanismus: loan báo Chúa sắp trở lại theo nghĩa đen. Đây cũng là
thuyết ngàn năm.
- Ngộ đạo thuyết: Từ chối địa vị của ĐKT trong mạc khải, chối bỏ địa vị của giáo
hội trong việc giải thích lời Chúa.
- Giáo thuyết Maricus: phân biệt 2 Thiên Chúa. Thiên Chúa của Cựu ước độc ác,
khắc nghiệt. Thiên Chúa của Tân ước là thiên Chúa tình yêu. Do đó, ông ta cho
là có 2 Thiên Chúa. Thiên Chúa tân ước phá đổ thiên Chúa cựu ước.
- Phái Manikes (TK3): đạo tổng hợp
2.2.Các bè phái đến từ nguyên nhân ngoại tại
- Bè Novatianus (TK3) lấy danh nghĩa anh hùng đức tin phát phiếu hòa giải cho
ai đến xin, dọa nạt các Gm, Lm,… ngụy giáo hoàng đầu tiên xuất hiện thời
kỳ này.
- Vì có những anh chị em KTH đã chối bỏ niềm tin rồi xin quay lại, có những
người chối bỏ sự tha thứ của Gh nên tạo ra những rạn nứt trong nội bộ cộng
đoàn Gh.
3. Ý nghĩa Tôn giáo
II. CÁC LẠC THUYẾT VÀ BỐN CÔNG ĐỒNG ĐẦU TIÊN
Tới nay, có 21 công đồng chung (đại kết = oeucumeniques = nhóm những đại diện
cộng đoàn cùng niềm tin), bắt đầu từ công đồng Nicea (325). Công đồng Giê-ru-
sa-lem không được coi là công đồng chung vì không có yếu tính đại kết, vì là công
đồng giữa Do Thái giáo và KTG.
1. Giáo phái Arius và CĐ Nicea
- Arius, người Libya, sinh khoảng năm 256-260, thông mình, học trò của
Lucianus, trường phái Antiochia. Ông được chịu chức năm 310, coi sóc nhà
nhờ Baucalis.
- Chủ trương: Đức Ki-tô là tạo vật đầu tiên, cấp cao, hạng nhất của Thiên Chúa,
được sáng tạo từ hư không, không hằng hữu từ đời đời. Ông tin chỉ có 1 Thiên
Chúa như của Do Thái giáo, không tin ĐKT là Chúa. ĐKT có quyền năng là
nhờ Thiên Chúa. Ông tin rằng ĐKT được Thiên Chúa nhận làm con  Thuyết
dưỡng tử! Từ sau khi được Thiên Chúa nhận làm con (biến cố chịu phép rửa),
ĐKT được Thiên Chúa ban cho 1 phần quyền năng. Từ đó, ĐKT mới có thiên
tính.
- Ảnh hưởng của Do Thái giáo thời ấy: chỉ tin 1 Thiên Chúa, Đấng tự hữu duy
nhất.
- Lạc thuyết này từ khoảng năm 317, lan rộng nhiều nơi và có nhiều giám mục
ủng hộ.
- Công đồng Nicea được triệu tập bởi hoàng đế Constantine I, không tham khảo
ý kiến Rô-ma. Thời gian diễn ra công đồng: từ 20.05.325-19.06.325. Thực ra, vua
triệu tập công đồng là muốn để thống nhất đất nước.
- Công đồng họp và đưa ra tín biểu kinh tin kính. Tuy nhiên, kinh tin kính lúc
này mới chỉ tới “…tôi tin kính Chúa Thánh Thần.”
- Công đồng định tín về Chúa Ki-tô đồng bản thể (homoousios) với Chúa Cha,
hiện hữu từ đời đời.
- Sau khi họp công đồng, vua bắt các thành viên họp phải ký vào bản tuyên tín
này. Arius và những người theo ông không ký nên bị vua bắt đi lưu đày.
- Năm 328, Constantia (em gái vua Constantine I) ủng hộ nhóm Arius nên can
thiệp để phóng thích ông và 5 giám mục ủng hộ ông ta. Arius quay lại và cùng
nhóm của ông chống lại công đồng Nicea và trường phái Alexandria và thánh
Athanasio (lúc này đã là giám mục).
- Sau đó, nhóm Arius phát triển và có lúc đã thuyết phục được vua Constantine
I; đến nỗi vua cho sự phản bác của thánh Athanasio là gây rối và bắt thánh
nhân đi lưu đày.
- Năm 337, thánh Athanasio trở lại Alexandria nhưng lúc đó, nhóm Arius (ông
ta đã chết nhưng hậu duệ thì còn) đã chiếm Alexandria và phải nhiều năm nỗ
lực mới có thể lấy lại được ngai tòa giám mục ở đó.
- Có nhiều công đồng nhỏ của 2 trường phái liên tục được họp và phản bác nhau
khiến đời sống giáo hội gặp nhiều xáo trộn.
- Nhiều lúc, vua dùng quyền nhiều lần buộc giáo hoàng và các gm ký kết bản
án thánh Athanasio. Có khi thánh nhân bị bách hại, có lúc lại được giáo hoàng
và các gm nâng đỡ; tuy nhiên, thánh nhân bị bách hại nhiều, có lúc phải chạy
trốn vào hoang mạc, viết sách để bảo vệ đức tin.
- Công đồng Rimini, 1 công đồng nhỏ muốn dung hòa nên đưa ra nhiều từ ngữ
để giải quyết vấn đề: (1) anomoios: Cha và Con khác bản tính; (2) homoiousios:
Cha và Con giống bản tính; (3) homoios: Cha và Con giống nhau nhưng không
xác định giống thế nào. Cuối cùng, không có thể tìm được lối thoát. Như vậy,
công đồng này chưa giải quyết được lạc giáo Arius.
- Trong quá trình thảo luận, cũng có ra những hạn từ: homoousios (đồng bản
thể), persona, hypostasis.
- Thánh Basile thành Cesaree (370-379) bảo vệ niềm tin về Chúa Thánh Thần.
Thánh Gregoire thành Naziane đồng ý với thánh Basile. Các ngài chống lại
quan điểm cho rằng Chúa Thánh Thần là thụ tạo, thấp vế hơn Chúa Con. Từ
đó, năm 381, họp công đồng Constantinope I để tiếp tục xử lý vụ bè rối này.
Công đồng xác định Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa, Đấng ban sự sống.
- Đến TK 8, giáo hội la tinh thêm hạn từ filioque dẫn tới sự chia rẽ giữa GH La
tinh và GH Hy lạp.

Xem tiếp phần 2, ngày 19.06

-
18.06

- Năm 375, do sự tấn công của quân Hung Nô từ Tây Á tràn sang, người dân dùng trên
của La Mã bỏ chạy và vào trú thân trong vùng đất của La Mã.

- Năm 376, các bộ tộc German di cư vào La Mã và đánh chiếm Adrianopel rồi đánh qua
Rome và tiến thẳng về phía tây, vua Valens tử trận. Họ thành lập nước Visigoths năm
410.

- Đêm 31.12.406, chiến tuyến sông Rhine bị chọc thủng. Nhiều bộ tộc tấn công vào La Mã.
Dân Vandal đi ngang qua Visigoths, đánh tới Catharge. Năm 439, thủ phủ Catharge thất
thủ, thành lập vương quốc Vandal.

- Khái niệm Man-dân: barbare (có râu). Để phân biệt quân dân của Alexandre đại đế,
không để râu. Vì quân của ông đi đường trường, để vệ sinh thì ông ra lệnh không được
để râu ria. Do vậy, La Mã chịu ảnh hưởng của Alexandre đại đế nên không để râu. Các
bộ tộc di dân khi đó thì có râu. Do đó, gọi barbare để ám chỉ quân di dân.

- Có 3 khối man dân chính:

 Nhóm German: có 2 nhóm nhỏ


- Tây German (hình thành khối Tây Âu): Franken, Chatten, Alamannen, Bayern,…
- Đông-Bắc German (hình thành khối Bắc Âu): Bastaernen, Vandalen, Burgunder,…
 Nhóm Slave (hình thành khối đông âu): Russo, Bulgare, Tcheque
 Nhóm Mongol: Hung nô, Avar, Magyar, Turco

- Có 3 cuộc đại truyền giáo:

 Công cuộc của các tông đồ: Các tông đồ truyền giáo  quốc giáo của La Mã, tưởng
là la mã là tận cùng thế giới, GH tưởng là đã hoàn tất công cuộc truyền giáo.
 Sau cuộc di dân: giáo hội nhận ra còn nhiều nơi chưa biết Chúa  Clovis vua nhóm
bộ tộc gốc Frank, là vua đầu tiên trong các nhóm di dân theo KTG.
 Năm 1453, khi Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ chiếm Constantinop, đế quốc Đông La Mã
sụp đổ, đế chế La Mã chấm dứt, mở ra thời kỳ phát kiến địa lý. Khi đó, TBN và
BĐN chiếm 2 vùng đất rộng lớn. Giao thương theo con đường tơ lụa phát triển.
TBN đi khám phá về phía bắc; BĐN theo đường tơ lụa, khám phá về hướng châu
Phi, qua mũi Hảo Vọng và tiến về phía châu Á. Đó là bối cảnh công cuộc đại truyền
giáo lần 3.
Các mốc cần nhớ: 1495, Christopher Colombo khám phá ra châu Mỹ Latinh. 1496,
ĐGH Alexandre VI phân chia các vùng bảo hộ TBN và BĐN.
- Tại sao di dân lại chạy qua Tây La Mã mà không qua phía đông? 1 phần do phía Tây
yếu hơn, 1 phần là do quân Hung Nô từ Tây Á đánh xuống thì phải chạy thẳng phía tây
chứ không có đường chạy ngược hướng về phía đông.

Ảnh hưởng của cuộc di dân trên đời sống GH:

+ Tiêu cực: thất thoát kinh tế, nhiều cơ sở vật chất bị phá hủy, giáo hội gặp nhiều khó
khăn, đảo lộn đời sống GH. Trong thế giới người German, người ta xem Đấng Kyrius
hay Dominus ở Tân Ước như Druhntin của họ. GH sống trong thế giới đa tạp nên mang
tính phổ quát hơn.

+ Tích cực: Có nhiều tác phẩm hay ra đời. Công cuộc đại truyền giáo của GH được mở
ra. Vua Clovis (nước Pháp sau này) theo KTG và có công dẹp tan các nhóm German theo
lạc giáo Arius.
19.06

Chương 4 (tt): NHỮNG KHÓ KHĂN NỘI TẠI CỘNG ĐOÀN KI-TÔ HỮU
TRONG CÁC CUỘC BÁCH HẠI KTG THỜI CỔ ĐẠI (p.2)

2. Lạc thuyết Nestorius và CĐ Epheso (431)


2.1.Bối cảnh
- 2 trường phái thần học Alexandria và Antiokia vẫn luôn đối đầu nhau.
- Nestorius là thượng phụ của Constantinople (428), sinh hậu bán tk4 miền Syria,
đan sĩ ở tu viện Eupripios
- Ông không công nhận tước phẩm Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa; chỉ công nhận
là Đức Maria, Mẹ của Đức Ki-tô.
- Đối lại với Nestorius là thánh Cyrillo, thượng phụ Alexandria.
- Vấn đề bàn bạc quan điểm này không chỉ dừng lại ở việc tước hiệu Đức Maria,
mà sâu xa là vấn đề mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi.
- Tín điều Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, là tín điều chung của toàn bộ Ki-tô giáo.
2.2.Công đồng Epheso
- Hoàng đế Theodosius II (408-450) triệu tập các giám mục ở Epheso để họp công
đồng:
Tuyên bố truất chức Nestorius
Thượng phụ Gioan Antiokia truất chức Cyrillo và Memnone.
- Đầu tháng 8, hoàng đế tuyên bố cách chức 3 giám mục Nestorius, Cyrillo và
Memnone
- Các đại biểu của giáo hoàng kết án Nestorius và công bố tín điều Đức Maria là
Mẹ Thiên Chúa.
3. Lạc thuyết Eutykes và CĐ Cancedonia (451)
3.1. Bối cảnh
- Xuất hiện chủ trương mới: Ngôi Lời kết hợp chặt chẽ với nhân tính  chỉ có 1
bản tính duy nhất là thiên tính.
- Eutykes (378-454) là viện phụ ở Constantinopolis, bài trừ Nestorius nhưng lại
rơi vào thuyết nhất tính.
- Năm 448, Eutykes tuyên bố ĐKT chỉ có Thiên Tính. Theo ông, ĐKT vốn có 2
bản tính, nhưng khi nhập thể, Ngôi Lời đã “thu hút” nhân tính của Ngài. 
Thiên tính thay thế luôn cho linh hồn nhân tính của ĐKT  Ảo thân thuyết.
3.2. Kết quả
- Công đồng xác tín: 1 ĐKT, Con Một TC, là Chúa trong 2 bản tính, không trộn
lẫn, không biến đổi; không phân chia, không tách biệt…
Chương 5: CUỘC ĐẠI LY GIÁO ĐÔNG – TÂY: CÔNG GIÁO VÀ CHÍNH THỐNG

Đây là cuộc chia rẽ đầu tiên trong Ki-tô giáo.

I. Bối cảnh

- Do hoàng đế Constantine dời đô về Constantinop nên giám mục phía đông đòi quyền
cai quản Phê-rô về phía mình, nhưng không được. Đế quốc lúc này cũng phân chia.

- 2 nền văn hóa, ngôn ngữ La tinh, Hy lạp có nhiều khác biệt, thiếu hiểu biết lẫn nhau.

- Mốc: Thượng phụ Michel Cerularius chống đối quyền cai quản của Giáo hoàng ở Rome.
16/07/1054, thượng phụ Michel bị hồng y Hurbert, đại diện giáo hoàng (vì GH Leo IX vừa
qua đời) ra vạ tuyệt thông. 27.07.1054, thượng phụ Michel tuyên bố lý khai, ra vạ tuyệt
thông Giáo hoàng Rome và cả GH Tây phương.

- Tranh luận về từ “Filioque”: Nguyên bản kinh tin kính của CĐ Constantinop chỉ nói
“Chúa Thánh Thần…bởi Đức Chúa Cha mà ra”, không có từ Filioque.

Tư tưởng Filioque đến từ công đồng địa phương ở Tolodo năm 589 của TBN, để chống 1
lạc thuyết của người Visigoths. Từ TBN, tục lệ đó lan tràn tới Pháp, Đức và được hoàng
đế Charlemagne chấp nhận (TK9). Ông cho đó là khí cụ để chống người Hy lạp.

TK11, phía Tây chấp nhận thêm Filioque vào kinh tin kính và phía Đông phản đối việc
này.

- Lên án việc phá hủy ảnh tượng (Iconoclasme): Do ảnh hưởng của văn hóa Do Thái,
nhất là ở phía Đông. TK8, Hoàng đế Leo III (717-741) ủng hộ nhóm bài ảnh tượng, phá
hủy tượng Chúa Ki-tô Vua. Dân chúng phản đối và bị hoàng đế thẳng tay đàn áp. Hoàng
đế Constantine V (741-775), con của leo III, vẫn ủng hộ bài bác ảnh tượng. Sau đó, nữ
hoàng Irenea nhiếp chính, triệu tập công đồng Nicea II (787). Công đồng đã lên án phái
phá hủy ảnh tượng thánh và nhìn nhận việc tôn kính ảnh tượng thánh là chính đáng.

- Vụ giáo chủ Photius và giáo hội Bulgarie: năm 858, Photius, 1 giáo dân, dựa vào vua
Michel, tiếm quyền của thượng phụ Inhaxio ở Constantinop. Inhaxio đã đệ đơn lên giáo
hoàng xin can thiệp.

ĐHG Nicolas I (858-867) đã phủ nhận việc cất nhắc Photius này.

Năm 869-870, ĐHG Adrianus II (867-872) truất phế Photius và ra vạ tuyệt thông cho ông
này; phục chức cho thượng phụ Inhaxio.
Năm 877, Inhaxio qua đời, Photius chính thức lên ngôi thượng phụ Constantinople. Giáo
hội nhượng bộ đồng ý. Photius sau đó chống đối giáo hoàng.

Giáo hội Bulgarie là nơi hoạt động truyền giáo của 2 thánh Cyrillo, Methodio và nhiều
thừa sai từ Byzantine đến.

Năm 864, vua của Bulgarie là Boris được nhà truyền giáo Byzantine rửa tội.

Sau đó, vua Boris xin thượng phụ Photius lập tòa thượng phụ ở Bulgarie nhưng không
được chấp thuận.

Năm 866, gh sai các nhà truyền giáo la tinh đến bulgarie.  căng thẳng!

- Tranh chấp quyền tối thượng của Giám mục Rome:

Thánh Leon đã dựa vào Mt 16, 18-19 để khải triển thần học về quyền tối thượng.

Về phía Đông Phương, họ đã công nhận Gm Rome có quyền tối thượng trên các Gm khác
và Giáo hoàng là Gm đứng thứ tự thứ nhất trong hàng Gm.

Khi Gh ra vạ cho Photius, việc chống đối Gh trở nên nặng hơn.

Tuy nhiên, việc thực hành vai trò tối thượng của Gh thì đã có trong dòng lịch sử ngay từ
thời gian đầu của Giáo hội.

- (xem tiếp p.2 ngày 22.06)


21.06

Hồi giáo

- Nôi của Hồi giáo là Ả Rập

- Thời Calipha cai trị (đại diện tiên tri). Sau Mohamet, có 4 vị cầm đầu Hồi giáo.

Abu cầm quyền, (632-634) là người đã kỷ luật hóa người theo Hồi giáo: đánh chiếm ở
đâu thì buộc dân ở đó theo Hồi giáo, ai cải đạo thì bị giết. Sau đó là Ômar (634-644). Thời
Otman (644-656) và Ali (656-661) thì tranh cãi quyền bính và có sự phân rẽ thành 2 nhánh
lớn, đối đầu nhau (Suni và Shia). VD: Irac  Shia (được mỹ bảo hộ), trong nước thì Suni
chống đối nhà nước theo Shia; Syria  Shia (thân Nga, bị Mỹ loại trừ), trong nước thì
Suni chống nhà nước theo Shia. Do đó, 2 nhóm Suni ở Irac và Suni ở Syria hợp nhau lại
đánh khắp nơi mong thống nhất  SI.

- Có 3 thánh địa quan trọng theo thứ tự: (1) Mecca-nơi Mohamet sinh; (2) Medina-nơi
Mohamet chết; (3) Giê-ru-sa-lem-nơi có lịch sử về Thiên Chúa và tiên tri Giê-su.
22.06

Chương 5 (tt):

CUỘC ĐẠI LY GIÁO ĐÔNG – TÂY: CÔNG GIÁO VÀ CHÍNH THỐNG (p.2)

Truyền thống Đông Phương nhấn mạnh đến Chúa Cha là nguồn mạch mọi sự. Chúa Con
xuất phát từ Chúa Cha  Chúa Thánh Thần được sinh bới Cha qua Con.

Truyền thống Tây Phương thì nhấn mạnh đến tính hiệp thông, đồng bản thể của Chúa
Con và Chúa Cha  Chúa Thánh Thần được sinh bởi Cha và Con.

Hai bên kết án lẫn nhau. Dù sao, người ta cũng nhìn nhận cả 2 truyền thống bổ túc cho
nhau, không lạc giáo.

II. Diễn tiến cuộc đại ly giáo

- 1043, Michel Cerularius nhận chức thượng phụ giáo chủ Constantinople, nhưng không
thông báo cho Roma như cách hiệp thông thường lệ. Ông còn đả phá các nghi lễ và kỷ
luật của GH Latinh, cụ thể là cuộc tranh luận về bánh không men của đan sĩ Nicetas (ông
cho là cử hành thánh thể phải với bánh có men, vì cho rằng bánh ko men là bánh của cựu
ước, bánh của sự chết luật cũ, không thể đi vào hiệp thông với TC hằng sống).

1053, Michel Cerularius ra lệnh đóng các thánh đường latinh ở Constantinople.

1053-1054, vua Constantinus IX và ĐGH Leo IX tìm cách hòa giải đông tây  Hoàng đế
Constantinus IX ép Michel viết thư hòa giải với Rome. ĐGH thì cử 1 phái đoàn qua Đông
phương.

3/1054, phái đoàn tòa thánh do hồng y Humbert dẫn đầu qua Constantinople để khôi
phục sự thống nhất đông tây. Sau 4 tháng tranh luận, chỉ trích hôn nhân, mạ lị nhau gay
gắt.

19/4/1054, đức Leo IX băng hà  phái đoàn mất uy tín và năng luật để đàm phán.

16/7/1054, hồng y Humbert lạm quyền, nhân danh giáo hoàng, đặt bản vạ tuyệt thông
trên bàn thờ thánh đường Sophia, chính tòa Constantinople, dành cho thượng phụ Michel
và bỏ về.
24/7/1054, Michel liền họp công đồng Constantinople, lên án phái đoàn Rome, tuyên bố
giáo hội chính thống là giáo hội quy tụ quanh hoàng đế và thượng phụ giáo chủ
Constantinople, thủ lãnh tối cao.

Cuộc ly giáo đông tây trở nên chính thức!

III. Sơ lược về giáo hội Chính Thống Đông Phương

III.1 Giáo hội Chính Thống là gì?

Chính thống = Orthodoxos = orthos + doxa

Orthos: đúng, thực, ngay thẳng

Doxa: vinh quang, sự ca ngợi, thờ phượng

 Ca ngợi đúng, tin đúng, thờ đúng (Latin: orthodoxa, Eng: orthodoxy, Fran: orthodoxie)

Danh xưng “chính thống” chỉ lập trường về những giáo lý được coi là chân chính, tinh
tuyền của Ki-tô giáo, để chống lại lạc giáo.

Do đó, từ orthodoxie đối nghịch với từ lạc giáo (hérésie)

Giáo hội chính thống chỉ công nhận 7 công đồng đại kết đầu tiên, công nhận các tín điều:
Chúa Ba Ngôi, 2 bản tính, 2 ý chí trong 1 ngôi vị của ĐGS, tôn kính ảnh tượng thánh.

III.2 Các khác biệt giữa Giáo hội Công giáo Giáo hội Chính Thống là gì?

- không chấp nhận từ Filioque trong kinh tin kính

- không công nhận quyền tối thượng của Giáo Hoàng

- Không duy nhất nhưng có nhiều giáo hội chính thống; thượng phụ Constantinople chỉ
là đại diện các thượng phụ đông phương chính thống về mặt tinh thần chứ không có thực
quyền.

- có đủ 7 bí tích hữu hiệu, khác nhau về nghi thức cử hành

- Dùng bánh có men và ngôn ngữ hy lạp

- Tu sĩ, Gm giữ luật độc thân, lm và phó thế có thể có gia đình

- ….
III.3 Các Giáo hội Chính Thống hôm nay

- Gh chính thống theo truyền thống Byzantin

- Hiện nay có khoảng 15 giáo hội chính thống độc lập, tương ứng với biên giới quốc gia
hoặc sắc tộc.

- Thượng phụ Constantinople có thế giá ưu việt nhưng không có thẩm quyền trên các
giáo hội chính thống khác.

- Nghị phụ là người đại diện giáo hội địa phương tham dự vào công đồng hay thượng
hội đồng. Danh xưng này chỉ tồn tại trong thời gian hội nghị công đồng thôi.

- Thượng phụ = giáo chủ = patriarches = pater + archos (cai quản, điều hành)

Patriarcha (Latin), patriarch (english), patriarche (Francais)

- Thượng phụ giáo chủ là gm của Gh chính thống, có quyền trên các gm khác thuộc lãnh
địa của mình. Ngài được bầu chọn trong 1 thượng hội đồng Gm của Giáo hội đó theo
luật định. Các thượng phụ đều bình đẳng như nhau trên cương vị thượng phụ giáo chủ.

- Theo thứ tự vai vế của Gh chính thống: Constantinople, Alexandria, Antiokia, Giê-ru-
sa-lem, Nga, Serbia, Romanie, Bulgarie, Georgia, Cyprus,…

Đề tài viết bài thu hoạch:

Tối đa 2 trang

Trong năm đức tin 2013, qua tông sắc Porta Fidei, ĐTC Biển Đức 16 đã viết: “điều cần thiết là
phải duyệt lại lịch sử niềm tin của mình.” Hãy trình bày lịch sử niềm tin đặc thù KTG qua những
lạc thuyết và những công đồng đầu tiên trong lịch sử giáo hội.

Niềm tin đặc thù KTG: 2 nét cơ bản chính yếu của KTG là mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi và
mầu nhiệm Chúa Ki-tô. (lạc thuyết Arius với vấn đề bảo vệ thiên tính ĐKT; với 4 công
đồng đầu tiên). Vấn đề là trình bày tiến trình định tín các nét đặc thù đó.
25.06

Chương 6: CUỘC LƯU ĐÀY AVIGNON VÀ ĐẠI LY KHAI TÂY PHƯƠNG

- Bối cảnh tổng quan: Giáo hội trung cổ phát triển hình thức bên ngoài theo chế độ phong
kiến, nhưng dần mất đi sức sống nội tại và mất dần quyền bính, do ảnh hưởng của vua
chúa, chính trị. Trong bối cảnh đó, Giáo hoàng muốn canh tân và lấy lại vị thế làm chủ
của mình, nhưng lại bị lệch thái cực khi muốn nắm luôn quyền bính thế trần. Chính trong
bối cảnh ấy, xảy ra các cuộc chinh phạt thập tự chinh, cuộc lưu đày ở Avignon và cuộc
đại ly giáo đông tây.

I. Bối cảnh

1. Chính trị - xã hội

- Thời Ki-tô giới: là một hình thức quan hệ giữa giáo hội và xã hội (thế giới chịu ảnh
hưởng bởi giáo hội Ki-tô)

- Cuộc lưu đày của giáo hoàng ở Avignon

- Tình hình chung: tranh chấp giữa thần quyền và thế quyền

Đức Innocente III (1198-1216) có đỉnh cao quyền lực giáo hoàng thời trung cổ, cầm cân
nảy mực toàn châu Âu; can thiệp nội bộ của quốc gia; phải có bổn phận nộp sưu thuế cho
giáo hoàng; phải tài trợ quân sự để đối phó với kẻ thù của giáo hội.

Nền quân chủ của các quốc gia Tây Phương dần vươn mạnh, tinh thần quốc gia dân tộc
phát triển mạnh mẽ. Nhiều bộ tộc nhỏ mạnh thì thôn tính bộ tộc yếu khác để thành lập
các quốc gia.

Vấn đề thần quyền can thiệp vào chính trị được tranh luận sôi nổi. Nhiều nhóm muốn
tách độc lập khỏi vua và khỏi giáo hoàng. Các quốc gia thường xung đột nhau. Giáo hội
địa phương tại các quốc gia có khuynh hướng tiến hành Giáo hội quốc gia (chủ nghĩa
quốc giáo). Chủ nghĩa quốc giáo này lũng đoạn giáo hội.

Đời sống giáo hội xuống dốc thảm hại. Hàng giáo sĩ và các dòng tu bị tục hóa, bị chỉ trích
nặng nề. Hàng giáo sĩ cấp cao thì sống xa hoa, chạy theo quyền bính, gây gương mù.
Hàng giáo sĩ cấp thấp thì thất học, sống ăn bám vào các hàng giáo sĩ cấp cao.

- Đức Bonifacio VIII (1294-1303), là người Ý, cương quyết. Ngài khẳng định quyền giáo
hoàng trực tiếp trên thiêng liêng và gián tiếp trên lĩnh vực trần thế; buộc các vua chúa
tùng phục quyền bính giáo hội. Ngài mở năm thánh đầu tiên của GH (1300). Dời giáo
triều về Rô-ma.

- Vua Phillipe IV (1285-1314), nhân vật đối đầu với ĐGH Bonifacio VIII. Vua này còn có
tên Phillipe le Bel. Ông ta là người đầy tham vọng và độc tài. Ông ta có xu hướng đối đầu
với giáo hoàng để tranh chấp, muốn chiếm lấy tài sản, quyền lợi trần thế của giáo hội.
Ông ta lập luận rằng “ngôi vị hoàng đế của mình đến từ Thiên Chúa chứ không phải từ
giáo hoàng.”

2. Cuộc lưu đày Avignon

2.1. Sơ lược về vùng đất Avignon

- Đây là vùng đất không thuộc quyền giáo hoàng hay của vua Phillipe; mà thuộc quyền
của nhà Anjou, cai trị xứ Sicilia.

- Năm 1309, Roma dời về Avignon (giáo hoàng mua lại vùng đất này)

- Năm 1791, cách mạng Pháp chiếm vùng này và sát nhập vào Pháp

2.2 Cuộc lưu đày

- Hạn từ lưu đày hiểu là cuộc di dời giáo đô từ Roma sang Avignon.

- Nguyên nhân:

+ Vua Phillipe le Bel cấm nhân viên giáo hoàng thu thuế trên vùng đất mình.

+ ĐGH kế nhiệm là đức Clemente V là người Pháp

+ Bất ổn tại Roma

- Đức Clemente V (1309-1314): Ngài được bầu làm giáo hoàng từ 1035, dưới sức ép của
vua Phillipe. Ngài lưu lại Pháp 1 thời gian cho đến 1309, ngài quyết định đăng quang
giáo hoàng và chọn Avignon là nơi đặt giáo triều chính thức. Ngài chọn Avignon vì 1
phần là sức ép của vua, 1 phần vì tinh thần dân tộc bởi ngài là người Pháp. Đây là vùng
đất trung lập nên cũng có thể coi đây là lựa chọn khá khôn ngoan của giáo hoàng.

- Đức Gioan 22 (1316-1334)  Benedicto 12 (1334-1342)  Clemente 6 (1342-1352) 


Innocente 6 (1352-1362)  Chân phước Urban 5 (1362-1370)  Gregorio 11 (1370-1377).
 Cả 7 gh này là người pháp, chủ nghĩa quốc gia dân tộc lũng đoạn giáo triều, hầu hết
hồng y là người pháp (115/134 vị hồng y). Đây là nguyên nhân dẫn tới cuộc đại lý giáo
đông tây.

Đức Urban V đã từng đưa giáo triều quay lại Roma nhưng vì nhiều lý do nên lại phải
đưa quân về Avignon.

Đức Gregorian XI cũng đưa giáo triều về Roma năm 13.9.1376 - 17.1.1377. Trong năm
1378, ngài băng hà. Sau đó, để tránh lặp lại việc dời giáo triều đi nơi khác, hầu hết các
giáo hoàng sau đó (gần 600 năm) đều là người Roma, người Ý.

- ĐGH Clemente V đã giải tán hiệp hội Des Templiers (hiệp sĩ dòng đền thờ, đội quân
bảo vệ Giê-ru-sa-lem trong thập tự chinh). Với đức Clemente V, mở ra cuộc “lưu đày”.

- Thời Ki-tô giới này, đời sống đan tu có ảnh hưởng lớn tới gh. Hầu hết giáo hoàng là đan
sĩ. Do đó, gh thời này còn được gọi là giáo hội đan viện. Các ngài đề cao vai trò giáo
hoàng và muốn canh tân đời sống giáo sĩ.
26.06

Chương 6: CUỘC LƯU ĐÀY AVIGNON VÀ ĐẠI LY KHAI TÂY PHƯƠNG (tt)

II. Cuộc ly giáo Tây Phương

1. Tình hình giáo hội trong thời gian diễn ra cuộc ly khai

- Đức Urban VI (1378-1389), vị giáo hoàng người Ý, được bầu dưới sức ép của giáo triều,
dân chúng, trong khi hầu hết hồng y là người Pháp.

- Nhiều hồng y người Pháp cho là họ không có tự do nên các hồng y người pháp tự mật
nghị tại Avignon, bầu hồng y Robert Gebennis, người Pháp, làm giáo hoàng, hiệu
Clemente VII (1378-1394), lập giáo triều tại Avignon.

 liền sau thời kỳ lưu đày ở avignon, 1378 đánh dấu khởi đầu cuộc đại ly giáo tây
phương.

- Hai ĐGH Urban VI ở Rome và Clement VII ở Avignon đã ra vạ tuyệt thông cho nhau.

- Có nhiều chia rẽ trong cơ cấu và tư tưởng, ngay cả trong hàng ngũ các thánh. Vd: thánh
Catarina thành Sienna ủng hộ giáo hoàng ở Rome; trong khi thánh Vincent de Ferrer ủng
hộ giáo hoàng ở Avignon.

- sau này, giáo hội canh cứ vào đặc tính tông truyền để xác định ai là ngụy giáo hoàng, ai
là giáo hoàng chính thức. Theo đó, giáo hoàng nào được bầu chọn hợp pháp và kế vị liên
tục các tiền nhiệm, nên đức Clement VII được bầu cách bất hợp pháp, là ngụy giáo hoàng.

- Cuộc ly khai đã làm giảm uy tín của giáo hoàng, Tòa Thánh bị đe dọa nghiêm trọng.
Thế quyền lúc này nhảy vào tạo ảnh hưởng.

- Nhiều lạc giáo đã quay lại, hoành hành; nhất là lạc thuyết từ chối việc biến thể trong cử
hành bí tích thánh thể.

- Trong bối cảnh này, thế quyền lấn lướt và thắng thế trên thần quyền.

- Ở Rome: Đức Bonifacio IX (1389-1404) đã kế vị đức Urban VI

- Ở Avignon: Đức Benedict XIII (1394-1423) Đức Clement VII


2. Những nỗ lực chấm dứt cuộc ly giáo

- Nhiều nhóm thiện chí đã quy tụ tìm giải pháp thống nhất giáo hội.

- Tại đh công giáo Paris, họ đưa ra 3 lựa chọn đề xuất:

+ Thoái vị, nhưng không được các giáo hoàng lúc đó đồng ý

+ Đối thoại, nhưng cả 2 phía đều không chấp thuận gặp mặt nhau (phía Avignon
không tỏ ra thiện chí) (Phía Rome, các vị kế nhiệm Innocente VII  Gregorio XII, đều tỏ
ra thiện chí nhưng không chịu đặt mình ngang hàng với phía Avignon)

+ Công đồng: Các hồng y triệu tập công đồng tại Pisa (từ đó phát sinh chủ thuyết
sai lạc, đại công đồng trên giáo hoàng: công đồng có quyền trên toàn giáo hội và ngay cả
trên giáo hoàng). Tuy nhiên, quyền đó là bất hợp pháp trên giáo hoàng chính thức. Theo
tín lý, công đồng không có quyền trên giáo hoàng.

- 2-5/7/1408, đức Gregorio XII họp công đồng tại Aquilea, Ý

- 7/11/1408, đức Benedicto XIII họp công đồng tại Perpignan, Pháp

- 28/3/1409, các hồng ý triệu tập công đồng tại Pisa, Ý. Công đồng bất hợp pháp này, ko
mang yếu tố đại kết, không được kể là công đồng chung của giáo hội.

- Công đồng Pisa khẳng định quyền tối thượng, trên cả giáo hoàng của mình, kết án cả 2
giáo hoàng đương thời.

- 26/6/1409, hồng y đoàn bầu hồng y Pietro Philarghi, dòng Phanxico, làm giáo hoàng,
tước hiệu Alexandro V (1409-1410). Vị này tiếp tục điều hành công đồng Pisa.

 Tới lúc này, có 3 giáo hoàng tại vị.

- Có vị lấy tước Gioan XXIII (không phải thánh giáo hoàng Gioan XXIII) kế vị Alexandro
V, giáo triều ở Bologna.  vẫn 3 giáo hoàng tại vị!

3. Cuộc ly giáo chấm dứt

- Những người thiện chí lại đề xuất họp công đồng Constancia (1414-1418)

- Gioan XXIII nại đến hoàng đế Đức là Sigismund đề xuất ủng hộ triệu tập công đồng
hầu mong nại vào thế quyền, phế truất 2 giáo hoàng còn lại.
- Hoàng đế Sigismund đề nghị triệu tập công đồng.

- 9.10.1413, đức Gioan XXIII triệu tập công đồng, khai mạc vào lễ các thánh 1414; mời 2
vị giáo hoàng kia tới nhưng lúc đầu không ai tới.

- Thành phần tham dự: 9 hồng y, 200 giám mục, 100 viện phụ, 300 nhà thần học và giáo
luật, 8000 giáo sĩ, 70000 giáo dân và chừng 1000 binh lính đức bảo vệ.

- Mong ước: tái lập sự thống nhất giáo hội, kết án lạc giáo Wiclif và Jan Huss, tái thiết
giáo hội.

- Công việc:

+ Giai đoạn 1: hạ bệ đức Gioan 23 (29.5.1415)

Thực ra, khi bắt đầu họp công đồng, điều bất ngờ là các hồng y đề nghị các giáo hoàng
từ chức. Gioan 23 tham vọng tiếm ngôi độc nhất bị bất ngờ. Ông bỏ trốn để phá công
đồng, nghĩ rằng không có ông thì công đồng không được tiếp tục tiến hành. Tuy nhiên,
ông bị bắt tại Brisach, giam trong lâu đài Mannheim. Sau đó, ông bị đưa ra công đồng xét
xử và bị phế truất.

Vua Đức lúc này vẫn tỏ thiện chí ủng hộ công đồng nên công đồng tiếp tục cách suôn sẻ.

+ Giai đoạn 2: đức Gregorio XII cử 2 sứ giả trong phiên họp 14 cho tới khi bầu đức
Martino V (11.11.1417).

Công đồng chấp nhận thuyết “quyền tối thượng của công đồng”, 1 thuyết được đẩy
mạnh bởi lm Jean Gerson, 1 nhà thần học. Tuy nhiên, sau này, đức Martino lên ngôi và
phản bác thuyết này ngay lập tức.

Đức Gioan 23 là ngụy giáo hoàng  bị hạ bệ hợp pháp

Đức Benedicto XIII là ngụy giáo hoàng  bị hạ bệ hợp pháp. Ông không chịu thoái vị dù
vua Đức đích thân qua gặp xin ngài từ chức. Công đồng cách chức ông về tội bội phản,
rối đạo (26.7.1417)

Đức Gregorio XII là giáo hoàng chính thức  từ chức hợp pháp. Qua 2 vị đặc sứ ngài gửi
tới công đồng, tuyên bố thoái vị.

Công đồng, sau khi đức Gregorio XII thoái vị, bầu giáo hoàng mới là hồng y Otto
Colonna, lấy tước hiệu là Martino V, người thành Roma.  cuộc ly khai chấm dứt.
+ Giai đoạn 3: Cải cách giáo hội (chủ tọa công đồng tới phiên họp 45, 22.4.1418)

Đức Martino V đã lên án thuyết đại công đồng.

Công đồng kết án chủ thuyết chối bỏ sự biến thể trong cử hành bí tích thánh thể của 
lạc thuyết của Wiclif và Jan Huss  bị lên giàn hỏa thiêu.

Ngày 21.3.1418, ĐGH Martino V ấn định số hồng y là không quá 24 vị, và phải được chọn
trong khắp giáo hội (để tránh việc bị quốc gia nào đó lũng đoạn).

Ngày 22.4.1418, ngài tuyên bố bế mạc công đồng.

You might also like