You are on page 1of 19

Dàn bài trình bày

1. Phương pháp tiếp cận


a. Tội và ân sủng theo lối nhìn của Tin Lành
i. Tội
ii. Ân sủng
b. Quy Ki-tô
i. tự do
ii. được cứu nhờ tin vào ĐKT
2. Tội và ân sủng theo Karl Barth
a. Tội
b. Ân sủng
3. Phê bình tư tưởng của Karl Barth dựa theo nhãn quan Công giáo
a. Nhãn quan Công giáo về tội và ân sủng
i. Tội
ii. Ân sủng
b. Phê bình Karl Barth
i. Một sự giản lược hóa vào Ki-tô học
ii. Một lối nhìn thiếu tích cực về sự nỗ lực của tội nhân
Peter Neuner, Ân sủng luận qua các tác giả, ĐCV Thánh Giuse, LHNB
Tr. 371-372:
- Bàn luận về “analogie entis” (hữu thể loại suy)
o K. Barth : đó chỉ là công thức có tính hệ thống để giải thích việc con người đón nhận
mặc khải.
o Balthasar : bản tính con người lấy ĐKT làm trung tâm, hướng về ĐKT như cùng đích
tối hậu.
 Có thể nói, CG và TL có thể bàn thảo những điểm chung trong quan niệm về ân sủng, tự
nhiên, đức tin, lý trí, ơn công chính và ơn thánh hóa.
- Ân sủng Chúa là sự thông phần vào đời sống nội tại cua TC. Theo đó, con người là thụ tạo
được nâng lên cao. Đó không chỉ mang ý nghĩa cánh chung nhưng thực tại đang hiện có
rồi.
- Để sự thông phần được hiểu như biến cố, ta có thể coi việc thông phần ấy là sự biến đổi
ngay tại bản thể người của ta.
Tr. 422-430
Trong cuốn Thư gửi tín hữu Rô-ma (1919)
- Thiên Chúa hoàn toàn chủ động khi Người ban ân sủng
o Ân sủng không phải là thể thức vô thưởng vô phạt nhằm bổ túc cho nhân học KTG
thuần túy, mà là Thiên Chúa trong thế đối lập với con người, đưa con người vào
cuộc khủng hoảng giới hạn của chính mình và ban cho con người ơn cần thiết.
o Thiên Chúa tuyệt đối giữ quyền chủ động trước những ý định thay đổi của con
người (analogie entis).
o Ân sủng chính là việc Thiên Chúa tự do trong hoạt động của Người : con người
được TC nâng lên từ zero và được TC tuyên bố là công chính. Tất cả hoàn toàn do
tự ân sủng Người ban.
- Thế thì khả năng tối hậu của con người trong kế hoach của TC là gì, khi mà có sự tách biệt
giữa người đã đón nhận ân sủng với con người tội lỗi ?
o Có hai thực tại rõ ràng : 1 bên là ân sủng TC ban tặng cách tự do nhưng không ; một
bên là lề luật, tôn giáo, tức là từ phía những hành vi của con người.
o Phía con người theo lẽ không thể nào chạm tới phía TC nhưng thực tế thì ngược lại.
Đó là kinh nghiệm ân sủng.
Trong cuốn Tín lý Giáo hội (1942)
- Khi trình bày về tiền định, K. Barth đề cập rằng ĐKT xét như TC trong động tác tuyển chọn
và đồng thời như con người được tuyển chọn.
o Ý định cứu độ của TC được mặc khải theo nghĩa là trong ĐKT, Người đảm nhận án
phạt dành cho mọi người và đồng thời, cũng trong ĐKT xét như Con Một Chúa Cha,
Người thực hiện việc tuyển chọn mọi người.
o Ân sủng ở đây được hiểu là việc TC chủ động đi bước trước trong việc hạ cố đoái
đến loài người và thiết lập giao ước với con người. Người làm bước đầu khi quyết
định « trong ĐKT », điều bao hàm toàn bộ khởi đầu lẫn chung cục của nhiệm cục
cứu độ của TC. Chúng ta được đặt trước tình yêu phong phú tự biểu lộ của TC. Tình
yêu ấy chính là yếu tính của TC.
o TC chia sẻ vinh quang của Người cho nhân loại cách nhưng không. Tình yêu của
Người chính là ân sủng cho chúng ta. Ân sủng tình yêu ấy được hiểu theo nghĩa là
TC tự hạ đến mức thấp nhất. Tình yêu ấy biết động lòng thương xót kẻ được yêu
thương và biết kiên nhẫn chịu đựng.
o Trong ĐKT, chúng ta được hưởng việc TC thi ân giáng phúc. Không ai bó buộc TC
giao ước và ban ân sủng cho nhân loại nhưng tự ý Người làm điều đó.
- Tương tự những cố gắng bên CG của Rahner, Lubac, Balthasar về việc giải quyết tương
quan giữa sáng tạo và giao ước, giữa bản tính tự nhiên và ân sủng ; K.Barth đưa là lối hiểu
mới, lấy ĐKT là trọng tâm.  Sáng tạo là nguyên nhân ngoại tại của giao ước – Giao ước là
nguyên nhân nội tại của Sáng tạo.
o Sáng tạo là điều kiện khả dĩ cho giao ước được thực hiện
o Vì lịch sử giao ước nơi ĐKT mà có sáng tạo
Hans Küng, Justification Doctrine of Karl Barth & Catholic Reflection, Burns & Oates, 1964.
B – Sự đạt tới công chính
Sự hòa giải được nhận thấy đầu tiên ở việc phán quyết của TC dành cho tội nhân, qua cái chết của
ĐKT trên thập giá. Tội ấy được TC tha vì như ta thấy qua sự phục sinh của ĐKT. Nhờ tiến trình
chết-phục sinh của ĐKT như thế mà con người được công chính hóa.
Tuy nhiên, không vội kết luận cách hiểu về khẳng định trên là đồng thuận hay đối nghịch với lối
hiểu về công chính của GHCG (nhất là trong khái niệm công chính của CĐ Trento). Lưu ý lại về
chương đầu khi bàn đến lối viết của K. Barth. Chúng ta cần sống, ý thức và cảm nghiệm để hiểu ý
tưởng của Barth hơn.
chúng ta sẽ tìm hiểu dần khái niệm về công chính theo cái nhìn của K. Barth. Tuy nhiên, chúng ta
cần liên tục đặt câu hỏi là Barth có ý muốn chứng tỏ điều gì? Liệu đó chẳng phải là ý định từ lòng
thương xót của TC sao? Barth có nhấn mạnh thái quá điểm gì không? Sự khác biệt và tương đồng
của tư tưởng Barth so với GLGHCG là gì? yếu tố lịch sử có tác động thế nào? Mọi thứ, chúng ta cần
đối chiếu với các bản văn Kinh Thánh.
Chương 6 đã nói về công chính là gì; nhưng ở đây chúng ta cần nhìn nó thêm ở các góc độ khác
nữa.
8 – Jesus Christ – Our justification
Việc hoàn tất sự công chính của chúng ta lệ thuộc vào ĐKT. Chúng ta không thể được công chính
nếu không có cái chết và sự phục sinh của ĐKT. Sự công chính xoay quanh việc Con TC xuống thế
làm người. Vậy nếu muốn hiểu về sự công chính thì phải bắt đầu với ĐKT.
Những gì chúng ta vừa nói tóm tắt (dù chỉ hạn chế trong khía cạnh nào đó) tư tưởng của Barth về
Kito học trong thần học Ba Ngôi – ngôi Con vĩnh cửu (I/1, 457-512); thần học mặc khải – Nhập thể
(I/2, 1-202) và thần học tuyển lựa (election, II/2, 3-194).
Chúng ta cần nói một chút về ĐKT và công việc của Người. Rồi chúng ta nói đến sự chuyển đổi từ
Kito học sang nhân học của Barth. Trước hết, chúng ta bắt đầu với mệnh đề là trong ĐKT, TC thật,
chúng ta được đạt tới sự công chính.
Phần 2 của thần học về sự hòa giải, Barth cho thấy ĐKT là người thực sự, hoàn toàn, dù có những
khác biệt so với chúng ta (giống chúng ta, chỉ trừ tội lỗi). Barth trình bày:
(a) nguồn gốc nhân tính của ĐKT nơi sự tuyển lựa của TC (IV/2, 31-36).
(b) sự thành toàn của nhân tính trong việc nhập thể (IV/2, 36-116).
(c) Nền tảng bản tính nhân loại trong việc phục sinh và lên trời (IV/2, 116-154).
Ý nghĩa của sự kết hiệp hội nhất Thiên – Nhân được khai triển ở viễn cảnh thứ ba.
Tuy nhiên, ở đây, chúng ta cần khởi đi từ ĐKT, Đấng là nền tảng và mẫu mực không thể thiếu của
mọi sự. Chính TC đã đến và trung tín với giao ước để chăm sóc những tội nhân. Nơi ĐKT, chúng ta
biết được Ngài là TC thật và cũng là người thật. Chính Ngài trong vai trò là Con TC đã vâng lời Chúa
Cha đến mức chết trên thập giá. Trong vị thế là Đấng Hòa Giải, Ngài thực sự là TC. TC là Đấng toàn
năng và hoàn toàn tự do, khác biệt với tất cả mọi thực thể nhưng đã tự nguyện trở nên xác phàm
(và cụ thể là một người Do Thái) vì yêu thương nhân loại. Ngài hiện diện nơi chính ĐKT và mặc
khải cho chúng ta thấy hình ảnh vị vua phục vụ (IV/l, 129f, cf.159-210). Tại sao Ngài làm điều đó?
Đơn giản chỉ vì Ngài yêu thương con người chúng ta. Ngài cứu chúng ta theo cách là Ngài trở nên
người phàm, làm anh em của chúng ta, những tội nhân. (IV/1,215; cf. II/2, 733-741); (IV/1,216; cf.
11/1, 396-399).
ĐKT, TC làm người để cứu chúng ta bằng cách trở nên thẩm phán của chúng ta. Ngài là vị thẩm
phán bị xét xử (IV/1,217-219,224-228,230f., 235,238-240, 2431, 250f., 255f., 259-272, 273-283;
II/l, 381-406). Viễn cảnh (perspective) thứ 2 của thần học hòa giải không còn mô tả nhân tính của
ĐKT nữa nhưng nhấn mạnh đến sự khiêm nhường của ĐKT như một vị vua. Barth mô tả Ngài: (a)
trong các thuộc tính của Ngài (IV/2,156-166) một cách rõ ràng không thể nhầm lẫn hay chối bỏ; (b)
trong sự chia sẻ thiên tính với TC (IV/2,166-192) đã hạn mình xuống, khiêm nhường vì con người;
(c) trong công việc ban sự sống của Ngài (IV/2,192-247) như rao giảng, làm phép lạ,…; (d) và nhất
là trên thập giá (IV/2, 247-264) Ngài tỏ bày vinh quang tình yêu. Viễn cảnh thứ 3, ĐKT trở nên vị
Bảo Lãnh và Chứng Nhân cho sự hòa giải.
Ở đây ta quay lại với viễn cảnh đầu tiên, TC đi vào giữa nhân loại để phán xử. Tuy nhiên, tình yêu
của TC đã bùng cháy và thiêu rụi cơn thịnh nộ của Ngài. (II/2, 742-753; IV/1, 216-221). Ngài không
phá vỡ tính công bình của Ngài nhưng Ngài đã để ân sủng làm việc và sự phán xử trở nên là việc tự
tội nhân xét xử chính mình. (IV/1, 222f.; cf. II/2,748-752).
Cụm từ “cầu cho chúng con” không chỉ là dành cho chúng ta mà thôi nhưng còn dành cho nơi
chúng ta sống nữa. Chính ĐKT vô tội đã đi vào hang ngũ tội nhân chúng ta; Ngài gánh lấy tội nhân
loại và trở thành người duy nhất bị loại trừ để chúng ta được hòa giải với TC (IV/1, 231-273; II/l,
393-406; concerning Christ and His death, see III/2, 587-640).
Như thế, ĐKT đã cứu ta thế nào? Barth đã nói rằng ĐKT là TC làm người, trong vai trò như tư tế đã
cầu thay nguyện giúp cho chúng ta và dù vô tội nhưng đã chịu chết thay cho chúng ta là những tội
nhân (IV/1, 273-283).
Nhưng làm sao chúng ta biết được điều đó là thật? Câu trả lời là nếu không thế thì thế nào? Không
thì chẳng lẽ Chúa hủy bỏ công trình sáng tạo của Ngài và để mặc chúng ta chết vì tội lỗi? (IV/1,
295-296) Và vì ĐKT đã sống lại nên chúng ta có chỗ trong sự sống lại của ĐKT. (IV/1, 351; cf. II/2,
758-763).
10 – fallen man
- Con người sa ngã, rơi xuống nơi mà TC vốn là Đấng không sa ngã nhưng trong ĐKT, đã hạ
mình vì con người sa ngã ấy. (IV/1, 478). Con người sa ngã nơi chính sự kiêu ngạo của
chính mình.
- Với Barth, con người sa ngã nhưng không có nghĩa là người ấy không còn là hữu thể người,
vốn trong tội đã đánh mất bản tính, bản chất và khả năng của mình.
o (IV/1, 480f): Chúng ta ko thể nói con người sa ngã hoàn toàn tách lìa khỏi TC theo
nghĩa là anh ta cô đơn và đã chết; nhưng con người sa ngã không còn là đối tác
trong giao ước của TC. Con người sa ngã không thể làm gì thay đổi hay phá hủy đi
hữu thể của mình và cũng không sa ngã, rơi xuống độ sâu hơn độ hạ mình của TC
trong ĐKT vì con người; nhưng không vì thế mà TC hóa thành quỷ dữ hay hư vô.
o (IV/1, 481): Con người sa ngã đã chết và phép lạ thức tỉnh anh ta cũng bao hàm cả
việc giao hòa anh ta với TC. Tuy nhiên, phía anh ta thì anh ta hoàn toàn bất lực. Con
người đó như cây gỗ, hòn đá trong việc cứu chính mình. Tuy nhiên, nói thế là muốn
nhấn mạnh đến việc con người sa ngã bất lực hoàn toàn trong việc cứu chính mình
chứ không phải thực sự người ấy trở thành cục đá, khúc gỗ.
o (IV/1, 482f): con người luôn sống trong tương quan với Thiên Chúa, cùng được chia
sẻ với Ngài cái hữu và khả năng sáng tạo.
o (IV/2, 488f): dù sa ngã nhưng con người vẫn là tạo vật của TC. Ngay cả khi người ấy
đau bệnh thì vẫn có đủ các bộ phận cơ thể. Con người sa ngã nhưng vẫn là người,
không bị biến thành quỹ dữ, thú vật hay cây cối. Ngay cả trong khi khổ đau, người
ấy vẫn là người, không bao giờ là nửa-người cả.
- Tuy nhiên, Barth cũng nói thêm rằng không có lối thoát nào cho tội nhân. Người ấy không
thể qua mặt (sidestep) được TC.
o Lối thoát ở đây là thoát khỏi tương quan với TC và thoát khỏi giao ước mà TC đã
thiết lập với con người.
o IV/1, 482f: Tuy nhiên, ân sủng TC vẫn ban xuống trên con người nhưng giờ đây chỉ
là dạng “no-grace”, phẫn nộ, phán xét cho kẻ coi thường giao ước. Con người vẫn là
tạo vật của TC với khả năng và sức mạnh TC đã ban. Điều này cũng có nghĩa là con
người có thể tiếp tục không vâng lời TC và chống lại Ngài.
- Về tự do của con người, Barth cho là con người sa ngã vẫn có thể sử dụng ý chí của mình
để chọn lựa và quyết định. Tuy nhiên, lựa chọn của tội nhân là lựa chọn tự nó (eo ipso) là
không tự do, mà là sự lựa chọn có tính nô lệ. ý chí của tội nhân không phải là ý chí tự do. Ý
chí có tính nô lệ ấy không được xem là có tính tất định (deterministic)
o IV/2, 494: tự do là thứ được ban cho ta nơi ĐKT, không phải là hệ quả của tất định
hay phi tất định. Nó không rõ đến mức khiến chúng ta phải phản đối, trong De
Servo Arbitrio của Luther hay cũng như trong tư tưởng của Zwingli và Calvin. Tức là
không phải là con người bị tước mất ý chí và khả năng quyết định; bởi nếu thế thì
người ta không còn là con người nữa mà chỉ còn là một phần của cỗ máy mà thôi.
Ngay từ đầu chúng ta đã phản đối điều đó. Tự do của con người không giống như
Hercules chọn lựa khi đứng trước ngã tư đường; cũng không phải là người ta không
có khả năng thực hiện sự ràng buộc của ý chí này.
o IV/2, 495: Ai phạm tội thì làm nô lệ cho tội (Ga 8,34)  tội loại trừ tự do và tự do
loại trừ tội.
- IV/2, 497-498: Học thuyết Công giáo La mã thì cho rằng con người có cộng tác vào việc
công chính hóa chính mình (497). Đây là điểm bút chiến chống lại giáo huấn HTCG, nhất là
đối với những định nghĩa của công đồng Tren-tô: điều chính yếu là phải giữ con người
trong sự tự ý thức cân đối không chỉ về ân sủng của TC mà trước hết còn về tội của chính
mình (498).
o cả tội và ân sủng đều được hiểu ở bình diện số lượng và như thế nó có thể so sánh
đối chiếu. GHCG dạy một người có thể tác động để có thể được ân sủng hay gia
tăng ân sủng. Điều này các cộng đồng Cải Cách không thể chấp nhận nên không thể
hiệp nhất với GH chủ trương giáo thuyết như thế. (IV/2, 498).
- Vậy làm thế nào để mô tả cách tích cực về tội nhân? Làm sao chúng ta có thể khám phá
con người sa ngã mà chính vì họ mà ĐGS KT đã hạ mình xuống? tình trạng hư hoại của
người ấy là gì? Chúng ta có thể phản tỉnh điều gì về mẫu gương vâng phục của Con TC?
Barth trả lời bằng 3 phát biểu sau:
o (1)
 Lời này là lời tha thứ thánh thiêng dành cho con người, cho sự băng hoại mà
trong đó con người bị lôi kéo vào và trở thành con nợ của TC. Con người là
con nợ không thể trả. (IV/1, 484: phần mở rộng (486-7) sau đó thì Barth
chống lại Anselm thành Canterbury).
 Trong tương quan với TC giao ước, con người là con nợ luôn thất bại trong
nghĩa vụ tin và vâng phục của mình. Con người tạo những xáo trộn trong
công trình tạo dựng tốt đẹp của TC; cản trở kế hoạch của TC, chống lại ý
muốn của Người; hủy hoại vinh quang TC; trong khi TC tự gắn kết chặt mình
với con người để tránh cho con người khỏi bị tác động xấu bởi sự thất bại
của chính con người. Và con người phải chịu trách nhiệm cho tất cả điều đó;
và như thế con người thực sự mắc nợ.
 Con người thực sự là con nợ không thể trả. Điều đó trở nên rõ ràng khi TC
tha thứ cho con người mà không bị ép buộc. Con người hoàn toàn ở trong
ân sủng của TC. Con người phạm tội chống lại ân sủng ấy và đặt mình dưới
sự trừng phạt của TC và khiến tình yêu của TC bùng nổ, làm ân sủng của TC
trở nên hình thức xa lạ, hình thức của sự phẫn nộ. Nhưng vì con người
không thể loại bỏ lòng thương xót của TC nên con người không thể tái
chuyển nó sang dạng khác. Thế nên chỉ có một điều có giá trị là cầu nguyện
xin ơn tha thứ.
o (2)
 IV/1, 492: ĐKT đã chết hoàn toàn để hòa giải với mọi người vì sự băng hoại
nơi con người là toàn diện, triệt để. Tội lỗi nằm ngay trung tâm, con tim của
con người. Con người là điều người ta làm và người ta làm điều người ta là.
 Nhưng mà vậy thì Barth có phải ủng hộ phe Cải Cách không ? Không hẳn vì
thực ra Barth không quan tâm đến câu hỏi như vậy. Ở đây, Barth còn cho
thấy con người vừa thực sự bị băng hoại hoàn toàn (từ đầu tới chân) bởi tội
nhưng đồng thời cũng chỉ bị hư hoại 1 phần mà thôi (giao ước giữa TC và
con người bị hư hoại – corrupted).
 IV/1, 492f.; cf. m /2, 28-32; IV/2, 487f : Kinh Thánh cho thấy con người sa
ngã bị hư hoại từ đầu tới chân nhưng đồng thời con người vẫn là thụ tạo
của TC với bản chất tốt lành ; con người vẫn ở trong tương quan giao ước
với TC dù con người bất tuân và xứng đáng bị trừng phạt. Con người tồn tại
trong tình trạng như thế.
 IV/l, 493 : chúng ta không thể nói gì về dấu tích hay cốt lõi của điều tốt lành
còn tồn tại nơi con người, ngoại trừ nói về tội lỗi.
 IV/2, 489; cf. 485f.: chúng ta không thể nói về dấu tích của điều tốt lành tồn
tại nơi con người; nhưng nó là bản chất được TC ban và tất định. Nỗi đau
khổ (miseria) của con người chỉ được giới hạn trong lòng thương xót
(misericordia) của TC.
 TV/1,496; cf. IV/2,490f. : tội có tính triệt để, hoàn toàn. Mọi thời khắc, con
người đều sai lầm và là con nợ của TC vì con người là chủ thể của những
hành động đã trở nên cây xấu và không sinh hoa trái tốt lành. Sự kiêu hãnh
của con người có tính triệt để, căn bản nên nó bao trùm mọi lời nói, hành vi
của con người.
 IV /2,491 : tinh thần và thể xác, tâm lý và cảm xúc, … tất cả đều là thụ tạo
tốt lành của TC và sẽ vẫn còn tồn tại. Điều xấu không phải được tạo ra, đặt
để sẵn trong tinh thần và thể xác nhưng được thực hiện là bởi một tâm hồn
lười nhác.
 IV/2,492f : (bàn về tội trọng và tội nhẹ)
o (3)
 IV/1, 591: Trong ĐKT, TC muốn thương xót tất cả mọi người. Như thế, TC đã
ra phán xử con người và mọi người đều là tội nhân. Tính phổ quát của tội
cũng được nhìn đồng thời với tính triệt để, hoàn toàn của nó.
 Toàn bộ thế giới chịu ảnh hưởng bởi tội. Thế giới ấy tự bản chất luôn ở tình
trạng tĩnh đáng sợ và có mối liên hệ chặt chẽ với con người đầu tiên là A-
đam. Con người uyên nguyên đã trở thành tội nhân đầu tiên. A-đam ấy trở
nên mẫu hình cho toàn bộ nhân loại tội lỗi hậu duệ.
 IV/1, 499: Barth thích công thức “peccatum originale” vì với Barth thì tội
nguyên tổ không phải là số phận của tôi hay là căn bệnh di truyền
(peccatum hereditarium); nhưng chỉ là hành động của tôi mà thôi.
 Không phải ngạc nhiên khi thuật từ “tội” được xem xét nghiêm túc và được
giải cấu thì thuật từ “truyền lại” cũng cần được xem xét và giải cấu nghiêm
túc.
 IV/1, 500f.: Tốt nhất là bỏ luôn khái niệm tội nguyên tổ mà chỉ cần nói đến
tội cá nhân đầu tiên mà thôi. Trong sự liên đới với A-đam, mỗi người vì thực
hành hành vi như A-đam, cũng cùng chịu bản án như A-đam vậy.
 Sự liên hệ với A-đam hiểu theo nghĩa A-đam là mẫu gương của mỗi hậu duệ.
 IV/1, 510f: A-đam là mẫu gương đầu tiên đã phạm tội. Những hậu duệ sau
này là những người có ý chí tự do bị hư hoại cũng chọn lựa phạm tội giống
như con người sa ngã đầu tiên là A-đam.
- Đối nghịch với hình ảnh con người đầu tiên sa ngã là A-đam, chúng ta cũng có mẫu người
đầu tiên đại diện cho toàn bộ nhân loại là ĐKT.
14 – Công chính hóa và Thánh hóa
- Sự công chính hóa thuộc về phương diện nội tâm. Barth không phủ nhận khái niệm về sự công
chính hóa của những người theo phái Cải Cách nhưng ông đã đào sâu hơn khái niệm này. Những
gì được tuyên bố thì chính là điều được thực hiện dưới khía cạnh hữu thể học. (IV/1, 95; cf. II/2,
756f.). điều được giải nghĩa dưới khía cạnh hữu thể học sẽ được bàn chi tiết ở chương 17.
- để tuyên bố rằng công chính (just) là thực hành công chính: Barth có nên nói sự công chính hóa
và sự thánh hóa là cùng một thứ không? Sự công chính hóa và sự thánh hóa cần được nhìn trong
sự đa dạng nhưng thống nhất của nó. Cùng trong ĐKT, cái này hiện diện cùng với cái kia ngay 1
trật. Theo Barth thì ta không nên gộp cả 2 công chính hóa và thánh hóa vào 1 từ đơn nhất nhưng
hiểu cả 2 từ này đều được hoàn tất đồng thời trong tổng thể của nó nơi ĐKT. (IV/2,
501f.503.505.).
- Vậy thì tương quan của công chính hóa và thánh hóa như thế nào? Chúng liên kết với nhau
không theo trình tự thời gian nhưng rất tự nhiên: công chính hóa là mục tiêu thứ cấp nhưng đạt
tới trước việc thánh hóa là mục tiêu hàng đầu nhưng lại đạt được như hệ quả. Như thế, cả hai đều
là chính nhưng đều là phụ thuộc. Ân sủng từ ĐKT đều là ân sủng công chính hóa và thánh hóa
(IV/2, 508f.).
- Để phù hợp với định nghĩa về mối quan hệ này, Barth mô tả sự thánh hóa rất chi tiết: (1) là sự
tham gia vào sự thánh thiện của ĐKT, Chúa và các thánh (IV/ 2, 511-533); (2) như một lời kêu gọi
bước theo Ngài, một lời gọi, một mệnh lệnh, một sự ràng buộc, một bước đầu tiên, một sự nghỉ
ngơi (IV/2, 533-553); (3) như một sự thức tỉnh để sám hối, một sự trở về từ giấc ngủ của sự chết,
một sự hoán cải và đổi mới của toàn thể con người, một cuộc chiến đấu và xung đột, tất cả những
điều này là cơ hội được thực thi nhờ ân sủng trong Chúa Giêsu Kitô (IV / 2, 553-584); (4) một lời
tán dương vì công việc được thực thi nhờ ân sủng ĐKT và việc tuân theo mệnh lệnh của Người
(IV/2, 584-598); (5) như việc mang lấy thánh giá của sự bách hại, đau yếu và trong cám dỗ, với sự
hiệp thông với cuộc khổ nạn của ĐKT (IV/2, 598-613)..

-
15 – Chỉ nhờ đức tin
- Barth đồng ý rằng trong tiến trình công chính hóa, vấn đề không nằm ở phía sự công chính của
TC vì rõ ràng đây thực sự là món quà, sự tha thứ mà TC ban tặng nhưng không cho con người;
nhưng Ngài cũng muốn một thứ từ phía con người, đó là lòng tin. Điều đòi hỏi đó được thấy trong
Thánh Kinh. Một điều rõ ràng là lòng tin đó có giá trị là do TC ban cho nó 1 giá trị chứ không phải
nó có giá trị tự thân (IV/l, 615).
- chúng ta chỉ nhờ vào đức tin mới có thể nhận biết một người được công chính hóa là thực tại
thực sự chứ không phải là một ý tưởng, ảo giác hay mầu nhiệm nào đó. (IV/1, 608-614).
- Đức tin là sự ý thức, thừa nhận, và đón nhận bản án của TC dành cho con người. đức tin ấy được
nhận thấy nơi con người khiêm tốn nhìn nhận bản án mà TC dành cho mình và ghê tởm sự kiêu
ngạo nơi chính mình. Không phải người ấy hết là người kiêu ngạo nhưng người ấy biết và ghê tởm
sự kiêu ngạo nơi chính người ấy. Đức tin đó không phải là sự khiêm nhường cá nhân hay sự khiêm
nhường bị ép buộc. Đức tin đúng hơn là sự tự nguyện vâng phục. Đó có thể coi là một sự tuyệt
vọng đầy tin tưởng (IV/1, 614-621).
- Đức tin đang nói ở đây là đức tin “công chính hóa” mà trung tâm điểm của nó là sự liên kết của
nó với sự công chính hóa.
- Đối với đức tin nói chung, xem đức tin và Lời Chúa (I/1, 260-283); đức tin như sự hiểu biết về
Thiên Chúa (I1/1, 3-254); niềm tin vào Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa (III/1, 3-41); đức tin và sự quan
phòng (III/3, 246-253); đức tin và Giáo hội (IV/1, 650-660).
- Đối với Barth, sự công chính hóa duy nhờ đức tin có nghĩa là gì? Điều đó có nghĩa là đức tin đối
lập với mọi công trạng (works). Hai tuyên bố: (1) không có công trạng nào của con người (thậm chí
ngay cả đức tin) được coi là công chính của con người; (2) người tin là người được TC công chính
hóa. Cái tuyên bố thứ 2 giả định cả cái thứ nhất rồi. (IV/1, 621).
- (IV/1, 621): không có công trạng nào, dù cho là điều luật đòi buộc người ta khiến người ta thấy
mình là tốt hay công chính. đó tuyên bố của thánh Phaolo và của nhóm cải cách. Công trạng ở đây
đối với Barth là suy nghĩ, lời nói và hành động của một tội nhân. Đức tin xét như một sự khiêm
nhường vâng phục thì chối bỏ mọi năng lực hay giá trị của bất kỳ việc gì mình làm.
- (I/1, 280-283; IV/1, 629-633): Lý do sâu xa nhất của việc công chính duy đức tin chính là ĐKT,
Đấng được công chính hóa và là Đấng công chính. Đức tin là tin vào Ngài. Đức tin ấy được công
chính hóa trong mức độ mà nó nhận ra sự công chính đến từ ĐKT như là tuyến bố của TC; và trong
mức độ nó chờ đợi mọi thứ ân sủng từ ĐKT mà không có gì từ chính nó cả.
- Điều này không có nghĩa là nhờ đức tin tự thân mà con người tự công chính hóa mình.
- Barth biết rằng Phaolo hiểu và trân trọng, không phủ nhận những công việc (works) của những
người Do Thái thực hành theo luật cựu ước. Barth cũng hiểu điểm yếu đó của nhóm Cải Cách ở
đoạn (IV/1, 622f.) sau đây: có nhiều điều để nói về GHCG và thần học CG hơn là những gì Luther
đã nói; dù sao chúng ta cũng không cần ràng buộc chính mình vào những gì họ nói.
comment: như thế, nếu hiểu theo Tin Lành, vì tôi tin nên tôi làm và điều tôi làm đó là nhờ ân sủng
Chúa ban nên tôi phải cám ơn Chúa. Đối lại, Công giáo hiểu việc làm tốt có một giá trị trước mặt
Chúa. Lối hiểu này cần được hiểu trong bối cảnh sự cộng tác của con người với ân sủng Chúa chứ
không thể hiểu theo nghĩa là mọi việc tốt đó là do duy con người làm được (lối hiểu đó là theo
Pêlagio và có nguy cơ lan rộng trong giáo hội hôm nay).
32- Soli Deo Gloria – Duy Vinh Quang TC
- Ở cuối chương 29 đã nói, nếu sự công chính là phán quyết của TC dành cho cái chết và sự phục
sinh của ĐKT thì không hề có sự cộng tác nào của con người. Sự công chính là công trình của riêng
mình TC trong ĐKT mà thôi. Duy một mình TC làm người là ĐKT mới là Đấng Cứu độ. Nhờ duy một
mình ĐKT, con người mới được cứu độ. Ở điểm “cộng tác” này, K. Barth đã hiểu lầm ý của CĐ
Trento. CĐ Trento không hề muốn nói “sự cộng tác” này ở bình diện khách quan của công trình
cứu độ (x.D 794), cho bằng ở góc độ chủ quan trong tiến trình cứu độ (D.795, 797).
- Sự “chủ quan” trong công trình cứu độ được hiểu thế nào? CĐ khởi đi từ việc tội nhân không thể
có khả năng tự công chính hóa (D.811-3). Tuy nhiên, nhờ ân sủng của TC, con người trở nên năng
động
Hans Urs Von Balthasar, The Theology of Karl Barth, Ignatius Press, 1992,
Part II – 4.5 (Sin)
- Sin as “impossible possibility”
- Tội là mâu thuẫn tự nội tại bản chất của thụ tạo vốn tạo ra khoảng cách giữa thụ tạo với
TC. Tuy nhiên, mầu nhiệm ĐKT, TC cứu chuộc con người đã bao trùm trên sự mâu thuẫn
ấy.
o There is no Fall from God in Adam and no judgment of death that does not have its
origin at the point where man, already reconciled to God in Christ, has been
promised life. . . . Dialectics is the movement of the second moment against the
first, the turning or reorientation of the first to the second, the victory of the
second over the first. (The Epistle to the Romans
- Tội hủy hoại bản tính con người cách hoàn toàn và chỉ trong ĐKT, một sự phục sinh mới
hoàn toàn cho con người được thực hiện.
- Con người tội lỗi không thể nào thoát khỏi tình trạng tồi tệ của mình mà chỉ có thể thoát
được nhờ vào tình thương ân sủng của TC. Trong ĐKT, không hề có sự chống đối TC mà chỉ
có sự vâng phục tuyệt đối. Nhờ đó, trong ĐKT, có sự giao hòa giữa con người với TC.
- Chỉ trong ĐKT thì một người mới được hòa giải với TC. Dù cho người ấy nói mình là anh em
của ĐKT mà chống lại TC thì người ấy tự mâu thuẫn với chính mình và chuốc lấy hình phạt.
Part III – 4. (grace and sin theo Catholic)
- Ân sủng là sự tự tỏ lộ chính mình của TC cho con người. TC không thể thông ban chân lý
mà không để con người tiếp cận đến chính Người.
- Việc TC thông ban chính mình cho con người là một biến cố đã thực sự xảy ra và làm biến
đổi bản thể của con người. Bởi lẽ nếu không, TC vẫn luôn ở trên cao và con người sa ngã
vẫn mãi luôn nằm sâu dưới vực thẳm của thế giới tội lỗi.
- Tuy nhiên, tín lý GHCG dạy con người cũng cần chuẩn bị mới có thể đón nhận được ân
sủng của TC.
- …
Part III và IV về tư tưởng của K. Barth (websites)
- Nền tảng của thần học phải được tìm thấy ở chỗ (loci) bền vững hơn là nơi con người thụ
tạo. Nó luôn có 2 mặt: devine và creaturely; tức là luôn nằm trong tương quan giữa sự
thánh thiêng và thụ tạo. Điều đó chỉ có thể tìm được nơi ĐKT, Thiên Chúa thật và là người
thật.
- Nói về học thuyết của Barth, mọi thứ đều liên hệ đến ĐKT. Một số thuật ngữ sau cũng cần
được chú ý: mặc khải, tuyển chọn, sáng tạo và hòa giải.
- Mặc khải:
o Chính là ĐKT
o Không phải là việc TC tỏ mình qua tự nhiên
o Không phải là kinh nghiệm chủ quan của con người
o Thậm chí không phải là Thánh Kinh
o Ta vẫn có thể phân loại 3 hình thức của Lời Chúa: (1) mặc khải uyên nguyên là ĐKT,
còn (2) Kinh Thánh chỉ là mặc khải thứ cấp; và (3) Lời Chúa còn nói cho riêng mỗi
người, mặc khải trong ĐKT.  Kinh Thánh không chỉ là mặc khải mà còn chỉ đến sự
mặc khải của TC trong ĐKT. Kinh Thánh không phải là mặc khải bất khả sai lạc của
TC nhưng là minh chứng cho ĐKT, mặc khải không bao giờ sai lạc của TC.
- Tuyển chọn (election)
o McCormack nói rằng với Barth thì hành động tuyển chọn của Thiên Chúa đi trước
và cấu thành nên Ngài như là Một vị TC Ba Ngôi.
o K. Barth có chiều hướng theo thuyết tiền định, giống dạng căn bản chống người
Viking thời công đồng Calcedonia. Trong đó, một số người được TC tiền định chọn
và cứu. Ở đây là ĐKT, Đấng vừa là TC tuyển chọn, vừa là người được tuyển chọn.
o Trong ĐKT, tất cả mọi người được chọn.
o Hai khía cạnh: chịu sỉ nhục và được tôn vinh là 2 giai đoạn ứng với thời gian con
người sa ngã và giai đoạn sau là được cứu nhờ ĐKT.
- Sáng tạo
o Barth phân biệt ra thành: Tạo hóa, thụ tạo và hành động sáng tạo
o Với Barth, CKT là chủ thể (thiên tính), đối tượng (nhân tính) và cũng là hành động
sáng tạo (sự nối kết).
- Hòa giải
o John Murray phân chia sự hòa giải này thành 2 phần: hoàn tất (điều ĐKT đã trải qua
trong lịch sử) và ứng dụng (công trình của ĐKT tác động trên tôi bởi CTT).
o Thần học nhóm Cải Cách truyền thống thì cho đó đều là công trình của TC và ĐKT
hoàn tất cuộc vượt qua và phục sinh để ban ơn cứu độ 1 lần là đủ và áp dụng ơn
cứu độ cho hết thảy mọi người, bất kể trước hay sau ĐKT lịch sử.
o Với Barth, ĐKT vừa là Đấng Cứu Chuộc, vừa là người được cứu chuộc.
- Với Barth, mọi thần học đều quy về Ki-tô học.
- Thời gian và vĩnh cửu, Thiên Chúa và tạo vật đều được diễn tả trong hành động siêu
nghiệm. hành động được thực hiện trong thời gian siêu nghiệm được gọi là “thời gian của
TC dành cho chúng ta”. Đó không phải là thời gian của chúng ta, cũng không phải là vĩnh
cửu.
- ĐKT là siêu vượt trên thời gian
Karl Barth là một thí dụ tiêu biểu cho lập trường này, ông đã giản lược nhân học vào Kitô học. Theo
ông, nhân học không khác với Kitô học bởi lẽ những gì đích thực là con người thì chúng ta biết được nơi
Đức Kitô, con người đúng nghĩa, con người theo như Thiên Chúa đã muốn và đã dựng nên. Bởi vậy, tìm
hiểu Đức Kitô cũng có nghĩa là chúng ta đang xây dựng khoa nhân học đích thực, đối với những gì chúng ta
biết được về con người ngoài Đức Kitô thì đó chỉ là con người hình bóng, không có giá trị gì. Lập trường của
K.Barth có tích cực là đề cao vai trò của Đức Kitô trên vũ trụ và nhất là con người. Tuy nhiên cũng có những
nguy cơ gắn liền với một lập trường như thế. Thực tế cho thấy, trước khi biết Đức Kitô thì người ta đã biết
điều gì đó về con người rồi bằng chính kinh nghiệm của mình, bằng những suy tư triết học. K.Barth đã loại
trừ tất cả những tri thức ấy thay vì hội nhập chúng vào trong sự nhận thức mà Đức Kitô đem lại. Nói chung,
lập trường của Barth không tôn trọng tính hiện thực và sự tự lập tương đối của thụ tạo (sự tự lập của các
thụ tạo – chúng có thể đứng trên đôi chân của mình, vật nào chiếm sự hữu cho riêng nó thì hiện hữu) hay
bình diện “tự nhiên”. Thực ra, ân sủng không phá đổ hay nuốt chửng tự nhiên, nhưng kiện toàn nó, cả khi
bản tính tự nhiên hiệu hữu là do ân sủng (ân sủng bất thụ tạo) và hướng đến ân sủng (ân sủng siêu nhiên)
đi nữa thì cái trật tự của thế giới tạo thành này cũng không dẫn xuất từ mặc khải hay ân sủng (ân sủng
không làm nên bản chất của các thụ tạo). Ađam tiên khởi có một bản tính được xác định dù rằng Ađam thứ
hai là nền tảng và cùng đích của bản tính ấy (Đức Kitô đến để cho thấy đâu là mức độ thành toàn cao nhất
mà bản tính ấy có thể vươn đến). [K.Barth: “Tội lỗi là điều có thật trong thực tế nhưng lại là cái bất khả xét
theo quan điểm hữu thể học – tội lỗi chỉ xuất phát đối với con người đích thực, mà Đức Kitô là con người
đích thực, mà Đức Kitô không có bóng dáng tội lỗi, nên tội lỗi không có nơi những con người hình bóng].
 Paul O’Callaghan - Children of God in the World_ An Introduction to Theological Anthropology (2016, The
Catholic University of America Press)

Barth, K., 74–76, 79, 93, 95–96, 98, 106, 219, 221, 223,
265–67, 275, 294, 310, 398, 425, 436–37, 532–33, 569

You might also like