You are on page 1of 5

CON NGƯỜI ĐƯỢC MỜI GỌI

ĐI VÀO CON ĐƯỜNG BÁT PHÚC

“Thần khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu


tấn phong tôi,

để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn.” (Lc


4, 18-19)

Trong toàn bộ sách Tân ước, điều đập vào mắt


người đọc là Tin Mừng Chúa Giêsu loan báo : Thiên
Chúa là Cha. Thiên Chúa yêu thương chúng ta và ban ơn
cứu rỗi cho chúng ta qua Con của Người là Đức Giêsu
Kitô.

Thư thứ nhất của thánh Gioan triển khai tin mừng
tình yêu : “Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta
được biểu lộ như thế này : Thiên Chúa đã sai Con Một
đến thế gian để nhờ Con Một của Người mà chúng ta
được sống. Tình yêu cốt ở điều này : không phải chúng
ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Ngài đã yêu
thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ
đền tội cho chúng ta. Anh em thân mến, nếu Thiên Chúa
đã yêu thương chúng ta như thế, chúng ta cũng phải yêu
thương nhau. ” (1 Ga 4, 9-11)

Sách có thể ảnh hưởng đến cách cư xử và đời


sống của con người. Khám phá Đức Giêsu và Tin Mừng
của Ngài là khám phá ra rằng Chúa Giêu su biến đổi
chúng ta và kêu mời chúng ta thay đổi thái độ. Tin vào
Đức Giêsu là khám phá ra rằng mình được yêu, được
cứu thoát và được mời gọi bước vào con đường phục vụ,
yêu thương và vâng lời theo gương của Ngài.
Luân lý Kitô giáo là một cuộc sống trong Chúa
Kitô, bước đi theo Ngài. Nhờ ơn sủng của Ngài, sống các
đòi hỏi của Nước Trời, chủ yếu và duy nhất là luật yêu
thương. “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh
em hãy thương yêu nhau như Thầy đã yêu thương anh
em. Ở diểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn
đệ của Thầy : là anh em có lòng yêu thương nhau.” (Ga
14, 34-35)

Phúc âm là vương quốc tình yêu. Phải yêu vì


chúng ta được Chúa Cha yêu một cách nhưng không qua
Đức Giêsu Kitô. Chúng ta phải yêu thương nhau, không
loại trừ ai kể cả kẻ thù. Một đòi hỏi áp đặt trên chúng ta vì
Đức Giêsu Kitô đã hoàn thành đòi hỏi đó và làm cho
chúng ta đến lượt mình cũng hoàn thành nó trong sự
hiệp thân với Ngài. Ngài ban cho chúng ta sức mạnh cứu
rỗi và quyền năng phục sinh.

Vậy, luân lý Kitô giáo là hiểu và qui chiếu về một


con người, con người cụ thể là Đức Giêsu Kitô, người đã
sống kiếp người và đi đến tận cùng sứ vụ yêu thương,
người đã chết và đã sống lại, người đang sống hôm nay
và mãi mãi, người yêu chúng ta và cứu chúng ta, biến đổi
chúng ta.

Điều Đức Kitô nói với chúng ta liên quan đến khía
cạnh luân lý trước hết không nằm ở việc được làm hay
không được làm (theo nghĩa cấm đoán – Mt 19, 3- ; 22,
17-18). Ngài đề nghị một lý tưởng tích cực, không phải là
một cách hành xử đóng khung có sẵn với những chỉ dẫn
theo sát mặt chữ. Chúa Giêsu trao ban một tinh thần.
Ngài ban thần khí của Ngài làm cho chúng ta bước vào
một đời sống mới. Ngài mời gọi ta bước vào tình yêu,
vào hạnh phúc. Tin Mừng vượt qua sự cứng ngắt của lề
luật để đưa ta vào bổn phận sáng tạo và yêu thương con
người.

Thiên Chúa mời gọi mỗi người chúng ta. Chỉ có lời
mời gọi của Chúa mới có thể định nghĩa và quyết định
phải sống quy chiếu về con người Đức Giêsu. Người Kitô
hữu chấp nhận đặt Đức Kitô làm trung tâm đời mình, đi
theo Đức Kitô và hội nhập vào cộng đoàn của Ngài. Đây
là lời mời gọi đích thực có một cuộc sống mới hoà hợp
với cuộc sống và sứ điệp của Chúa Giêsu.

Mời gọi bước vào hạnh phúc . Lời mời gọi rất đòi
hỏi nhưng không võ đoán (dựa vào ý chủ quan, không
căn cứ) . Đòi hỏi đó là cả một quá trình khám phá và
chấp nhận. Luật luân lý luôn là luật tăng trưởng của con
người đến chân lý, cái đó chỉ có thể tìm thấy trong sự
hiệp thông với Thiên Chúa.

Con đường đề nghị cho con người, chúng ta tìm


thấy trong bài giảng trên núi, con đường bát phúc. Trong
bài giảng này, nó xuất hiện tận căn. Bát phúc chỉ ra một
tinh thần và một định hướng. Bát phúc không phải là một
bộ luật theo sát mặt chữ.

Có thể xem các mối phúc như một lời giới thiệu luân
lý về Kitô giáo, luân lý của hạnh phúc vì ước muốn của
Thiên Chúa là con người được hạnh phúc (Đnl 4, 1 ; 30,
15-20). Các mối phúc hướng đến sự triển nở chiều sâu.

Các mối phúc vừa là lời hứa vừa là con đường (Mt 5,
3-11 ; Lc 6, 20-23)

- Một lời hứa thành sự ngay hôm nay. Công bố hạnh


phúc chứ không chỉ hứa hạnh phúc. Hạnh phúc của con
người trước hết không phải là kết quả của nổ lực của bản
thân mà là đón nhận món quà của Thiên Chúa ban cho
mọi người. Luân lý Kitô giáo trước tiên là đáp lại tình yêu
nhưng không này.

- Một con đường do toàn bộ thái độ của con tim vạch


ra : nghèo trong lòng, đơn sơ, tín thác ; và một tổng thể
cách ứng xử với người khác : nhân hậu, ý muốn hoà
bình, ngay trong những tình huống khó khăn như bị thử
thách hay bị bách hại.

Vậy các mối phúc cũng giới thiệu một luân lý của
hạnh phúc. Không cần có những dấu chỉ chính xác biểu
lộ một nổ lực luân lý của bản thân. Các mối phúc đề nghị
một ân huệ nhưng không (vô điều kiện) của Thiên Chúa,
một đời sống hiệp thông với Ngài, một đời sống mà
người Kitô hữu tiếp nhận và sống từng ngày điều răn kép
về tình yêu Thiên Chúa và tha nhân. Các mối phúc không
nói về một thành tích để thực hiện mà chỉ nói về một tinh
thần soi dẫn đời sống.

CÂU HỎI BÀI SỐ 2

1. Chúa Giêsu có một thái độ rõ ràng đối với


luật của người Do Thái. Bạn đọc những
đoạn Tin Mừng sau đây và cho biết cách
tổng quát về thái độ của Chúa Giêsu đối với
luật Do Thái như thế nào ?

Mt 5, 17 …

Mt 8, 4

Mt 23, 2 …
Mc 12, 28-34

Mc 2, 21-22

Trong đời sống cụ thể, với tư  cách cá nhân, bạn có nghĩ
rằng, Đức Giêsu đòi hỏi bạn quá sức qua các mối phúc
không, nhất là những đòi buộc về điều răn yêu thương ?

You might also like