You are on page 1of 3

Đề: Trình bày linh đạo của Thánh Têrêsa Avila

Đời sống người Kitô hữu được sánh ví như một hành trình tiến về quê trời, sự sống
nơi trần thế này chỉ là quán trọ, xong mỗi người phải liên lỉ đấu tranh với những tham, sân,
si của kiếp người để tìm cho mình con đường nên thánh. Vì thất bại lớn nhất của đời người
là không nên thánh. Trong ý hướng này, xin được nêu lên gương của Thánh Nữ Têrêra
Avila như một mẫu gương giúp chúng trên hành trình theo Chúa, từ đó có những quyết tâm
cho đời sống kitô hữu của mình.
“Thánh Têrêsa Avila chào đời ngày 18 tháng 3 năm 1515 trong một gia đình quí
tộc, tại La Moneda gần Avila, với tên gọi là Teresa Sanchez de Cepeda y Ahumada. Thân
phụ của Têrêsa là ông Alonso Sanchez de Cepeda, một người đạo đức và thích đọc sách,
nhất là sách đạo đức. Thân mẫu là bà Beatriz d’Avila Y Ahumada, một phụ nữ nhân đức,
đoan trang, tiết hạnh. Sự khác biệt của cha mẹ đã tạo nên một Têrêsa vừa khát khao sự
thánh thiện vừa muốn sống sự đài các của một tiểu thư lãng mạn. Khi Thánh Têrêsa Avila
được 13 tuổi, Thân mẫu qua đời, thân phụ đã gửi Ngài vào một trường nội trú do các nữ tu
dòng thánh Augustinô điều khiển. Vào sống nội trú trong tu viện theo ý của người cha,
Têrêsa không hề nghĩ sẽ trở thành nữ tu. Ngài chỉ mong sớm hết năm để trở lại với cuộc
sống vốn thuộc về mình. Tuy nhiên, tiếng Chúa mời gọi tha thiết, mãnh liệt, khiến Ngài
không cưỡng lại được. Sau một thời gian giằng co chiến đấu, Têrêsa đã hiến mình cho Chúa
trở thành nữ tu dòng kín Cát Minh, khi Ngài 21 tuổi”.1
Công nương lộng lẫy Têrêsa Ahumađa Cepeda đã trở thành một Têrêsa Giêsu, nồng nàn tận
hiến để thực hiện công việc của Chúa. Từ giờ phút ấy, cuộc đời Ngài không còn là của
mình nữa, nhưng là của Chúa Giêsu ở trong Ngài . Chúa Giêsu ngày càng hiện diện sống
động, mạnh mẽ trong đời Ngài , đến nỗi Ngài tiếp tục nghĩ đến Chúa cả trong giấc ngủ.
Trước bao ân sủng tuôn đổ như thác xuống tâm hồn, con tim Têrêsa ngày càng gắn bó với
con tim của Chúa Giêsu, Người Bạn Tình, đến độ Ngài không còn tìm kiếm gì khác ngoài
“danh giá” và “quyền lợi” của Người Bạn ấy.
Một trong những Tác phẩm thần bí nổi tiếng nhất của Têrêsa là “Lâu Đài Nội Tâm”. Ngài
viết tác phẩm này vào năm 1577 khi vẫn còn trẻ. Thánh Nữ sử dụng văn phong sống động
và hình ảnh về một Lâu đài Nội tâm với bảy “tầng”, mỗi tầng gồm nhiều phòng để truyền
đạt những chân lý sâu sắc về đời sống cầu nguyện và đời sống thiêng liêng. Thánh Têrêsa
mời gọi tất cả các chị em của mình và những người khác đi qua từng chặng đường của tiến
trình thiêng liêng này bằng cách mở lòng đón nhận công việc của Chúa Thánh Thần một
cách trọn vẹn hơn. Têrêsa quan tâm đến cấu trúc của một lâu đài với bảy căn phòng như
hình ảnh của nội tâm con người. Đồng thời, Ngài đưa ra biểu tượng về sự lột xác của con
tằm chuyển biến thành con bướm, nhằm nhấn mạnh sự chuyển biến từ tự nhiên đến siêu
nhiên.

1
X. ĐGH Bênêdictô XVI, 36 Thánh Tiến Sĩ (Tp. HCM: Nxb Phương Đông, 2017), tr. 377-389.
Xin được tóm tắt đời sống tâm linh sâu sắc và nổi bật của Thánh Têrêsa trong mấy điểm
trọng yếu sau:
Thứ nhất, Thánh Têrêsa nói đến các nhân đức Tin Mừng như là nền tảng cho mọi Kitô hữu
và cho đời sống con người, cụ thể là thái độ từ bỏ chiếm hữu, khó nghèo Tin Mừng và điều
này liên hệ đến tất cả chúng ta; rồi đến đức ái dành cho tha nhân như một yếu tố quan trọng
của đời sống cộng đoàn và đời sống xã hội; tiếp đó, đức khiêm nhường tựa như tình yêu
dành cho chân lý; đức kiên nhẫn như hoa trái của lòng can đảm Kitô giáo; đức cậy, điều mà
Thánh Nhân miêu tả là niềm khát khao nguồn nước hằng sống. Chúng ta cũng không quên
những đức tính nhân bản mà Thánh Nữ chỉ dạy: thái độ nhã nhặn, thành thật, khiêm hạ, lịch
sự, luôn niềm nở và cư xử có văn hoá.
Thứ hai, Thánh Têrêsa cho thấy một sự hòa hợp thẳm sâu với những nhân vật vĩ đại trong
Kinh Thánh và niềm khát khao lắng nghe Lời Chúa. Trên tất cả, Thánh Nữ cảm nhận một sự
tương đồng, gần gũi nào đó với vị hôn thê trong sách Diễm Ca, với Thánh Phaolô Tông đồ,
cũng như với Đức Giêsu trong Cuộc Khổ Nạn và với Đức Giêsu trong Nhiệm Tích Thánh
Thể. Thế rồi, Thánh Nhân nhấn mạnh việc cầu nguyện quan trọng đến mức nào. Ngài nói:
“Cầu nguyện có nghĩa là sống tình bằng hữu, thường xuyên chuyện trò thân mật với Thiên
Chúa, Đấng chúng ta nhận biết và rất mực yêu thương chúng ta” (Vida 8,5). Quan niệm của
Thánh Têrêsa tương đồng với câu định nghĩa của Thánh Tôma Aquinô về đức mến, là
“amicitia quaedam hominis ad Deum,” tình bằng hữu giữa con người với Thiên Chúa, Đấng
chủ động đi bước trước, trở nên bạn hữu của con người; tình bằng hữu giữa con người với
Thiên Chúa luôn khởi đi từ phía Thiên Chúa, Đấng là nguyên uỷ vạn vật.2
Một chủ đề khác nữa mà Thánh Têrêsa nói đến là vai trò quan trọng của nhân tính Đức Kitô.
Thực vậy, đối với Têrêsa, đời sống Kitô hữu chính là mối tương quan cá vị với Đức Giêsu
vốn đạt đến cực điểm trong sự kết hiệp với Người nhờ ân sủng, lòng mến và hoàn toàn bắt
chước Người. Vì tầm quan trọng của nhân tính Đức Kitô, Thánh Nhân hằng suy niệm về
Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô gắn liền với bí tích Thánh Thể như là sự hiện diện của Đức
Kitô trong Giáo Hội đối với đời sống của mọi tín hữu, và như là trung tâm điểm của Phụng
vụ. Thánh Têrêsa dành trọn tình yêu tuyệt đối cho Giáo Hội: trình bày một “Cảm thức Giáo
Hội” rất sống động, mặc dầu Thánh Nhân đứng trước sự chia rẽ và mâu thuẫn rất lớn bên
trong Giáo Hội vào thời đại của Ngài.
Một khía cạnh thiết yếu sau cùng về giáo huấn của Thánh Têrêsa điều mà tôi muốn nhấn
mạnh là sự trọn lành, như toàn bộ khát vọng và cùng đích của đời sống Kitô hữu. Thánh
nhân có một ý niệm rất rõ ràng về sự trọn hảo của Đức Kitô, được thực hiện qua các Kitô
hữu. Kết thúc của hành trình Lâu Đài Nội Tâm, trong “căn phòng” cuối cùng, Têrêsa mô tả
về sự trọn hảo này, đạt đến việc cư ngụ của Chúa Ba Ngôi, trong sự hợp nhất với Đức Kitô,
qua mầu nhiệm Nhân Tính của Người.
Thánh Têrêsa Giêsu là một thầy dạy thực thụ của đời sống Kitô hữu cho mọi người
qua mọi thời. Trong xã hội chúng ta, nhiều nơi thường thiếu vắng những giá trị tâm linh,
Thánh Têrêsa dạy chúng ta hãy trở thành những chứng nhân bất khuất của Thiên Chúa, về
2
Summa Theologiae II-II, 23, 1.
sự hiện diện và hành động của Người. Thánh Nhân dạy chúng ta hãy thực sự khát khao
hướng về Thiên Chúa, Đấng hiện hữu nơi sâu thẳm trong tâm hồn, lòng khát khao này giúp
chúng ta nhìn ngắm Thiên Chúa, tìm kiếm Thiên Chúa, đi vào cuộc trò chuyện với Người và
trở nên bạn hữu của Người. Đây là tình bằng hữu mà tất cả chúng ta cần đến, điều mà chúng
ta phải kiếm tìm lại mỗi ngày không ngơi nghỉ. Cầu mong cho gương sáng của thánh
Têrêsa, sự chiêm niệm thâm sâu và hoạt động có hiệu quả của thánh nhân, khích lệ chúng ta
mỗi ngày biết dành ra một khoảng thời gian thích hợp để cầu nguyện, rộng mở tâm hồn cho
Thiên Chúa, kiếm tìm Thiên Chúa, nhận biết Thiên Chúa, khám phá tình bằng hữu của
Thiên Chúa và đạt được sự sống đích thực. Vì thế, thời gian dành để cầu nguyện không phải
là khoảng thời gian vô bổ, đó chính là khoảng thời gian cho con đường sự sống mở ra; con
đường mở ra để học biết từ nơi Thiên Chúa một tình yêu mãnh liệt dành cho Người, dành
cho Giáo Hội và quyết lòng thực thi đức ái với tha nhân.

You might also like