You are on page 1of 6

Từ những ngày đầu tiên chập chững bước chân vào nhà Đệ tử, rồi trở thành tập

sinh, đặc biệt khi đã khấn dòng, trở thành tu sĩ, chúng ta không còn thuộc về
mình, nhưng đã hoàn toàn thuộc về một Hội Dòng. Hội Dòng của chúng ta là
Hội Dòng ….. Công Đồng Vatican II đã định nghĩa tu sĩ như những người tự
nguyện bước theo Đức Kitô, cố gắng tiếp nối nếp sống và sứ vụ của Người.
Trình thuật Tin Mừng thường dùng từ ngữ “ hãy theo thầy”, để diễn tả việc Đức
Kitô mời gọi các tông đồ. Kiểu nói này một đàng nói lên sự ưu ái đặc biệt của
Đức Kitô đối với người được mời gọi, mặt khác nói lên tính dứt khoát và quyết
liệt của người bước theo Chúa. Nhờ Hội Dòng người tu sĩ bước theo Chúa Kitô
vì Nước Trời và cho anh chị em. Tuy nhiên, họ chỉ thực hiện được nhiệm vụ cao
đẹp ấy trong và qua Hội Dòng mà họ đã gia nhập.

Vì thế, phải yêu mến Hội Dòng của mình là đòi hỏi tất yếu của đời tu. Vậy
chúng ta phải làm gì để thực hiện tình yêu đó.

Bao lâu còn là tu sĩ chúng ta còn đang đi tìm Chúa. Mỗi người, mỗi lứa tuổi có
cách thế tìm gặp Ngài khác nhau. Khi còn trẻ, chúng ta tìm đến đời sống tu với
những háo hức của tuổi trẻ. Với năm tháng thời gian, những nhiệt tình ban đầu
đó có thể phai nhạt dần. Khi gặp những nỗi buồn, chúng ta có thể chùn bước.
Khi gặp những nghịch cảnh, chúng ta lại tính toán hơn thiệt. Đó là những lúc
người tu sĩ gặp cơn cám dỗ “trả giá” trong đời tu, như các tông đồ ngày xưa đã
đặt vấn đề với Chúa: “Theo Thầy, chúng con được cái gì đây?” Cách thế khác
nhau, thành công và thử thách khác nhau, nhưng đều là đi theo Chúa. Lời Ngài
hỏi Anrê, Gioan bên bờ sông Giodan hay Mađalêna buổi sáng hôm Phục Sinh
luôn là lời cật vấn chúng ta.

Bây giờ, có người trong chúng ta đã nhiều năm tháng trong Hội Dòng, Chúng ta
cũng có nhiều kinh nghiệm về đường đời có trăm ngàn lối rẽ, đường tu cũng có
những khúc quanh. Không thể đi tìm Chúa, theo Chúa trong đời sống tu một
cách chung chung, mà phải là đi trong linh đạo của một Hội Dòng, phải là sống
ơn gọi trong một Hội Dòng .

Như thế, Hội Dòng rất cần thiết với chúng ta, những người theo Chúa trong ơn
gọi tu trì… Giáo luật số 573,2 nói rõ: “Các tín hữu được tự do chấp nhận lối
sống ấy! Trong các Hội Dòng sống đời thánh hiến đã được thẩm quyền Giáo
Hội thiết lập theo giáo luật.”
Nơi đó, chúng ta tìm thấy con đường gặp Chúa. Hội Dòng trở thành mái ấm gia
đình cho đời chúng ta và là Đất Hứa chúng ta sống đến trọn đời.

2/ Yêu mến Hội Dòng là tâm tình phải có của người tu sĩ .

Hội Dòng cần thiết cho ơn gọi của tu sĩ nên thái độ chúng ta phải có là yêu mến
Hội Dòng.

Ngay từ khi còn trẻ, chúng ta tìm đến cửa nhà Dòng với nỗi khát khao trong tâm
hồn, nhưng để làm gì?
Có phải vì chúng ta đã gặp một tu sĩ, rồi ngưỡng mộ và muốn trở thành một nữ
tu? Có phải vì chúng ta muốn lánh xa trần thế? Hay vì muốn tìm ý nghĩa của
cuộc sống? Chính mỗi người phải đối diện với vấn đề và tự tìm lời giải đáp cho
mình. Những lý do đưa chúng ta vào Dòng lúc ban đầu không hẳn là vì chúng ta
yêu mến, nhưng có thể vì những lý do khác nữa. Nhưng những lý do khiến
chúng ta ở lại trong Dòng cho đến hôm nay chắc chắn phải do một động lực duy
nhất là TÌNH YÊU.
Hầu hết chúng ta ở lại cho đến cùng, vì giống như Maria trong khu vườn buổi
sáng hôm Phục Sinh, tình yêu thúc đẩy cô tới. Chúng ta đi tìm Chúa. Ơn gọi là
một câu chuyện về nỗi khát khao kiếm tìm và chúng ta còn ở lại trong nhà tu là
vì chúng ta đã “cắn câu” Tình Yêu.
Có người đã ví: “ Vì tình yêu tương tự như lưỡi câu của người ngư phủ. Ông ta
không thể bắt được cá nếu cá không cắn câu. Khi con người móc vào lưỡi câu
ấy thì bị “chộp” nhanh đến nỗi tay chân, mắt mũi, miệng lưỡi, trái tim và tất cả
những gì của con người đó đều chỉ thuộc về một mình Thiên Chúa.”
Thuộc về ai là phải yêu người ấy, thì sự lệ thuộc đó mới trọn vẹn. Thuộc về Hội
Dòng là phải yêu mến Hội Dòng và Hội Dòng sẽ chi phối toàn thể con người
của chúng ta. Vì thế, khi sống đời tu, người tu sĩ bị Hội Dòng chiếm lĩnh: Hình
ảnh của Hội Dòng luôn có trong trí chúng ta, công việc Hội Dòng trong xương
thịt chúng ta, sức sống Hội Dòng trong lòng chúng ta. Vì thế, muốn hay không,
chúng ta đã bị ràng buộc vào Hội Dòng, cuộc đời chúng ta gắn liền với những
sự kiện tinh thần và vật chất của Hội Dòng.
Như thế trong cuộc đời tu sĩ “Tình yêu bao trùm con người đến nỗi họ không
còn thuộc về mình nữa, nhưng thuộc về Đức Kitô”(x. 1Cr 6,19).
Khi sống đời phục vụ nếu không được nung nấu bằng một tình yêu say mê đối
với nơi mình hoạt động, công việc của chúng ta sẽ chỉ là những chuỗi ngày cằn
cỗi. Có tình yêu với Hội Dòng chúng ta mới cảm thông được lo âu của những
người có trách nhiệm và chân thành yêu thương chị em, để mọi người nhận biết
chúng ta là môn đệ Đức Kitô (Ga 13, 35). Có yêu mến Hội Dòng chúng ta mới
nhận ra được những nhiệm vụ cấp bách phải làm cho Hội Dòng.
3. Chúng ta phải làm gì để thực hiện tình yêu mến đó?
a/ Hiệp thông với Hội Dòng.

Mỗi người trong chúng ta là một chi thể của Hội Dòng. Sự hợp nhất giữa những
chi thể trong một thâ nthể mật thiết thế nào, thì hợp nhất giữa chúng ta với Hội
Dòng cũng phải khăng khít như vậy.
Hiệp thông với các chị em trong Hội Dòng là luôn tìm kiếm sự hiểu biết và giúp
đỡ lẫn nhau. Mỗi người chúng ta đến từ một nơi khác nhau, từ những gia đình
và môi trường xã hội khác nhau, nhưng lý tưởng đã san bằng mọi khác biệt. Sự
hợp tác chân thành là điều kiện đầu tiên của một sự hợp tác hữu hiệu trong việc
làm.
Yêu mến Hội Dòng là hiệp thông với đời sống thăng trầm của Hội Dòng. Vui
cái vui của Hội Dòng, buồn cái buồn của Hội Dòng. Sự hợp nhất đáng mong
ước nhất là chu toàn nhiệm vụ mà Hội Dòng đã trao phó cho chúng ta. Một
trong những món quà đắt giá nhất mà chúng ta mang đến cho Hội Dòng là cuộc
sống của chúng ta với những thất bại, những khó khăn và cả những giây phút
đen tối nhất của cuộc đời.
Khi đã có sự hiệp thông với Hội Dòng, chúng ta sẽ có tình yêu mến đối với chị
em trong cộng đoàn.
b/ Xây dựng đời sống cộng đoàn:

Đời sống chung trong Hội Dòng là dấu chỉ đời sống hoàn hảo mai sau trên
Nước Trời. Vì thế, ngườt ta vẫn gọi Hội Dòng hay tu viện là thành thánh
Giêrusalem, nơi đó các tu sĩ sống dưới con mắt Thiên Chúa, trong sự vâng phục
bề trên là đại diện Chúa Kitô trong cầu nguyện và làm việc chung với nhau. Đó
là lý tưởng của đời tu.
Hơn nữa, trong bản tuyên khấn, mỗi khấn sinh đều đọc lên một cách xác tín:
“… Với ơn Thánh Chúa và sự trợ giúp của chị em, con quyết trung thành với hy
lễ hiến dâng.”

Thế nhưng, tại sao cuộc sống chung vẫn là một vấn đề ưu tư, thậm chí có khi
còn là một vết thương đau mãi không lành. Tại sao sống với chị em, lẽ ra tôi sẽ
gặp sự yêu mến và chân thành kính yêu, thì lại thấy những tị hiềm, ghen ghét?
Lẽ ra tôi sẽ thấy những người nhiệt thành, đạo hạnh với nhiều đức tính cao đẹp,
đàng này tôi lại đụng phải những thói hư, tật xấu. Thì ra, vì là con người, chị em
tôi và tôi vẫn còn có những yếu hèn.
Giống như thuở ban đầu khi tạo dựng, Thiên Chúa dành cho con người vườn
địa đàng, nhưng tổ tiên chúng ta phạm tội nên đất phát sinh gai góc và con
người phải vất vả đổ mổ hôi sôi nước mắt mới có miếng ăn. Nơi Hội Dòng
người tu sĩ hằng cầu xin để được ở lại mãi mãi, nhưng vẫn có chuyện buồn
lòng. Người ta kể một chuyện vui: Sau khi qua đời, một nữ tu đến trình diện
Chúa. Ngài bảo: “Khi sống ở trần gian con là nữ tu, đời sống chung đã là một
cuộc đền tội, vậy bây giờ con không phải vào luyện tội nữa.” Đó chỉ là chuyện
khôi hài thôi, chứ thật sự đời sống chung không phải luôn dễ dàng. Tuy nhiên,
chúng ta vẫn xác tín rằng đời sống chung với chị em sẽ giúp chúng ta sống trọn
đức ái hoàn hảo.

Đức Thánh Cha Phaolô VI đã nói trong số 39 của tông huấn Chứng tá Phúc
Âm: “Sự sống chung là phương thế hữu hiệu nhất nâng đỡ nhau bằng gương
sáng, bằng lời cầu nguyện, bằng sự chia sẻ lúc vui, khi buồn. Trở nên một người
chị em là chịu nhận sức mạnh từ người khác vì “lời nói lung lay, gương lành lôi
kéo.”
Đời sống chung của những người tu không xây dựng trên các cơ sở vật chất, dù
đó là những tu viện đồ sộ, những trung tâm bác ái từ thiện lớn lao. Nó cũng
không đặt nền tảng trên những lý thuyết trần gian như các tổ chức xã hội, kinh
tế… nhưng trên nền tảng là THIÊN CHÚA BA NGÔI trên nền tảng này Chúa
Giêsu đã kêu mời con người hiệp nhất với Ngài và với Thiên Chúa (Ga 17,11;
20-21).
Do đó, khi xây dựng đời sống cộng đoàn là chúng ta biểu lộ lòng yêu mến Hội
Dòng.

c. Hết tình phục vụ và sẵn sàng nhận lãnh những công tác được trao phó:
Chúng ta vẫn thường nói: “Đi tu là để phục vụ.” Việc hiến dâng của chúng ta
phải đi liền với phục vụ để làm công việc của Chúa bằng việc tìm kiếm Thiên
Chúa, cầu nguyện, tham dự các Bí Tích, nhất là Bí Tích Thánh Thể… đồng thời
làm công việc của mình theo đoàn sủng của mỗi Hội Dòng (Sắc lệnh về “Canh
tân và đổi mới các dòng tu”, số 8) và như thế, việc phục vụ Chúa đưa đến việc
phục vụ Giáo Hội. Nên mỗi người tùy theo sức và ơn gọi của mình, bằng kinh
nguyện hay bằng hành động tích cực, có bổn phận làm cho Nước Chúa Kitô ăn
rễ sâu và vững mạnh trong các tâm hồn và phát triển trên khắp vũ trụ (GH 44).
Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng có khả năng để phục vụ như nhau.
Thánh Phaolô trong thư 1 Corinto đã nói về mầu nhiệm Hội Thánh: Trong Hội
Thánh có nhiều chi thể và mỗi chi thể làm phận vụ của mình. Có người làm việc
tông đồ tại các giáo xứ, người khác có khả năng chuyên môn, người khác có tài
tổ chức… hay có chị em nhanh nhẹn, có chị em âm thầm… bề trên sẽ tùy theo
nhu cầu mục vụ và huấn luyện mà trao cho chúng ta một công tác. “Như Cha đã
sai Thầy, Thầy cũng sai các con, để các con đi và sinh nhiều hoa trái và để hoa
trái của các con tồn tại” (Ga 15,16).

Yêu mến Hội Dòng là đón nhận bất cứ công tác nào được trao phó, dù đôi khi
chúng ta không mấy hài lòng. Lúc đó, cuộc sống dù có là “chén đắng”, nhưng
như một vị thánh kia đã nói: “Trong tình yêu sẽ không có đau khỗ và giả sử như
có, thì đau khổ đó cũng là tình yêu”, chúng ta cũng sẽ cầu nguyện như Chúa
Kitô: “Lạy Cha, nếu có thể được, thì xin cho con khỏi chén đắng này, nhưng xin
đừng theo ý con, mà chỉ vâng ý Cha mà thôi” (Lc 22,42).
d. Trung tín tuân giữ các giới răn và các lời khuyên Phúc Âm.
Khi mới bước chân vào Nhà Dòng, lúc còn là Đệ tử có lẽ ít ai trong chúng ta để
ý đến việc tuân giữ ba lời khuyên Phúc Âm. Không có những bức xúc, trăn trở
về vấn đề sống lời khấn, mà chỉ chú tâm tìm hiểu xem mình có hợp với lý tưởng
đang theo đuổi không, để quyết định sống trong đó suốt đời. Nhưng khi vào nhà
Tập, đặc biệt khi đã tuyên khấn, chúng ta được học hỏi kỹ hơn về ba lời khấn.

KẾT :

* Trong cuốn sách “ Đời tu trong thế kỷ XXI” của Catharine M. Harmer tác giả
đã viết về tương lai đời tu trong thế kỷ 21:
Tin vào Chúa để bước tới, sẽ giúp chúng ta bình an phó thác đời mình cho Hội
Dòng. Tâm lý con người thường thích những cái mới lạ, muốn đến những chân
trời xa. Bị ảnh hưởng bởi tâm lý xã hội, đôi khi chúng ta hay chê bai Hội Dòng
mình, cảm thấy mình không bằng hay không giống Dòng khác và lúc đó chúng
ta bất an.

Có một câu chuyện khá lý thú: Một con chồn khi lớn lên, nó luôn ngửi thấy đâu
đây thoang thoảng một mùi hương. Và nó bị quyến rũ bởi mùi vị hấp dẫn ấy. Từ
đó nó ra đi, hết khe núi này đến ngọn đồi khác. Nó leo lên cây cao, rồi nó chui
vào cả trong các bụi rậm. Nó đi đêm đi ngày, nhưng chẳng bao giờ nó bắt gặp
được kho tàng hương thơm kia. Nhưng mùi hương lạ vẫn gần đâu đây như kêu
gọi mời chào nó tiếp tục kiếm tìm. Thế là nó lại chạy, chạy mãi cho đến khi nó
mệt nhoài, không còn đủ sức, nó gục ngã. Trong cơn hấp hối, nó le lưỡi liếm
những giọt mồ hôi chảy dài trên khuôn mặt. Nó lại thấy mùi hương dịu dàng và
quyến rũ. Nó chợt hiểu, nhưng đã quá muộn. Tự nó có mùi hương.

Chúng ta đừng mải tìm kiếm đâu xa. Tự ơn gọi của chúng ta là “mùi hương” và
có những nét đẹp mà chúng ta phải giữ gìn cách trân trọng. Khi chúng ta yêu
mến Hội Dòng là chúng ta nắm giữ bí quyết yêu mến và giữ gìn ơn gọi của
mình.

You might also like