You are on page 1of 3

ĐỨC TIN , ĐỨC CẬY , ĐỨC MẾN   

     Những nguyên tắc nêu trong các bài trước phải được áp dụng vào đời sống cụ thể
hàng ngày. Trong bài này và trong các bài kế tiếp, chúng ta sẽ thấy những nguyên tắc của
đạo đức Kitô giáo được áp dụng ra sao vào những hoàn cảnh cụ thể của đời thường. Loạt
bài này gồm nhiều lãnh vực lớn như : con người trước Thiên Chúa, trước chính mình,
trước tha nhân và thế giới hôm nay.

1.    Các nhân đức :

     Chúng ta hãy xuất phát từ cái chính yếu của đời sống đạo đức, từ cái đem đến cho đời
sống con người phẩm chất và mật độ con người hoàn vũ. Cái chính yếu này không thuộc
phạm trù sự thông minh, sự nổi tiếng, sức mạnh vật lý hay sắc đẹp, văn hoá …  mà thuộc
về đạo đức . Nói về đạo đức của một người là nhìn nhận phẩm chất riêng biệt của đời
sống và hành động của người đó, cái làm cho người đó nên tuyệt vời và cao cả. Người ta
không thể định nghĩa đạo đức là cái gì, vì nó gồm nhiều đức tính tập hợp với nhau. Có thể
nêu vài ví dụ như : sự thận trọng, công bằng, điều độ và sức mạnh (trước kia gọi là những
đức tính)

 Sự thận trọng : có tầm tổng quát và tỏa ra ở mọi lãnh vực đạo đức. Sự thận trọng ở đây
không nên được hiểu như là một thái độ dè dặt và không dám dấn thân. Đức tính ấy là
cách tổ chức một cách hợp lý đời sống chúng ta, cách cư xử của chúng ta, bổn phận của
chúng ta đối với chính chúng ta, đối với tha nhân và đối với Thiên Chúa. Đức tính này đòi
hỏi phán đoán đúng (hay là thông minh), cách phân xử lành mạnh, khả năng áp dụng
những phương tiện để đạt tới mục đích. Đó là sự sáng suốt để phục vụ điều thiện, phục
vụ cho Nước Thiên Chúa và để cho Nước Chúa đến trong đời sống cụ thể hàng ngày.

 Sự công bằng : thuộc phạm trù tương quan giữa người và người. Nó tập hợp những
hành vi liên quan đến quan hệ giữa con người với những ngưới sống quanh mình : quan
hệ trao đổi giữa các cá nhân (công bằng giao hoán) và cả quan hệ giữa cá nhân và tập
thể nhằm phục vụ lợi ích chung (công bằng xã hội). Đạo đức này liên quan đến quyền lợi,
có nghĩa là nó bao gồm đồ vật hay là trợ phí phải trả. Một cách căn bản hơn, Đức tính
công bằng được đề ra để phẩm giá con người được kính trọng. Nó chấp nhận sự khác
biệt của con người.

 Sự điều độ và sức mạnh : là những đức tính cá nhân. Chúng gồm những hành vi liên
quan đến đời sống cá nhân, như khả năng quản lý tình cảm của mình, để có thể chọn
điều thật tốt, tránh xa những cám dỗ mê hoặc như quyền lực, tiền bạc, thụ hưởng không
giới hạn. Các đức tính này làm cho ta biết chọn lựa và kiên trì một cách can đảm trong sự
trung thành.

2.    Đức tin , Đức cậy, Đức mến :

Những đức tính vừa nêu, trên nguyên tắc, là đặc thù của mọi người, xứng đáng là một
con người.

     Đối với người công giáo, đời sống nào cũng dựa vào Thiên Chúa là sức mạnh và cứu
cánh. Đời sống Kitô hữu được xuất phát từ Thiên Chúa và được tổ chức theo ý Ngài. Đời
sống của người có đạo liên hệ mật thiết với Thiên Chúa và ăn rễ sâu vào Ngài. Người Kitô
hữu tin rằng mọi người được kêu gọi sống mật thiết với Thiên Chúa, vì Thiên Chúa đã tạo
dựng vũ trụ muôn loài để liên kết tất cả mọi người và từng người vào đời sống của Ngài.
Chúng ta đã hát theo lời thánh Augustinô như sau : “Người đã tạo dựng chúng con cho
Người và trái tim chúng con không được an nghỉ bao lâu nó chưa an nghỉ trong Người”.

     Đức tin, đức cậy, đức mến, nói theo truyền thống là những nhân đức đối thần. Đối với
người Kitô hữu đó là ba cách sống quan hệ trực tiếp với Thiên Chúa, là sự gặp gỡ với
Ngài. Ba trạng thái linh hồn này đã được thánh Phaolô nói đến và nhắn nhủ như sau :
“Chúng tôi không ngừng nhớ đến những việc anh em làm vì lòng tin, những nỗi khó nhọc
anh em gánh vác vì lòng mến, và những gì anh em kiên nhẫn chịu đựng vì trông đợi Chúa
chúng ta là Đức Giêsu Kitô” (Tx 1, 3).

   Và thánh Phaolô động viên họ : “Chúng ta hãy mặc áo giáp là đức tin và đức mến, đội
mũ chiến là niềm hy vọng ơn cứu độ” (Tx 5, 8).

ĐỨC  TIN  : là căn bản của mọi đời sống Kitô hữu, là giấy phép vào nước Trời.
Đức tin vừa là sự trở lại tuyệt đối với Tin Mừng Chúa Kitô (Mc 1, 15) vừa là động
cơ của mọi tiến bộ trong đời sống Kitô hữu. Anh hưởng của đức tin trên đời sống
đạo đức luôn bền vững vì có một sợi dây không thể tách rời giữa tin và hành
động. Đức tin được thể hiện trong việc làm, khiến ta dấn thân bằng hành vi cụ thể.
Nó làm cho lương tâm con người được Thánh Thần Thiên Chúa soi sáng và dẫn
dắt. Đức tin dạy ta nhận lấy và thông hiểu giáo huấn của Giáo Hội.

ĐỨC   CẬY : của người Kitô hữu không được lẫn lộn với sự chờ đợi thụ động một
thế giới tốt hơn hay sự lạc quan và hy vọng do tiến bộ khoa học và kỹ thuật đưa
đến. Đức cậy nối kết những niềm hy vọng con người và thổi cho chúng một sự
năng động của Thiên Chúa, xác quyết rằng niềm tin lớn lao nhất sẽ không bị thất
vọng. Đức cậy không làm giảm tầm quan trọng của những công việc trần thế,
nhưng hoàn tất chúng với những mục tiêu mới (GS số 21). Nó làm cho ta tin
tưởng và xác tín rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta và làm cho chúng ta
hướng sự ao ước của mình đến những của cải mà Cha chúng ta trên trời đã hứa
ban cho con cái. Niềm hy vọng này ăn sâu vào đức tin. “Đó là Chúa Kitô đang ở
giữa anh em” (1 Cr 1, 27).

ĐỨC   MẾN : Ngày nay, từ bác ái mang một âm hưởng chưa được đúng lắm, vì
được gắn liền một “cách mỉa mai” với những hoạt động bên ngoài (những việc từ
thiện, những người đi uỷ lạo, làm việc xã hội … ) Đức mến diễn đạt trước tiên
trạng thái mới của đời sống con cái Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa ban cho ta
hồng ân được dự vào đời sống Người. “Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào
lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta”(Rm 5, 5). Đức mến,
vì vậy liên quan đến mọi con người và biến đổi con người để họ sẵn sàng cho một
mục tiêu cao hơn. Đức mến là tình yêu Thiên Chúa cắm sâu trong tim chúng ta,
và kêu gọi chúng ta làm sinh sôi nảy nở thành tình yêu của con thảo và đệ huynh,
tình yêu tập kiên nhẫn và biết phục vụ, tình yêu tìm niềm hy vọng trong chân lý (1
Cr 13, 4 – 6).

     Ngày nay, các hoạt động bác ái của người Kitô hữu mang những hình thức mới : đấu
tranh chống bất công và nghèo đói, bố thí với tinh thần tương trợ, cứu trợ vật chất và
nhân đạo, giúp đỡ thiêng liêng và luân lý, sửa sai huynh đệ …  Những lời kêu gọi bác ái
thì nhiều. Một cách sâu xa hơn, nó liên quan đến mọi người và vận dụng toàn bộ con
người chúng ta đến phải từ bỏ của cải nơi trần gian này như lời Chúa Giêsu đã chỉ rõ cho
người thanh niên giàu có : “ …..” (Mt 19, 21)

CÂU   HỎI BÀI SỐ 11


1.      Bạn hãy đọc các đoạn thư Thánh Phaolô gửi cho các giáo đoàn :

 Rm 12, 2 ;  2 Cr 13, 5 ; 1 Cr 12, 21 ;   Ep 5, 9 ;  Gl 6, 4 ; 1Tx 5, 21

Nhờ đức tin người kitô hữu có thể phân định rõ việc tốt xấu như  thế nào ?

2.  Có người nói đức cậy Kitô giáo làm ta xao lãng những công việc trần thế.
Theo bạn thì đức cậy mang tính tích cực hay tiêu cực ?

Bài hát :  TIN  CẬY  MẾN

1.    Chúa sinh nên muôn vàn loài, lòng con kính tin

Mắt con chưa xem được Ngài, lòng con hằng vững tin.

Ôi Chúa sinh nên lòng con.

Con quyết tuân theo luật Ngài.

Cúi xin cho con ngày ngày, càng thêm lòng kính tin.

2.    Chúa ơi con mong tìm Ngài, lòng con khát khao.

      Khấn luôn luôn trên đường đời, hằng cậy một Chúa thôi.

      Theo Chúa uy nghi Toàn Năng,

      Tâm trí con luôn vững vàng.

      Cúi xin cho con ngày ngày, càng thêm lòng ước trông. 

3.    Chúa thương con muôn vàn trùng, lòng con mến yêu.

Trái tim con không hề ngừng, một điệu đàn biết ơn.

Cây giá nêu cao tình thương.

Ôi Chúa yêu thương con nhiều.

      Cúi xin cho con ngày ngày, càng thêm lòng mến yêu.

You might also like