You are on page 1of 4

THÁNH KINH KHUYÊN TA DÙNG RƯỢU THẾ NÀO?

I. Từ “rượu” trong Kinh Thánh

1. Trong Cựu Ước


1. Yayin – được sử dụng 141 lần. Từ nguyên thì không xác định được bởi vì nó
không phải là một từ có gốc Do-thái. Nó là nước trái cây lên men, thường thì là
trái nho. (St 9,21; Xh 29,40; Ds 15,5.10)
2. Tirosh – “rượu mới”. Bởi vì thời tiết của khu vực Cận Đông nóng ẩm nên nước ép
lên men sớm, chỉ trong vòng sáu giờ. Thuật ngữ này chỉ về rượu trong quá trình
đang lên men. (Đnl 12,17;18,4; Is 62,8-9; Hs 4,11)
3. Asis – nước giải khát có cồn, có thể xem là sâm-panh, “rượu ngọt” (Ge 1,5; Is
49,26)
4. Sekar – “đồ uống gây say”. Gốc từ xuất hiện trong từ “say sưa” hoặc “say rượu.”
Đây là loại nước ép trái cây lên men nhưng có thêm gia vị để dễ gây say hơn. (Cn
20,1; 31,6; Is 28,7)
2. Trong Tân Ước
1. Oinos – Từ Hy Lạp dịch thay cho từ yayin
2. Neos oinos – Từ Hy Lạp dịch thay cho từ tirosh (Mc 2,22)
3. Gleuchos vinos – Từ Hy Lạp dịch thay cho từ asis (Cv 2,13)

II. Bối cảnh dùng rượu trong Kinh Thánh

1. Cựu Ước
1. Rượu là một món quà của Thiên Chúa ban (St 27,28; Tv 104,14-15; Gv 9,7; Hs
2,8-9; Ge 2,19.24; Am 9,13; Dcr 10,7).
2. Rượu là một phần của tế lễ (Xh 29,40; Lv 23,13; Ds 15,7.10; 28,14; Đnl 14,26; Tl
9,13).
3. Rượu được dùng làm thuốc (2Sm 16,2; Cn 31,6-7).
4. Rượu gây ra nhiều vấn đề trong cuộc sống:

- Ông Nô-ê say xỉn và ngủ trần truồng giữa nhà, không biết sự gì (St 9,21)

- Ông Lót bị hai cô con gái chuốc say rượu rồi ăn nằm với họ mà ông không biết sự gì
(St 19,33.35).
- Ông Sam-son bị bà Đa-đi-la chuốc say rồi cạo bảy bím tóc trên đầu ông khiến cho
ông mất sức mạnh nên phải chịu thua, để quân Phi-li-tinh bắt đi, móc mắt và tra tấn
(Tl 16,19).
- Ông Na-van nhậu nhẹt say sưa nhưng lại không đối xử có nhân có nghĩa với Đa-vít
khi Đa-vít xin ông một chút lông cừu (1Sm 25,36).
- Ông U-ri-gia bị Đa-vít chuốc say rượu, tí nữa thì rơi vào mưu kế của vua (2Sm
11,13).
- Ông Áp-sa-lôm sai thuộc hạ kết liễu Am-nôn khi ông ta đang say xỉn, không thể
chống đỡ (2Sm 13,28).
- Vua Ê-la bị hành thích và chết khi đang say rượu ở Tia-xa (1V 16,9).
- Vua Ben Ha-đát của A-ram say rượu và ra quyết định ngu xuẩn là đòi đem quân đi
đánh Ít-ra-en nên đã bị thảm bại (1V 20,12).
- Những tay cầm quyền ăn uống no say, ngả ngớn, không chịu lo cho dân thì bị giáng
phạt và phải sống tha hương (Am 6,6).
- Các mệnh phụ vùng Sa-ma-ri suốt ngày chè chén, uống rượu bị đánh tan tác, chạy
trốn chui trốn nhủi khỏi quê hương mình (Am 41-3).

5. Rượu có thể bị lạm dụng

- Rượu nồng sinh nhạo báng, men say tạo ồn ào, kẻ nào vướng vào đó, đâu còn là người
khôn. (Cn 20,1)
- Người say rượu, nghiện rượu được diễn tả như kẻ điên dại (Cn 23,29-35).
29
Ai kêu : “Than ôi !” ? Ai kêu : “Khổ quá !” ?

Ai cứ gây gổ ? Ai phải thở than ?

Ai chịu những vết thương vô lý ? Ai có đôi mắt đỏ ngầu ?


30
Đó là kẻ nấn ná mãi bên ly rượu,

là người đã nếm đủ thứ rượu ngon.


31
Nhìn rượu làm chi : rượu màu đỏ hồng, óng ánh trong ly, rồi trôi xuống cổ.
32
Nhưng rốt cuộc, rượu như rắn cắn, như nọc độc hổ mang.
33
Mắt con sẽ thấy những điều kỳ dị,

lòng con tuôn ra bao chuyện nhảm nhí.


34
Con như người bồng bềnh giữa biển khơi, lắc lư trên cột buồm.
35
“Bị người đánh, tôi chẳng biết đau, bị người đập, tôi đâu cảm thấy.

Đến bao giờ mới tỉnh rượu đây để tôi lại kiếm thêm ly nữa ?”

- Say rượu làm người ta không kiểm soát được lý trí mà sinh ra phạm luật pháp, ức hiếp kẻ
nghèo hèn (Cn 31,4-5)
- Kẻ suốt ngày say xỉn không đẹp lòng Chúa (Is 5,11.22).
- Các ngôn sứ giả không lo công bố Lời Chúa, chỉ suốt ngày chè chén, say xỉn, đi lảo đảo
rồi nôn mửa khắp nơi! (Is 28,7-8)
- Bọn điếm đền thờ Baal chuyên say sưa, chuốc rượu người khác và dụ dỗ họ chạy theo
thần phồn thực, làm điều trái mắt Chúa (Hs 4,11).

6. Một số người phải kiêng cữ rượu theo luật:

- Tư tế đang thi hành tác vụ (Lv 10,9; Ed 44,21).


- Nadia của Chúa (Ds 6).
- Những người làm lãnh đạo trong dân (Cn 31,4-5; Is 56,11-12; Hs 7,5).

7. Rượu rất tốt nếu uống chừng mực (Cn 31,27-31)


27
Rượu đem lại cho con người sức sống,

nếu biết uống có chừng có mực.

Sống không có rượu thì sống làm chi ?

Rượu đã được tạo thành cho người ta phấn khởi.


28
Tâm hồn sung sướng, lòng dạ hân hoan,

nếu uống rượu đúng thời đúng mức.


29
Thật cay đắng cho tâm hồn

khi quá chén vì bị nói khích và ngã quỵ.


30
Ma men khiến đứa ngu nổi khùng mà chuốc hoạ vào thân :

sức lực tiêu hao, mình mang thương tích.


31
Trong tiệc rượu, đừng khiêu khích kẻ đồng bàn,

đừng hạ nhục nó lúc nó đang vui nhộn,

đừng buông lời trách móc,

cũng đừng đòi nợ nó kẻo nó nổi sùng.

2. Trong Tân Ước


1. Chúa Giêsu hoá nước thành rượu ngon để niềm vui của tiệc cưới Canaan được
trọn vẹn (Ga 2,1-11). Rượu là thứ không thể thiếu trong đám cưới của người Do
Thái.
2. Chúa Giêsu đã uống rượu cùng mọi người (Mt 11,18-19; Lc 7,33-34; 22,17tt).
3. Phê-rô bị nói là kẻ say khi được ơn noi tiếng lạ trong ngày Lễ Ngũ Tuần (Cv
2,13).
4. Rượu được dùng làm thuốc (Mc 15,23; Lc 10,34; 1Tm 5,23)
5. Người lãnh đạo được căn dặn kiêng cữ rượu tức là uống ít, có chừng mực, không
để cho say (1Tm 3,3.8; Tt 1,7; 2,3; 1Pr 4,3).
6. Chè chén say sưa bị lên án (Mt 24,49; Lc 11,45; 21,34; 1Cr 5,11-13; 6,10; Gl
5,21; 1Pr 4,3; Rm 13,13-14).

III. Những bài học

1. Con người cần quản lý công trình tốt đẹp Chúa ban với sự kiềm chế khôn ngoan

- Thiên Chúa tạo dựng mọi sự đều tốt đẹp, kể cả rượu.


- Con người được Chúa trao phó quản lý vũ trụ, kể cả rượu.
- Rượu bị làm dụng đưa đến hậu quả xấu
- Như thế, cái xấu không phải do rượu mà là do con người sử dụng rượu không đúng mực.
Uống rượu vừa phải, ít thì kích thích dạ dày, tiêu hoá thức ăn; giúp bầu khí vui vẻ. Ngược
lại, uống rượu nhiều thì hại dạ dày, dư acid gây không ăn nổi; khiến bầu khí bực bội, khó
chịu, dễ nổi nóng, gây gổ nhau. Chưa kể, rượu nhiều làm hại thần kinh não và gây ảo
giác, điên loạn, mất kiểm soát lý trí.

2. Người có trách nhiệm cần đặt ưu tiên cho việc loan báo Lời Chúa hơn là ăn uống

- Thiên Chúa ban cho con người thế giới này với đủ thứ đồ ăn thức uống, kể cả rượu.
- Thiên Chúa chọn một số người để lo việc phục vụ Nước Chúa, loan báo Lời.
- Việc được Chúa chọn là quan trọng và liên hệ đến phần rỗi đời đời của người được chọn
và của nhiều người khác.
- Vậy nên, người được trao trách nhiệm trong Giáo hội, giáo xứ,… cần ý thức vị trí và
trách nhiệm của mình mà tiết chế trong ăn uống, đặc biệt là rượu. Họ cần làm gương sáng
cho người khác và luôn chuẩn bị sẵn sàng, tỉnh táo cho công việc thánh mà họ đảm nhận.

You might also like