You are on page 1of 4

SÁCH CÁC QUAN XÉT 7

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM SÁCH CÁC QUAN XÉT


************************************************
Kính chào Quý vị Thính giả, tôi là Mục sư SƠN. Cảm ơn Chúa cho chúng ta được cùng nhau
học Lời Chúa là Kinh thánh, dù sách Các Quan Xét nói đến những tội lỗi của dân Y-sơ-ra-ên,
ngoài những câu chuyện được trích ra cho những chương trình học Kinh thánh quen thuộc về các
Quan Xét nổi tiếng như Đê-bô-ra, như Ghê-đê-ôn, như Sam-sôn, đa phần của sách Các Quan Xét
cho người đọc và học có cảm tưởng như đứng trước bức tranh gam màu tối nhiều quá. Để không
bị định kiến màu đen của sách Các Quan Xét, chúng ta cần học về những đặc điểm của sách Các
Quan Xét để thấy những gam màu sáng đẹp đầy hi vọng.
I/. SO SÁNH VỚI SÁCH GIÔ-SUÊ.
Với sách Giô-suê, người học Kinh thánh có một chủ đề xuyên suốt sách là Thắng Bởi Đức Tin,
chỉ một lần duy nhất sách Giô-suê xuất hiện một vệt màu đen là câu chuyện của A-can ăn cắp
những vật Chúa đã cấm khi phá thành Giê-ri-cô, đem giấu trong trại của mình, khiến Chúa nổi
giận phó dân Y-sơ-ra-ên thua trận và bị giết trước dân thành A-hi. Các vật ăn cắp không đáng giá
cao gì, vấn đề là không vâng lời Đức Chúa Trời.
Từng đoạn là những bài học về Đức Tin nơi Chúa, ngay cả một kỵ nữ như Ra-háp bị xã hội
khinh dể cũng bởi đức tin được cứu, lại được kể vào hàng thánh đồ tổ mẫu của dòng vua Đa-vít
và được liệt kê trong gia phả của Đấng Cứu Thế là Chúa Jêsus Christ, “Sanh môn bởi Ra-háp
sanh Bô-ô. Bô-ô bởi Ru-tơ sanh Ô-bết. Ô-bết sanh Gie-sê; Gie-sê sanh vua Đa-vít” (Math. 1:6).
Sách Các Quan Xét tương phản với sách Giô-suê. Chúng ta đã học Chủ đề của sách Các Quan
Xét là THẤT BẠI và câu chìa khóa là: “Trong lúc đó, không có vua nơi Y-sơ-ra-ên, mọi người cứ
làm theo ý mình tưởng là phải” (17:6), cho thấy sách nói về một thời kỳ rối loạn trong lịch sử
nước Y-sơ-ra-ên.
Chúng ta có thể ghi nhận những sự tương phản giữa hai sách Giô-suê và sách Các Quan Xét như
sau:
1. Sách Giô-suê là sách của sự đắc thắng – “Trót đời ngươi sống, thì chẳng ai sẽ được chống
cự trước mặt ngươi. Ta sẽ ở cùng ngươi như ta đã ở cùng Môi-se; ta sẽ không lìa ngươi,
không bỏ ngươi đâu” (Giô-suê 1:5); còn sách Các Quan Xét là sách của sự thất bại với điệp
khúc ‘không đuổi được’ dân trong xứ được lặp đi lặp lại suốt (1:19, 21, 25, 27, 28, 29, 30, 31,
32, 33).
2. Sách Giô-suê bắt đầu với sự nhìn vào Giê-hô-va Đức Chúa Trời – Chúa phán: “Ta há không
có phán dặn ngươi sao? Hãy vững lòng bền chí, chớ run sợ, chớ kinh khủng; vì Giê-hô-va
Đức Chúa Trời ngươi vẫn ở cùng ngươi trong mọi nơi ngươi đi” (1:9). Còn sách Các Quan
Xét bắt đầu với sự thỏa hiệp với thế gian, “Bấy giờ dân Y-sơ-ra-ên làm ác trước mặt Đức
Giê-hô-va, hầu việc các thần tượng… bỏ Giê-hô-va Đức Chúa Trời của tổ phụ mình” (2:11-
12).
3. Sách Giô-suê là sách của sự vui mừng vì chiếm được Đất Hứa, “Vậy, Giô-suê chiếm cả xứ, y
như lời Đức Giê-hô-va đã phán dặn Môi-se, và ban xứ cho Y-sơ-ra-ên làm sản nghiệp, tùy sự
chia phân từng chi phái. Bấy giờ, xứ được bình tịnh, không còn giặc giã” (Giô-suê 11:23).
Còn sách Các Quan Xét là sách của kêu la, rên siếc vì bị hà hiếp, “Đức Giê-hô-va lấy lòng
thương xót họ tại cớ những tiếng rên siếc mà họ thở ra trước mặt những kẻ hà hiếp và làm
tức tối mình” (2:18).
1
4. Sách Giô-suê là sách của Đức tin. Sách đã mở đầu với đối tượng đức tin của Giô-suê và dân
Y-sơ-ra-ên là chính Đức Giê-hô-va, không phải Môi-se, dù Môi-se là người vĩ đại, là người
được Đức Chúa Trời dùng không thể chê vào đâu được, và Giô-suê cùng với dân Chúa hoàn
toàn tin cậy, phó thác, vâng phục Chúa. Còn sách Các Quan Xét xác chứng lòng vô tín của
dân Y-sơ-ra-ên được Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Dân Y-sơ-ra-ên biết rõ Giê-hô-va Đức Chúa
Trời giải cứu họ, đem họ qua sông Giô-đanh, đưa họ vào Đất Hứa, cá nhân họ nhìn biết
nhưng lòng họ vẫn tin vào các hình tượng hư không.
5. Sách Giô-suê là sách của những người từ nô lệ, lang thang, được bước vào sự Tự do; còn
sách Các Quan Xét là sách ngược lại, những đời sống từ tự do, chiếm hữu Đất Hứa, lại trở
thành nô lệ cho các dân ngoại bang, làm nô lệ cho hình tượng, làm nô lệ cho tội lỗi.
II/. ĐỨC CHÚA TRỜI DÙNG NHỮNG NGƯỜI YẾU ĐUỐI:
Dĩ nhiên, Đức Chúa Trời không dùng các thánh nhân vì không có một người công bình trên đất,
dẫu một người cũng không (Rô. 3:10), nhưng Đức Chúa Trời dùng những tội nhân biết ăn năn,
dâng mình cho Chúa, dù vẻ bề ngoài của họ khuyết điểm.
1. Đức Chúa Trời dùng Ê-hút là người thuận tay tả - 3:15
Trong thế giới ngày nay thì người thuận tay tả rất bình thường, nhất là trong xã hội văn hóa
phương Tây. Đối với người Việt Nam vẫn còn là hiện tượng không bình thường, các học sinh
thường được khuyến khích dùng tay phải, dù không được chú trọng như những năm xa xưa.
Dường như đối với Kinh Thánh, người ‘thuận tay tả’ là một khuyết tật, nên mỗi lần có người
thuận tay tả thì được nhắc đến rõ ràng (Quan. 20:16; I Sử 12:2).
Sách Các Quan Xét ghi lại câu chuyện Ê-hút, không phải vì Ê-hút có đặc điểm dùng tay trái,
nhưng vì Ê-hút biết lợi dụng ‘thuận tay tả’ để ám sát vua Éc-lôn (3:31) giải cứu dân Chúa.
Bài học là Đức Chúa Trời cũng dùng những người khuyết tật, như Môi-se là người có tật nói lắp
– Xuất 4:10; Ti-mô-thê là người có tánh nhút nhát - I Côr. 16:10; II Tim. 1:7-8). Trong thư I
Côrintô 1:26-29, Phao-lô nói: “Hỡi anh em, hãy suy xét ở giữa anh em là kẻ đã được gọi, không
có nhiều người khôn ngoan theo xác thịt, chẳng nhiều kẻ xét quyền thế, chẳng nhiều kẻ sang
trọng. Nhưng Đức Chúa Trời đã chọn những sự dại ở thế gian để làm hổ thẹn những kẻ khôn;
Đức Chúa Trời đã chọn những sự yếu ở thế gian làm hổ thẹn những sự mạnh; Đức Chúa Trời đã
chọn những sự hèn hạ và khinh bỉ ở thế gian, cùng những sự không có, hầu cho làm những sự có
ra không có, để chẳng ai khoe mình trước mặt Đức Chúa Trời”.
2. Đức Chúa Trời dùng những người phụ nữ như Đê-bô-ra – 4:4
Đê-bô-ra là một Nữ Tiên tri, nhưng điều đáng trân trọng nơi Đê-bô-ra là bà biết nhường quyền
chỉ huy cho Ba-rác - 4:6-7. Khi Ba-rác nhút nhát không dám nhận lãnh trách nhiệm, Đê-bô-ra
sẵn sàng nhận lãnh.
Trong sách Các Quan xét cũng ghi Đức Chúa Trời dùng những người nữ như Gia-ên dùng một
cây nọc trại giết chết tướng Si-sê-ra thù nghịch (4:21); một người nữ thành Thê-bết dùng thớt cối
ném vỡ đầu của A-bi-mê-léc (9:50-53)
3. Đức Chúa Trời dùng Ghê-đê-ôn.
Ghê-đê-ôn là một người nghèo thuộc một chi phái nhỏ (6:15). Trong câu chuyện nầy, cho thấy
Chúa không dùng những người sợ hãi, “Vậy bây giờ, hãy truyền lịnh nầy cho bá tánh nghe: Ai
là người sợ hãi run rẩy, khá trở về khỏi núi Ga-la-át! Hai vạn hai ngàn người bèn trở về… (7:3).

2
Chúa không dùng người vì nhu cần thuộc thể mà quên trách nhiệm, Vậy, người biểu dân sự
xuống mé nước; rồi Đức Giê-hô-va phán cùng Ghê-đê-ôn rằng: Phàm kẻ nào dùng lưỡi liếm
nước như chó, và kẻ nào quì gối cúi xuống mà uống, thì ngươi phải để riêng ra” (7:5). Đức
Chúa Trời dùng những người cần thuộc thể nhưng không quên trách nhiệm, “Số người bụm
nước trong tay rồi kê miệng liếm là ba trăm… Bấy giờ Đức Giê-hô-va bèn phán cùng Ghê-đê-ôn
rằng: Ta sẽ dùng ba trăm người đã liếm nước đó mà giải cứu các ngươi” (7:6-7).
Về nhân lực đã có ba trăm người, Chúa lại ban cho Ghê-đê-ôn, “chia ba trăm người làm ba đội,
phát cho mỗi tên những kèn, bình không, và đuốc ở trong bình”, và cùng nhìn để làm theo hành
động của Ghê-đê-ôn (Giô-suê 6:3-5; II Sử 20:20-22).
4. Đức Thánh Linh trong sách Các Quan Xét:
Đặc biệt Đức Thánh Linh xuất hiện rất nhiều lần trong sách Các Quan Xét
6. 3:10, “Thần của Đức Giê-hô-va cảm động người…”
7. 6:34, “Thần của Đức Giê-hô-va cảm hóa Ghê-đê-ôn…”
8. 11:29, “Thần của Đức Giê-hô-va bèn cảm động Giép-thê…”
9. 13:25, “Thần của Đức Giê-hô-va khởi cảm động người…”
10. 14:6, “Thần của Đức Giê-hô-va cảm động Sam-sôn…”
11. 15:14, “Thần của Đức Giê-hô-va cảm động Sam-sôn…”
Đức Thánh Linh là Đức Chúa Trời, Ngài đồng công, đồng hiện hữu cùng Ba Ngôi Đức Chúa
Trời trong mọi lúc mọi nơi, ngay cả thời kỳ đen tối nhất của dân Chúa, nhưng Đức Thánh Linh
không hiện diện thường trực, Thánh Linh chỉ hiện diện và hành động khi có cần trong Cựu Ước,
khác với việc Thánh Linh hiện diện thường trực thời Tân Ước (Công vụ 2:4). Chúng ta cũn
không quên lời Chúa răn dạy trong thư II Tê-sa-lô-ni-ca 2:7, khi Thời kỳ Ân điển của Đức Chúa
Trời dành cho Hội thánh chấm dứt thì Thánh Linh sẽ được cất đi, không còn ngăn trở Kẻ Địch
Lại Đấng Christ xuất hiện.
Phaolô luận về lẽ thật nầy trong Rôma 5:20, “Nhưng nơi nào tội lỗi gia thêm thì ân điển càng dư
dật hơn nữa”,
Trong bức tranh sách Các Quan Xét, mảng màu đen chiếm phần lớn bức tranh, nhưng trong bóng
đêm đó, trong mảng gam màu tối đó, người học sách Các Quan Xét càng dễ tìm thấy được ánh
sáng vinh quang của Đức Chúa Trời bởi Thánh Linh Đức Chúa Trời hiện diện, không phải một
lần mà ít nhất sáu lần Thánh Linh Đức Chúa Trời hành động qua người của Chúa.
Tuy nhiên, Sách Các Quan Xét cũng có một bài học cảnh cáo những người có ơn Chúa sẽ dễ
dàng đánh mất ơn của Chúa. Người đó là Sam-sôn. Sam-sôn là người Na-xi-rê, tức là người hứa
nguyện biệt riêng cho Chúa (Dân. 6:1-2; Quan. 13:4-5), nhưng Sam-sôn đã dùng sức mạnh là ơn
Chúa cho vào việc xác thịt, theo ý riêng tình dục của mình, theo đuổi người nữ ngoại bang như
mắt mình ưa thích (14:1-3) và kết quả là Sam-sôn đã bị móc mắt và đã ngã chết vì sự ham muốn
xác thịt (16:1, 4). Tuy nhiên, Sam-sôn đã biết ăn năn, dù là một sự ăn năn muộn màng (16:28)
Chắc chắn không khó khăn gì khi đi tìm một lời kết cho bài học hôm nay:
1. Bài học thứ 1:
Lời của Đức Chúa Trời trong Thi thiên thứ 14:1 đã ghi lại của vua Đa-vít, “Kẻ ngu dại nói trong
lòng rằng: chẳng có Đức Chúa Trời. Chúng nó đều bại hoại, đã làm những việc gớm ghiếc;
chẳng có ai làm điều lành”. Thật như vậy, sách Các Quan Xét chứng minh một quốc gia, một
đời sống không có Đức Chúa Trời, không để Đức Chúa Trời làm chủ, thì quốc gia đó, cá nhân đó

3
sẽ bại hoại , không ai làm điều lành. Một đời sống không có Đức Chúa Trời làm chủ thì hỗn
loạn.
2. Bài học thứ 2.
Một đất nước hay một Hội Thánh chia rẽ, mỗi người làm theo ý mình tưởng là phải, thỏa hiệp
với thế gian, là nguyên nhân của thất bại. Vì vậy, dù đang ở trong nhà tù của Đế quốc La Mã, sứ
đồ Phao-lô phải viết thư Ê-phê-sô khuyên Hội thánh của Chúa tại Ê-phê-sô với những lời tâm
huyết, thiết tha: “Vậy, tôi là kẻ tù trong Chúa, khuyên anh em phải ăn ở một cách xứng đáng với
chức phận mà Chúa đã gọi anh em, phải khiêm nhường đến điều, mềm mại đến điều, phải nhịn
nhục, lấy lòng yêu thương mà chìu nhau, dùng dây hòa bình mà giữ gìn sự hiệp một của Thánh
Linh” (Êph. 4:1-3).
Muốn biết một quốc gia, một Hội thánh, một gia đình chia rẽ, mỗi người cứ làm theo mình tưởng
là phải sẽ nhận cái kết quả đắng như thế nào, hãy đọc sách Các Quan Xét.
3. Bài học thứ 3.
Bất cứ người nào Chúa cũng dùng được miễn là vâng phục Chúa, để Chúa dẫn dắt, dù khuyết tật
như Ê-hút, dù là phụ nữ như Đê-bô-ra, nghèo như Ghê-đê-ôn. Hãy đọc và học sách Các Quan
Xét để tìm thấy cá nhân mình vẫn được Chúa dùng ích lợi cho Chúa và cho mọi người.

You might also like