You are on page 1of 4

SÁCH CÁC QUAN XÉT 10

ỐT-NI-ÊN và SAM-SÔN
*****************************
Kính chào Quý vị Thính giả, tôi là Mục sư SƠN. Hôm nay, nhờ ơn Chúa tôi muốn chia sẻ với
Quý vị một bài của Mục sư Ivor Powell. Mục sư Powell do yêu cầu của các mục sư thực tập tại
Bắc Phi, để họ có chất liệu thích ứng cung cấp cho việc soạn bài giảng dành cho Chúa nhật. Mục
sư Ivor Powell đã viết quyển sách tựa đề NHỮNG VIÊN ĐÁ là tinh hoa tích lũy được sau 30
năm hầu việc Chúa của ông.
Tôi trích bài viết của ông về hai nhân vật nhân vật Ốt-ni-ên và Sam-sôn trong sách Các Quan
Xét, vì cá nhân tôi chưa được nghe ai giảng hoặc dạy về Ốt-ni-ên, và cũng ngạc nhiên về những
ý tưởng ông viết về Ốt-ni-ên, cùng Sam-sôn. Bài trích nầy đã được người bạn của tôi là ông
Đoàn Phan Danh dịch nhiều năm trước đây. Mời Quý vị cùng thưởng thức.
Người Thứ 1: ỐT-NI-ÊN
Nhận được cô dâu trong một trận đánh
SÁCH CÁC QUAN XÉT 1:12-13
***************************************
Tham vọng lớn nhất của Phao-lô, ấy là được Đấng Christ. Phao-lô nói: “Tôi cũng coi hết thảy
mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ là quí hơn hết, Ngài là Chúa tôi, và
tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó, hầu cho được Đấng Christ” (Phi-líp 3:8). Mặc dù Phao-lô
biết rõ Đấng Christ là Cứu Chúa của ông, nhưng Phao-lô nhìn nhận vẫn có những chiều cao kinh
nghiệm lớn hơn và những mối tương giao sâu sắc mà ông cần thưởng thức nhiều thêm nữa. Vấn
đề nầy được soi sáng từ một câu chuyện trong Cựu Ước.
TÌNH YÊU ĐỂ Ý ĐẾN.
Bối cảnh được đặt trong xứ Ca-na-an, nơi vị cha già Ca-lép phải đương đầu với phần việc lớn
nhất của mình. Bốn mươi năm trước đây, ông đã dự phần với Giô-suê mạnh dạn trung tín làm
chứng cùng dân Y-sơ-ra-ên, rồi được hứa cho một sản nghiệp như một phần thưởng nơi vùng đất
mà chân ông đã từng đặt đến. Giờ đây cả dân tộc đã bước vào trong xứ, và Ca-lép được lịnh:
“Hãy đi lên và chiếm lấy xứ”. Song điều nầy nói thì dễ hơn làm. Ki-ri-át Sê-phe là một đồn lũy
của quân thù, ở một vị trí rất hiểm trở trong phần đất được ban cho ông, và người chiến binh già
vẫn biết rõ năng lực phòng thủ của thành.
Vì lẽ đó, Ca-lép đã đưa ra một lời tuyên bố: “Ai hãm đánh Ki-ri-át Sê-phe và chiếm lấy nó, thì ta
sẽ gả con gái ta là Ạc-sa cho người ấy làm vợ”.
Có lẽ Ca-lép có nghĩ đến người cháu trai của ông, là người đã yêu thương con gái của ông.
Chúng ta không biết rõ chàng trai ấy đã có cầu hỏi cưới xin người con gái nầy hay chưa, nhưng
nếu chàng ta đã hỏi xin cưới rồi, thì phần thưởng sẽ bị giữ lại, và Ốt-ni-ên còn lại một mình với
thắc mắc rất quan trọng: Làm sao tôi có được người tôi yêu? Về phần gia đình đã có sự đồng ý
rồi, người ta đoan chắc với chàng là sẽ đón tiếp vào bất cứ lúc nào, thế nhưng chàng rất nóng
lòng mong nàng là của riêng chàng mà thôi.
Thật chàng trai của thời xa xưa kia rất giống vị sứ đồ vĩ đại Phao-lô dường bao. Phao-lô đã
thưởng thức mối tương giao giữa Chúa với chính ông rồi, thế nhưng Phao-lô còn mong mỏi
muốn được nhận biết Đấng Christ càng sâu nhiệm hơn, và vì nỗi mong ước đó, Phao-lô đã liều
bỏ mọi sự, Phao-lô nói: “Nhưng, vì cớ Đấng Christ, tôi đã coi sự lời cho tôi như là sự lỗ vậy. Tôi
cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Đúc Chúa Jêsus Christ là quí hơn hết,

1
Ngài là Chúa tôi, và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó. Thật, tôi xem những điều đó như rơm
rác, hầu cho được Đấng Christ và được ở trong Ngài, được sự công bình, không phải công bình
của tôi bởi luật pháp mà đến, bèn là bởi tin đến Đấng Christ mà được, tức là công bình đến bởi
Đức Chúa Trời và đã lập trên đức tin, cho đến nỗi tôi được biết Ngài và quyền phép sự sống lại
của Ngài, và sự thông công thương khó của Ngài, làm cho tôi nên giống như Ngài trong sự chết
Ngài, mong cho tôi được đến sự sống lại từ trong kẻ chết” (Phi-líp 3:7-11)
TÌNH YÊU THÁCH THỨC
“Bấy giờ, Ốt-ni-ên, con trai Kê-na, em thứ Ca-lép, chiếm lấy thành đó”.
Đây là một thách thức lớn nhất đối với người chiến sĩ trẻ nầy, và khi sự thách thức đã bùng cháy
trong trái tim chàng, đã nảy sinh quyết tâm ngay tức thì. Cuộc chiến có lớn lao như thế nào đi
nữa thì không còn là quan trọng, chàng trai ấy xem khinh sự nguy hiểm ở đàng trước, chàng
thích được chết trong thành của quân nghịch hơn là sống có một mình.
Tình yêu đáp ứng lại sự thách thức bằng phương thức đã khiến cho nhà chép sử phải ghi lại rằng:
“Bấy giờ, Ốt-ni-ên, con trai của Kê-na, em thứ của Ca-lép, chiếm lấy thành đó, nên Ca-lép gả
con gái mình là Ạc-sa cho người làm vợ”. Đối với con người được tình yêu cai trị trong lòng, thì
không có gì hạn chế cho người cả.
Đây là lẽ mầu nhiệm của lòng can đảm vô hạn của sứ đồ Phao-lô. Phao-lô đã nghiên cứu phần xứ
sở của linh hồn ông, Phao-lô có xem xét mọi điểm mạnh của kẻ thù, rồi ông quyết tâm đưa mọi
sự vào đầu phục Đấng Christ. Phao-lô đã chết hằng ngày, thường chịu roi vọt, bị bắt bớ, ông thỏa
lòng được dự phần với Đấng ông yêu mến qua đời sống tương giao. Những niềm vui như thế
đang chờ đợi những ai muốn chiếm Ki-ri-át Sê-phe.
TÌNH YÊU CHINH PHỤC.
“Khi nàng đã đến nhà Ốt-ni-ên, nàng giục người xin cha mình một miếng ruộng. Nàng xuống
khỏi lừa, thì Ca-lép hỏi rằng: con muốn chi? Nàng thưa rằng: xin cha cho con một của phước.
Vì cha đã định cho con ở đất miền nam, xin hãy cho con những nguồn nước! Ca-lép bèn ban cho
nàng các nguồn nước trên và các nguồn dưới” (Các Quan Xét 1:14-15).
Ạc-sa thật khéo léo thay, cha cô sẽ nói gì nếu ông biết ý định của cô? Nàng mỉm cười và nhìn
người chồng yêu thương của nàng. Ạc-sa có sự đẹp đẽ và trí thông minh nữa – một sự kết hợp
hiếm có! Chồng nàng đã trở thành một trong các tướng lãnh oai hùng của Y-sơ-ra-ên, Ôt-ni-ên là
một Quan Xét được Đức Chúa Trời dùng giải cứu dân Chúa (Các Quan Xét 3:9-10).
Đó là bài học Đức Chúa Trời dạy chúng ta rằng khi chúng ta được Đấng Christ thì chúng ta có
được mọi sự, “Ngài đã không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con ấy
cho, thì Ngài há chẳng cũng sẽ ban mọi sự luôn với Con ấy cho chúng ta sao?” (Rô-ma 8:32).
Có một kho báu không thể tưởng tượng được trong thành Ki-ri-át Sê-phe, cho dù con đường
chiếm thành có bị đặt dưới hỏa lực mãnh mẽ của kẻ thù, Ốt-ni-ên cũng vì tình yêu với Ạc-sa
cũng sẽ chiếm lấy được.
Người Thứ hai: SAM-SÔN.
Giá phải trả cho một lần cắt tóc (Các Quan Xét 16:17)
Sam-sôn nói: Nếu ta bị cạo, sức lực ta sẽ lìa khỏi ta, ta tất trở thành như người khác”. Sam-sôn
là một người bình thường. Sức lực của ông đã đưa ông vào một vị trí khác thường: mạnh mẽ,
không biết sợ hãi; Sam-sôn đã giải cứu dân Y-sơ-ra-ên khỏi kiếp nô lệ cho người Phi-li-tin. Dưới
sự lãnh đạo của Sam-sôn, dân Chúa đã tìm lại được nền độc lập của họ. Sự mầu nhiệm về sức lực

2
của Sam-sôn không đặt ở mái tóc dài mà ông có, nhưng chính là đời sống dâng hiến trọn vẹn cho
Đức Chúa Trời. Toàn bộ cách sống của Sam-sôn phải giữ mình theo những qui định đã được lập
từ trong lòng mẹ. Sam-sôn là một người Na-xi-rê – biệt riêng cho Đức Chúa Trời, chính qui định
nầy mới đánh giá sức lực của Sam-sôn. Mái tóc của Sam-sôn không được cắt, chi tiết nầy là một
phần trong lời hứa nguyện Na-xi-rê của Sam-sôn. Khi mái tóc dài của Sam-sôn bị cắt có nghĩa là
Sam-sôn không còn tuân giữ luật pháp của Đức Chúa Trời, trái luật pháp tức là phạm tội. Chúng
ta công nhận hi vọng thật sự của dân Y-sơ-ra-ên nơi con người nầy chống lại người Phi-li-tin hà
hiếp họ. Khi dân Chúa đã mất đi lòng dũng cảm, thì Sam-sôn đến đúng lúc làm sống lại ước
muốn trong người Y-sơ-ra-ên. Mọi người đều biết Sam-sôn là người của Đức Chúa Trời!
1/. CON NGƯỜI SỞ HỮU
So sánh với nhiều người khác với người cùng thời, Sam-sôn là một người khổng lồ, có những ưu
thế, được Đức Chúa Trời ban sức mạnh thành một người phi thường. Trong tay Đức Chúa Trời,
Sam-sôn là một công cụ đánh ngã những kiêu căng của mọi quyền uy.
Qua các nhà lãnh đạo giống như Sam-sôn, như Luther, Wesley, và nhiều người khác, tình trạng
tin kính chơn thật không thấy được trong nhiều năm đã được phục hồi trong Hội thánh của Đức
Chúa Trời. Những nhà lãnh đạo lỗi lạc nầy đã theo gương của Sam-sôn, năng lực thuộc linh của
họ đã nâng họ lên địa vị vinh quang, và qua việc tuân giữ lời hứa nguyện dâng mình cho Chúa
của họ, họ đã tìm được cho chính mình một thứ hạng cao trong Nước Đức Chúa Trời.
2/. CON NGƯỜI BỊ ÁM ẢNH
Câu chuyện Kinh thánh ghi lại nhấn mạnh mối liên hệ của Sam-sôn với Đa-li-la, là câu chuyện
gây thất vọng trong lịch sử tuyển dân.
Trạng thái dễ cảm xúc của Sam-sôn trước những quyến rũ của phụ nữ lôi cuốn khiến Sam-sôn
không còn cầm lòng được nữa. Sam-sôn tin rằng ông có thể làm cho người phụ nữ của kẻ thù
thất bại, thì Sam-sôn lại thành một thứ đất sét dễ nhào nặn trong tay của người phụ nữ nầy. Sam-
sôn như một con thiêu thân vờn quanh ngọn đèn nguy hiểm của Đa-li-la, tội lỗi đã phải trả giá
cho sự ngu dại của mình. Người Phi-li-tin đã cắt mái tóc của Sam-sôn, việc cắt tóc nầy cho thấy
đây là một vụ cắt tóc đắt giá nhất trong lịch sử nhân loại.
Sam-sôn không đổ thừa cho ai trừ ra cho chính mình, vì ba lần ông đã nhìn thấy bằng cớ chứng
minh sự phản bội của Đa-li-la đối với mình. Sam-sôn đã đùa giỡn với tội lỗi và những hậu quả
không tránh được mà Sam-sôn phải lãnh lấy.
3/. CON NGƯỜI BỊ CÙNG KHỐN
Một thảm cảnh thật khủng khiếp, Sam-sôn đứng trong nhà tù của người Phi-li-tin và càng bị tổn
thương nhiều hơn từ những ký ức của ông đã và đang chiếu lại trong tâm trí, vì đôi mắt Sam-sôn
đã bị móc bỏ, nên Sam-sôn lại nếm trải đau đớn từ ký ức nhiều hơn.
Những kẻ thù Phi-li-tin không hề thương xót Sam-sôn, họ cười nhạo ngay trước hai hốc mắt của
Sam-sôn, hai hố sâu đau khổ hằn sâu trên gương mặt khốn khổ của Sam-sôn, “chúng trói người
bằng dây đồng đậu đôi, và bắt người phải xay cối trong ngục” (16:22). Khi Sam-sôn ngã sóng
xoài trên sàn nhà ngục sau khi kết thúc công việc một ngày, không một ai thương xót Sam-sôn.
“Song khi tóc người đã bị cạo khởi mọc lại” (16:23), Sam-sôn cứ để tóc mọc dài ra, Sam-sôn tự
hứa sẽ không tái phạm tội vi phạm lời hứa biệt riêng mình là Na-xi-rê cho Đức Chúa Trời nữa,
thất bại trước kia sẽ không lặp lại nữa. Những cực hình của người Phi-li-tin dùng tra tấn Sam-
sôn, gây sỉ nhục cho Sam-sôn hơn bất cứ lời nào được ban ra bởi Chúa tại Si-lô.

3
Con người chưa bao giờ thấy mình yếu đuối luôn tự phụ về sức mạnh của mình, có lẽ chưa bao
giờ thấy được sự cao cả, an ủi từ Lời Đức Chúa Trời, trong tình cảnh sỉ nhục Sam-sôn đã nhớ lại
hứa của Đức Chúa Trời đối với chính ông.
Khi anh em của Sam-sôn đến để lấy xác của Sam-sôn khỏi đống đổ nát cùa đền thờ thần Đa-gôn
từ người Phi-li-tin, có lẽ họ nhìn thấy gương mặt của Sam-sôn khi chết đầy vui sướng. Khi đó,
một thánh đồ của Y-sơ-ra-ên mới thực sự hữu dụng quý báu trước mặt Đức Chúa Trời, hơn là
một thi thể được quàn trong một chiếc quan tài.
Câu chuyện về Sam-sôn là một bài học cho những người lãnh đạo Hội thánh ngày nay.

You might also like