You are on page 1of 4

SÁCH CÁC QUAN XÉT 4

NỘI DUNG SÁCH CÁC QUAN XÉT


*************************************
Kính chào Quý vị Thính giả, tôi là Mục sư SƠN. Cảm ơn Chúa cho chúng ta học được nhiều
điều mà Đức Chúa Trời muốn dạy cho loài người – nói chung, và dạy cho người tin Chúa Jêsus –
nói riêng, qua sách Các Quan Xét. Hôm nay khi học về Nội Dung của sách Các Quan Xét, chúng
ta sẽ tìm thấy bằng cớ chứng minh Đức Chúa Trời của chúng ta là Đức Chúa Trời yêu thương
nhưng cũng là Đức Chúa Trời công bình, như Chúa đã phán với Môi-se: “Giê-hô-va! Giê-hô-va!
là Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, chậm giận, đầy dẫy ân huệ và thành thực không bắt tội
luôn, ban ơn đến ngàn đời, xá điều gian ác, tội trọng và tội lỗi; nhưng chẳng kể có tội là vô tội,
và nhơn tội tổ phụ phạt con cháu trải ba bốn đời… Ngài không bắt tội luôn luôn, cũng chẳng giữ
lòng giận đến đời đời… không muốn một người nào chết mất, nhưng muốn mọi người ăn năn để
được cứu (Xuất. 34:7; Thi. 103:9; II Phi. 3:9). Đáng tiếc là loài người chúng ta chỉ nhớ Đức
Chúa Trời yêu thương mà không nhớ Chúa là Đấng Công Bình.
Sách Các Quan Xét chứng minh lẽ đạo cân bằng giữa yêu thương và công bình trong Đức Chúa
Trời. Dân Y-sơ-ra-ên là dân Chúa nhưng khi họ phạm tội theo các thần tượng thì Chúa phạt; khi
bị Chúa phạt, dân Chúa ăn năn thì Chúa tha thứ và giải cứu họ. Lẽ đạo dung hòa giữa Công bình
và Yêu thương trong bản tánh Đức Chúa Trời được thể hiện rõ nét nhất chẳng những qua sách
Các Quan Xét, mà còn qua sự chết của Chúa Jêsus trên thập tự giá, Đức Công bình của Đức
Chúa Trời đòi Ngài phải phạt con người phạm tội; nhưng Đức Yêu thương đòi Đức Chúa Trời
tha thứ. Kỳ diệu thay, Đức Chúa Trời đã chọn giải pháp Chúa Jêsus chịu chết trên cây thập tự để
đền tội cho con người, trong khi đó sự chết của Chúa Jêsus khiến loài người thấy sự yêu thương
mà Đức Chúa Trời dành cho con người.
Kinh thánh làm chứng: Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi
chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết” (Rô-ma 5:8). Và sách Các
Quan Xét minh giải cho lẽ thật nầy.
NỘI DUNG CỦA SÁCH Các Quan Xét .
 Sách bắt đầu bằng sự thỏa hiệp với thế gian – 3:5-6, “Như vậy, dân Y-sơ-ra-ên ở chung cùng
dân Ca-na-an, dân Hê-tít, dân A-mô-rít, dân Phê-rê-sít, dân Hê-vít, và dân Giê-bu-sít, cưới
con gái của chúng nó làm vợ, gả con gái mình cho con trai chúng nó, và hầu việc các thần
của chúng nó”, để rồi kết thúc trong hỗn loạn: “Đương lúc đó, không có vua trong Y-sơ-ra-
ên; ai nấy làm theo ý mình lấy làm phải” (21:25).
Ý chính chạy xuyên suốt sách Các Quan Xét là “Mọi người cứ làm theo ý mình tưởng là phải”
 17:6, “Trong lúc đó,không có vua nơi Y-sơ-ra-ên. Mọi người cứ làm theo ý mình tưởng là
phải”
 Và 21:25 lặp lại, “Đương lúc đó, không có vua trong Y-sơ-ra-ên; ai nấy làm theo ý mình lấy
làm phải”. Sách Các Quan Xét bày tỏ Đức Chúa Trời công bình sẵn sàng phạt tội lỗi. Sách
Các Quan Xét cho thấy Chúa phạt bằng cách cho phép dân Y-sơ-ra-ên là dân thuộc Chúa bị
hà hiếp 100 năm trong tổng số 350 năm, nhưng Chúa cũng sẵn sàng tha thứ khi họ ăn năn
kêu cầu và Chúa đã giải cứu dân Chúa.
Sách ghi lại 7 lần dân Y-sơ-ra-ên bội đạo, 7 lần họ bị phạt, 7 lần họ được giải cứu. Hoặc có thể
ghi nhận 6 sự kiện quan trọng nhất trong sách với 4 hành động được lặp đi lặp lại: Phạm tội, bị
phạt, kêu cầu, được cứu.

1
1. Lần thứ 1 – 3:7-11 ghi: dân Y-sơ-ra-ên phạm tội: “Dân Y-sơ-ra-ên làm điều ác trước mặt
Đức Giê-hô-va, - Điều ác đó là gì? – quên Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình, cúng thờ các
hình tượng Ba-anh và A-sê-ra”.
Chúa đã phạt dân Y-sơ-ra-ên: “Vì vậy. cơn thạnh nộ của Đức Giê-hô-va nổi phừng cùng Y-sơ-
ra-ên, Ngài phó chúng vào tay Cu-san Ri-sa-tha-im, vua nước Mê-sô-bô-ta-mi. Dân Y-sơ-ra-ên
bị tám năm phục dịch vua Cu-san Ri-sa-tha-im”.
Sau 8 năm bị hà hiếp, dân Y-sơ-ra-ên kêu cầu với Chúa: “Kế ấy, dân Y-sơ-ra-ên kêu la cùng
Đức Giê-hô-va”. Cảm ơn Chúa không quên dân Chúa: “Đức Giê-hô-va bèn dấy lên cho chúng
nó một người giải cứu…
2. Lần thứ 2 – 3:11 cho biết sau 40 năm được bình an, c.12-20 ghi:“Dân Y-sơ-ra-ên lại làm
điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va”
Chúa đã phạt “khiến Éc-lôn, vua Mô-áp, trở nên cường thạnh để hãm đánh Y-sơ-ra-ên… dân Y-
sơ-ra-ên bị phục dịch Éc-lôn, vua Mô-áp, trong suốt mười tám năm”.
Sau 18 năm phục dịch vua ngoại bang, dân Y-sơ-ra-ên kêu la cùng Đức Giê-hô-va, Đức Giê-hô-
va dấy lên cho chúng một đấng giải cứu là Ê-hút… Ê-hút nói cùng chúng rằng: Hãy theo ta, vì
Đức Giê-hô-va đã phó vào tay các ngươi dân Mô-áp, là kẻ thù nghịch các ngươi… Vậy, trong
lúc đó dân Y-sơ-ra-ên đánh giết chừng mười ngàn người Mô-áp, thảy đều là tay mạnh mẽ, can
đởm, không một ai thoát khỏi được. Trong ngày đó, dân Mô-áp bị phục dưới tay Y-sơ-ra-ên; xứ
được hòa bình trong tám mươi năm”.
3. Lần thứ 3 – với Quan Xét Sam-ga tiếp nối chức vụ Quan Xét của Ê-hút, sách Các Quan Xét
4:1-5:31 ghi lại tình cảnh dân Y-sơ-ra-ên sau khi Ê-hút qua đời, dân Y-sơ-ra-ên lại làm điều
ác trước mặt Đức Giê-hô-va.
Chúa đã phạt dân Y-sơ-ra-ên: “phó chúng vào tay Gia-bin, là vua Ca-na-an… Quan thống lãnh
đạo binh người là Si-sê-ra… trong hai mươi năm người hà hiếp dân Y-sơ-ra-ên cách hung bạo.
Thế là dân Y-sơ-ra-ên kêu cầu cùng Đức Giê-hô-va.
Giê-hô-va Đức Chúa Trời nhân từ, đầy lòng nhịn nhục, Chúa đã dùng nữ tiên tri Đê-bô-ra truyền
mạng lịnh của Đức Chúa Trời kêu gọi Ba-rác đứng lên lãnh đạo dân Chúa để đánh quân Ca-na-
an do tướng Si-sê-ra thống lãnh. Rất tiếc, Ba-rác đã không dám nhận trách nhiệm một minh, Ba-
rác đòi bà Đê-bô-ra cùng đi thì Ba-rác mới đi.
Chúa đã dùng Ba-rác cùng nữ tiên tri Đê-bô-ra bắt phục Gia-bin, vua Ca-na-an, phó vào tay dân
Y-sơ-ra-ên
4. Lấn thứ 4 - 6:1-8:35, sau khi xứ hòa bình 40 năm (5:31), dân Y-sơ-ra-ên làm điều ác trước
mặt Đức Giê-hô-va, nên Đức Giê-hô-va phó chúng vào tay dân Ma-đi-an trong bảy năn.
Kinh thánh mô tả tình cảnh dân Y-sơ-ra-ên bị Chúa phạt chịu cho người Ma-đi-an hà hiếp: “Tay
của người Ma-đi-an thắng hơn Y-sơ-ra-ên. Vì sợ người Ma-đi-an, nên dân Y-sơ-ra-ên làm cho
mình những nơi ẩn náu trong núi, trong các hầm và đồn. Khi Y-sơ-ra-ên đã gieo giống, dân Ma-
đi-an với dân A-mê-léc, và người phương Đông đi lên đánh Y-sơ-ra-ên, đóng trại đối ngang
người, phá hại mùa màng của xứ cho đến Ga-xa, và không để lại trong Y-sơ-ra-ên lương thực
gì, hoặc chiên bò hay là lừa. Vì chúng nó đi lên đem theo bầy súc vật và trại mình, loán đến khác
nào một đám cào cào. Người và lạc đà vô số đến trong xứ đặng phá hại. Vậy, vì cớ dân Ma-đi-
an, Y-sơ-ra-ên bị nghèo khổ bẩn chật…

2
Trong gian nguy đó, dân Y-sơ-ra-ên đã kêu cầu cùng Đức Giê-hô-va, “Bấy giờ, vì dân Y-sơ-ra-
ên đã kêu cầu Đức Giê-hô-va về việc dân Ma-đi-an, nên Đức Giê-hô-va sai một đấng tiên tri đến
cùng dân Y-sơ-ra-ên quở trách họ, và Chúa sai thiên sứ của Chúa đến trực tiếp kêu gọi Ghê-đê-
ôn đứng lên lãnh đạo cuộc chiến giải cứu Y-sơ-ra-ên. Dân Ma-đi-an bị phục trước mặt dân Y-sơ-
ra-ên, chẳng cất đầu lên được nữa; nên trong đời Ghê-đê-ôn, xứ được hòa bình trọn bốn mươi
năm (8:28).
Tuy nhiên, sau thành công thắng dân Ma-đi-an, Ghê-đê-ôn đã để lại những mầm móng tội lỗi di
họa đời sau:
1) Đoạn 8:24-27, Ghê-đê-ôn đã lấy vàng vòng chiến lợi phẩm mà dân Y-sơ-ra-ên giao cho chế
thành một cái ê-phót, gây cho dân Y-sơ-ra-ên thờ cúng cái ê-phót, trở thành một cái bẫy cho
Ghê-đê-ôn và cả nhà người.
2) 8:29-30, Ghê-đê-ôn có nhiều vợ sanh 70 người con trai, lại còn có vợ ở Si-chem sanh thêm
một con trai là A-bi-mê-léc. Khi Ghê-đê-ôn qua đời, A-bi-mê-léc xúi giục người của dòng họ
mẹ mình là dân thành Si-chem nổi lên giết cả nhà Ghê-đê-ôn, tạo một cuộc tàn sát anh em
ruột thịt một cha khác mẹ, chỉ còn một người sống sót, tự làm vua. Ba năm sau, chính A-bi-
mê-léc giết dân Si-chem, để rồi chính dân Si-chem giết chết A-bi-mê-léc, ứng nghiệm lời tiên
tri của con trai út của Ghê-đê-ôn là Giô-tham: dân Si-chem là cây cối tôn cây gai A-bi-mê-léc
làm vua để rồi lửa của cây gai thiêu đốt dân Si-chem cũng như lửa cây cối Si-chem thiêu cây
gai A-bi-mê-léc (8:29-30)
5. Lần thứ 5 – với cuộc tàn sát nhau giữa các con Ghê-đê-ôn với dân thành Si-chem, dân Y-sơ-
ra-ên được Thô-la làm Quan Xét 23 năm, và Giai-rơ làm Quan Xét trong thời gian 2 năm.
Đoạn 10:6-12:7 “Kế ấy dân Y-sơ-ra-ên lại làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va, phục sự
những Ba-anh và Át-tạt-tê, cùng các thần Sy-ri, các thần Si-đôn, các thần Mô-áp, các thần
người Am-môn, và các thần của dân Phi-li-tin: chúng nó lìa bỏ Đức Giê-hô-va không phục
sự Ngài”.
Chúa đã phạt dân Y-sơ-ra-ên. “Cơn thạnh nộ của Đức Giê-hô-va bèn nổi phừng cùng Y-sơ-ra-
ên; Ngài phó chúng nó vào tay dân Phi-li-tin và vào tay người Am-môn. Kể từ năm đó, hai dân
tộc nầy hà hiếp và chà nát dân Y-sơ-ra-ên… trong mười tám năm. Dân Am-môn cũng sang qua
sông Giô-đanh, đánh dân Giu-đa, Bên-gia-min, và nhà Ép-ra-im; Y-sơ-ra-ên bị cơn hoạn nạn
lớn lao vậy”.
Và “Bấy giờ dân Y-sơ-ra-ên kêu cầu Đức Giê-hô-va… Dân Y-sơ-ra-ên thưa cùng Đức Giê-hô-
va rằng: Chúng tôi đã phạm tội!... Họ bèn cất khỏi giữa mình các tà thần, rồi trở lại phục sự
Đức Giê-hô-va; lòng Ngài buồn rầu về sự khốn khổ của Y-sơ-ra-ên”.
Cảm ơn Chúa đã dấy lên Giép-thê, một người có lý lịch không tốt, bị khinh dễ, “Thần của Đức
Giê-hô-va bèn cảm động Giép-thê… người đánh bại chúng nó… chiếm lấy của chúng nó hai
mươi cái thành. Ấy là một bại trận rất lớn; dân Am-môn bị phục trước mặt dân Y-sơ-ra-ên”.
Câu chuyện Quan Xét Giép-thê làm ngỡ ngàng khi con gái của Giép-thê vướng vào lời hứa
nguyện ‘bốc đồng’ của Giép-thê, gây cho chiến thắng của Giép-thê trở thành đầy nước mắt.
6. Lần thứ 6 – nói đến sách Các Quan Xét thì phải nói đến Sam-sôn. Câu chuyện Sam-sôn được
ghi trong 13:1-16:31.
Lúc bấy giờ “dân Y-sơ-ra-ên cứ làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va, nên Đức Giê-hô-va phó
chúng vào tay dân Phi-li-tin trọn bốn mươi năm”. Sam-sôn là một người được biệt riêng cho

3
Chúa, từ trong lòng mẹ, “người mẹ không uống rượu hay là vật chi say, và cũng đừng ăn vật gì
chẳng sạch… Dao cạo sẽ không đưa qua đầu nó, bởi vì đứa trẻ từ trong lòng mẹ sẽ làm người
Na-xi-rê cho Đức Chúa Trời; về sau nó sẽ giải cứu Y-sơ-ra-ên khỏi tay dân Phi-li-tin”.
Sam-sôn được Chúa ban sức mạnh vô địch, với tay không Sam-sôn giết một con sư tử, với một
hàm lừa, Sam-sôn giết một ngàn người Phi-li-tin (15:16). Rất tiếc Sam-sôn dâng cho Chúa đời
sống chỉ giữ lại đôi mắt không dâng cho Chúa mà chỉ để nhìn cái đẹp người nữ (16:1, 4), nên
Sam-sôn bị người Phi-li-tin móc đôi mắt và chết chung với người Phi-li-tin (16:29).
Câu hỏi được đặt ra là tại sao điệp khúc dân Chúa phạm tội, bị phạt, ăn năn, mà Chúa vẫn tha thứ
giải cứu? Chúa Jêsus phán: “Ta không nói cùng ngươi rằng đến bảy lần đâu, nhưng đến bảy
mươi lần bảy” (Math. 18:22). Duy tội nhân phải ăn năn. Câu hỏi được hỏi tiếp: ‘Tội nhân ăn năn
giả dối thì sao?’ Lời Chúa phán: “Đức Chúa Trời không chịu khinh dể đâu… lời chưa ra khỏi
miệng tôi Chúa đã biết rồi” (Thi. 139:1-4; Gal. 6:7). Ngược lại, Đức Chúa Trời nhân từ, nói như
bài hát: ‘dù cho bao phen con yếu đuối, thành tâm ăn năn thống hối, thì Ngài lại thứ tha’. Tuy
nhiên, hãy suy nghĩ: ‘bạn còn cơ hội ăn năn không?’ Suy nghĩ cẩn thận rồi hãy phạm tội nhé!

You might also like