You are on page 1of 2

Ê-phê-sô bài 7

Chương 4:1-15

Trong thế giới hiện đại, người ta vẫn thích nêu lên những thành công để giới thiệu về mình. Nhưng
khi viết cho các tín hữu tại Ê-phê-sô trong chương 4, học giả lỗi lạc này nhắc người đọc thư biết rõ
ông đang là một tù nhân. Phao-lô nhận ra là một công cụ đắc dụng trong tay Chúa thì dù trong hoàn
cảnh nào ông vẫn có thể hiện xuất sắc vai trò của công cụ ấy.
Hãy dành ít phút đọc lại phân đoạn Kinh Thánh này. Hãy để cho Đấng Thánh Linh cùng san sẻ suy
nghĩ của Ngài với anh chị em trong 15 câu đã đọc.

1. Phao-lô khuyên các tín hữu tại thành Ê-phê-sô ra sao? (Câu 1-3) Năm phẩm chất gì Phao-lô
muốn chúng ta cùng phát huy trong ‘cách ăn ở xứng đáng với chức phận mà Chúa đã gọi’? Lý
do gì chúng ta phải dùng giây hoà bình để giữ sự hiệp một với Đấng Thánh Linh?

Suy ngẫm. Công vụ của Đấng Thánh Linh là hướng ta đến với lẽ thật. Ngài giúp ta dọn lòng để mỗi cá
nhân đều có thể phát huy tối đa năm điều Phao-lô nêu ra. Hội Thánh có nhiều cá nhân được Chúa
dọn lòng nhất định phải là viên ngọc sáng của cộng đồng và sẽ ảnh hưởng môi trường xung quanh.

2. Câu 4-6 Phao-lô đề cập về bảy yếu tố quan trọng trong giáo lý: Chỉ có một thân thể, một
Thánh Linh, một Chúa, một đức tin, một phép báp-têm, một Đức Chúa Trời và một Cha của
mọi người. Ông bà anh chị em hãy san sẻ suy tư về tầm quan trọng của bảy yếu tố này trong
cuộc sống cá nhân, gia đình và Hội Thánh.

3. Trong phần cuối của câu 6 Phao-lô bảo Chúa ‘là trên cả mọi người, giữa mọi người và ở trong
mọi người.’ Có nghĩa là Chúa toàn tri đang ở cùng chúng ta thế nhưng trong cuộc sống mỗi
chúng ta vẫn nhiều khi vẫn cảm thấy cô đơn và lạc lõng. Tại sao? Hội Thánh giữ vai trò gì khi
ta trong tình trạng đó?

4. Từ câu 7-10 Phao-lô nhắc nhở chúng ta rằng Chúa từ trên cao đến với thế gian để ban ân
điển cho mỗi cá nhân, Ngài muốn làm giầu, làm vững chúng ta ‘để làm cho đầy dẫy mọi sự.’
Đọc xong câu này chúng ta suy nghĩ gì về thuật ngữ ‘chủ nghĩa cá nhân’?

5. Đọc chậm câu 11-13. Chúa ban ra các mục vụ được Phao-lô viết ra với mục đích là để gây
dựng Hội Thánh. Hội Thánh địa phương của chúng ta có vận hành hết những mục vụ được
Phao-lô viết hay không? Tại sao không?

6. Trong câu 13 Phao-lô đề cập về một Hội Thánh trưởng thành mà mỗi chúng ta hướng tới.
Bao giờ thì chúng ta đạt được ‘tầm thước vóc giạc trọn vẹn của Đấng Christ?’ Ông bà anh chị
em đã thấy có Hội Thánh nào đạt được trọn vẹn của Đấng Christ hay chưa? Tại sao không
thể?

7. Câu 14-15. Trong đoạn Kinh Thánh này Phao-lô bảo ‘Ngài muốn chúng ta không như trẻ con
nữa…’ Nhưng Chúa Cứu Thế Giê-xu dạy rằng ‘Quả thật… nếu các ngươi không đổi lại và nên
như đứa trẻ, thì chẳng vào được nước thiên đàng.’ (Mathew 18:3) Ông bà anh chị em có bao
giờ suy ngẫm của sự khác biệt trong niềm tin hồn nhiên trong trắng của trẻ thơ, và tính bồng
bột dễ bị lừa gạt của trẻ con hay không? Cá nhân và Hội Thánh phải làm gì để ta được hồn
nhiên vui tươi trong sự hiện diện của Chúa và vững vàng trong niềm tin của người trưởng
thành? Chia sẻ suy tư và trải nghiệm của cá nhân mình cho anh chị em trong nhóm.

Kết luận.
Hành trình cùng Chúa là phát huy sự khiêm nhường, nết thuỳ mị, biết nhịn nhục, dám đem tình yêu
thương mà cưu mang nhau. Chúng ta cũng không ngừng hướng tâm mình vào nơi Cứu Chúa để Đấng
Thánh Linh giúp ta dọn lòng. Các mục vụ Chúa ban là để gây dựng Hội Thánh trưởng thành giữa thế
gian. Chúa muốn Hội Thánh là điểm sáng trong vòng nhân gian và Cơ Đốc nhân phải biết rõ những
mục vụ đó luôn luôn đắc dụng để hầu việc Ngài. Hội Thánh còn nhiều việc phải làm, Phúc Âm còn
phải gieo ra cho thế nhân biết về ân điển của Chúa. Ta cần lắm tâm hồn trắng trong của trẻ thơ,
nhưng phải trưởng thành và không thể vận hành cuộc sống theo cách trẻ con được.

You might also like