You are on page 1of 2

Êphêsô bài 10

Ê-phê-sô chương 5:21-33


Khi đọc phân đoạn Thánh Kinh này chúng ta cứ tưởng rằng đây là việc Phao-lô dạy về hôn nhân,
nhưng thâ ̣t ra, Phao-lô đang dùng hình ảnh của một cặp vợ chồng, để đem ra sự so sánh giữa Cứu
Chúa Giê-su và Hội Thánh của Ngài và ông cho đây là một ‘sự mầu nhiệm (câu 32). Rất nhiều người
trong chúng ta lấy những điều dạy dỗ trong đoạn Thánh Kinh này để áp dụng cho một cặp vợ chồng.

1. Đọc câu 21 chúng ta có thấy Phao-lô nhắc nhở chúng ta ‘hãy kính sợ Chúa Cứu Thế’ trước rồi
mới đến ‘vâng phục nhau?’ Ta quan tâm gì về sự sắp đặt thứ tự này?

2. Cánh đàn ông có cảm thấy rất tâm đắc với Phao-lô trong câu 22-24 hay không? Anh chị em
nhớ rằng với chữ ‘là đầu’ trong tiếng Hy Lạp là ‘kèphale’ có nghĩa là ‘nguyên bản’ chứ
không phải là trung ương thần kinh của vợ. Chúa là nguyên bản của ta, và cách Chúa thực
hiện cho Hội Thánh ra sao, người làm chồng cũng phải hành sử như vậy. Ta nhớ bài học
trước về công thức WWJD của Mục sư Charles Sheldon hay không?

3. Trong câu 25-27, Phao-lô kêu gọi cánh đàn ông hãy như Chúa là nguyên bản của Hội Thánh
cho nên Ngài ‘phó chính mình’ cho Hội Thánh và dùng chân lý để tẩy rửa cho Hội Thánh
ngày càng sáng láng. Hãy nêu danh những ông chồng dám hy sinh cho vợ con như Chúa hy
sinh cho Hội Thánh của Ngài hôm nay. Hãy nêu danh những bà vợ cảm thấy hạnh phúc vì
phục tùng những người chồng như thế.

4. Chúa Cứu Thế Giê-xu làm gì cho Hội Thánh trong câu 27?

5. Chúng ta suy ngẫm và so sánh ra sao khi Phao-lô muốn so sánh tình yêu của một cặp vợ
chồng với Chúa Cứu Thế Giê-xu cho Hội Thánh của Ngài trong câu 28-29? Nêu ý kiến về sự
chăm sóc phần thuô ̣c thể và thuô ̣c linh của ta trong bấy nhiêu năm qua, để hôm nay chúng ta
có thể hiện diện trong bài học này.

6. Ta hiểu ra sao trong câu 30?

7. Câu 31 Phao-lô muốn nói với ta điều gì? Giải thích sự khám phá của ta.

8. Câu 32 có phải Phao-lô đang phá vỡ văn mạch của đoạn Kinh Thánh này hay không?

9. Phao-lô chốt lại chương này bằng lời khuyên cho cặp vợ chồng là phải biết yêu thương và
kính trọng nhựa. Ta có thấy sự sắp đặt rất có thứ tự của Phao-lô hay không? Phát biếu suy
ngẫm của mình

Kết luận.
Câu nói ‘tu thân, tề gia trị quốc bình thiên hạ’ là một sự đúc kết của minh triết Á đông, không phải chỉ
dành cho người xưa, sự đúc kết ấy vẫn là điều mà hôm nay chúng ta phải học và suy ngẫm. Chỉ có
điều minh triết của Á đông, không xây trên nền tảng của thần học, mà chỉ chung chung trong minh
triết mà thôi. Kinh Thánh đặc biệt trong Ê-phê-sô 5:21-33 Phao-lô đã chỉ ra cho ta một thứ tự rất rõ
ràng, muốn hạnh phúc, ta phải biết kính sợ Đức Chúa Trời.
Ts Henry Cloud nhà tâm lý trị liê ̣u và cũng là nhà thần học đã nhận định: ‘Toàn bộ những thất bại của
thế nhân đều có mô ̣t điểm xuất phát đó là ta không thể phản ảnh được hình ảnh của Đức Chúa Trời
trong ta.’ Trong Chúa Cứu Thế Giê-xu chúng ta có thể vực lại được cuộc sống theo nguyên bản của
Ngài.

You might also like