You are on page 1of 19

CHỦ BIÊN: PGS. TS.

BÙI QUANG HUY

NGHIỆN GAME ONLINE


VÀ NGHIỆN MA TÚY

NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC


HÀ NỘI - 2019
THAM GIA BIÊN SOẠN:

Phó giáo sư, Tiến sĩ Bùi Quang Huy (chủ biên)


Chủ nhiệm Khoa Tâm thần - Bệnh viện Quân y 103
Giảng viên Bộ môn Tâm thần - Học viện Quân y
Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa cấp II Nguyễn Văn Dũng
Phó viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần Bệnh viện
Bạch Mai
Tiến sĩ Tô Thanh Phương
Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1,
Thường Tín, Hà Nội
Thạc sĩ Đinh Việt Hùng
Bác sĩ Khoa Tâm thần, Bệnh viện 103

2
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của internet, nghiện game online
đã trở thành vấn nạn thực sự cho nhiều quốc gia, trong đó có
Việt Nam. Nghiện game online rất phổ biến, tỷ lệ người
nghiện game online có thể chiếm tới 10% số thanh, thiếu niên
trong độ tuổi 15 - 25.
Nghiện game online để lại hậu quả to lớn tới sức khỏe
thể chất và tâm thần của người nghiện, khiến họ trở thành
gánh nặng cho gia đình và cho xã hội. Việc cai nghiện game
online rất khó khăn do chưa có tiêu chuẩn chẩn đoán và phác
đồ điều trị thống nhất cho rối loạn này.
Kiến thức về điều trị cắt cơn và chống tái nghiện game
online còn thiếu và yếu nên hiệu quả điều trị rối loạn này ở
các cơ sở cai nghiện là không cao.
Cùng với nghiện game online, nghiện ma túy cũng gây
ra các hậu quả rất nghiêm trọng. Ngoài ma túy truyền thống
như heroin, cần sa, người nghiện ma túy đang sử dụng rất
rộng rãi các ma túy nhóm kích thần, đặc biệt là ma túy “đá”.
Hiện nay, các cơ sở cai nghiện sử dụng các phác đồ
khác nhau để cắt cơn nghiện ma túy và chống tái nghiện. Tuy
nhiên, việc phòng chống tái nghiện ma túy còn bị xem nhẹ
nên tỷ lệ tái nghiện sau cai là rất lớn.
Trong cuốn sách này, các tác giả đã trình bày rất chi tiết
về triệu chứng, chẩn đoán, cách phát hiện, điều trị cắt cơn và
điều trị chống tái nghiện cho những người nghiện game
online và những người nghiện ma túy.

3
Sách dùng cho các đối tượng là bác sĩ chuyên khoa Tâm
thần, sinh viên ngành Y và những ai quan tâm đến chủ đề
nghiện game online và nghiện ma túy.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ email
bacsyhuy2003@gmail.com!

Thay mặt các tác giả


PGS. TS. Bùi Quang Huy

4
MỤC LỤC

Lời nói đầu 3


Chương 1: Nghiện game online 7
Bùi Quang Huy
Chương 2: Nghiện ma túy nhóm amphetamin
Nguyễn Văn Dũng 74
Amphetamin
Methamphetamin
MDMA
Chương 3: Nghiện cocain 127
Đinh Việt Hùng
Chương 4: Nghiện cần sa 137
Tô Thanh Phương
Chương 5: Nghiện ma túy nhóm opioid 155
Nguyễn Văn Dũng

5
6
NGHIỆN GAME ONLINE

1. ĐỊNH NGHĨA
Cùng với sự phát triển của game online (trò chơi trực
tuyến) trên mạng internet, bệnh nghiện game video ngày càng
nhiều, để lại nhiều hậu quả nặng nề. Nghiện game online
đang dần trở thành vấn nạn mà xã hội chưa tìm ra cách giải
quyết thỏa đáng.
Thuật ngữ chính xác cho bệnh này là nghiện trò chơi
video (video game addicting). Hiện nay, hầu hết người chơi
video game đều sử dụng máy tính có kết nối internet, vì thế
họ thường chơi game trực tuyến. Các phương tiện truyền
thông ở Việt Nam (báo, tivi, radio, internet) đều sử dụng thuật
ngữ nghiện game online để chỉ bệnh nghiện video game.
Trong bài này, chúng tôi cũng sử dụng thuật ngữ nghiện game
online để tiện cho việc trình bày.
Nghiện trò chơi điện tử được mô tả như một rối loạn
cưỡng bức, không liên quan đến việc sử dụng thuốc gây
nghiện và rất giống với cờ bạc bệnh lý. Trò chơi điện tử cũng
gây lạm dụng, gây nghiện như rượu và ma túy. Những người
bị nghiện trò chơi điện tử có thể sử dụng internet để truy cập
vào các trò chơi nhập vai trực tuyến nhiều người chơi và trò
chơi nhiều người dùng. Tất cả đều tương tác với nhau để cùng
chơi và để đạt được mục tiêu, hoàn thành nhiệm vụ với số
điểm cao trong thế giới ảo.

7
Lời tâm sự của người nghiện game:
Đây là câu chuyện của một người nghiện game, đang
phải điều trị nội trú tại một trung tâm cai nghiện game. Anh
đã đăng câu chuyện của mình lên mạng để giúp các người
nghiện game khác và gia đình họ hiểu biết tốt hơn về vòng
xoáy đi xuống xảy ra khi ai đó trở nên nghiện game.
Vào mùa Thu năm 2013, tôi đã đi đến Đại học Quốc gia
Hà Nội và tôi đã có một quãng thời gian tuyệt đẹp - ông giải
thích. Tôi có nhiều bạn bè mà tôi rất thích dành thời gian chơi
với họ. Tôi cũng có bạn gái và chúng tôi yêu nhau rất nhiều.
Sang năm thứ 2, tôi vẫn học hành chăm chỉ và được thầy giáo
đánh giá cao. Tôi quen với việc về nhà và suy nghĩ về những
ý tưởng đã được nêu ra trong lớp, quen với việc ôn bài mỗi
tối. Gia đình tôi và tôi đã bắt đầu mơ đến một cuộc sống cho
chúng tôi sau khi ra trường. Cha mẹ tôi rất quý bạn gái của tôi
và đối xử với cô ấy như con dâu của mình. Nói tóm lại mọi
thứ đều tốt đẹp và tôi rất vui.
Vào đầu năm 2015, khi tôi đang học học kỳ 2, có một
bạn trong lớp đã giới thiệu cho chúng tôi về một trò trơi trực
tuyến mới. Trước đó, tôi không hề chơi game mà chỉ sử dụng
máy tính vào việc đọc báo, gửi thư, làm bài tập. Anh bạn
cùng lớp nói rất hay về trò chơi trực tuyến đó và muốn chúng
tôi cùng lập một đội chơi trên cùng một máy chủ. Càng trò
chuyện về trò chơi, tôi càng muốn chơi loại game này. Vì
vậy, tôi háo hức chờ đợi ngày phát hành, lên kế hoạch thời
gian cho trò chơi và thời gian học tập.

8
Vâng ... game đã xuất hiện và tôi chơi... và chơi... và
chơi. Khi tôi bắt đầu chơi, tôi thấy trò chơi rất thú vị. Tôi chơi
một mạch từ tối thứ năm đến sáng thứ 3 mà không hề ra khỏi
phòng, tất nhiên là không đến lớp. Tôi đã không hoàn thành
phần còn lại của học kỳ và phải thi lại vài môn. Bạn bè của
tôi, những người ban đầu chơi với tôi, bắt đầu chơi ít hơn và
bỏ cuộc vì họ không muốn mất quá nhiều thời gian vào nó
như tôi. Tôi vẫn chơi game và đã bỏ các buổi thi lại vì biết có
thi cũng chẳng đỗ. Năm đó, tôi không được lên lớp.
Tôi về nhà nghỉ hè và dấu gia đình về việc chơi game
cũng như kết quả học sút kém của mình. Tôi tự nhủ mình chỉ
chơi game nốt kỳ nghỉ hè này, vào năm học tới mình sẽ chỉ
tập trung vào học và sẽ không chơi game. Nhưng nói thì dễ
mà làm thì mới khó. Vào năm học mới... tôi trở lại trường
để... chơi game. Tôi lại chơi game... và tôi không đến lớp
trong ngày đầu tiên... rồi ngày thứ hai... và cả tuần đầu tiên
của năm học mới vì mải chơi game. Khi mọi thứ tiếp tục,
cuộc sống của tôi ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Tôi không đến
lớp học và không tham gia tất cả các hoạt động xã hội khác,
cắt đứt mối quan hệ với mọi người xung quanh. Càng ngày,
tôi càng chơi nhiều hơn để thoát khỏi nỗi đau của tôi vì khi tôi
thực sự ngồi và suy nghĩ về tất cả những sai lầm tôi đã làm.
Nhưng thay vì bỏ game thì tôi lại lao vào nó sâu hơn nhằm
quên đi các thất bại trong cuộc sống thực. Tôi gầy đi rất
nhiều, luôn đau ốm, mệt mỏi. Tôi tắm ít hơn, ăn ít hơn, không
giặt quần áo hay dọn dẹp phòng mình. Người bạn cùng phòng
với tôi biết điều gì đó đã xảy ra với tôi nhưng anh ta không

9
biết phải làm gì để giúp tôi. Anh ta đã hy vọng rằng tôi sẽ có
thể tự vượt qua các cạm bẫy của chính mình.
Khi kết thúc học kỳ một, tôi chỉ còn da bọc xương.
Người yêu tôi đã báo cho gia đình tôi về tình trạng của tôi. Bố
mẹ tôi đã đến đón tôi và thu dọn đồ đạc của tôi trở về nhà. Bố
mẹ tôi đã khóc rất nhiều khi chứng kiến thảm cảnh của tôi.
Họ đã ân hận vì đã tin những gì tôi bịa ra để nói với họ xưa
nay. Tôi đã nói với họ rằng đang học hành chăm chỉ, đang
học thêm, tham gia hoạt động ngoại khóa của lớp… để xin
thêm tiền chơi game. Bạn gái tôi và tôi gần như chia tay vì tôi
đã nói dối cô ấy nhiều lần và đã không quan tâm đến cô ấy
trong một thời gian dài.
Theo sự sắp xếp của bố mẹ, tôi đến gặp một nhà tâm lý.
Tôi dành thời gian thực hiện một số buổi trị liệu tâm lý và tôi
hầu như không còn chơi game nữa. Mọi thứ đã tốt đẹp dần lên
khiến bố mẹ tôi rất mừng. Tôi đã trở lại trường học, xây dựng
lại các mối quan hệ với bạn bè, làm lành với bạn gái và tôi đã
được mọi người chấp nhận.
Nhưng tôi lại thấy chán nản về cuộc sống thực tại và lại
lao vào chơi game một lần nữa. Tôi lại bỏ học, hủy bỏ mọi
hoạt động xã hội, mọi mối quan hệ với bạn bè và người yêu.
Tôi hầu như không tắm giặt, không ăn uống đúng giờ. Đồ đạc
của tôi như một mớ hỗn độn. Tôi sợ và chán nản vì không
biết phải làm gì để thoát ra khỏi tình trạng này. Tôi đã thực sự
nghĩ về cái chết. Tôi đã lên kế hoạch tự tử cho mình (nhảy từ
trên cây cầu cao xuống sông hoặc đâm đầu vào ô tô đang

10
chạy nhanh), nhưng tôi vẫn lưỡng lự và chưa thực hiện hành
vi tự sát. Cuối cùng, bố mẹ tôi đã đưa tôi đến Khoa Tâm thần,
Bệnh viện Quân y 103 để điều trị. Tôi đã được điều trị bằng
thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần. Sau 4 tuần điều trị,
tôi đã cảm thấy tốt hơn nhiều. Hiện nay, tôi làm công nhân ở
một xí nghiệp gần nhà. Hàng ngày, bố mẹ vẫn bắt tôi phải
uống thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ. Tôi đã bỏ được game,
bận rộn với công việc lao động không liên quan đến máy tính
và đã thích nghi với cuộc sống mới của mình. Buổi chiều, sau
giờ làm việc, chúng tôi chơi bóng đá cùng nhau trong đội
bóng của nhà máy. Sau trận đấu, chúng tôi lại ghé vào quán
bia hơi làm một cốc cho giải nhiệt. Tôi đã rất hối tiếc vì
những năm tháng vô bổ mình đã dành cho game, cho thế giới
ảo mà bỏ qua cuộc sống thực tốt đẹp này. Mong bố mẹ, bạn
bè và đặc biệt là người yêu cũ của tôi tha thứ cho tôi sai lầm
đã gây ra đau khổ cho mọi người trong quá khứ.
Không chỉ có trẻ em:
Không chỉ trẻ em, thanh thiếu niên và sinh viên đại học
bị nghiện game online, ngày càng có nhiều người lớn đang
say mê chơi game trực tuyến. Nhiều người chơi game suốt
ngày, họ có thể bị mất việc, không chăm sóc gia đình và các
con, cuối cùng thì hôn nhân đổ vỡ vì chơi game. Trong thế
giới ảo, họ thăng tiến tới các cấp độ rất cao, đối với họ, đó là
những gì quan trọng nhất. Nội dung của game càng hấp dẫn,
các trận đấu trong game cành ác liệt thì càng thu hút sự quan
tâm của người nghiện.

11
Người chơi game không chỉ là nam mà còn có cả nữ
tham gia. Có bà mẹ trẻ đã bỏ mặc đứa con trai chưa đến 1 tuổi
để lao vào chơi game. Cô ta rất tận tâm với game, trong khi
lại không chăm sóc cho con trai mình. Hậu quả đáng tiếc đã
xảy ra với đứa con trai của cô ấy. Cái chết thương tâm của em
bé vẫn không đủ sức cảnh tỉnh nữ game thủ này.
Mặc dù các trường hợp như vậy là rất hiếm, nhưng không
phải là không có trong thế giới của người nghiện game. Các
chuyên gia về sức khỏe tâm thần nói rằng thế giới tưởng
tượng được cung cấp bởi máy tính và trò chơi điện tử có thể
trở thành công cụ gây nghiện thật sự phá hoại hôn nhân và sự
nghiệp. Mọi người ở mọi lứa tuổi đang đắm mình trong thế
giới ảo, trong đó họ có thể dễ dàng thoát khỏi những vấn đề
trong cuộc sống của họ. Cô gái trẻ nói trên cho rằng chơi
game là một cách để đương đầu với vụ ly dị của cô vì trong
khi chơi game, cô có thể trò chuyện với nhiều người bạn gái
khác một lúc. Thời gian đầu, cô đã cố gắng tìm ra sự cân bằng
giữa trò chơi và trách nhiệm trong cuộc sống, song, cô ấy vẫn
dành gần 8 giờ mỗi ngày trực tuyến và tỏ ra rất tận tâm với
trò chơi; cô đã bỏ bê con cái và chồng, nhưng trò chơi có sức
lôi cuốn rất mạnh mẽ khiến cô cảm thấy bất lực để dừng lại.

2. LƯỢC SỬ
Báo cáo đầu tiên về nghiện game online có từ năm 1994,
khi tạp chí Wired lưu ý rằng một số sinh viên chơi game tới
12 giờ mỗi ngày và không còn chú ý gì đến việc học hành.

12
Tháng 8 năm 2005, tờ nhân dân nhật báo Trung Quốc
cho rằng có hơn 20 triệu người nghiện game online ở nước
này và đề xuất cấm chơi game quá 3 - 4 giờ mỗi ngày tại các
điểm chơi game. Tháng 7 năm 2007, Trung Quốc yêu cầu
người chơi game phải đăng ký và buộc các game thủ dưới 18
tuổi phải ngừng chơi tiếp nếu đã chơi đủ 3 giờ mỗi ngày.
Trung Quốc cho rằng nếu game thủ chơi quá 3 giờ mỗi ngày
thì sẽ bỏ bê 50% các công việc khác, tỷ lệ này lên đến 100%
nếu game thủ chơi quá 5 giờ mỗi ngày. Đến năm 2008, nhiều
ý kiến đã cho rằng nghiện game online là nguyên nhân hàng
đầu gây ra bỏ học của sinh viên.
Bộ quốc phòng Phần Lan cho biết trong thời gian từ
năm 2000 đến 2005, có 13 binh sĩ nước này không thể hoàn
thành nghĩa vụ quân sự vì nghiện game online.
Tháng 7 năm 2007, tạp chí Perth ở Tây Australia báo
cáo một trường hợp học sinh nam 15 tuổi, bỏ tất cả các hoạt
động khác do mải chơi game RuneScape. Bài báo đã so sánh
nghiện game với nghiện heroin.
Tháng 4 năm 2008, báo Telegram (nước Anh) đã khảo
sát trên 391 người chơi trò chơi Asheron's Call và thấy rằng
3% bị kích động, mất ngủ, bỏ ăn và mất gần hoàn toàn các
mối quan hệ xã hội.
Tương tự như các nghiện ngập khác, các cá nhân bị
nghiện trò chơi điện tử sử dụng thế giới tưởng tượng ảo để kết
nối với những người thực sự thông qua internet như một sự
thay thế cho mối liên hệ giữa con người thực tế mà họ không

13
thể đạt được bình thường. Một số người bị nghiện trò chơi
điện tử có thể phát triển sự quyến rũ tinh thần đối với bạn bè
trực tuyến và các hoạt động họ tạo ra trên màn hình máy tính
của họ. Những người nghiện trò chơi điện tử có thể tận hưởng
các khía cạnh của trò chơi trực tuyến cho phép họ gặp gỡ,
giao lưu và trao đổi ý tưởng thông qua các trò chơi. Bởi vì
một số trò chơi đòi hỏi một số lượng lớn người chơi đăng
nhập đồng thời, trong thời gian dài của thời gian, để hoàn
thành nhiệm vụ của một trò chơi, người chơi có thể cảm thấy
một nghĩa vụ và lòng trung thành với người chơi khác. Điều
này có thể làm rõ hơn lý do của cá nhân về việc anh ta sử
dụng và cảm giác quan hệ với người chơi khác, đó là những
người lạ mặt.
Thống kê cho thấy nam giới và trẻ trai có nhiều khả
năng trở nên nghiện trò chơi điện tử so với phụ nữ và trẻ em
gái. Nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng gần 10 trong số
10 game thủ trẻ (8 - 18 tuổi) có thể được xếp vào loại game
thủ bệnh hoạn hoặc nghiện chơi game.

3. KHÁI NIỆM
Bệnh nghiện video game được từ điển bách khoa toàn
thư của nước Anh định nghĩa là xung động sử dụng máy tính
để chơi trò chơi video đến mức cản trở cuộc sống bình
thường. Người nghiện video game chơi game quá nhiều, cô
lập mình với gia đình, bạn bè hoặc mọi hình thức tiếp xúc với
xã hội, sự tập trung của họ vào chơi game mạnh hơn tất cả
các sự kiện khác trong cuộc sống.

14
Theo báo cáo của hội đồng khoa học và sức khỏe cộng
đồng của Mỹ, người nào chơi trò chơi trên máy tính quá 2 giờ
mỗi ngày được coi là nghiện game máy tính. Học viện nhi
khoa Mỹ cũng lấy tiêu chuẩn chơi game quá 2 giờ mỗi ngày
để xác định người nghiện game online.
Nhà tâm thần học Michael Brody, đưa ra định nghĩa về
game online, theo đó người nghiện game online phải thỏa
mãn 2 tiêu chuẩn sau:
(1) Người nghiện game online luôn đòi hỏi chơi game
ngày càng nhiều để giữ được tình trạng tâm lý hiện tại của mình.
(2) Nếu không được tiếp tục chơi game online, họ sẽ cáu
gắt và cảm thấy rất khó chịu.
Nói một cách đơn giản thì những người nghiện game
online là trở thành cáu kỉnh, có hành vi bạo lực hoặc bị ức chế
nếu không được chơi game online trên máy tính. Những trẻ
em nghiện game sẽ khóc lóc đòi chơi game, không ngủ, từ
chối ăn uống hoặc không chịu làm gì.
Mặc dù hiện nay chưa có chẩn đoán nghiện game online
trong bảng phân loại bệnh tâm thần của Tổ chức Y tế Thế giới
(ICD10) và của hội Tâm thần học Mỹ (DSM5), nhưng các
nhà tâm thần học trên thế giới đều thừa nhận sự tồn tại của
bệnh nghiện game online và cho rằng bệnh này có những đặc
điểm của nghiện ma túy và trầm cảm.
3.1. Nghiện game online rất khó chữa
Tại một trung tâm điều trị cai nghiện ở Amsterdam - Hà
Lan, thanh thiếu niên bắt đầu cai nghiện bằng cách thừa nhận

15
họ có vấn đề về nghiện. Nhiều người nghiện ma túy hoặc
rượu, nhưng không ít người lại nghiện game online.
Keith Bakker, Giám đốc của Smith & Jones Addiction
Consultants, nói với Web MD rằng ông đã tạo ra chương trình
cai nghiện mới để đối phó với một vấn đề ngày càng gia tăng
trong thanh thiếu niên, đó là nghiện game online. Ông cho
rằng game online đang tồn tại và ngày càng gia tăng trong
cuộc sống của thanh, thiếu niên.
Thoạt nhìn, nghiện game online có vẻ giống như một
tình trạng căng thẳng, nhưng thực tế chúng trầm trọng hơn rất
nhiều. Tiến sĩ Kimberly Young, Giám đốc Trung tâm cai
nghiện On - Line cho biết: “Có rất nhiều cha mẹ gọi cho tôi
trong một năm qua, để phàn nàn về tình trạng nghiện game
của con mình, đặc biệt là về các trò chơi nhập vai trực tuyến.
Tôi cho rằng tình trạng nghiện game online sẽ còn trở nên tồi
tệ hơn khi game đã phát triển trên điện thoại di động. Nhưng
liệu game online có gây nghiện”. Có, Young nói với WebMD,
đó là một dạng nghiện hay gặp trong lâm sàng, giống như
nghiện cờ bạc.
3.2. Game online gây nghiện
Hiện nay chúng ta đều công nhận nghiện game cũng phổ
biến như nghiện rượu và ma túy. Một đặc điểm của nghiện
game online được bác sĩ tâm thần Michael Brody khái quát
như sau:
(1) Người cần chơi game hàng ngày với thời gian chơi
game ngày càng tăng.

16
(2) Nếu không được chơi game, họ sẽ cảm thấy rất khó
chịu và cáu kỉnh.
Tất cả những người nghiện game đều phải đáp ứng đủ 2
tiêu chí này. Họ trở nên tức giận, bạo lực và chán nản. Nếu bị
người khác lấy máy tính, họ ngồi ở góc nhà khóc, từ chối ăn
ngủ và từ chối làm bất cứ điều gì.
- Các dấu hiệu cảnh báo về nghiện game online:
+ Quan tâm đến trò chơi: luôn nghĩ về lần chơi game
trước đó và chờ đợi phiên chơi game tiếp theo.
+ Thời gian chơi game ngày càng tăng để đạt được sự
hài lòng.
+ Nhiều lần muốn cắt giảm hoặc ngừng chơi nhưng
không thành công.
+ Cảm giác bồn chồn, buồn rầu, chán nản hoặc khó chịu
khi cố gắng cắt giảm thời gian chơi game.
+ Chơi game lâu hơn dự định ban đầu.
+ Có nguy cơ mất các mối quan hệ quan trọng, mất việc
làm, mất cơ hội học tập do chơi game.
+ Che dấu thời gian chơi game thực tế với các thành
viên gia đình, bạn bè, nhà trị liệu hoặc những người khác.
+ Chơi game là một cách để thoát khỏi các vấn đề của
cuộc sống thực tế hoặc để làm giảm tâm trạng khó chịu (ví dụ
như cảm giác tuyệt vọng, tội lỗi, lo lắng, chán nản).
- Các dấu hiệu cảnh báo bổ sung cho trẻ em bao gồm:

17
+ Mệt mỏi, xu hướng ngủ trong lớp học.
+ Không hoàn thành bài tập về nhà.
+ Kết quả học tập giảm sút hoặc không đạt yêu cầu.
+ Không tham gia các hoạt động ở trường, câu lạc bộ,
thể thao.
+ Cách ly khỏi gia đình và bạn bè để chơi trò chơi điện tử.

4. DỊCH TỄ HỌC
Vào những năm 1960, người ta đã kết luận rằng không
có bệnh nghiện trò chơi điện tử vì trò chơi điện tử đơn giản là
không tồn tại.
Các máy chơi game video gia đình đã được giới thiệu
vào những năm 1970, có những người phải bỏ ra hàng giờ để
xếp hàng vào chơi các máy video game, “nghiện” tương
đương với những gì chúng ta thấy ngày hôm nay là rất hiếm.
Trong những năm 1980, các máy chơi video game đã
bước vào nhà của nhiều gia đình, làm tăng đáng kể thời gian
chơi game.
Trong những năm 1990, máy tính cá nhân và máy chơi
game tại nhà đã đủ mạnh để chạy các trò chơi game. Người
sử dụng máy tính và máy chơi game đã có thể chơi video
game ngay tại gia đình.
Tiếp đến đầu những năm 2000, máy tính cá nhân đã cải
thiện năng lực xử lý đồ họa và kết nối trực tuyến làm tăng

18
thêm khía cạnh xã hội của các trò chơi điện tử, dẫn đến sự
phổ biến của game online trên phạm vi toàn thế giới.
Hiện tại, các trò chơi video có thể được chơi hầu như bất
cứ nơi nào mà người chơi muốn bằng các công cụ như máy
tính cá nhân và máy chơi game ở nhà, máy tính xách tay,
máy tính bảng và điện thoại thông minh.
4.1. Tỷ lệ người nghiện game online
Đây là một câu hỏi rất khó trả lời, lý do là chưa có bộ
tiêu chuẩn chính thức cho nghiện game online. Các nghiên
cứu và khảo sát khác nhau đã buộc phải phát triển định nghĩa
riêng của họ về nghiện game online. Điều này dẫn đến kết
luận không thống nhất về tỷ lệ nghiện trò chơi điện tử ở trẻ
em và thanh thiếu niên.
Ngay từ năm 2005, Maressa Orzack đã cho rằng 40% số
người chơi trò chơi World of Warcraft được xác định là
nghiện game.
Năm 2006, Mark Griffiths thống kê được tỷ lệ người
nghiện game online trong số những người chơi game online ở
nước Anh là 12%.
Năm 2007, Michael Cai, cho rằng nghiện game online
đã thực sự trở thành vấn nạn tại nhiều quốc gia châu Á, điển
hình là Trung Quốc và Hàn Quốc. Tác giả cho rằng 2,4% số
người Hàn Quốc trong độ tuổi từ 9 đến 39 bị nghiện game
online và 10,2% số người trong độ tuổi này có nguy cơ bị
nghiện game online.

19

You might also like