You are on page 1of 10

ĐỀ XUẤT DỰ ÁN – HẠNH PHÚC CỦA MỌI NHÀ

Giảng viên: Bùi Hoàng Dũng Môn học: Studying skills and working in group
Lớp: HM1604 Nhóm: Biệt đội giải cứu Ngân Hà
Mục lục
1. Thư ngỏ
2. Tóm tắt dự án
3. Tổng quán dự án bạo lực gia đình
- 1 số khái niệm về bạo lực gia đình
- Tình trạng bạo lực gia đình hiện nay
4. Mục đích mục tiêu dự án
- Mục đích
- Mục tiêu
5. Kế hoạch gây quỹ
6. Nghiên cứu thị trường.
7. Nguồn lực nhóm
- Cơ cấu
- Thế mạnh và phân công công việc
8. Kế hoạch từng giai đoạn
9. Đánh giá rủi ro và giải pháp
10. Tham chiếu
1. Thư ngỏ
Kính gửi toàn thể mọi người.

Chúng ta biết rằng: cuộc sống của mỗi người thì gia đình luôn là điểm tựa vững
chắc nhất của mỗi con người. Không chỉ là nơi che nắng che mưa mà gia đình
còn là nơi cân bằng lại tinh thần cho chúng ta bởi chính tình thương yêu không
chút toan tính, vụ lợi. Gia đình là nơi chúng ta gặp thất bại hay đạt được thành
công cũng sẽ là điểm nhớ đến đầu tiên trong mỗi người. Không ai có thể phù
nhận được vai trò của gia đình quan trọng như thế nào đối với cuộc sống của
mỗi người.  Thế nhưng hiện nay thì thực trạng bạo lực gia đình cũng ngày càng
một gia tăng đáng kể và là một mối lo ngại lớn của cả xã hội.

Quả không sai chút nào khi người ta nói gia đình chính là tế bào của xã hội, vậy
một xã hội hiện đại cũng sẽ đi về đâu nếu như những tế bào ấy bị mục nát? Một
trong những nguyên nhân khiến cho gia đình đổ vỡ, không hạnh phúc chính là
cảnh bạo lực gia đình. Thực tế cho thấy được rằng cảnh bảo lực gia đình là một
trong những vấn đề đáng nói hiện nay. 

Trước những vấn đề nhức nhối đó thì nhóm chúng tôi – Biệt đội giải cứu Ngân
Hà. Mong muốn được đóng góp 1 phần sức lực nhằm sẻ chia và truyền tải thông
điệp tích cực đến mọi người thông qua  dự án mang tên ‘’ Hạnh Phúc Của Mọi
Nhà ’’. Chúng tôi qua dự án này thì sẽ một phần nào thay đổi thái độ và tư duy
của mọi người, xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Nhóm em chân thành gửi lời cảm ơn đến với thầy Bùi Hoàng Dũng đã định
hướng và giúp đỡ chúng em trong thời gian vừa qua. Chúng em sẽ cố gắng hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ được giao!

Thân Ái.

Biệt đội giải cứu Ngân Hà

2. Tóm tắt dự án
Nhóm  chúng tôi bao gồm 6 chiến binh và  được tạo nên bởi những điểm mạnh
khác nhau luôn bù trừ những khuyết điểm để tạo nên một thể thống nhất và
hoàn chỉnh. Lấy tên là “ Biệt Đội Giải Cứu Ngân Hà” với ý nghĩa là hỗ trợ và
giúp đỡ tất cả mọi người luôn luôn đứng về lẽ phải. Vì vậy  lần này với vấn đề
bạo lực gia đình là một vấn đề lớn  của xã hội chúng tôi sẽ tạo ra một tiếng vang
trên mạng xã hội là hồi chuông đánh thức thiên lương, bản tính lương thiện
trong tâm hồn của mỗi con người. Thấm nhuần tư tư tưởng sống là để “yêu
thương” hãy dừng tất cả hành vi bạo lực hãy giải quyết mọi việc bằng các biện
pháp hòa bình.

Chúng tôi bắt đầu dự án bằng việc lập kế hoạch và công việc đầu tiên sẽ là việc
bán nem chua để gây dựng quỹ cho cả tiến trình hoạt động. Thông qua đó chúng
tôi sẽ liên hệ với những người có đồng quan điểm nói không với bạo lực.

Sau những cuộc phỏng vấn thì chúng tôi có tạo ra một video nội dung về bạo
lực và phương pháp giải quyết, giúp cho những người bị bạo hành lấy lại tiếng
nói, quyền sống quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc . lấy các bình luận
tích cực làm thành quả công việc, lấy những bình luận tiêu cực để làm động lực
phấn đấu của cả đội, tích cực hoàn thiện kế hoạch.

Tổng kết lại với những niềm tin và động lực của nhóm chúng tôi cũng như mọi
người, chúng ta sẽ đẩy lùi những cuộc bạo hành gia đình. Chúng tôi rất cả niềm
tin đối với vấn đề cần giải quyết lần này sẽ thành công và đạt được tiêu chí đề
ra. Quyết tâm – Tự Tin – Chiến thắng.

3. Tổng quan dự án bạo lực gia đình


- Khái niệm
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả
năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần hoặc kinh tế đối với thành viên khác
trong gia đình.
- Tình trạng hiện nay

Báo cáo tổng kết 14 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thể hiện,
trong giai đoạn thi hành luật, các tỉnh thành trên cả nước phát hiện 318.647
vụ bạo lực gia đình (BLGĐ). Cũng trong giai đoạn thi hành luật, số vụ BLGĐ
giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2009 là 53.206 vụ, năm 2015 là 19.274 vụ và
năm 2020 là 7.831 vụ. Tuy nhiên, "bức tranh" về số liệu các vụ việc BLGĐ giữa
các ngành lại có sự "vênh" nhau. Điều này cho thấy sự không đồng nhất trong
việc thống kê, báo cáo vụ việc.

Cụ thể, theo thống kê của ngành tòa án, từ ngày 1/7/2008 đến ngày 31/7/2018
TAND các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm hơn 1.422.000 vụ án ly hôn, đã
giải quyết 1.384.660 vụ, còn lại hơn 37.400 vụ đang trong quá trình giải
quyết.Trong số 1.384.660 vụ án ly hôn mà tòa án đã giải quyết, có gần
1.060.770 vụ có nguyên nhân từ BLGĐ hoặc liên quan đến BLGĐ (chiếm
76,6%). Báo cáo của ngành Tư pháp cho thấy, năm 2014 tiếp nhận hòa giải hơn
31.500 vụ việc BLGĐ, năm 2015 là gần 34.000 vụ.Như vậy, theo thống kê của
ngành tòa án, năm 2015 đã có sự gia tăng vụ việc BLGĐ so với năm 2014. Đặc
biệt, số vụ việc được ngành tòa án thống kê vào năm 2015 đã lớn hơn gấp 4 lần
số vụ việc do các địa phương trên cả nước tự thống kê.

Mặt khác, những số liệu nêu trên có thể chưa phản ánh đầy đủ tình hình BLGĐ
ở Việt Nam hiện nay.
Theo kết quả điều tra quốc gia về Bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019
(công bố năm 2020) cho thấy, cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 phụ nữ từng chịu ít nhất
một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần, kinh tế hay kiểm soát hành vi
do chồng/bạn tình gây ra trong đời; tỷ lệ bạo lực hiện tại (trong 12 tháng qua) là
hơn 31%.
Điều tra cũng cho biết, hơn một nửa phụ nữ từng có chồng đã phải chịu đựng ít
nhất một hình thức bạo lực thể xác, tình dục và/hoặc tinh thần do chồng/bạn
tình gây ra. Đây là cuộc điều tra chọn mẫu với tổng số gần 6.000 phụ nữ trong
độ tuổi từ 15 đến 64 đã được điều tra viên phỏng vấn trực tiếp.

4. Mục đích, mục tiêu


- Mục đích
+Sau 1 thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, nhóm chúng tôi quyết định làm dự án
này nhằm thay đổi nhận thức cũng như cách nhìn nhận về bạo lực gia đình. Và
mong muốn giảm thiểu số lượng các vụ bạo lực gia đình.
+Thông qua dự án lần này sẽ giúp cho nhiều người xem xét lại cách sống đối xử
với vợ con, để họ từ bỏ hay giảm thiểu việc sử dụng bạo lực để giải quyết vấn
đề.
+Dự án lần này còn giúp cho những người phụ nữ đã và đang bị bạo lực gia
đình dám đấu tranh lại những thói hư tật xấu của xã hội (bạo lực gia đình) giúp
họ lấy lại các quyền bình đẳng của một con người
+ Đây cũng là lời cảnh tỉnh cho các bạn trẻ hãy rút ra bài học cho bản thân để
không vướng mắc sai lầm.
+ Lan truyền thông điệp tích cực đên cho tất cả mọi người “gia đình là tế bào
của xã hội” vì vậy cần làm điều có ích để phát triển một xã hội văn minh và
lành mạnh.
- Mục tiêu dự án

+ Tạo 1 video về bạo lực gia đình: K là 1 công nhân viên chức chịu áp lực từ
môi trường làm việc từ cấp trên T, khi về nhà để loại bỏ những áp lực anh K đã
tác động vật lý lên người vợ là N vì những lời cằn nhằn từ vợ. Vì chứng kiến
cảnh bố mẹ đánh nhau nên người con H dần trở nên trầm cảm và sợ sệt thế giới.
M- hàng xóm là người chứng kiến vụ bạo lực gia đình của nhà K nhưng không
can ngăn mà thờ ơ, mặc kệ, nghĩ rằng đó không phải là chuyện của mình. A -tổ
trưởng hội phụ nữ Việt Nam sẽ là người đứng lên bảo vệ N và khuyên N nên đệ
đơn nhờ các cấp chính quyền giải quyết và lấy lại các quyền công dân. Sau một
thời gian chính quyền giải quyết vụ việc là anh K và chị N sẽ ly thân. Chị N
cũng chọn cách về nhà mẹ đẻ một thời gian để suy nghĩ. Sau một thời gian chị
N quyết định ly dị và tiếp tục cuộc sống mới. Chị N cố gắng kiếm tiền để nuôi
H ăn học và cố gắng bù đắp những tổn thương mà H đã phải chịu đựng. Anh K
sau khi ly dị, không còn người vợ để trút bỏ những áp lực, anh K đã dấn thân
vào con đường rượu chè, cờ bạc. Ở công ty, anh K bị đồng nghiệp nói xấu và cô
lập, anh K càng bị áp lực dẫn đến chất lượng công việc không còn tốt như trước
và bị sếp sa thải. 

Lời kết: 

Những người phụ nữ nên ý thức:“Mọi thứ sẽ thay đổi nếu bạn dám tố cáo.
Không phụ nữ nào đáng phải chịu cảnh bạo hành gia đình”.
 Phòng chống bạo lực gia đình không phải là việc của một cá nhân hay một tổ
chức độc lập mà là công việc chung, cần có sự kết hợp đồng bộ, sự phối hợp của
các cơ quan hữu quan và cả hệ thống chính trị, cả xã hội vào cuộc mới mang lại
hiệu quả thiết thực nhằm xây dựng xã hội văn minh tiến bộ, gia đình hạnh phúc.

+ Thu hút sự chú ý từ cộng đồng. Cụ thể từ lượt like, share và tương tác của
video trên các trang MXH như Facebook, Tiktok, Youtube…
+ Đạt KPI 500 like,100 lượt share trên Facebook.
+ Đạt KPI 500 view, 100 tym trên Tiktok.
5. Nghiên cứu thị trường:
- Nem của chúng tôi được nhập từ Thanh Hóa chính gốc, vì vậy chất lượng
cao và nguồn nguyên liệu có rõ nguồn gốc.
- Theo chúng em nghiên cứu thị trường: hiện tại chúng tôi đang phải cạnh
tranh cùng với nem làng Vẽ (Hà Nội), nem chùa Yên Mạc (Ninh Bình),
men chùa Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc).
- Đánh giá thực trạng của việc tiêu thụ nem chua trên thị trường địa bàn
huyện Thạch Thất, Hà Nội thì nem chua tại Thanh Hóa luôn được mọi
người đánh giá cao.
- Hương vị riêng của nem chua Thanh Hóa so với các loại nem khác thì có
phần tốt hơn bởi bí quyết đặc biệt ấy chính ở khâu chế biến. Phần thịt lợn
được chọn từ phần mông và lưng để đảm bảo dày, dai và giòn. Phần thịt
này chiếm khoảng 70%, còn lại là một chút bì heo, thính gạo, vài lát cắt tỏi
và ớt.
6. Kế hoạch gây quỹ
- Chi phí dự án: Thuê máy quay phim, đạo cụ: 3.000.000 VND ( 2 ngày)
- Kế hoạch: Bán đặc sản của Thanh Hóa: Nem chua. Nhập 3000 cái nem chua tận
xưởng với giá sỉ 25k/chục, bán với giá 40k/chục.

7. Kế hoạch từng giai đoạn


Giai đoạn Thời gian Công việc Phụ trách
Giai đoạn 1 04/06/2022 Viết đề xuất dự án Hà Vũ Bích Trang
Giai đoạn 2 08/06/2022 Gây quỹ Trần Tất Minh
Giai đoạn 3 25/06/2022 Quay video Phạm Thị Hằng
Nga
Giai đoạn 4 04/07/2022 Viết báo cáo dự án Lê Công Chiến
8. Nguồn lực nhóm
- Cơ cấu
ST Họ và Tên MSSV Email
T
1. Hà Vũ Bích Trang HS160688 tranghvbhs160688@fpt.edu.vn
2. Trần Tất Minh HS163470 minhtths163470@fpt.edu.vn
3. Phạm Thị Hằng Nga HS163102 ngapthhs163102@fpt.edu.vn
4. Cao Thị Mai HS160734 maicths160734@fpt.edu.vn
5. Lê Công Chiến HS163200 chienlchs163200@fpt.edu.vn
6. Đỗ Quốc Khánh HS160438 khanhdqhs160438@fpt.edu.vn

- Thế mạnh và phân công công việc


ST Họ và Tên Thế mạnh Phân công công việc
T
1. Hà Vũ Bích Trang Có kinh nghiệm trong Kiểm tra, thống kê
việc bán hàng giao tiếp các số  lượng mặt
và có thể  kêu gọi hàng nem chua nhập 
truyền thông về. 
Kiểm tra số tiền
thu,chi  trong hoạt
động dự án. Bán
nem chua gây quỹ. 

2. Trần Tất Minh Có khả năng giao tiếp, Cung cấp sản phẩm
kêu gọi các nguồn vốn nem chua từ Thanh
giúp phát triển dự án Hóa.
3. Phạm Thị Hằng Có khả năng bán hàng Thử và đánh giá sản
Nga phẩm trước khi bán.
4. Cao Thị Mai Khả năng kinh doanh Đăng bài lên mạng xã
tốt,  hoạt bát, nhanh hội  để truyền thông,
nhẹn, tiếp  thu tình tạo điểm  nhấn cho mọi
huống tốt, khả  năng người
kinh doanh và kêu  gọi
truyền thông tốt. Có ý 
tưởng lớn trong việc
viết  nội dung kêu gọi
trong  việc truyền
thông.
5. Lê Công Chiến Khả năng bán hàng rất  Bán nem chua gây quỹ. 
tốt, có mối quan hệ tốt,  Kêu gọi ủng hộ. 
rộng rãi với nhiều người Kêu gọi truyền thông

6. Đỗ Quốc Khánh Có khả năng giao tiếp,  Lên ý tưởng dự án. 


kêu gọi các nguồn lực  Bán nem chua.
giúp phát triển gây quỹ

9. Đánh giá rủi ro và giải pháp


STT Rủi ro Giải pháp
1. Không đạt được lượng tương Tích cực share các bài đăng trên các
tác đề ra group
Thường xuyên comment những bài
đăng liên quan đến nội dung mà dự án
thực hiện
2. Có các ý kiến trái chiều Thu thập ý kiến và tổng kết, trung hòa
các ý kiến
3 Gặp các lỗi vi phạm bản Sử dụng các bản nhạc không có bản
quyền về nội dung quyền

10. Tham chiếu


- Tình trạng
https://dantri.com.vn/xa-hoi/buc-tranh-10-nam-ve-bao-luc-gia-dinh-o-viet-nam-
20220127173409077.htm#:~:text=Theo%20k%E1%BA%BFt%20qu%E1%BA
%A3%20%C4%91i%E1%BB%81u%20tra,trong%2012%20th%C3%A1ng
%20qua)%20l%C3%A0
https://fblaw.vn/nguyen-nhan-va-thuc-trang-cua-nan-bao-luc-gia-dinh/#:~:text=
%2B%2032%25%20ph%E1%BB%A5%20n%E1%BB%AF
%20%C4%91%C3%A3%20t%E1%BB%ABng,ch%C3%ADnh%20ng
%C6%B0%E1%BB%9Di%20ch%E1%BB%93ng%20c%E1%BB%A7a%20m
%C3%ACnh.

You might also like