You are on page 1of 4

CHỦ ĐỀ: DỊCH CHUYỂN XUYÊN QUỐC GIA VÀO BẠO LỰC GIỚI:

ĐỊNH VỊ NHỮNG DIỄN NGÔN VỀ BẠO HÀNH GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM

Những diễn ngôn về vấn đề về bạo lực gia đình và ngược đãi vợ ở Việt Nam
đã ngày càng được phát biểu nhiều hơn cùng đa dạng hơn trong xã hội. Có
thể nói Việt Nam là một ví dụ học cho quá trình thay đổi hiện tại liên quan tới
vấn nạn bạo hành vợ, tại đây các vấn đề về cách đối phó nạn bạo lực gia
đình cũng ngày càng thay đổi, đặc biệt là do mở rộng giao lưu quốc tế của
người Việt Nam. Thông qua các tổ chức phát triển và y tế quốc tế và các tổ
chức phi chính phủ của Việt Nam (VNGO) đã là một chất xúc tác quan trọng
cho việc thay đổi quan niệm đạo đức và phản ứng đối với nạn ngược đãi vợ.
Từ đó chủ đề về “Dịch chuyển xuyên quốc gia và bạo lực giới: Định vị những
diễn ngôn về bạo hành gia đình ở Việt Nam” của Lynn Kwiatkowski đã làm rõ
vấn đề này.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu quan sát trong 4 chuyến đi ngắn tại Việt
Nam từ năm 1997 đến năm 2007, thực hiện việc nghiên cứu tại trung tâm Hà
Nội, ba quận của Hà Nội và một thị xã của tỉnh Hà Tây, bài đã được dựa
nhiều theo nghiên cứu từ năm 2004 đến năm 2007. Trong đó thực hiện 36
cuộc phỏng vấn sâu và mở với những người phụ nữ bị bạo lực gia đình và
nhiều cuộc phỏng vấn với những người có trách nhiệm với vấn đề ngược đãi
vợ, phỏng vấn 65 người dân ở các cộng đồng về quan điểm và nhận thức của
họ đối với nạn ngược đãi vợ.

Trước tiên có thể thấy được những thay đổi về xã hội và văn hóa
từ công cuộc Đổi mới.
● 1986: Chính phủ Việt Nam thực hiện thay đổi chính sách đổi mới nền
kinh tế và xã hội, còn gọi là công cuộc đổi mới -> 2007: Việt Nam gia
nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.
=> Từ đó gây ra những biến chuyển tới các tổ chức phát triển và y tế quốc tế,
các tư tưởng và lối sống văn hóa hiện đại của nước ngoài ảnh hưởng Việt
Nam nhiều hơn., đặc biệt tác động tới nhận thức và cách ứng xử tình trạng
ngược đãi vợ.
Từ giai đoạn này nhiều tổ chức phi chính phủ Việt Nam được thành lập và
triển khai các chương trình ngăn chặn ngược đãi vợ và giúp đỡ những phụ
nữ bị ngược đãi.

Bạo lực gia đình tại Việt Nam: các tác nhân văn hóa và xã hội
Điều đáng nói ở đây là những lý do mà thành viên của các Ban hòa giải và
Hội phụ nữ đưa ra và được chính những người bị đánh nhắc lại chính là họ
nên chịu đựng những hành vi ngược đãi vì con cái họ. Được phỏng vấn đáp
lại câu trả lời rằng họ tin rằng một đứa trẻ không có sự dạy dỗ của người cha
sẽ trở nên hư hỏng mặc cho hậu quả là những đứa trẻ chứng kiến cảnh bạo
lực gia đình không thường được coi là quan trọng như là việc thiếu vắng mối
quan hệ thường xuyên với người cha.
Nhà nước luôn luôn nhấn mạnh sự ổn định của gia đình, vì Nhà nước tin rằng
gia đình vững chắc, hòa thuận, và ổn định về mặt kinh tế tạo nên một xã hội
gắn bó bền vững.
● Những năm 90 - TK20: tổ chức phi chính phủ địa phương và quốc tế
chưa hoạt động rộng rãi tại VN.
● Cuối những năm 1999: các tổ chức y và phát triển quốc tế bắt đầu mở
rộng tại Việt Nam.
Duy trì sự toàn vẹn, ổn định và hạnh phúc của gia đình là tiền đề quan trọng
cho sức mạnh của quốc gia và đây là quan điểm ưu tiên trong các diễn ngôn
và tập quán của các chương trình quốc gia.
Và vì vậy đã khiến cho các cơ quan, cán bộ chính quyền khuyên nhủ những
người phụ nữ bị ngược đãi ở lại hoặc quay trở lại với chồng của họ mà không
đảm bảo được sự an toàn của phụ nữ bị ngược đãi.
Diễn ngôn có tính uốn nắn điển hình như “Gia đình có văn hóa” được sơn
trên tường ở các phường và được treo tại các khu vực biển báo của thành
phố.
-> Tất cả các diễn ngôn về gia đình và giới tác động đến khả năng tự thoát
khỏi tình trạng bạo lực gia đình của phụ nữ bị bạo hành.

Các tổ chức y tế
Đa phần các phụ nữ bị bạo hành đều tự chữa trị vết thương cho bản thân
hoặc nhờ con cái, trừ phi những vết thương quá nặng cần nhờ đến sự giúp
đỡ của y tế.
Ngành y tế vẫn chưa đóng một vai trò quan trọng trong những nỗ lực được
Nhà nước hỗ trợ nhằm làm dịu bớt nạn đánh đập vợ.
Họ chỉ quan tâm đến vết thương trên cơ thể nhưng không được đào tạo để
biết cách đối xử với những người bị bạo hành. Bởi vì họ hiểu rằng các tổ
chức chính phủ khác sẽ có trách nhiệm đối với vấn đề này.

Các chương trình phát triển và y tế quốc tế quan tâm đến vấn đề
ngược đãi vợ.
2002 đã cho ra đời chương trình đào tạo các cán bộ y tế về việc đối xử với
những người phụ nữ bị bạo hành, nhằm định hướng lại các quan điểm của
các cán bộ y tế
Trong đó bao gồm việc thành lập một trung tâm tư vấn cho phụ nữ tại bệnh
viện vào năm 2003. 20007 trung tâm tư vấn dành cho phụ nữ đã hoạt động
được 4 năm 4 tháng và tư vấn được cho 692 người phụ nữ.
Thay đổi cách tiếp cận bằng cách ưu tiên hàng đầu đến những quyết định,
nhu cầu và sư an toàn của những người phụ nữ bị ngược đãi.
Bên cạnh đó chương trình còn làm suy yếu quyền lực của bố mẹ chồng, đặc
biệt là mẹ chồng trong việc kiểm soát con dâu trực tiếp hoặc gián tiếp thông
qua hành vi bạo lực của con trai mình.

Tính không nhất quán giữa cộng đồng và các trung tâm đặt tại bệnh viện của
Chương trình Y tế Quốc tế
Trong khi trung tâm tư vấn/chương trình tại bệnh viện và các câu lạc bộ cộng
đồng thì không luôn được thực hiện theo cùng một hướng, ví dụ họ chú tâm
cho sự lựa chọn của người phụ nữ hơn thì các câu lạc bộ lại cho rằng cần
chú tâm hòa giải hơn thay vì để ý tới sự lựa chọn và nhu cầu của người phụ
nữ bị ngược đãi
Sự không nhất quán này cũng bắt nguồn từ những người lãnh đạo của cả hai
phía
-> Qua đó thấy được rằng cộng đồng chưa thay đổi quan niệm về tầm quan
trọng của sự ổn định trong gia đình.

Bất đồng xoay quanh những trung tâm bảo trợ cho phụ nữ bị
ngược đãi
Tuy được thành lập vào tháng 1/2007 nhưng khoảng 7 tháng sau trung tâm
bảo trợ cũng chỉ có khoảng 10 phụ nữ sinh sống ở trung tâm này, điều này có
thể là người ta chưa biết đến trung tâm tâm và chưa hiểu rõ định nghĩa về nó,
thông thường những người phụ nữ bị bạo hành thường đến trung tâm tư vấn
nhiều hơn.
Thông qua lời của người đứng đầu Hội phụ nữ trung tâm bảo trợ rất khó xin
giấy phép của chính phủ để thành lập trung tâm bảo trợ này
Một chuyên gia nước ngoài đã cho biết rằng chính phủ và các nhà phê bình lo
ngại trung tâm bảo trợ sẽ là một tổ chức giúp những người phụ nữ bị ngược
đãi phải ly hôn chồng của họ.
Nhưng phủ nhận điều này, chuyên gia nước ngoài cho biết trung tâm bảo trợ
chỉ hoạt động triết lý dựa trên quan điểm như trung tâm tư vấn, tôn trọng
quyền quyết định của những người phụ nữ.
Giải quyết vấn đề gây tranh cãi khá nhiều xoay quanh trung tâm vài tổ chức
phi chính phủ đã làm phù hợp hơn về mặt văn hóa, được gọi là “các địa chỉ
đáng tin cậy” hoặc “các địa chỉ được giữ kín”
Những vấn đề chính trị xoay quanh quá trình phát triển
Đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hành các thay đổi tổ chức xã hội
trong xã hội

Kết luận tác giả:


Đề xuất ý kiến thương thảo với khía cạnh văn hóa của nó diễn ra khi những
diễn ngôn và tập quán về nạn bạo hành vợ bắt nguồn từ quốc tế thâm nhập
vào các cộng đồng và thể chế địa phương thông qua những hoạt động can
thiệp của Chính phủ và phi chính phủ.
Cho ra những cách nhìn nhận mới, lĩnh hội được những ý tưởng mới.

Kết luận cá nhân:


Mang cái nhìn sâu sắc hơn về bạo lực gia đình bao gồm nhiều trải nghiệm
của các cấp độ cộng đồng, tuy nhiên cần nâng cao quan điểm của việc sự ổn
định trong gia đình đối với những người phụ nữ bị bạo hành để cho ra quan
điểm mới và sâu sắc hơn.

You might also like