You are on page 1of 5

Họ và tên: Trần Thị Huyền Mã sinh viên: 20CL73403010113

Khóa/ lớp tín chỉ CQ58/22.1_LT2 Khóa/ lớp niên chế: CQ58/22.02CL
STT:07 Hội trường thi: HT700
Ngày Thi: 04/07/2022 Ca thi: 7h 30’

BÀI THI MÔN: KỸ NĂNG


GIAO TIẾP ỨNG XỬ VÀ THUYẾT TRÌNH

Đề lẻ: anh( chị) hãy xây dựng đề cương chi tiết và thuyết trình trong khoảng 7-
10 phút về 1 nội dung tự chọn thuộc lĩnh vực Kinh tế- Chính trị-Xã hội.

BÀI LÀM
* Chủ đề: Bạo lực gia đình
* Đối tượng khán giả: tất cả mọi người.
* Thu thập thông tin, tư liệu:
+Khái niệm và phân loại
+Các nguyên nhân dẫn tới bạo lực gia đình
+Những hậu quả nặng nề mà bạo lực gia đình dẫn tới
+Đề xuất một số biện pháp về phòng tránh bạo lực gia đình
* Phác thảo đề cương chi tiết theo BIKER
Bang: đưa ra các số liệu để thấy rõ được mức độ nghiêm trọng của bạo lực gia
đình.
Theo thống kê thì tại Việt Nam, 100 hộ thì có 30 hộ cho biết trong gia đình họ
có xảy ra bạo lực. Đây là một tỉ lệ tương đối cao.
Từ năm 2009 đến năm 2017, tổng số vụ bạo hành gia đình được thống kê là
292.268 vụ. Như vậy trung bình mỗi năm xảy ra 36.534 vụ bạo lực gia đình,
chưa kể những vụ việc không được phát hiện và thống kê. Mặc dù con số đã có
sự cải thiện qua các năm. Tuy nhiên, bạo hành gia đình cần được hạn chế ở mức
thấp nhất có thể.
Intro: Trong xã hội hiện nay, bạo lực gia đình diễn ra dưới nhiều hình thức
khác nhau như đánh đập, hành hạ, gây thương tích cho nạn nhân, cưỡng hiếp,
khủng bố tinh thần, cô lập nạn nhân trước những mối quan hệ gia đình và xã
hội, bao vây kinh tế, kiểm soát tiền bạc. Những hành vi bạo lực đó gây ra những
tiêu cực về mặt xã hội, dẫn đến sự bất ổn trong gia đình và xã hội. Từ đó ta cần
phải nhận thức đúng đắn và sớm ngăn chăn các hành vi bạo lực gia đình, để gia
đình mãi là tổ ấm yêu thương của tất cả mọi người.
KEY & Example
Phần 1: Khái niệm và phân loại bạo lực gia đình
1.1: khái niệm
Theo Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007:
Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của
các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thành
viên khác trong gia đình”
1.2:Phân loại:
-Bạo lực thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm
tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ.
+ Cụ thể ngoài các hành vi như: tát, đấm, đá, xô đẩy,… thì việc bắt người
bị bạo lực phải ăn đói, mặc rách, ốm đau không được chữa trị,… cũng là biểu
hiện của vấn nạn này.
- Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới
danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình
+Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả
nghiêm trọng.
+Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình: giữa
ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với
nhau.
- Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của
thành viên gia đình (quyền tự do lao động, tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài
sản…)
+ Chiếm đoạt, huỷ hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên
khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; Cưỡng ép
thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ;
+ Kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ
thuộc về tài chính;
+ Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
-Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong
các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.
Phần 2. Nguyên nhân dẫn tới bạo lực gia đình
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình. Cụ thể như sau:
+Do nhận thức của người dân còn kém, chưa ý thức được hậu quả
nghiêm trọng của bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình xuất phát từ việc không
kiểm soát được lí trí, suy nghĩ, tư tưởng lệch lạc.
+Bạo lực gia đình xuất phát từ khó khăn, mâu thuẫn về vấn đề kinh tế.
+Bạo lực gia đình bắt nguồn từ các tệ nạn xã hội khiến con người không
thể kiềm chế bản thân mình, đôi khi coi bạo lực là một cách để giải tỏa.
+Nhiều gia đình có tư tưởng, quan niệm lạc hậu, cổ hủ. Đàn ông sống gia
trưởng, trọng nam khinh nữ. Chính vì vậy mà phụ nữ luôn luôn chịu thiệt thòi
và là nạn nhân của bạo hành gia đình.
+Bạo lực gia đình xảy ra khi kỹ năng xử lý tình huống của mọi người còn
kém. Trong khi sự quan tâm của các cán bộ, cơ quan chức năng với người dân
chưa được sát sao, chế tài xử phạt đối với hành vi bạo lực gia đình chưa đủ sức
răn đe.
+Ngoài ra, một động cơ khác làm bùng nổ tình trạng bạo lực gia đình
chính là sự , ở đây thường là phía người vợ. Mang nặng lối suy nghĩ cổ hủ
“Xấu chàng hổ ai”, nên tuy bị đánh đập, ức hiếp nhưng họ vẫn cứ im lặng, chịu
đựng một mình. Tình trạng này kéo dài nhiều năm dẫn đến trầm cảm và rối loạn
streess, nhiều trường hợp đã dẫn đến thương tật suốt đời, thậm chí có thể tử
vong. Một điều rất thương tâm là, sống trong một gia đình thường xuyên bị bạo
lực, nhiều trẻ em lớn lên đã mang theo một nỗi ám ảnh tinh thần về những cách
ứng xử thô bạo của bố mẹ với nhau.
Phần 3: Hậu quả của bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình để lại những hậu quả nghiêm trọng về cả sức khỏe thể
xác lẫn tinh thần cho người bị bạo hành. Nạn nhân của bạo lực gia đình có thể là
phụ nữ hoặc con nhỏ. Khi bị bạo hành, họ sẽ phải chịu những sự đau đớn về mặt
thể xác. Không những vậy, bạo lực gia đình dù nhẹ hay nặng cũng để lại vết
thương tinh thần to lớn. Người bị bạo hành sẽ phải trải qua sự hoảng sợ, thậm
chí là trầm cảm, hoang mang sau khi bị bạo hành. Rất nhiều người đã không thể
vượt qua được nỗi đau mà bạo lực gia đình gây ra.
Đối với trẻ em, bạo lực gia đình tạo nên một vết đen tăm tối trong tuổi thơ
của các em, ảnh hưởng đến tâm lí của trẻ từ khi còn nhỏ. Tuổi thơ trải qua bạo
lực gia đình đôi khi khiến trẻ sống khép mình hơn, e ngại hơn và không thoải
mái phát triển như những đứa trẻ bình thường.
Ngoài ra, bạo lực gia đình là một trong những nguyên nhân chính khiến
hôn nhân đổ vỡ, gia đình chia ly. Nhà có vợ không chồng, có chồng không vợ,
con cái lớn lên không có đủ cha và mẹ. Nhiều người vì hành vi bạo hành gia
đình của mình mà phải trả cái giá quá đắt, trải qua những năm tháng cải tạo gian
khổ trong nhà giam.
Hơn hết, tình trạng bạo lực gia đình là hành động vô đạo đức, tạo nên hình
ảnh rất xấu ảnh hưởng đến xã hội loài người. Hậu quả mà bạo lực gia đình để lại
là vô cùng to lớn.
Phần 4: biện pháp giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình
4.1: Đối với các tổ chức xã hội
Thứ nhất: Tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền Luật
Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức
tiến tới chuyển đổi hành vi của các tầng lớp nhân dân về bạo lực gia đình. Giáo
dục bình đẳng giới phải được thực hiện ngay từ trong gia đình đến nhà trường
và xã hội. Phải nâng cao nhận thức của cả hai giới về quyền và nghĩa vụ của họ
trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình.
Thứ hai: phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình; vai trò của họ hàng.
Duy trì sự ổn định, đoàn kết và êm ấm trong gia đình; làm tốt công tác hòa giải
mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình. Ngăn chặn kịp thời và bảo
vệ, hỗ trợ nạn nhân của bạo lực gia đình; cần trang bị cho nạn nhân sự hiểu biết
để tự bảo vệ như: có nghề nghiệp, sự độc lập về tài chính, trình độ học vấn, ý
thức vươn lên làm chủ bản thân và gia đình, kiến thức giữ gìn hạnh phúc gia
đình, nuôi dạy con cái...
Thứ ba: đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp
sống văn minh; cần quan tâm xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá trong đó
đưa tiêu chí không có bạo lực gia đình, không lạm dụng rượu bia, không có tệ
nạn cờ bạc, ma tuý để công nhận gia đình văn hóa.
Thứ tư: phải xử lý nghiêm người có hành vi bạo lực gia đình theo đúng quy
định của Nghị định số 110/2009/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình.
Thứ năm: thực hiện việc lồng ghép chương trình phòng chống bạo lực gia
đình, bình đẳng giới trong chương trình kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của
các cấp, các ngành.
4.2 Đối với gia đình
+Nâng cao nhận thức về bạo lực gia đình, nắm rõ những dấu hiệu của bạo
lực gia đình để có cách phòng tránh.
+Giáo dục, nhắc nhở thành viên trong gia đình thực hiện quy định của
pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
+Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình, can ngăn
người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực, chăm sóc nạn nhân
bạo lực gia đình.
+Phối hợp với cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng, chống
bạo lực gia đình.
RECAP:
Bạo lực gia đình là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội, nó
không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn để lại vết thương về mặt tinh thần
sâu sắc đối với người bị bạo hành. Chính vì vậy, bạo hành gia đình dưới bất kỳ
hình thức nào cũng cần phải bị lên án và trừng phạt. Chúng ta cần chung tay để
ngăn chăn và đẩy lùi bạo lực gia đình để ngôi nhà mãi là tổ ấm bình yên nhất.

You might also like