You are on page 1of 7

TIỂU LUẬN CÁ NHÂN

ĐỀ: NGUYÊN NHÂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BẠO


LỰC GIA ĐÌNH ĐẾN TÂM LÝ CỦA TRẺ NHỎ

Họ và tên: Lê Nguyễn Anh Khoa


MSSV: 22118680
Môn: Phương pháp học đại học
Lớp: 4111
Giảng viên: Thiều Thị Trà Mi

1
MỤC LỤC
1 Lý do chọn đề tài.............................................................................................................3
2 Nội dung......................................................................................................................... 3
2.1 Giải thích..................................................................................................................3
2.1.1 Bạo lực gia đình là gì?........................................................................................3
2.1.2 Đối tượng trẻ nhỏ từ độ tuổi nào?.......................................................................3
2.2 Nguyên nhân của bạo lực gia đình............................................................................3
2.2.1 Tư tưởng xã hội, văn hóa....................................................................................3
2.2.2 Giáo dục.............................................................................................................4
2.2.3 Kinh tế................................................................................................................5
2.3 Tại sao bạo lực gia đình ảnh hưởng đến tâm lý trẻ nhỏ?...........................................5
2.3.1 Hành vi trẻ nhỏ dần sẽ bạo lực hơn....................................................................5
2.3.2 Trở nên sợ hãi, trầm cảm, sống khép kín............................................................6
3 Kết luận........................................................................................................................... 6
4 Tài liệu trích dẫn.............................................................................................................6

2
1 Lý do chọn đề tài
Bạo lực gia đình đang là chủ đề gây nhức nhối trên toàn thế giới chứ không chỉ ở
Việt Nam. Vì gia đình là nơi đầu tiên trẻ nhỏ tiếp xúc để phát triển, hình thành tính cách
của chúng. Cho nên môi trường mà đứa trẻ lớn lên được bố mẹ yêu thương, hòa thuận sẽ
là nền tảng để chúng phát triển toàn diện. Ngược lại nếu lớn lên trong môi trường bạo lực
sẽ tác động xấu đến sự phát triển và tư duy của trẻ. Em chọn chủ đề này để đi sâu thảo
luận về nguyên nhân của bạo lực gia đình và ảnh hưởng của bạo lực đến tâm lý trẻ em.

2 Nội dung
2.1 Giải thích
2.1.1 Bạo lực gia đình là gì?
Bạo lực gia đình là hành vi mà các thành viên trong gia đình gây hại lẫn nhau
về thể chất, tinh thần, tình dục và tài chính. Những hành vi này bao gồm: ngược đãi,
đánh đập, bỏ đói, gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe. Đồng thời, hành vi xúc
phạm danh dự, nhân phẩm cũng bị coi là hành vi xâm hại. Hiếp dâm, tham ô tài sản và
ép người nhà lao động quá sức. Bạo lực gia đình tồn tại dưới nhiều hình thức, để lại
nhiều đau thương, xót xa cho người bị hại. Đặc biệt là tác động tâm lý, bởi vết thương
thể xác có thể lành nhưng những ám ảnh về tình cảm sẽ đi cùng người bị xâm hại đến
hết cuộc đời.
2.1.2 Đối tượng trẻ nhỏ từ độ tuổi nào?
Thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho thấy từ năm 2009 đến năm
2012 cả nước có 178.847 vụ bạo lực gia đình. Trong đó, bạo lực gia đình với phụ nữ là
106.520 vụ, bạo lực gia đình với trẻ em là 23.346 vụ, bạo lực gia đình với người cao
tuổi là 16.148 vụ [3]. Những trường hợp bạo lực gia đình thường là do người đàn ông
gây ra và nạn nhân là phụ nữ, trẻ em. Trẻ em dưới 16 tuổi là chiếm nhiều nhất, đây là
độ tuổi mà các em vẫn còn đang phát triển về mặt nhân cách, thể chất.
2.2 Nguyên nhân của bạo lực gia đình
2.2.1 Tư tưởng xã hội, văn hóa
Tình trạng Việt Nam hiện nay vẫn còn tư tưởng phong kiến “trọng nam khinh
nữ” rất nhiều nơi. Vì từ khi xưa, vai trò của người nam luôn đứng đầu, điều này cho
phép họ bạo hành vợ và con của mình mà xã hội vẫn coi điều này là bình thường. “Tôi
không dám to tiếng hay phàn nàn gì với chồng. Chồng tôi xem việc tát tôi như chuyện
gì đó rất bình thường. Cuộc sống hôn nhân không như tôi hằng mơ ước nhưng tôi chấp
nhận vì con cái và cũng là vì tôi đã chọn” – tâm sự của chị N.T.H.V. ở Quảng Điền
[2]. Xã hội vẫn chưa coi trọng quyền lợi của phụ nữ, trẻ em và không có dám lên án vì
nghĩ rằng đây là chuyện riêng của mỗi nhà. Chỉ khi việc bạo hành trở nên nghiêm
trọng hoặc liên quan đến tính mạng họ mới can thiệp. Nhưng lúc ấy mới ngăn chặn thì
nạn nhân đã bị thiệt hại về tinh thần, thể xác rất nhiều. Đúng thật là vai trò của phụ nữ

3
hiện nay đang dần được cải thiện, nhưng điều này cũng là một lý do khiến gia đình có
mâu thuẫn. Vì tư tưởng của vài người nam vẫn còn coi người phụ nữ chỉ nên lo việc
nhà, nuôi con. “Theo quy luật về tâm lý, trước nhiều mối tác động từ bên ngoài, bản
thân mỗi người sẽ có xu hướng hoặc “phòng thủ” hoặc muốn thể hiện bản thân mình
hơn” (Võ Thị Phương Thảo, Nguyễn Tiến Dũng, Hoàng Dũng Hà, 2020). Chính
những việc này là nguyên nhân dẫn đến việc cãi vã, bạo lực của các gia đình hiện nay.
Bảng 1: Nguyên nhân gây ra bạo lực trong các gia đình trẻ tại Thừa Thiên Huế
Nguyên nhân N %
Do say rượu 47 29,4
Kinh tế khó khăn 54 33,8
Có người thứ ba 17 10,6
Chênh lệch thu nhập 45 28,1
Khác biệt trong chăm sóc, dạy dỗ con cái 62 38,8
Khác biệt công việc 38 23,8
Khác biệt về văn hóa, ứng xử 87 54,4
Do cờ bạc, cá độ bóng đá, số đề 30 18,8
Nguyên nhân khác 26 16,3
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2019 [2]
Theo thông tin điều tra của một tỉnh ở Việt Nam được thể hiện trên bảng, ta
thấy rõ là có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình. Lý do phổ biến nhất là khác
biệt về văn hóa và ứng xử. Tiếp theo là do cách chăm sóc và dạy dỗ con cái, thứ ba là
vấn đề kinh tế. Về văn hóa, đàn ông thường là người gây ra tình trạng bạo lực do ảnh
hưởng quan niệm mình là trụ cột của gia đình. Trình độ học vấn thấp, chênh lệch vợ
chồng cũng là một trong nhiều nguyên nhân, những người có trình độ học vấn thấp
thường không dùng lời nói để giải quyết vấn đề. Họ thường sử dụng các biện pháp bạo
lực để giải quyết các mâu thuẫn với người than trong gia đình.
2.2.2 Giáo dục
Thái độ của cha mẹ trong việc giáo dục con cái cũng rất ảnh hưởng đến hành vi
sau này của chúng. Như những việc làm tốt thì các em phải được đông viên, khen
thưởng còn những việc xấu phải được chấn chỉnh lại ngay. Trẻ được chấn chỉnh hành
vi xấu của bản thân mình rất quan trọng vì nó sẽ giúp chúng phân biệt được điều đúng,
điều sai. Nếu không được khiển trách thì sau này lớn lên, chúng sẽ coi những hành vi
như đánh đập, chửi mắng người khác là một hành động bình thường. Việc cha mẹ dạy
dỗ, chỉ ra đúng sai và khen thưởng con cái là một vấn đề tầm thường đối với nhiều
người. Nhưng không thể bàn cãi là ba mẹ chính là người gắn bó với con cái nhất,

4
những việc làm của phụ huynh sẽ ảnh hưởng đến tính cách, lối tư duy của con cái rất
nhiều dù đó là hành động nhỏ.

Bảng 2: Thái độ của cha mẹ trong dạy dỗ con cái


STT Thái độ của cha mẹ Tỷ lệ (%)
1 Cha mẹ trừng phạt không công bằng 2.5
2 Cha mẹ trừng phạt khi con có lỗi 17.2
3 Cha mẹ không hề khen thưởng con 10.6
4 Cha mẹ ít khen thưởng 45.5
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2008 [4]
Theo khảo sát, 45,5% trẻ rất ít được bố mẹ khen thưởng, đặc biệt có 10,6% bố
mẹ không thưởng cho con, điều này ảnh hưởng không tốt đến tinh thần của trẻ và dễ
khiến trẻ buông xuôi. Trẻ sẽ không còn phấn đấu để làm việc tốt nữa vì không được ba
mẹ đánh giá cao và công nhận việc làm đó.
2.2.3 Kinh tế
Về vấn đề kinh tế, phụ nữ trong gia đình thường dựa vào chồng về kinh tế. Điều
này khiến nam giới tin rằng họ có quyền la mắng, đánh đập người thân trong gia đình.
Đối với những người đàn ông thất nghiệp thì tình trạng sử dụng bạo lực lên gia đình
rất nhiều, vô công rỗi nghề cùng với tính gia trưởng dẫn đến việc đánh đập, chửi mắng
vợ con khi chán đời. Thất nghiệp cũng là lý do dẫn đến việc tìm kiếm bia rượu để giải
sầu, bài bạc, tệ nạn. Rượu là thứ tồi tệ nhất vì nó là chất làm cho hành vi của người sử
dụng không thể kiểm soát được, một phần lớn dẫn đến vấn nạn bạo lực gia đình.
Bảng 3: Đặc điểm thu nhập của các gia đình trẻ tại Thừa Thiên Huế

Thu nhập Chồng/Vợ của nạn nhân Nạn nhân


N % N %
Dưới 12 triệu 13 8,1 32 20,0
13–36 triệu 42 26,3 58 36,2
37–72 triệu 62 38,7 48 30,0
Trên 72 triệu 43 26,9 22 13,8
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2019 [2]
Dựa vào kết quả khảo sát cho ta thấy mức thu nhập của của các nạn nhân bị bạo
lực tong gia đình ở Huế là thấp vì có tới 20% là dưới 12 triệu đồng. So với thu nhập
của chồng/vợ của họ thì có mức thu nhập tốt hơn nhiều khi có tới 26,9% thu được trên
72 triệu đồng và 38,7% là 37-72 triệu đồng, chỉ có phần nhỏ 8,1% là dưới 12 triệu

5
đồng. Sự khác biệt về tài chính này cho ta thấy mức chênh lệch về thu nhập giữa nạn
nhân và vợ/chồng của họ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình.
2.3 Tại sao bạo lực gia đình ảnh hưởng đến tâm lý trẻ nhỏ?
2.3.1 Hành vi trẻ nhỏ dần sẽ bạo lực hơn
Bạo lực gia đình khiến cho tâm lý, hành vi của đứa trẻ gánh chịu sẽ dần trở nên
theo hướng bạo lực trong tương lai. Nhân cách được hình thành, phát triển trong quá
trình lâu dài vì thế sự tác động của hành vi bạo lực khiến cho trẻ nhỏ cảm thấy việc sử
dụng bạo lực với người khác là bình thường. Theo kết quả điều tra ở Quảng Bình, hậu
quả của hành vi bạo lực rất nghiêm trọng, về thể chất thể hiện bị bầm tím, xây xát trên
cơ thể chiếm 20,5% trường hợp; có 11,7% trường hợp được hỏi trả lời hành vi bạo lực
của bố đã gây thương tích cho các em (gãy tay, chảy máu đầu...); nhiều em bị suy
nhược, gầy ốm vì bị những đau đớn về thể xác và tâm hồn. Ảnh hưởng nặng nề nhất
đối với các em là khủng hoảng tinh thần (79,4%); học tập giảm sút (73,5%). Điều đáng
lo ngại là có 67,6% em cảm thấy mình trở nên hung dữ và thích gây bạo lực với người
khác [3].
Độ tuổi mà phù hợp để dễ tiếp thu những kiến thức, hành vi nhiều nhất là khi
còn nhỏ tuổi. Lúc này khi trẻ chứng kiến, gánh chịu sự bạo lực từ người thân gia đình
sẽ khiến chúng bị ảnh hưởng và có thể bắt chước làm theo. Đúng thật điều này có thể
không phải do sự ảnh hưởng từ gia đình mà có thể là do bản chất của chính con người
đó, có thể là trong quá trình trải nghiệm trong trường lớp hoặc đời sống. Nhưng chúng
ta không thể chối cãi là phần lớn thời gian ai cũng phải dành cho gia đình khi lúc còn
nhỏ và chính vì thế mà việc bạo lực gia đình sẽ gây ảnh hưởng đến lối suy nghĩ, tư duy
của đứa nhỏ ấy. Vậy nên gia đình là nơi quan trọng để nuôi dạy, phát triển nhân cách
một con người, nếu đứa trẻ ấy hứng chịu bạo lực thì tương lai chúng sẽ trở thành một
bản sao của bố mẹ chúng.
2.3.2 Trở nên sợ hãi, trầm cảm, sống khép kín
Việt phát triển nhân cách trong môi trường gia đình bạo lực sẽ khiến đứa trẻ có
tâm lý sợ sệt, không thể lí giải được tại sao bố mẹ chúng lại luôn chửi mắng, đánh đập
chúng. Chính điều này khiến đứa trẻ thu mình lại, sống một cách cô độc. Các em bị ám
ảnh bởi các hành vi bạo lực ấy, thậm chí không dám tiếp xúc với người khác. Dựa vào
kết quả điều tra, theo đó bạo lực gia đình ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của
trẻ chiếm 91%; gây tổn hại về sức khỏe, thể chất chiếm 87,5%; gây tổn thương về tâm
lý, tinh thần chiếm 89,4% [3]. Hầu hết các đứa trẻ đã trải qua bạo hành phải được điều
trị tâm lý để tránh ảnh hưởng về sự phát triển của trẻ trong tương lai. Vì việc bạo hành
ấy để lại ấn tượng rất mạnh đối với những em nhỏ, khiến chúng ám ảnh suốt cả đời.
Vậy thì tại sao có những em trải qua việc bạo hành vẫn có thể cư xử bình thường?
Đúng thật có trường hợp như vậy nhưng là số ít, các em ấy có ý chí vững vàng đồng
thời cũng có các bên liên quan giúp đỡ. Còn phần lớn trường hợp là các em phải gánh
chịu nỗi đau về tâm hồn khắc sâu đến suốt đời. Chắc chắn việc gánh chịu sự bạo hành
này để lại sự ám ảnh đối với các em nhỏ không nhiều thì ít. Những vết thương thể xác
thì có thể chữa nhưng vết thương tinh thần sẽ gắn liền suốt đời.

6
3 Kết luận
Gia đình là nguồn gốc để chúng ta phát triển nhân cách, tư duy để sau này trở
thành một con người phù hợp chuẩn mực với xã hội. Gia đình rất cần thiết đối với những
đứa trẻ vì việc ảnh hưởng của bạo lực gia đình lên chúng là rất lớn. Chúng ta cần phải lên
án mạnh mẽ các vụ bạo lực gia đình hiện nay, quản lí chặt chẽ về vấn đề pháp lí. Đồng
thời việc giáo dục cho con trẻ biết cách phòng chống, gọi cho người than, cơ quan giúp
đỡ mình cũng rất quan trọng. Các bên liên quan như người thân, hàng xóm cũng phải biết
ngăn chặn những vụ việc bạo lực xảy ra trong gia đình. Phải biết cách phòng ngừa trước
khi việc bạo hành diễn ra nặng hơn hoặc kéo dài quá lâu.

4 Tài liệu trích dẫn


[1] TS. Phùng Thị An Na – PV (2020). Vai trò của nhà trường trong phòng, chống bạo
lực gia đình. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. http://tapchimattran.vn/nghien-
cuu/vai-tro-cua-nha-truong-trong-phong-chong-bao-luc-gia-dinh-11082.html
[2] Võ Thị Phương Thảo, Nguyễn Tiến Dũng, Hoàng Dũng Hà (2020). Thực trạng bạo
lực trong các gia đình trẻ tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Thừa Thiên
Huế, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế. http://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-
ssh/article/view/5493/918
[3] Trần Thị Sáu (2015). Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với sự hình thành, phát
triển nhân cách của trẻ em. Trường Đại học Quảng Bình.
http://lrc.quangbinhuni.edu.vn:8181/dspace/bitstream/DHQB_123456789/3238/1/%e1%b
a%a2NH%20H%c6%af%e1%bb%9eNG%20C%e1%bb%a6A%20B%e1%ba%a0O
%20L%e1%bb%b0C%20GIA%20%c4%90%c3%8cNH.pdf
[4] ThS. Lê Thị Ngọc Dung (2008). Bạo hành trẻ em trong gia đình và nhà trường. Viện
Nghiên cứu Phát triển TP.HCM.
http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/c/document_library/get_file?uuid=90f1e4a6-bdea-
43ed-85d2-8718b115f7ba&groupId=13025
[5] Cổng thông tin điện tử quận Tân Bình (2021). Thực trạng bạo lực gia đình và một số
quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Truy cập ngày 18/12/2021 tại:
https://tanbinh.hochiminhcity.gov.vn/web/neoportal/danh-muc-tin-tuc-su-kien/-/
asset_publisher/VN5j2Vj9DHkT/content/bai-tuyen-truyen-ve-van-e-phong-chong-bao-
luc-gia-inh-thuc-trang-bao-luc-gia-inh-va-mot-so-quy-inh-phap-luat-ve-phong-chong-
bao-luc-gia-inh/normal?inheritRedirect=false
[6] McCloskey, L. A., Figueredo, A. J., & Koss, M. P. (1995). The Effects of Systemic
Family Violence on Children’s Mental Health. University of Arizona.
https://srcd.onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1111/j.1467-8624.1995.tb00933.x

You might also like