You are on page 1of 55

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Viện Báo chí

KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG

NÓI KHÔNG VỚI


BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LTTT Nhóm 2 2023

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Mai Liên


Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 2
mục lục
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................3
CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG......................................................4
1. Thực trạng hiện nay.....................................................................................................5
2. Mô hình SWOT.................................................................................................................7
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH ĐỐI TƯỢNG........................................................8
1. Đối tượng trực tiếp........................................................................................................9
2. Đối tượng gián tiếp......................................................................................................11
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG MỤC TIÊU..........................................................15
1. Mục tiêu chung..............................................................................................................16
2. Mục tiêu cụ thể (Mô hình SMART)....................................................................16
CHƯƠNG IV: THÔNG ĐIỆP CHÍNH ...........................................................18
1. Insight..................................................................................................................................19
2. Big idea...............................................................................................................................20
CHƯƠNG V: CÁC KÊNH VÀ HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI......................22
1. Truyền thông đại chúng.........................................................................................23
2. Truyền thông trực tuyến........................................................................................29
3. Các chiến dịch................................................................................................................36
CHƯƠNG VI: SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC VÀ KẾ HOẠCH GIÁM
SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ DUY TRÌ......................................................................39
KẾT LUẬN.........................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................53
BIÊN BẢN HỌP NHÓM................................................................................54
LỜI MỞ ĐẦU
Sẽ ra sao khi nhà không thực sự còn là nhà, là chốn bình yên
cho mỗi người bởi phía sau cánh cửa ấy, tồn tại bóng ma ám
ảnh mang tên “bạo lực”. Gia đình được xem là tế bào của xã hội,
là chiếc nôi nuôi dưỡng tình yêu thương, vun đắp, giáo dục và
hình thành nhân cách của con người, nhưng tế bào ấy đang
dần bị hủy hoại bởi hành vi bạo lực giữa chính những người
thân yêu nhất.

Bạo lực gia đình là một thách thức nghiêm trọng với những hệ
quả không chỉ về mặt vật lý mà còn về tinh thần, ảnh hưởng sâu
sắc đến tinh thần và xã hội. Điều đáng lo ngại là nó không giới
hạn trong bất kỳ tầng lớp xã hội nào và có thể xảy ra ở mọi nơi,
không phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, địa vị hay nền văn hóa.
Bạo lực gia đình không chỉ gây tổn thương trực tiếp cho các
nạn nhân mà còn tạo ra một chuỗi tác động tiêu cực kéo dài
trong thế hệ tương lai. Sự thiếu nhận thức của các nạn nhân
thường làm cho vấn đề này trở nên phức tạp hơn, khiến cho
việc chấm dứt chuỗi bạo lực trở nên ngày càng khó khăn hơn.

Với mong muốn đem đến nhận thức về vấn đề bạo lực gia đình
một cách sâu sắc hơn, giúp phần nào ngăn chặn hậu quả của
những hành vi vô cảm, tàn ác đang diễn ra phía sau mỗi cánh
cửa nhà, nhóm 2 đã xây dựng một kế hoạch truyền thông diễn
ra trong khoảng thời gian 3 tháng từ tháng 5/2023 đến tháng
7/2023. Chiến dịch truyền thông này sẽ được thực hiện cả trên
nền tảng online và các hoạt động offline.

03
CHƯƠNG I
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG

04
1. THỰC TRẠNG HIỆN NAY

37% bạo lực tinh thần

397 59.67% bạo lực thân thể


vụ bạo lực gia đình

vụ trọng án liên
119 quan đến bạo lực
gia đình

(Theo số liệu từ Công an TP Hà Nội thống kê trong 3


năm từ năm 2019 - 2021 trên địa bàn TP Hà Nội)

Trong 10 năm từ năm 2008 – 2018:

87.215
vụ ly hôn

19.520
Vụ có yếu tố bạo lực về kinh tế,
tinh thần, thể xác hoặc tình dục
(chiếm 22,38% số vụ ly hôn).

05
RIÊNG VỚI TRẺ EM

Đối với trẻ em, những năm gần


đây các vụ án xâm hại tình dục
trẻ em có xu hướng tăng và diễn
biến phức tạp, tính chất ngày
càng nghiêm trọng, gây bức xúc
trong dư luận xã hội.

Từ năm 2019-2021, Công an TP Hà


Nội đã phát hiện 315 vụ xâm hại
359 trẻ em, đã xử lý hình sự 298
vụ chiếm 94,6%, xử lý hành chính
08 vụ chiếm 2,54% và nổi lên là
các hành vi xâm hại tình dục
chiếm tỷ lệ lớn 81,6%, các vụ bạo
hành gia đình chiếm tỷ lệ nhỏ
song hậu quả nghiêm trọng dẫn
tới tử vong, loạn luân.

Đáng lo ngại là tính chất của các loại bạo lực ngày càng
nghiêm trọng, có thể diễn ra ở bất cứ nơi nào kể cả trên
không gian mạng, thủ phạm là bất kỳ ai, trong nhiều vụ án
nghiêm trọng lại chính là người thân trong gia đình, để lại
hậu quả khôn lường cho cá nhân người bị bạo lực, gia đình
và gây bức xúc dư luận xã hội.

06
2. MÔ HÌNH SWOT
Thông điệp cấp thiết, thực tế, dễ có được sự đồng cảm

S và ủng hộ của đông đảo công chúng cũng như nguồn


tài trợ
Góp phần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức
đúng đắn cho cộng đồng về bạo lực gia đình
Tạo cộng đồng chung hỗ trợ nạn nhân chịu cảnh bạo
lực gia đình về cả vật chất lẫn tinh thần
Tạo động lực để nạn nhân lên tiếng, lan tỏa câu
chuyện đến công chúng. Từ đó thúc đẩy các biện
pháp phòng chống
Dễ dàng tiếp cận đông đảo đối tượng do sử dụng đa
dạng các kênh truyền thông

Là vấn đề nhạy cảm trong gia đình nên nhiều nạn

W nhân do tâm lý e ngại không dám chia sẻ câu chuyện


cá nhân

Được triển khai trên địa bàn Hà Nội - nơi tập trung

O đông dân cư và có mức độ lan tỏa thông tin nhanh


chóng
Tận dụng mức độ truy cập nền tảng trực tuyến để lan
tỏa thông điệp
Tận dụng công nghệ vào trong các hoạt động trải
nghiệm

Chiến dịch chưa có sự phối hợp với các cơ quan điều

TT
tra, điều đó khiến cho nạn nhân lo sợ vì họ chỉ được hỗ
trợ về mặt tinh thần chứ không giải quyết được triệt
để vấn đề và họ sợ bị trả thù, từ đó khó khuyến khích
được sự tham gia của nạn nhân.
Nạn nhân không dám chia sẻ do lo sợ bị điều tra
thông tin cá nhân bởi cộng đồng mạng.
07
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH ĐỐI TƯỢNG

08
1. Đối tượng
trực tiếp
Các hộ gia đình đang sinh sống trên địa bàn thành phố Hà Nội

Đặc điểm nhân khẩu học

Trạng thái hộ gia đình: Gia đình mới được thành lập, gia đình
có trẻ nhỏ, hoặc gia đình có người già... Đặc điểm chung là
gồm các cặp vợ chồng có quan hệ hôn nhân; cha mẹ và con
cái có huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật
về hôn nhân gia đình và đang chung sống trong một gia đình
với nhau.

Loại gia đình: Gia đình có thể là hạnh phúc, bao dung, hay có
thể đang trải qua rối ren và mâu thuẫn.

Không phân biệt trình độ học vấn, thu nhập, tuổi tác.

Chú trọng đến những hộ gia đình có vợ chồng và con cái. Ở


những hộ gia đình này, tiềm ẩn những bất đồng giữa vợ
chồng từ việc sinh con và chăm sóc con; cha mẹ có nhiều áp
lực và dễ trút giận lên con cái; từ đó hình thành mâu thuẫn và
có xu hướng xuất hiện bạo lực nhiều hơn.

09
1. Đối tượng 08

trực tiếp
Thực trạng nhận thức

Nhận thức về bạo lực gia đình còn hạn chế: Sự quan tâm và
hiểu biết của một bộ phận các hộ gia đình về phòng chống
bạo lực gia đình so với nhiều năm trước đã có tiến bộ nhưng
chưa sâu. Các hộ gia đình mới chỉ tập trung nhận thức vào các
hành vi bạo lực thể chất và coi đó là hành vi vi phạm pháp luật
trong khi các hành vi kiểm soát xã hội và bạo lực tình dục,...
chưa được nhận thức đầy đủ.

Thói quen sử dụng các phương tiện

Các hộ gia đình trên địa bàn


thành phố Hà Nội có thói quen
sử dụng đa dạng các phương
tiện truyền thông, phổ biến
nhất trong đó là các phương
tiện truyền thông đại chúng
như báo chí, mạng xã hội. Họ
cập nhật thông tin chủ yếu qua
các phương tiện đó.

10
2. Đối tượng GIÁN tiếp
Nhóm truyền thông

Trong bối cảnh công nghệ thông tin bùng nổ như hiện
nay, truyền thông đại chúng có vai trò quan trọng trong
công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thể hiện ở việc
cung cấp thông tin; phát hiện và giám sát các vụ việc về
bạo lực gia đình; tuyên truyền, ngăn ngừa và đấu tranh
với các hành vi bạo lực gia đình; tạo dư luận và định
hướng dư luận về phòng, chống bạo lực gia đình…

TUY NHIÊN
Vẫn còn sự thiếu sót của việc đưa tin chưa chính xác về bạo lực
gia đình của các phương tiện truyền thông
Đó là:
chỉ dừng lại mô tả hành vi bạo lực tại thời điểm xảy ra; cung
cấp thông tin thiếu chính xác về bản chất của bạo lực gia
đình,…
còn chậm trong tiếp cận các vụ việc bạo lực gia đình, chưa
kịp thời tạo dư luận và định hướng được dư luận trong
những thời điểm nhất định
một số chương trình gameshow, truyền hình thực tế… vẫn
còn có yếu tố phản cảm, cổ xúy cho lối sống thực dụng, bất
bình đẳng giới
chưa tập trung lên án những hành vi bạo lực gia đình, chưa
thật sự phù hợp với thuần phong mỹ tục của văn hóa gia
đình Việt Nam

Điều này làm cho công chúng chưa nhận thức được đầy
đủ sự nghiêm trọng của bạo lực gia đình, đồng thời chưa
phát huy được hết hiệu quả vai trò của thông tin đại
chúng.
11
2. Đối tượng GIÁN tiếp
Nhóm chuyên môn

Theo khoản 1 Điều 42 Luật Phòng chống bạo lực gia


đình 2007 quy định: “Người có hành vi vi phạm pháp luật
về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất,
mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ
luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt
hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật."

TUY NHIÊN
Các quy định, chính sách trong Luật Phòng chống bạo
lực gia đình hiện hành còn tồn tại nhiều bất cập,
không phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội Việt
Nam giai đoạn hiện nay.

Quá trình thi hành Luật cũng xuất hiện nhiều hạn chế,
đặc biệt là vấn đề trách nhiệm và công tác phối hợp liên
ngành trong Phòng chống bạo lực gia đình

Một số bất cập như các thủ tục hành chính và điều
kiện để xử lý vụ việc bạo lực gia đình còn khá phức tạp,
nhất là quy định về viết đơn, tố cáo; các cơ sở trợ giúp
nạn nhân bạo lực gia đình chưa hoạt động hiệu quả;
chưa xác định trách nhiệm của người đứng đầu cơ
quan, tổ chức và chính quyền địa phương trong phòng,
chống bạo lực gia đình, dẫn đến tình trạng thực thi
pháp luật mang yếu tố cảm tính - phụ thuộc vào sự
quan tâm của người đứng đầu.

12
2. Đối tượng GIÁN tiếp

Chính quyền địa phương

Chính quyền phường, xã là cấp chính quyền gần dân nhất


trong hệ thống hành chính nhà nước 4 cấp ở nước ta, có
vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Chính quyền phường, xã hoạt động có hiệu quả thì các
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước dễ dàng đi vào cuộc sống, tiếp cận gần hơn với
nhân dân

TUY NHIÊN
Việc can thiệp và xử lý vụ việc bạo lực gia đình ở địa
phương hiện nay chưa có sự thống nhất rõ ràng giữa các
cơ quan, ban, ngành, tổ chức đoàn thể; công tác phòng
chống bạo lực gia đình, công tác cổ động trực quan, giáo
dục, phổ biến pháp luật chưa đạt hiệu quả cao

Nội dung tuyên truyền, phổ biến thông tin chưa tập trung
nhiều vào pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

Nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về pháp


luật phòng, chống bạo lực gia đình còn chưa được huy
động tối đa trong công tác tuyên truyền, phổ biến thông
tin cho người dân

Do đó, cần đổi mới hình thức, nội dung và huy động tối đa
sự tham gia của nhân lực có kiến thức, kỹ năng về pháp
luật phòng, chống bạo lực gia đình trong hoạt động này.

13
2. Đối tượng GIÁN tiếp
Công chúng mục tiêu

Với tất cả mọi người đang sinh sống trên địa bàn
thành phố Hà Nội, đặc biệt là nhóm công chúng chưa
lập gia đình hoặc có ý định kết hôn: Chiến dịch góp
phần trang bị cho nhóm công chúng này thêm nhiều
kiến thức, đem lại sự hiểu biết rõ ràng, đầy đủ và sâu sắc
hơn về các biểu hiện của bạo lực gia đình cũng như các
luật phòng chống bạo lực gia đình. Từ đó, mọi người
không chỉ có thể tự bảo vệ được chính bản thân mình
mà còn chung tay góp sức phòng chống bạo lực gia đình
cho toàn xã hội.

Với trẻ em: đối tượng rất cần được bảo


vệ trong gia đình và xã hội. Trẻ em có
nguy cơ cao trở thành nạn nhân của bạo
lực gia đình do yếu đuối về vị thế xã hội
và quyền lực. Tăng cường nhận thức về
bạo lực gia đình cho trẻ từ khi còn nhỏ
có thể tạo thay đổi lớn về tư duy và hành
vi của xã hội đối với vấn đề bạo lực gia
đình. Thông qua việc giáo dục và tương
tác với trẻ em, chiến dịch có thể kích
thích sự thay đổi trong lòng những
người lớn và cộng đồng xung quanh.

14
CHƯƠNG III
XÂY DỰNG MỤC TIÊU

15
III. XÂY DỰNG MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung

Truyền thông về chủ đề nói


không với bạo lực gia đình ở
thành phố Hà Nội. Nâng cao
nhận thức của mọi người, đặc
biệt là nhóm đối tượng chính
về bạo lực gia đình, nâng cao
hiệu quả trong công tác
phòng, chống bạo lực gia đình
để từng bước giảm dần bạo
lực gia đình, kịp thời hỗ trợ
người bị bạo lực gia đình.

2. Mục tiêu cụ thể

S – Specific (Tính cụ thể): Truyền tải thông điệp nói không

S với bạo lực gia đình ở Thành phố Hà Nội. Lên kế hoạch
truyền thông cho thông điệp này trên các nền tảng mạng
xã hội như Facebook, Instagram, TikTok... dưới dạng bài
viết, video, album ảnh. Đồng thời đóng góp nỗ lực trong
việc thực hiện 8 mục tiêu trong phòng, chống bạo lực gia
đình của thành phố Hà Nội. (Theo Báo Hà Nội mới)

M – Measurable (Tính đo lường): Các kênh đạt 500 lượt like

M mỗi kênh sau một tháng ra mắt, tỷ lệ bạo lực gia đình
giảm xuống >= 5%
16
III. XÂY DỰNG MỤC TIÊU

A
A – Achievable (Tính khả thi): Hiện nay một bộ phận lớn
người dân Hà Nội đang sử dụng các nền tảng mạng xã hội
để cập nhật tin tức/ tìm kiếm lời khuyên/ chia sẻ câu chuyện
nên thông tin trên các nền tảng MXH, đặc biệt là Facebook,
Tiktok sẽ dễ dàng tiếp cận được tới họ.

R
R – Realistic (Tính thực tế): Nhóm đã chuẩn bị thu thập đủ
thông tin về các điều luật, nguồn tài liệu đáng tin cậy đồng
thời tìm thêm được nhân vật sẵn sàng chia sẻ câu chuyện
để thực hiện theo kế hoạch này.

T
T – Time-Bound (Khung thời gian): Nhóm đặt ra thời gian để
hoàn thành mục tiêu là 3 tháng. Đây là một khung thời gian
hoàn toàn hợp lý với nguồn lực và sự chuẩn bị kỹ lưỡng của
nhóm.

17
CHƯƠNG IV
THÔNG ĐIỆP CHÍNH

18
INSIGHT
Bố mẹ chỉ đang dạy con
thôi”, "vợ chồng đóng cửa
bảo nhau" là những câu nói
thường thấy ở các hộ gia
đình có người thân phải
chịu cảnh bạo lực khủng
khiếp.

Tại Hà Nội đã chứng kiến


nhiều vụ bạo lực gia đình bị
lên án vì những hành vi tổn
thương nạn nhân về mặt
thể xác. Tuy nhiên, đây mới
chỉ là phần nổi của tảng
băng chìm.

Thực tế, bạo lực gia đình diễn ra ở nhiều hình thức kể cả về tinh
thần. Và bất kì ai cũng có thể là nạn nhân hay thủ phạm nếu
không nhận thức đầy đủ về các hành vi bạo lực cũng như các
quy định pháp luật.

Điều này cho thấy, bạo lực gia đình là một vấn đề
nghiêm trọng ở Hà Nội, cần được quan tâm và giải
quyết một cách hiệu quả.

19
B IG IDEA
“Hiểu càng sâu,
hạnh phúc bền lâu”
2023

Big idea: Hiểu càng sâu, hạnh phúc bền lâu

20
20
“Hiểu càng sâu,
hạnh phúc bền lâu”
Nạn nhân (bất cứ thành
1 viên nào trong gia đình)
Khi nhóm đối tượng này nhận thức được đâu là bạo lực và
chính mình cũng phải chịu hoàn cảnh bị bạo hành đó, họ sẽ
biết mình phải lên tiếng, phải hành động để bảo vệ bản thân.
Từ đó chấm dứt nỗi đau bị đày đọa về thể xác lẫn tinh thần và
sớm được đón nhận hạnh phúc.

Đối tượng chưa lập gia


2 đình/chuẩn bị kết hôn
Khi nhóm đối tượng này càng sớm trang bị nhận thức đầy
đủ về những hành vi bạo lực gia đình thì càng có khả năng
ngăn chặn, thoát khỏi bạo lực.
21
CHƯƠNG V
CÁC KÊNH VÀ
HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI

22
1. truyền thông
đại chúng

Mức độ có sẵn:

+ Theo một số khảo sát, truyền hình có lượng người xem vô


cùng lớn với 90% dân số Việt Nam sử dụng và quan tâm.

+ Có số lượng khán giả tiếp cận thông tin nhiều nhất với hầu
hết các đối tượng, thuộc mọi lứa tuổi, tầng lớp khác nhau.

Nội dung truyền thông: Tăng cường nhận thức về bạo lực gia
đình, truyền tải thông tin về các vụ bạo lực gia đình và các biện
pháp phòng chống, tư vấn và hướng dẫn cho hộ gia đình về
cách đối phó với bạo lực gia đình và tìm kiếm sự giúp đỡ.
23
1. truyền thông
đại chúng

Mức độ cung cấp thông tin


về bạo lực gia đình: Kết quả
khảo sát tại Hà Nội, Quảng
Trị và Thành phố Hồ Chí
Minh cho thấy, mức độ tiếp
nhận thông tin về phòng,
chống bạo lực gia đình từ
các kênh truyền thông đại
chúng nhiều hơn truyền
thông cá nhân, truyền
thông nhóm. Trong đó, hai
phương tiện truyền thông
đại chúng được ghi nhận có
mức cung cấp thông tin cao
nhất là truyền hình và báo
điện tử

Mức độ hiệu quả trong việc


đấu tranh ngăn ngừa,
phòng, chống bạo lực gia
đình: 96% công chúng đánh
giá ở mức độ trung bình trở
lên, trong đó có gần 50%
công chúng đánh giá ở mức
độ cao và cao nhất.

24
A. Truyền hình
01. Thói quen tiếp cận thông tin trên truyền hình
Theo khảo sát, thời gian xem TV của hầu hết các gia đình tại Việt
Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng là lúc cả gia đình
ăn cơm cùng nhau, hoặc quây quần bên nhau sau ngày dài làm
việc. Khung thời gian vàng chính là từ 17h - 21h.

02. Lựa chọn kênh truyền hình


Nội dung truyền thông sẽ được đăng tải trên các kênh là VTV và
Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, vì đây chính là 2 kênh
truyền hình có số lượng người xem truyền hình cao nhất tại Hà
Nội. Phát sóng trên 2 kênh này thì mẫu thông điệp cũng như
thông tin sẽ được công chúng mục tiêu tiếp cận dễ dàng hơn.

25
nỘI DUNG
PHÓNG SỰ

Thời lượng: 30 phút

Đưa thông tin về "Ngôi nhà bình yên" trực


thuộc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (Hội
liên hiệp Phụ nữ Việt Nam).

Đoạn video sẽ đưa lên hình ảnh về cuộc sống


thường nhật của những nạn nhân bạo lực gia
đình sau khi được cứu nạn và sống chung tại
mái ấm có địa điểm ở Hà Nội.
26
B. BÁO ĐIỆN TỬ

Truyền thông trên báo điện tử có lợi thế là mức độ uy tín của xã
hội tương đối cao, nhất là những tờ báo “có tâm – có tầm” tạo
được sự ảnh hưởng tới độc giả.

Đặc điểm: Cập nhật tin tức một cách nhanh chóng, có khả
năng lưu trữ thông tin là điều dễ dàng nhận thấy đối với loại
hình này. Thông tin dù là cũ hay mới thì cũng được lưu giữ tại
đây.

Bởi vậy người đọc muốn tra cứu, tìm hiểu về sự kiện,
tin tức đã xảy ra rất lâu là điều hoàn toàn có thể thực
hiện bằng các thao tác đơn giản.

27
LỰA CHỌN
TRANG BÁO

2 tờ báo mà đối tượng công chúng mục


tiêu quan tâm và đọc nhiều nhất

NỘI DUNG CỤ THỂ

Bao gồm 3 bài PR cho chiến dịch sẽ


đăng trước, trong và sau chiến dịch

Bài 1 Bài 2 Bài 3

Dẫn dắt từ Đăng tin Tổng kết


thực trạng giới thiệu hiệu quả
đến thông tin
về triển chiến dịch
về chiến dịch
lãm

28
2. Truyền thông trực tuyến

Mức độ có sẵn

Nước ta là một nước có tốc độ phát triển internet nhanh


đến chóng mặt, số lượng người truy cập lớn, theo thống
kê thì hơn một nửa số dân Việt Nam sử dụng mạng
internet để tìm kiếm thông tin, giải trí hằng ngày.

Phương tiện phổ biến và


đạt hiệu quả nhất, không
thể thiếu trong các chiến
dịch truyền thông.

Nội dung
truyền thông

Trang Facebook “Mở Kênh Tiktok “Hạnh


cửa đón hạnh phúc” phúc gõ cửa”

29
2. Truyền thông trực tuyến

trANG FACEBOOK

Fanpage: Mở cửa đón hạnh phúc

Trái ngược với những lời "đóng cửa bảo nhau", trái ngược với
nhiều lần bạo hành âm thầm trong bóng tối gắn mác "dạy
dỗ", chiến dịch lần này sẽ "mở cửa" - trang bị đầy đủ nhận
thức cho nạn nhân về bạo lực gia đình. Từ đó thúc đẩy nạn
nhân dũng cảm lên tiếng, "mở cửa" để chia sẻ câu chuyện của
mình và nhận được sự ủng hộ, yêu thương từ mọi người để họ
có được "hạnh phúc" trọn vẹn hơn

30
trANG FACEBOOK

Nội dung

Trang Facebook chính thức của chiến dịch có thể


cung cấp thông tin, tư vấn và hỗ trợ cho hộ gia
đình

Thời gian hoạt động

10 tuần xuyên suốt chiến dịch

Tuyến bài

4 tuần đầu: Tạo niềm tin bằng các bài đăng về


phòng chống bạo lực gia đình với hướng tiếp
cận mới mẻ và cởi mở

6 tuần sau:

HĐ1: Viral clip "Phỏng vấn 2 đứa trẻ khác


nhau từ 2 gia đình có nền tảng khác nhau (1
cháu từ gia đình hạnh phúc, yêu thương - 1
cháu từ gia đình có hành vi bạo lực)

HĐ2: Thúc đẩy công chúng chia sẻ câu


chuyện cá nhân với chuyên mục confession

31
MỘT SỐ BÀI
POST FACEBOOK
Bài 1: Phổ cập kiến thức các hành vi được coi là bạo lực gia đình
Bài 2: Confession chia sẻ câu chuyện về bạo lực
Bài 3: Phỏng vấn 2 cháu từ 2 gia đình khác nhau (hạnh phúc/bạo
lực)

32
Kênh tiktok

Nội dung

Tìm kiếm các cá nhân từng là nạn nhân của bạo lực
gia đình, sau đó thực hiện các video chia sẻ nhằm lan
toả câu chuyện đến cộng đồng và thúc đẩy các biện
pháp phòng chống

Hạnh phúc mở cửa

Hoạt động xuyên


@mocuadonhanhphuc
suốt 10 tuần

33
2. Truyền thông trực tuyến

trANG FACEBOOK Kênh tiktok

Mức độ cung
cấp thông tin

Đây là nguồn cung cấp thông tin và nguồn lực không


giới hạn về các vấn đề liên quan đến bạo lực gia đình,
chẳng hạn như số đường dây trợ giúp và các tổ chức hỗ
trợ.

Những nền tảng này cũng đóng vai trò là không gian để
những người sống sót chia sẻ câu chuyện của họ và tìm
kiếm sự hỗ trợ từ những người khác đã trải qua những
tình huống tương tự.

34
2. Truyền thông trực tuyến
Hiệu quả

Khuếch đại tiếng nói: Từ đó giúp nâng cao nhận


1 thức và khuyến khích các cuộc trò chuyện về vấn
đề này.

Thu hút nhiều đối tượng: Tiếp cận những cá


2 nhân có thể chưa tiếp xúc với vấn đề này thông
qua các kênh truyền thông truyền thống.

Tạo cộng đồng trực tuyến: Các nền tảng truyền


thông xã hội cho phép tạo ra các cộng đồng trực
3 tuyến và mạng lưới hỗ trợ cho nạn nhân của nạn
bạo lực gia đình → hỗ trợ về mặt tinh thần, nguồn
lực và cảm giác thân thuộc.

Chia sẻ thông tin và tài nguyên: Cho phép chia


sẻ nhanh chóng và dễ dàng thông tin, tài nguyên,
4 số đường dây trợ giúp và các dịch vụ hỗ trợ liên
quan đến bạo lực gia đình.

Huy động hoạt động: Tạo điều kiện thuận lợi cho
việc tổ chức sự kiện, chiến dịch và gây quỹ, cung
5 cấp nền tảng để chia sẻ các kiến ​nghị và vận
động thay đổi chính sách.

35
3. Chiến dịch truyền thông
Nội dung truyền thông: Các chiến dịch truyền thông được tổ
chức để tăng cường nhận thức và nâng cao kiến thức về bạo
lực gia đình.

TRIỂN LÃM

“Hiểu càng sâu,


hạnh phúc bền lâu”

Thời gian Tuần thứ 5-6 của chiến dịch

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 P. Lý Thường


Địa điểm
Kiệt, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Phát booklet tuyên truyền về phòng chống


Hoạt bạo lực gia đình
động cụ
thể Các hoạt động trải nghiệm tích hợp công
nghệ 3D

36
3. Chiến dịch truyền thông

Hoạt động csr

Nội dung: Thăm hỏi "Ngôi nhà bình yên" - nơi diễn ra
phóng sự

Hoạt động chính: Thăm hỏi, động viên, trao quà tặng hỗ
trợ cải thiện cuộc sống của mọi người trong mái ấm

37
4. TIMELINE
Tuần
Hoạt
động
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Chuẩn
bị tư
liệu

Phóng
sự

Báo
điện
tử

Face-
book

Kênh
Tiktok

Triển
lãm

Hoạt
động
CSR

Tổng
kết

38
CHƯƠNG VI
SỬ DỤNG NGUỒN LỰC, LẬP KẾ
HOẠCH GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ
DUY TRÌ

39
1. sử dụng nguồn
lực & LẬP KẾ
HOẠCH GIÁM SÁT
Tiêu chí/ Tần Người
Mục Phương Nguồn
Thời đối suất giám
tiêu/Nội pháp đo lực cần
Gian tượng giám sát,
dung lường thiết
giám sát sát hỗ trợ

Xác định
Kế hoạch
mục tiêu,
truyền
nội dung, Ngân
thông
hình thức, Hàng sách,
được
phương ngày Nhân
thống
pháp, thời sự
nhất hay
gian, kinh
chưa
phí

Danh
sách Nhóm
1/5-
nhiệm vụ lãnh
7/5
được đạo
Phân công phân
nhiệm vụ công rõ
Hàng Nhân
cho đơn vị, tới các cá
ngày sự
cá nhân nhân, tổ
thực hiện chức
tham gia
truyền
thông
chưa

40
Theo
Chiến dõi bài
dịch đăng
khởi trên các
động phương
Kích
có tiện Nhóm Nhân sự,
hoạt kế
8/5- thuận truyền Hàng tổ Kỹ thuật
hoạch
23/7 lợi thông ngày chức truyền
truyền
không, khi kế sự kiện thông
thông
gặp hoạch
khó đã
khăn được
gì phát
động

Theo Nhân sự:


dõi số Viết bài,
Tuyên Số lượng hợp tác
truyền lượng và ý với báo
trên các bài kiến chí
Nhóm
8/5- phương viết, tích cực Hàng Ngân
truyền
23/7 tiện đánh từ cộng tuần sách: Di
thông
thông giá đồng chuyển,
tin đại tích khi đón thiết bị,
chúng cực nhận quay
thông dựng,
điệp booking

41
Sử dụng
các hình
thức Số lượng Theo
truyền lượt dõi số
thông xem, liệu
sáng tương thống Nhóm Nhân sự,
8/5- Hàng
tạo, hấp tác trên kê từ truyền Ngân
23/7 ngày
dẫn, thu các nền các nền thông sách
hút sự tảng tảng
quan truyền truyền
tâm của thông thông
công
chúng

Nhân sự:
Tuyển
CTV
Facebook
Theo
,Tiktok
dõi số
Ngân
Số lượt liệu
Truyền sách: Sản
xem, thống Nhóm
8/5- thông Hàng xuất nội
thảo kê từ truyền
23/7 trực ngày dung.
luận, các nền thông
tuyến chạy
chia sẻ tảng
quảng
trực
cáo, hỗ
tuyến
trợ các
nhân vật
xuất hiện
trong clip

42
Thu
thập và
Nhân
thống
Số sự:
kê số
Tổ chức lượng Tuyển
lượng
các hoạt tham CTV sự
và thu Nhóm
8/5- động gia, Hàng kiện
thập tổ chức
23/7 truyền đánh tuần Ngân
phản sự kiện
thông giá từ sách: Tổ
hồi từ
offline cộng chức sự
công
đồng kiện, tài
chúng
trợ
tham
gia

Phương
pháp
Báo phân
Tổng kết,
cáo tích:
đánh giá
tổng Phân Nhân
24/7 kết quả Nhóm
kết, tích báo Hàng sự,
- chiến đánh
đánh cáo tháng Ngân
30/7 dịch giá
giá tổng sách
truyền
kết kết,
thông
quả đánh
giá kết
quả

43
2. LẬP KẾ HOẠCH
ĐÁNH gÍA
Phương pháp
Thời gian Hoạt động Mục tiêu
đánh giá

Xây dựng kế
- Đánh giá hoàn - Hoàn thành kế
hoạch
thành kế hoạch hoạch truyền
truyền
truyền thông và thông và phát
thông, phát
chiến dịch phát động theo
động chiến
động. đúng tiến độ.
dịch

1/5 - 7/5

- Phương pháp - Đánh giá mức


Phân công quan sát: Kiểm tra độ hiểu biết và
nhiệm vụ việc phân công sự cam kết của
cho các đơn nhiệm vụ và đảm các đơn vị, cá
vị, cá nhân bảo mọi người đều nhân đối với
thực hiện hiểu rõ trách nhiệm vụ của
nhiệm của mình. mình.

44
2. LẬP KẾ HOẠCH
ĐÁNH gÍA

- Phương pháp
quan sát và thu
thập dữ liệu: Thu - Đánh giá
Tổ chức thập dữ liệu về mức độ tham
hoạt động lượt tham gia, gia của cộng
truyền phản hồi từ cộng đồng và mức
thông, giáo đồng, và đánh giá độ hiểu biết
dục mức độ hiểu biết về vấn đề bạo
của cộng đồng về lực gia đình.
chủ đề được
truyền thông
8/5-23/7

- So sánh kết
- Sử dụng khảo quả khảo sát
Nâng cao
sát trước và sau trước và sau
nhận thức
chiến dịch truyền chiến dịch
về việc nói
thông để đánh truyền thông
không với
giá sự thay đổi để đánh giá
bạo lực gia
trong nhận thức mức độ nâng
đình
của cộng đồng. cao nhận
thức.

45
2. LẬP KẾ HOẠCH
ĐÁNH gÍA

- Phương pháp thu


thập và tổng hợp
dữ liệu: Tổng hợp
dữ liệu về hiệu suất,
phản hồi từ cộng
đồng và đánh giá
mức độ đạt được
mục tiêu.
- Đánh giá
Tổng kết, mức độ đạt
đánh giá được các
23/7-30/7
kết quả mục tiêu đã
chiến dịch đề ra trong
chiến dịch.

- Phỏng vấn sâu:


Phỏng vấn người
tham gia để lấy ý
kiến và đánh giá độ
hiệu quả của kế
hoạch truyền thông

46
3. CÁC CHỈ SỐ
ĐÁNH GIÁ

1. Sự thay đổi nhận thức 5. Số/Tỷ lệ người có sự quan


về bạo lực gia đình của tâm về chủ đề bạo lực gia
công chúng nói chung đình

2. Sự thay đổi ý thức đối 6. Các phân tích, đánh giá


về "nói không với bạo hiệu quả hoạt động triển khai
lực gia đình" trong các trên các phương tiện đại
gia đình đang xảy ra chúng, offline

3. Tỷ lệ các gia đình 7. Số/ Tỷ lệ nạn nhân dám


tham gia vào các hoạt đứng lên chia sẻ và đấu tranh
động offline của chiến cho chính mình
dịch
8. Đánh giá những thảo luận
4. Số lượng và chất của công chúng về điểm
lượng của các cuộc thảo mạnh, điểm yếu, cơ hội và
luận trực tiếp, sự kiện thách thức của chiến dịch về
offline của chiến dịch chủ đề bạo lực gia đình này

47
4. LẬP KẾ HOẠCH
DUY TRÌ
STT NỘI DUNG CHI TIẾT

- Tạo và phát hành nội dung mới,


thông tin cập nhật về bạo lực gia
đình, các tình huống giải quyết, và
nguồn lực hỗ trợ.

Cập nhật nội


1 - Sử dụng các kênh truyền thông đã
dung
sử dụng trong chiến dịch (mạng xã
hội, trang web, email) để thông báo
về các sự kiện mới, chia sẻ câu
chuyện thành công và cung cấp
thông tin hữu ích.

- Tổ chức các sự kiện thường niên


như hội thảo, buổi đối thoại, hoặc
chiến dịch nâng cao ý thức cộng
Tổ chức sự đồng.
2 kiện thường
niên - Kêu gọi sự tham gia từ các cộng
đồng địa phương, tổ chức và cá
nhân mỗi gia đình để tăng cường
mạng lưới và cam kết hành động

48
4. LẬP KẾ HOẠCH
DUY TRÌ

- Hợp tác với tổ chức và cộng đồng


địa phương để duy trì và mở rộng
chiến dịch.
Hợp tác
3
cộng đồng
- Tìm ra các đối tác mới để cùng
nhau chia sẻ thông điệp và tăng
cường ảnh hưởng cho thông điệp

- Tiếp tục thu thập ý kiến từ cộng


đồng thông qua các cuộc khảo sát
định kỳ để đánh giá mức độ nhận
thức và tác động của chiến dịch tới
Khảo sát và nhận thức và hành động của công
4 đánh giá liên chúng
tục
- Sử dụng kết quả đánh giá đã có ở
kế hoạch trước để điều chỉnh chiến
lược truyền thông và tái định hình
thông điệp nếu cần thiết.

49
4. LẬP KẾ HOẠCH
DUY TRÌ
- Phát triển và duy trì cộng
đồng trực tuyến nơi mọi
người có thể chia sẻ thông
tin, kinh nghiệm, và hỗ trợ
nhau.
Tạo cộng
5 đồng trực
- Tổ chức các sự kiện trực
tuyến
tuyến như group facebook,
zalo - Cuộc trò chuyện trực
tuyến để tạo ra cơ hội cho
cộng đồng thảo luận về vấn
đề bạo lực gia đình.

- Duy trì sự hiện diện trên các


nền tảng mạng xã hội bằng
cách chia sẻ nội dung hấp
Duy trì tương dẫn, thú vị liên quan và thảo
6 tác trên mạng luận với cộng đồng.
xã hội
- Tương tác với người theo
dõi, trả lời câu hỏi và đưa ra
hỗ trợ khi cần thiết.

50
4. LẬP KẾ HOẠCH
DUY TRÌ

Hợp nhất thông điệp với các


chiến dịch khác về an toàn
gia đình, giáo dục sức khoẻ
Hợp tác các tinh thần để tạo ra một ảnh
7 chiến dịch hưởng tích cực mạnh mẽ
khác hơn với công chúng về việc
nói không với bạo lực gia
đình và xây dựng một xã hội
tốt đẹp, hạnh phúc hơn.

Trao đổi định Tổ chức các buổi họp định


kỳ giữa các kỳ với đội ngũ truyền thông
8 thành viên để đánh giá và điều chỉnh
truyền thông chiến lược duy trì theo thời
chiến dịch gian.

51
kẾT LUẬN
Bạo lực gia đình là một vấn nạn của xã hội, không dễ dàng để
giải quyết triệt để trong một thời gian nhất định. Trên đây là
kế hoạch truyền thông nhóm em đã đề xuất nhằm mục tiêu
góp phần củng cố nhận thức về bạo lực gia đình, mong
muốn có thể thực hiện đúng nhiệm vụ của truyền thông là
nâng cao và thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và
thái độ phù hợp với sự phát triển của từng cá nhân/ xã hội.

Bài làm của chúng em được thực hiện trong một thời gian
ngắn, dù đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc chắn sẽ không
thể tránh được sự sai sót. Nhóm 2 chúng em rất mong sẽ
nhận được những sự góp ý từ cô để bài làm được hoàn thiện
hơn. Chúng em rất trân trọng những kiến thức quý báu mà
cô đã truyền đạt cho chúng em trong thời gian qua.

Nhóm 2 xin chân thành cảm ơn cô!

52
TÀI LIỆU
THAM KHẢO
1. PGS.TS. Bùi Thị Kim Hậu - TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh (2021)
Truyền thông đại chúng với việc phòng, chống bạo lực gia đình
ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Cộng sản
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghiencu/-/2018/
824167/truyen-thong-dai-chung%C2%A0voi-viec-phong%2C-
chong-bao-luc-gia-dinh-o-viet-nam-hien-nay.aspx#

2. Toàn cảnh các kênh truyền thông tại Việt Nam (2018)
Tomorrow Marketers. https://blog.tomorrowmarketers.org/toan-
canh-cac-kenh-truyen-thong-tai-viet-nam/

3. Hà Nội xác định 8 mục tiêu trong phòng, chống bạo lực gia
đình (2022)
https://hanoimoi.vn/ha-noi-xac-dinh-8-muc-tieu-trong-phong-
chong-bao-luc-gia-dinh-452187.html

4. Hà Nội xây dựng thành phố an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái
(2022)
https://kinhtedothi.vn/ha-noi-xay-dung-thanh-pho-an-toan-cho-
phu-nu-va-tre-em-
gai.html#:~:text=Theo%20s%E1%BB%91%20li%E1%BB%87u%20t%
E1%BB%AB%20C%C3%B4ng,%C4%91%E1%BA%BFn%20b%E1%B
A%A1o%20l%E1%BB%B1c%20gia%20%C4%91%C3%ACnh

53
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
Thành viên nhóm 2

Công việc đảm Đánh


STT Họ tên MSV Kết quả
nhận giá

- Các kênh và
Lê Thị hoạt động triển Hoàn
1 2156150044 A
Minh Tâm khai thành tốt
- Slide PPT

- Sử dụng các
nguồn lực và kế
Nguyễn hoạch giám sát, Hoàn
2 2156150060 A
Thị Hạ Vy đánh giá và duy thành tốt
trì
- Slide PPT

- Sử dụng các
nguồn lực và kế
hoạch giám sát,
Lê Hà Hoàn
3 2156150030 đánh giá và duy A
Khánh Ly thành tốt
trì
- Phân tích thực
trạng

- Phân tích thực


Hoàng
trạng Hoàn
4 Thùy 2156150053 A
- Thiết kế thông thành tốt
Trang
điệp chính

54
- Thiết kế thông
điệp chính
Nguyễn Hoàn
5 2156150014 - Các kênh và A
Thanh Hải thành tốt
hoạt động triển
khai

- Phân tích đối


Trần Thị tượng Hoàn
6 2156150049 A
Minh Thư - Xây dựng mục thành tốt
tiêu

- Phân tích đối


tượng
Lê Hà Hoàn
7 2156150055 - Các kênh và A
Trang thành tốt
hoạt động triển
khai

- Xây dựng mục


Nguyễn tiêu
Hoàn
8 Thị Mỹ 2156150026 - Các kênh và A
thành tốt
Linh hoạt động triển
khai

Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2023


Trưởng nhóm
Hải
Nguyễn Thanh Hải
55

You might also like