You are on page 1of 7

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

HIGHLIGHT LÀ GHI DÔ PPT NHE


 Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của
các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa tổn hại… với các thành viên
khác trong gia đình”. Nói các dễ hiểu hơn thì đó là việc “các thành viên
trong gia đình vận dụng sức mạnh để giải quyết các vấn đề gia đình”.
 Nguyên nhân của bạo lực gia đình:
o Về nhận thức:
 Bất bình đẳng giới được xem là nguyên nhân gốc rễ gây ra bạo
lực gia đình. Xã hội vẫn còn tồn tại những quan niệm từ xã hội
cũ như định kiến giới tính, trọng nam khinh nữ. Điều đó khiến
nam giới trở nên gia trưởng, cho phép mình có quyền bạo hành
người phụ nữ.
 Chứng kiến việc các thành viên trong gia đình bị bạo hành gây
ra cho những đứa trẻ những bóng ma tâm lý -> tạo ra những
nhận thức sai lầm, khi lớn lên và hình thành suy nghĩ bạo hành
là một giải pháp cần thiết để giải quyết mâu thuẫn.
 Nhận thức và hiểu biết về pháp luật còn kém, suy đồi đạo đức
nên cho rằng cha mẹ có quyền đánh đập con cái, chồng đánh
vợ, con đánh cha mẹ,…
 Không nhận thức được quyền lợi của bản thân nên không dám
đấu tranh mà vẫn tiếp tục cam chịu, họ sợ “vạch áo cho người
xem lưng”, sợ hàng xóm, bạn bè chê cười,…
o Về văn hóa
 Quan niệm gia đình là do nam giới kiểm soát.
 Chênh lệch trình độ học vấn giữa vợ và chồng.
 Nghĩ rằng chấp nhận bị bạo hành sẽ có thể giải quyết được
xung đột.
o Về kinh tế
 Khó khăn về kinh tế thường tạo ra các áp lực, căng thẳng, bế
tắc đối với các thành viên trong gia đình. Do vậy bạo hành sẽ
được mang ý nghĩa “giải tỏa” căng thẳng.
 Chênh lệch nghề nghiệp/ thu nhập giữa vợ và chồng, “ai kiếm
nhiều hơn thì người đó có quyền”.
 Thất nghiệp, vô công rỗi nghề của người chồng cùng thói gia
trưởng dễ dẫn đến bạo lực gia đình mỗi khi “chán”.
o Do các tệ nạn xã hội
 Các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút,là những
nguyên nhân trực tiếp gây ra bạo lực gia đình. Theo thống kê
cho thấy 60% nạn nhân bạo hành gia đình xảy ra sau khi người
thực hiện hành vi bạo hành sử dụng rượu bia hay các chất kích
thích. Các chất kích thích làm giảm nhận thức của con người từ
đó dẫn tới không làm chủ được bản thân, gây ra xung đột và
bạo hành.
 Mại dâm và ngoại tình cũng có thể gây ra bạo lực gia đình. Với
tâm lý “chán cơm thèm phở” thì những người phản bội trong
quan hệ vợ chồng sẽ tìm mọi cách để “dẹp loạn” người đã kết
hôn với mình để đến bên tình mới.
o Do luật pháp
 Luật pháp liên quan đến bạo lực gia đình còn chưa rõ ràng,
mang tính hình thức và việc thực thi pháp luật còn chưa nghiêm
minh.
 Công tác tuyên truyền, phổ biến luật còn chưa đạt hiệu quả cao.
 Hiểu biết về pháp luật của cộng đồng còn hạn chế.
 Đối tượng:
o Bạo lực giữa vợ - chồng: Với đối tượng này, bạo lực của người chồng
đối với người vợ trong gia đình có thể thấy là dạng bạo lực phổ biến
nhất trong gia đình. Hành vi người chồng gây ra chủ yếu và lớn nhất
là bạo lực về thể chất, đây là dạng dễ nhận thấy và bị lên án mạnh mẽ
nhất. Sỡ dĩ đa phần người đàn ông sử dụng “nắm đấm” để dạy vợ là
do họ không nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, không phải tất cả hành vi bạo lực của người chồng đều là
bạo lực về thể chất mà có những lúc, họ dùng tới nhiều cách khác để
gây ra những tổn thương về tâm lý cho người vợ như: chửi bới, xúc
phạm danh dự… hoặc có những hành vi cưỡng bức về tình dục, kiểm
soát về kinh tế… Nhưng trong xã hội ngày nay, hiện tượng người vợ
sử dụng bạo lực đối với chồng cũng không phải là ít. Không chỉ dừng
lại ở những lời lẽ chửi bới, những cách ứng xử thô bạo mà họ còn trực
tiếp gây ra những tổn thương về thể chất hoặc tính mạng của người
chồng. Có thể nói, bạo lực gia đình xuất phát từ cả hai phía vợ và
chồng đang ngày càng phát triển và gây nhức nhối trong xã hội, gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thành viên khác trong gia đình, đặc
biệt là trẻ em. Nguyên nhân của hiện tượng này vô cùng đa dạng phát
sinh từ cuộc sống, tình cảm, tâm lý, sinh lý, ngoài ra phải kể đến vấn
đề đạo đức, kiến thức khi giải quyết mâu thuẫn gia đình.
o ( Ý kiến thương cho roi… ) Bạo lực giữa cha mẹ và con cái: Với tâm
lý, truyền thống, thói quen của người Việt, thì vấn đề bạo lực giữa cha
mẹ với con cái được xã hội chấp nhận và khá phổ biến. Có thể dễ
dàng nhận thấy đó là những hành động “dạy bảo” con cái xuất phát từ
cái quan niệm gọi là “Yêu cho roi cho vọt – Ghét cho ngọt cho bùi” và
giáo dục thì cần phải nghiêm khắc. Rất nhiều ông bố bà mẹ coi việc
đánh đập, chửi mắng con cái khi chúng mắc lỗi là cần thiết để chúng
nhận ra sai lầm và sửa chữa; hay coi việc mạt sát, trách móc là động
lực để chúng phấn đấu. Trên thực tế chúng ta đều có thể nhận thấy,
cách làm này phần nào phù hợp với tâm lý của người Việt và đạt được
những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong xã hội phát triển ngày nay,
khi những chuẩn mực tiến bộ về quyền con người đã và đang phổ biến
trên thế giới thì những tư tưởng, cách làm này cần được sớm loại bỏ.
 Bên cạnh những hành vi từ phía cha mẹ đối với con cái, thì bạo
lực gia đình xuất phát từ người con đối với cha mẹ mình cũng
đang ngày càng gia tăng. Một số trường hợp người trẻ tuổi gây
ra những tổn thương về cả vật chất, tinh thần cho cha mẹ do sự
thiếu kiềm chế, do đua đòi hư hỏng hoặc một vài lý do khác.
Tuy nhiên, không thể bào chữa, biện hộ cho những người con
đã khôn lớn trưởng thành dưới bàn tay yêu thương, nuôi dạy
của cha mẹ nhưng lại bỏ bê, không chăm sóc phụng dưỡng cha
mẹ, thậm chí hơn là đánh đập, chửi mắng, xỉ nhục những người
đã có công sinh thành, nuôi dưỡng mình. ( Một tg những nguyên
nhân: khác biệt quan điểm,..)Nguyên nhân dẫn đến hành vi trên là do:
những người già thì sức khỏe yếu, không còn sức lao động nên
cần có người chăm sóc, trong khi những đứa con không đủ tình
yêu dành cho cha mẹ nên không muốn tốn kém tiền của, thời
gian, công sức của mình cho họ. Điều này chứng tỏ có một sự
xuống cấp đạo đức nghiêm trọng của một bộ phận giới trẻ hiện
nay, nó hoàn toàn đi ngược lại với truyền thống đề cao chữ
“hiếu” của dân tộc Việt Nam.
o Bạo lực gia đình giữa các thành viên khác trong gia đình với nhau:
Dạng bạo lực gia đình này cũng đã tồn tại từ lâu nhưng chiến tỷ lệ
không lớn, vì mức độ phụ thuộc giữa các thành viên này không cao
như giữa vợ chồng hay cha mẹ với con. Nguyên nhân chủ yếu là khi
những mâu thuẩn trong gia đình không tìm được cách giải quyết dẫn
tới nạn bạo lực giữa các thành viên khác, như: Bạo lực mẹ chồng với
con dâu; anh em, chú cháu đánh nhau vì xích mích, mâu thuẫn trong
cuộc sống, vì tranh chấp tài sản, chị em mắng chửi, nói xấu nhau….
 Các kiểu bạo lực hành:
o Bạo hành thể xác là hành động bạo hành sử dụng vũ lực để ngược đãi,
hành hạ bao gồm đánh đập, ngược đãi hoặc những hành vi cố ý xâm
hại đến sức khỏe, tính mạng của người khác. Ngoài ra, bạo hành thể
xác cũng có thể là làm cho nạn nhân thiếu ngủ, cưỡng ép thành viên
gia đình lao động quá sức hoặc thiếu các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu
khác.
Bạo hành thể xác có thể gồm: (hình)
- Tát, đấm, cấu véo, kéo tóc, làm bỏng, bóp cổ, đánh.
- Đe doạ hoặc tấn công bằng vũ khí hoặc bằng vật khác.
- Ném đồ vật vào người.
- Nhốt trong phòng hoặc trói.
- Lột quần áo.
o Bạo hành tình dục:
 Bạo hành tình dục là hoạt động tình dục khi không có sự đồng ý
hoặc không được tự do đưa ra, bất kì hành vi cố ý nào quấy rối
tình dục, ép buộc hay dùng thủ đoạn để lừa người khác có
những hoạt động tình dục trái với mong muốn của họ.
 Tuy vậy, cũng có những người bạo hành tình dục do mắc một
số bệnh như: rối loạn nhân cách, lo âu, trầm cảm, hoang tưởng,
rối loạn khí sắc, tâm thần phân liệt… Trong trường hợp này,
người chồng/vợ thường hoang tưởng, ghen tuông, nghi ngờ
lòng chung thủy của người vợ/chồng nên bắt vợ/chồng phải
quan hệ thường xuyên để thể hiện bản lĩnh. Nhóm cuối cùng là
những người thật sự mắc bệnh bạo dâm. Để cảm thấy thỏa mãn,
trong lúc quan hệ họ thường đánh đập, làm tổn thương, chửi
mắng, la bới, nhục mạ vợ mới…cảm thấy vui.

Các hành vi bạo hành tình dục bao gồm:(hình)


• Hiếp dâm
• Ép buộc người khác phải đồng ý quan hệ tình dục khi họ
không mong muốn, kể cả trường hợp ép buộc giữa vợ và chồng,
giữa hai người yêu nhau.
• Dùng lời nói hoặc hành động ép đối phương quan hệ tình
dục theo cách không mong muốn.
• Dùng thủ đoạn để lừa đảo hay đe doạ để quan hệ tình dục.
• Cố ý dùng tình dục để gây áp lực, hành hạ, hay hạ thấp đối
phương (trường hợp này gồm cả bạo hành về tinh thần).
• Không cho người khác dùng biện pháp tránh thai mà họ
mong muốn.
• Những lời nói xúc phạm người bạn đời khi họ không thể đáp
ứng hoặc thỏa mãn nhu cầu cũng là một dạng của bạo hành tình
dục.
• Quấy rối tình dục bằng các lời nói thô tục, câu đùa sàm sỡ,
chuyện đùa tục tĩu, hành vi cử chỉ động chạm cố ý vào cơ thể
người khác, cố ý phơi bày cơ quan sinh dục cho người khác
thấy.

o Bạo hành tinh thần.


 Bạo lực tinh thần là dạng hành vi không sử dụng vũ lực thông
thường như đánh đập, hành hạ, hay bất cứ hành vi nào gây tổn
thương vật lý đến cơ thể nạn nhân. Loại bạo lực này chủ yếu sử
dụng lời nói chì chiết, nhục mạ, hạ thấp phẩm giá nạn nhân,
kiểm soát hoạt động của nạn nhân, lợi dụng vị thế trong gia
đình của mình để gây áp lực, buộc người kia phải tuân theo
mình, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Tuy khó nhận diện hơn so với bạo lực thể chất, nhưng hậu quả,
di chứng của bạo lực tinh thần lại có thể kéo dài âm ỉ và có thể
gây tổn hại tới sức khỏe tinh thần của nạn nhân. Chiến tranh
lạnh” là một dạng thức phổ biến và đáng sợ nhất của bạo lực
tinh thần. Người vợ hoặc chồng tỏ ra thờ ơ, lạnh nhạt vô trách
nhiệm với nửa còn lại hay đem so sánh với người khác…
Người trong cuộc gọi bạo hành tinh thần là kiểu “hộp đen”, tức
bạo hành không nhìn thấy được, không ầm ĩ, không gây sự chú
ý khiến cho người ngoài nhìn vào tưởng rằng gia đình ấy cơm
lành canh ngọt
Còn 1 cái bạo hành XH nữa (Bạo hành xã hội: Ngăn không cho tiếp xúc với gia đình, bạn bè, bao vây
kinh tế nhằm hạn chế các hoạt động mang tính cộng đồng)
HÌNH MINH HỌA CẢ 4 LOẠI BẠO LỰC
 Thực trạng của gia đình hiện nay ở Việt Nam và thế giới nói chung
So sánh: thực trạng xưa và nay, hướng giải quyết của 2 thời điểm
o Thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay và thế giới
o (clip của VTV về blgd save theo link này:
https://www.youtube.com/watch?v=PCxsoNZ6Xhg) (cut từ đầu tới
4:06)

 Việt Nam ( hình với số liệu)


 Thế giới: (hình với số liệu)

30% phụ nữ trên thế giới bị bạo hành gia đình

- Trung bình trong một ngày, 24 giờ đồng hồ, nhân viên làm việc trong lĩnh vực chống bạo hành gia đình
phục vụ cho trên 67,000 nạn nhân

và trả lời trên 22,000 cú điện thoại nạn nhân gọi đến đường dây nóng khẩn cấp.

- 91% những vụ chết người liên quan đến bạo hành trong gia đình là những người trưởng thành trên 18
tuổi; những người tuổi quá 50 chiếm 13% số

người chết nói trên. 4 trẻ em dưới 18 tuổi nằm trong tỷ lệ 9% số người bị mất mạng.

o So sánh: ( 3 hình )
Xưa Nay
- Người bị bạo hành chủ yếu là phụ nữ- -Người bị bạo hành có thể là bất kì ai
người không có tiếng nói trong gia đình trong gia đình.
(chịu ảnh hưởng của chế độ pk)
-Cam chịu khi bị bạo hành, chỉ biết khóc - Đã dần dần nói ra việc mình bị bạo
và cam chịu; không tìm cách thoát ra (do hành và tìm sự giúp đỡ.
sợ bị mọi người soi mói, chỉ trỏ, bàn tán
về gia đình mình).
-Không có nơi để đòi lại sự công bằng - Đã có sự can thiệp của pháp luật, có
cho bản thân. những cơ sở giúp đỡ và hotline dành
cho những người bị bạo hành.

Như vậy, vấn nạn BLGĐ đã là một vấn đề hết sức nhức nhối từ xưa đến nay,
và điều đó cũng đã được khắc họa hết sức rõ nét trong tác phẩm của nhà văn
Nguyễn Minh Châu. “Chiếc thuyền ngoài xa” khắc họa hết sức rõ ràng một hình
ảnh người phụ nữ làng chày đã bị người chồng bạo hành dã man nhưng vẫn cắn
răng chịu đựng vì chỉ có nương tựa vào người chồng và chiếc thuyền bám biển mới
có thể nuôi sống được cô và những đứa con của mình.
1 số hotline liên quan BLGĐ:

📞Trung tâm CSAGA Vietnam 024 3333 55 99

📞‌Ngôi nhà Bình yên - PeaceHouse: 1900 969 680

📞 Ngôi nhà Ánh Dương Quảng Ninh: 1800 1769

📞 Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: 111

You might also like