You are on page 1of 10

1.

Khái niệm
• Sống thử được hiểu là việc một cặp nam nữ về sống
chung với nhau tương tự như vợ chồng hợp pháp
nhưng giữa họ không có mối ràng buộc về pháp luật
hay hôn lễ. Chúng ta có thể hiểu ngắn gọn sống thử là
việc sống chung như vợ chồng phi hôn nhân.
• Sống thử không phải xu hướng cũng không phải là
một tệ nạn, nhưng giới trẻ hãy trang bị cho mình
những kiến thức cần thiết để có cái nhìn đúng đắn
nhất về việc sống thử.
2. Tình trạng sống thử
Trong những năm gần đây, ở các thành phố lớn, các khu
công nghiệp, đã xuất hiện một lối sống mới của giới trẻ:
Những đôi nam nữ sống chung như vợ chồng không có
đăng ký kết hôn. Sau một thời gian, nếu thấy phù hợp thì họ
tiến tới hôn nhân chính thức, sẽ đăng ký kết hôn theo pháp
luật. Còn nếu thấy không phù hợp, họ sẽ chia tay nhau,
không cần đến pháp luật. Người ta gọi đó là “sống thử”.
Hiện tượng “sống thử” hay còn gọi là “góp gạo thổi cơm
chung” đã và đang trở thành một thứ “mốt” trong lối sống
của giới trẻ hiện nay, không chỉ trong giới công nhân sống xa
nhà mà còn cả ở những sinh viên đang ngồi trên ghế nhà
trường. Theo thống kê của khoa xã hội học Đại học Mở
TPHCM, năm 2010, có khoảng 1/3 các bạn trẻ sống thử
trước hôn nhân.
2. Nguyên nhân

Sống thử như một trào lưu mới


đang nở rộ và lan truyền nhanh
chóng, có khá nhiều nguyên nhân
khiến giới trẻ ưa chuộng như: yếu
tố xã hội, gia đình và sự tò mò,
chủ quan.
a. Yếu tố xã hội

• Ở các nước phương Tây, việc sống thử trước hôn nhân là
một việc rất bình thường và được phụ huynh hai bên gia
đình chấp nhận. Còn ở Việt Nam, cuộc “cách mạng tình
dục” kết hợp với phong trào hippie đã góp phần giúp
giới trẻ có cái nhìn thoáng hơn về tình dục, thay đổi tư
duy lỗi thời. Tuy nhiên điều này đã vô tình dẫn tới việc
giới trẻ cho rằng đây là xu hướng cách tân, hiện đại và
đáng được học hỏi.
• Do ảnh hưởng truyền thông, các bạn nghe nhạc, đọc
tiểu thuyết, xem phim ảnh, tạp chí về yêu đương và cả
những trang web về tính dục.
b. Yếu tố chủ quan

• Việc sống thử cũng xuất phát từ


yếu tố chủ quan, sự tò mò và
muốn trải nghiệm những cái mới
mẻ giữa hai người. Sống thử
chạy theo trào lưu để được
“bằng bạn bằng bè” một cách
mù quáng. Hơn hết, đó là bản
ngã của phần “con” trong người
của chúng ta khi muốn thỏa mãn
tình dục nhưng không muốn bị
ràng buộc, chịu trách nhiệm.
c. Yếu tố gia đình

• Gia đình luôn là một trong những nguyên nhân lớn tác động tới tâm lý của giới trẻ. Phần
đông thế hệ GenZ đều e ngại trong vấn đề kết hôn và không tin tưởng vào các mối quan
hệ hôn nhân lâu dài, chịu trách nhiệm ràng buộc với giấy tờ pháp lý.
• Do cha mẹ sống không hạnh phúc, những cảnh xào xáo, chửi bớivà cãi vã thường ngày
trong gia đình chính là yếu tố làm cho giớitrẻ không muốn nghĩ đến hôn nhân; ngược lại,
coi hôn nhân nhưmột sự ràng buộc, cùm kẹp, hoặc chỉ như cơ hội để người ta lợidụng
nhau
• Theo tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, trưởng khoa tâm lý Đại học sư phạm TPHCM thì cho rằng:
“Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “sống thử” ở giới trẻ là do sự giáo
dục của gia đình còn quá lỏng lẻo, ít quan tâm tới các em, nhất là lúc các em đang tuổi
cặp kè yêu đương, các em muốn có người đồng hành để chia sẻ”
3. Mặt tích cực của sống thử

• Cặp đôi có nhiều thời gian bên nhau: Thay vì hai người có khoảng
cách về địa lý, sống chung là cách tốt nhất để các cặp đôi có nhiều
thời gian bên nhau sau mỗi ngày đi làm, đi học.
• Giảm thiểu gánh nặng tài chính: Thuê nhà chung giúp cả hai người
giảm thiểu tối đa được chi phí ăn ở, di chuyển, sinh hoạt
• Hiểu rõ về con người, lối sống của đối phương: Thường xuyên tiếp xúc
và thấy được cách sống của đối phương sẽ giúp bạn có được cái nhìn
chính xác nhất về họ trước khi tính tới chuyện lâu dài
• Sống thử khiến các cặp đôi có nhiều thời gian bên nhau hơn
• Kiểm tra được sự hoà hợp: Sự khác nhau về suy nghĩ, tư duy, lối sống,
thậm chí là mức độ chung thuỷ sẽ được giải quyết khi hai người về
sống chung với nhau.
• Mối quan hệ bền chặt hơn: Yếu tố này chỉ mang tính chất khách quan.
Các cặp đôi sống chung với nhau thường xảy ra ít cãi vã và mức độ rạn
nứt thấp hơn so với những người không sống thử.
4. Mặc tiêu cực của sống thử
a. Về cảm xúc
-Khi chúng ta chưa có suy nghĩ chín chắn
và nhận thức đúng đắn về chuyện gia đình
thì việc sống thử sẽ là con dao khiến cả hai
nhanh chóng bị chán. Một khi “con ong đã
tỏ đường đi lối về” thì cảm xúc dễ dàng bị
phai nhạt, và xem như tình cảm đó là điều
hiển nhiên. Lúc bấy giờ, việc tiến đến hôn
nhân và hợp thức hóa mối quan hệ rất khó
xảy ra. Đối với các bạn trẻ, nếu sống thử
đã không hợp, dễ xảy ra xích mích thì càng
không nên có ràng buộc sau này.
b. Về sức khỏe, thể xác
• Có một thực tế đáng báo động là những bạn trẻ thích sống thử
hiện nay đều là những người chưa có kinh nghiệm sống, còn tò
mò về thế giới xung quanh. Đặc biệt, họ chưa có đủ khả năng
tài chính để tiến tới hôn nhân và chăm lo cho gia đình sau này.
• Rủi ro về vấn đề sức khoẻ và cơ thể khi quan hệ tình dục, mang
thai ngoài ý muốn khi sống chung rất đáng báo động. Đã có rất
nhiều trường hợp nạo phá thai ngoài ý muốn, thậm chí là sinh
con ra và bỏ rơi chúng. Việc nạo phá thai không chỉ nguy hiểm
tới tính mạng mà còn để lại hậu quả nặng nề sau này, người
phụ nữ rất khó có khả năng mang thai.
• Những cặp đôi sống thử mà không có hôn thú rất dễ có người
thứ ba, bởi giữa họ không hề có ràng buộc về pháp lý, về trách
nhiệm của bản thân với mối quan hệ giữa hai bên. Ngoài ra,
thường xuyên xảy ra bất đồng về quan điểm cũng dễ dẫn tới
bạo hành về tinh thần, thể xác ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức
khoẻ của bên còn lại.

You might also like