You are on page 1of 14

Thành viên nhóm 3:

1. Nguyễn Thị Minh Huệ


2. Đinh Thị Thu Huyên
3. Hoàng Thu Huyền
4. Dương Thị Lan Hương
5. Nguyễn Thị Lan Hương
6. Lương Quốc Khánh
7. Somkhit Khathoumphom
8. Lê Thị Lam
9. Nguyễn Thị Hoa Lê
10. Châu A Lầu
11. Hoàng Mai Linh
THẢO LUẬN PHONG TỤC TẬP QUÁN TRONG CƯỚI HỎI

Trong cuộc sống ngày xưa cho đến ngày nay thì phong tục cưới hỏi của
người Việt Nam chúng ta luôn biểu hiện lên được nếp sống xã hội của nền văn
hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Đám cưới của người việt luôn mang đậm những nét
văn hóa riêng, đặc biệt là ở mỗi dân tộc khác nhau thì sẽ có những phong tục,
nét độc đáo khác nhau. Trong xã hội ngày nay, mặc dù có rất nhiều cái mới kế
thừa cái cũ nhưng bên cạnh đó vẫn có những nghi lễ, tập tục được người dân
giữ mãi. Trong đó có cả những mặt lợi và mặt hại, chính vì vậy trong bài thảo
luận này chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu một số tập quán cưới hỏi của người
dân Việt Nam ta và những ảnh hưởng của phong tục đó lên sức khỏe của người
dân sẽ như thế nào.
I. Tảo hôn - Tập quán vẫn còn ở một số dân tộc thiểu số (2
Hương)
Tảo hôn là một trong những tập quán vẫn còn tồn tại ở một số dân tộc
thiểu số. Tảo hôn tức là việc lấy vợ, lấy chồng khi một trong hai chưa đủ tuổi
kết hôn. Theo như luật hôn nhân mà nhà nước ta ban hành thì nữ từ 18 tuổi trở
lên, nam từ 20 tuổi trở lên mới đủ tuổi kết hôn. Còn những trường hợp kết hôn
chưa đủ tuổi được gọi là tảo hôn.
Tảo hôn là một tập tục hay chính xác là một hủ tục đã có từ rất lâu ở
nhiều nhóm cộng đồng và một số dân tộc. Tảo hôn không chỉ tước đi nhiều
quyền con người của trẻ em mà còn gây hại rất lớn đến sức khỏe, sự trưởng
thành của các em.
Tình trạng tảo hôn diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi chủ yếu ở những vùng quê
sâu xa, vùng biên giới, hải đảo nơi mà tập trung nhiều đồng bào thuộc dân tộc
thiểu số đang sinh sống. Tảo hôn gây ra rất nhiều hậu quả đến cho cuộc sống
của con người từ đói nghèo, thất học đến sức khỏe và cả các mối quan hệ xã
hội. Trong bài thảo luận hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu những hậu quả mà
hủ tục này đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người như thế nào.

1
Tình trạng tảo hôn gây ra nhiều hậu quả đáng báo động
1. Mối liên quan đến sức khỏe
Đối với bản thân người tảo hôn:
● Đối với người tảo hôn sớm sẽ dễ dẫn tới tình trạng sinh con sớm cũng
như có thể sinh nhiều con. Điều này gây hại đến sức khỏe của cả người
mẹ và con sinh ra. Cơ thể người mẹ còn chưa phát triển đầy đủ đến độ
hoàn thiện như một người trưởng thành nên sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp
đến thể chất, tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản của người mẹ trẻ. Cơ thể của
người mẹ vẫn là một đứa trẻ dưới 18 tuổi chưa hoàn thiện, chưa nhận
thức được rõ về quan hệ tình dục sớm, mang thai, sinh đẻ và nuôi con.
Điều đó sẽ làm chậm quá trình phát triển thể chất tự nhiên của con người,
dẫn tới thoái hóa và nhiều di chứng bệnh tật, làm suy kiệt sức khỏe không
chỉ của người mẹ mà còn cả của người bố.
● Không những thế việc mang thai khi còn ở độ tuổi quá trẻ, cơ thể chưa đủ
dinh dưỡng để nuôi hai mẹ con có thể làm tử vong cả mẹ lẫn con. Trường
hợp con sinh ra thì đa phần đều sẽ bị suy nhược cơ thể, chậm phát triển
và có thể bị dị tật bẩm sinh.

2
Mối liên quan mật thiết của vấn nạn tảo hôn đến sức khỏe của người trong cuộc
● Những đứa trẻ chưa đến tuổi trưởng thành nhưng vì nạn tảo hôn mà kết
hôn sớm làm mất đi cơ hội tiến bộ của bản thân, không được học hành và
tham gia những hoạt động đúng lứa tuổi. Điều này gây ảnh hưởng khá lớn
đến tâm sinh lý của người trẻ.
● Về mặt tinh thần thì khi kết hôn sớm trẻ em sẽ mất đi cơ hội được vui
chơi, tham gia các hoạt động giải trí đúng với lứa tuổi, không được nghỉ
ngơi và thư giãn,... Chính điều này sẽ gây tổn hại rất lớn đến tâm hồn của
một người trẻ, đang tuổi ăn tuổi chơi giờ đây phải nghĩ đến chuyện chồng
con và những vấn đề liên quan đến cuộc sống gia đình. Bình thường ở lứa
tuổi này, như bao đứa trẻ khác sẽ được cắp sách đến trường, vui vẻ cười
đùa cùng bạn bè trang lứa nhưng chỉ vì tảo hôn mà phải chôn vùi những
ước mơ, khát khao để rồi chỉ biết đến việc lo cho gia đình. Như vậy là
đánh cắp đi cơ hội được sống vì bản thân của trẻ em gây ảnh hưởng tâm
lý nặng nề. Nhiều người sau khi kết hôn vì áp lực mà dẫn tới trầm cảm,
cơ thể suy nhược, thậm chí có thể dẫn tới tự tử.

3
Đối với gia đình: Đời sống gia đình sẽ là một thử thách khó khăn đối với cặp
vợ chồng trẻ đang tuổi ăn, tuổi chơi chưa có kinh tế vững vàng. Hầu hết những
trường hợp gia đình tảo hôn thì thường cuộc sống vô cùng khó khăn, nuôi dạy
con cái cũng không được tốt do thiếu kiến thức. Từ đó, có thể gây ra nhiều bất
hòa, mâu thuẫn trong cuộc sống làm rạn nứt tình cảm gia đình làm cho tỷ lệ ly
hôn sẽ càng cao.

Tảo hôn gây ra tình trạng sinh nhiều con gây khó khăn trong cuộc sống
Đối với xã hội: Việc kết hôn và sinh con khi còn quá trẻ sẽ gây ảnh hưởng rất
lớn đến chất lượng dân số, gây suy giảm nòi giống. Bởi vì, những đứa trẻ sinh
ra sẽ suy yếu, tỷ lệ bị bệnh tật cao có thể là gánh nặng cho gia đình và xã hội từ
đó chất lượng dân số sẽ giảm đi đáng kể.
2. Giải pháp giảm thiểu tình trạng tảo hôn
Ta có thể thấy được tảo hôn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất,
tinh thần của con người vì vậy việc phòng ngừa và đẩy lùi tình trạng tảo hôn
cần được thực hiện nghiêm ngặt. Nhằm giảm thiểu được tình trạng này thì
chúng em đề xuất một số giải pháp như sau:
● Cần áp dụng và thực hiện tốt các chính sách, pháp luật của nhà nước
trong luật hôn nhân gia đình.
● Xử lý nghiêm các trường hợp tảo hôn trái với pháp luật.
● Thực hiện tuyên truyền, truyền thông giáo dục sức khỏe đến tất cả mọi
người, đặc biệt là ở những khu vực vùng sâu, vùng xa, khu dân tộc thiểu
số sinh sống để họ biết đến những hậu quả của việc kết hôn và sinh con
sớm.

4
● Các cấp, chính quyền cần có sự quan tâm sát sao hơn đến đời sống của
nhân dân nhằm giám sát được tình hình thực tế và tránh được những hậu
quả, đảm bảo được sức khỏe của con người.

II Tục bắt vợ - tập quán vẫn còn tồn tại ở bộ phận dân tộc
Hmong, Thái.

● Từng là nét đẹp văn hóa

Vốn dĩ, tục "bắt vợ" là một mỹ tục lâu đời của người Mông, Thái và
những dân tộc miền cao ở Tây Bắc. Tập tục thể hiện sự tự do hôn nhân,
mưu cầu hạnh phúc của những đôi trai gái yêu nhau nhưng bị ràng buộc
bởi sính lễ như: một cái ô vải đen ở giữa có buộc khăn, một đôi gà luộc
chín và vài lít rượu ngô để mang đến nhà gái làm lễ dạm hỏi. Đồng thời
mời một chú ruột có uy tín làm chủ hôn và một chàng rể trong gia đình
làm phù rể cùng đến nhà người yêu của con trai hỏi vợ. Thông thường
phải đến nhà gái ít nhất từ hai lần trở lên, thì cha mẹ mới đồng ý gả con
gái cho chàng trai làm vợ. Đó là trường hợp “môn đăng hộ đối”.

5
Rất nhiều trường hợp nhà gái cương quyết từ chối mối hôn sự của con gái
chỉ vì có mâu thuẫn giữa hai gia đình hoặc không ưa nhà trai. Khi nhà gái
từ chối nhưng đôi trẻ sống chết có nhau, thì nhà trai chọn ngày lành đón
dâu, con trai sẽ hẹn với người yêu đợi nửa đêm cha mẹ ngủ say và cô gái
lén mở cửa theo chàng trai về nhà làm vợ chồng.

Về phía nhà trai, bắt một con gà mái và mời một phụ nữ đang có chồng
trong họ, có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc đến nhà chờ. Khi con trai dẫn
người yêu về gọi cửa thì người phụ nữ ra mở và cầm gà đưa qua đầu hai
đứa trẻ rồi quét sau lưng hàm ý xua đuổi những điều xui xẻo, sau đó
chàng trai dẫn người yêu vào buồng đã chuẩn bị từ trước. Đợi trời sáng
cha mẹ cử người đến nhà gái thông báo là con trai đã bắt con gái họ về
làm vợ và không phải đi tìm.

Về phía người con gái, không được ra khỏi nhà trong ba ngày, đề phòng
cha mẹ đến đánh, bắt quay về. Đến ngày thứ ba, nhà trai chuẩn bị sính lễ,
mời người đã được cử đến nhà gái thông báo làm chủ hôn, một phù rể
cùng đôi vợ chồng trẻ đến nhà gái thỉnh tội và tiến hành lễ ăn hỏi. Chính
vì vậy, tục bắt vợ của người Mông xuất phát từ việc cha mẹ cấm đoán,
ngăn cản con gái kết hôn với người mình yêu.

● Mối liên quan đến sức khỏe

Ban đầu “tục bắt vợ” không phổ biến, chỉ những trường hợp cha mẹ cô
gái ngăn cấm nhưng do việc tổ chức đến nhà gái dạm hỏi gây tốn kém
tiền của, lãng phí thời gian và phiền hà nên các cặp đôi thường lựa chọn
hình thức bắt vợ.

Thực chất “tục bắt vợ” của người Mông là hai bên nam, nữ đều đủ tuổi
kết hôn, không vi phạm điều cấm của pháp luật và trước khi cô gái cùng
người yêu về nhà làm vợ, chồng đều xin ý kiến cha mẹ đồng ý và sau đó
thực hiện các nghi lễ cưới - hỏi. Với sự tiện lợi của hình thức "bắt vợ"
trong cuộc sống nương rẫy "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" đã được
cộng đồng người Mông chấp nhận qua nhiều thế hệ rồi trở thành nét đặc
trưng riêng.

6
Thế nhưng hiện nay, trên thực tế có không ít cha mẹ dung túng cho con
trai lợi dụng tục bắt vợ để bắt ép người con gái mình thích về làm vợ.
Hậu quả là cô
gái đó phải sống phần đời còn lại với nỗi đau tột cùng về cả thể xác lẫn
tinh thần.

Một bé gái người Mông học lớp 9 bị một gia đình xúm vào “kéo” về làm
vợ cho con trai. Sự việc xảy ra ngay gần trụ sở công an thị trấn mà không
hề được cơ quan pháp luật can thiệp và mặc dù thầy hiệu phó nhà trường
đến “xin” hãy đợi học trò của mình đủ 18 tuổi nhưng họ vẫn nhất quyết
lôi đi. Và nữa, không để chàng trai bắt lên xe về làm vợ, một cô gái 16
tuổi, người Mông ở tỉnh Hà Giang đã nhặt đá chống trả quyết liệt…

Hay trường hợp của một bé gái dân tộc Thái ở huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ
An khi đang đi trên đường bị một nhóm thanh niên xúm vào “bắt vợ”. Cô
gào khóc thảm thiết, liên tục cầu xin sự cứu giúp của những người chung
quanh nhưng không ai giúp đỡ…

Ðó mới chỉ là một vài vụ việc được phát hiện, còn thực tế có bao nhiêu
trường hợp “bắt vợ” mà không có sự đồng ý của các cô gái, không được
chụp ảnh, quay clip và đưa lên mạng?

Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân
gian Việt Nam khẳng định, truyền thống của người Mông dùng từ "kéo
vợ" chứ không phải "bắt vợ"; nhằm tránh tình trạng thách cưới và cưỡng
ép hôn nhân. Trước đây, người Mông thách cưới cao khiến nhiều thanh
niên nghèo không thể lấy được vợ.

Việc “kéo vợ” thường có sự thỏa thuận trước, diễn ra giữa hai người yêu
nhau. Khi đã được kéo về nhà, họ sẽ sắp xếp cho chị hoặc em gái chú rể
làm bạn với cô dâu để quen dần cuộc sống nhà chồng rồi sau đó mới tổ
chức cưới xin, chứ không phải bắt ép về rồi muốn làm gì thì làm. Như
vậy, về bản chất, “kéo vợ” là tục lệ truyền thống mang giá trị nhân văn.

Nhưng theo thời gian, tục “cướp vợ” xuất hiện nhiều biến tướng, có yếu
tố cấu thành tội phạm. Nhiều cô gái không chấp nhận tình yêu của chàng
trai nhưng vẫn bị bắt về một cách thô bạo, cưỡng ép trở thành vợ người

7
khác. Chưa kể tới “cướp vợ” còn là một biến tướng của “tảo hôn”, khi mà
có những cô gái bị cướp về nhà chồng còn chưa đủ tuổi vị thành niên.
Những trường hợp cưỡng ép này đa phần chấp nhận hiện thực, nhưng
cũng có những trường hợp cô gái không chịu được uất ức mà lựa chọn ăn
lá ngón tự tử.

Việc lợi dụng, làm biến tướng phong tục trong xã hội hiện đại đã làm tổn
thương nghiêm trọng đến nhân phẩm, quyền và khát vọng của các bé gái
trong vấn đề bình đẳng nam nữ, trong đó có bình đẳng hôn nhân; góp
phần gia tăng nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; nhiều trẻ em đang
độ tuổi đến trường phải từ bỏ tương lai.

Chưa dừng lại ở đó, ngày nay, phong tục này còn bị lợi dụng để nhiều đối
tượng thực hiện ý đồ xấu như "giao cấu" hay nhiều trường hợp dính líu
tới cả nạn buôn bán người ở biên giới.

Nhiều đối tượng đã "mượn" phong tục "bắt vợ" với lời nói ngon ngọt
khiến cho những cô gái trẻ "nhẹ dạ cả tin" mắc bẫy. Rồi sau đó thực hiện
các hành vi quan hệ tình dục, thậm chí nhiều bé gái còn chưa đến 16 tuổi
và hệ quả là những đứa trẻ chưa kịp lớn đã phải làm cha mẹ.

Tục "bắt vợ" hiện nay đã bị biến chất rất nhiều thay vì là những cặp đôi
có tình cảm với nhau và đủ độ tuổi kết hôn thì đó là những cuộc tình
"chớp nhoáng" và kết cục đau lòng vẫn là những cô gái đang "tuổi ăn tuổi
lớn" phải làm mẹ. Nhiều thiếu nữ mới chỉ 15, 16 tuổi đã phải làm mẹ.
Nhưng cuộc sống hôn nhân của những đôi vợ chồng cũng chưa hết tuổi
trẻ con nảy sinh rất nhiều vấn đề.

Những người được gọi là chồng cũng không hơn tuổi là bao, cũng đang
tuổi chơi nên chẳng chăm lo gì cho gia đình, suốt ngày theo bạn bè ham
chơi, nửa đêm say túy lúy mới mò về nhà. Trách nhiệm làm vợ, làm mẹ
đè nặng lên đôi vai tong teo của những cô bé mới 13, 14 tuổi. Chính vì
vậy, nhiều người đã không thể chịu đựng cuộc hôn nhân ép buộc, rời bỏ
nhà chồng ôm những đứa con còn đỏ hỏn về nhà mẹ đẻ.

Hoặc nhiều trường hợp bị lợi dụng, cưỡng ép quan hệ tình dục dẫn đến
mang thai. Nhưng vì trình độ dân trí còn hạn chế, đến khi biết chuyện thì

8
đã quá muộn, họ chỉ có thể trở thành mẹ đơn thân, một mình nuôi con
trong sự hắt hủi của người đời vì "chửa hoang".

Hiện nay, dù ở một số vùng đã đỡ hơn, song tục lệ này vẫn còn tồn tại.
Khả năng phản kháng của các em gái, thiếu nữ hầu hết yếu ớt; còn chính
quyền rất khó xử lý.

● Giải pháp giảm thiểu tình trạng bắt vợ


Ta có thể thấy được tảo hôn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất,
tinh thần của con người vì vậy việc phòng ngừa và đẩy lùi tình trạng tảo hôn
cần được thực hiện nghiêm ngặt. Nhằm giảm thiểu được tình trạng này thì
chúng em đề xuất một số giải pháp như sau:
Cần áp dụng và thực hiện tốt các chính sách, pháp luật của nhà nước trong luật
hôn nhân gia đình.
Xử lý nghiêm các trường hợp tảo hôn trái với pháp luật.
Thực hiện tuyên truyền, truyền thông giáo dục sức khỏe đến tất cả mọi người,
đặc biệt là ở những khu vực vùng sâu, vùng xa, khu dân tộc thiểu số sinh sống
để họ biết đến những hậu quả của việc kết hôn và sinh con sớm.
Các cấp, chính quyền cần có sự quan tâm sát sao hơn đến đời sống của nhân dân
nhằm giám sát được tình hình thực tế và tránh được những hậu quả, đảm bảo
được sức khỏe của con người.

9
III Kết hôn cận huyết thống

Thời xa xưa, hôn nhân cận huyết vốn là một hủ tục phổ biến, tồn tại ở rất nhiều nơi.
Ngày nay tuy tình trạng này đã giảm thiểu được rất nhiều nhưng vì một số nguyên
nhân mà nó vẫn chưa thể xóa bỏ được. Vấn nạn ấy không những vi phạm về mặt đạo
đức, pháp luật và còn gây ra rất nhiều hệ lụy khác. Vậy hôn nhân cận huyết là gì? Hôn
nhân cận huyết là cuộc hôn nhân xảy ra giữa hai người cùng chung dòng máu trực hệ
của một gia đình hoặc một gia tộc tức là cuộc hôn nhân giữa những người cùng dòng
máu trong phạm vi ba đời trở lại.

Ngày nay, mặc dù xã hội đã rất tiến bộ nhưng tình trạng hôn nhân cận huyết vẫn diễn
ra do một số nguyên nhân sau:

- Có thể thấy tình trạng hôn nhân cận huyết thường xảy ra tại các vùng dân tộc thiểu
số và miền núi. Tại những vùng này trình độ dân trí còn thấp, người dân chưa hiểu rõ
được hậu quả nặng nề mà hôn nhân cận huyết đem lại tới sức khỏe và xã hội.

-Hủ tục xuất phát và ảnh hưởng bởi tập tục văn hóa của vùng dân tộc thiểu số và khu
vực miền núi còn lạc hậu, chưa phát triển.

- Giao lưu văn hóa, giao thông ở vùng sâu vùng xa gặp nhiều khó khăn nên khó gặp
gỡ với người ở vùng khác, làng khác và kết quả là chọn kết hôn với người trong gia
tộc hoặc gia đình.

-Nhiều người vẫn duy trì tư tưởng kết hôn cận huyết để cho mối quan hệ trở nên dễ
dàng và bền lâu hơn, giảm áp lực trong mối quan hệ mẹ chồng và nàng dâu đồng thời
khiến cho những người phụ nữ trong gia đình dễ dàng giúp đỡ nhau hơn.

-Muốn duy trì và truyền tải văn hóa gia tộc, bảo tồn của cải.

-Lý do khách quan về mặt tình cảm tự nhiên phát sinh hay không biết đó là thành viên
trong gia đình thất lạc rồi vô tình kết hôn.

10
IV Tổ chức lễ cưới trong dài ngày

Cưới hỏi truyền thống của người Mường có những nghi lễ, tập tục mang những nét
riêng. Hôn nhân của người Mường là kết quả của tình yêu trai gái. Hôn nhân theo sự
áp đặt không phổ biến (trừ tầng lớp lang đạo). Điều này là một trong những yếu tố
giúp cho đời sống vợ chồng hạnh phúc, hôn nhân bền vững

Tuy nhiên, phong tục cưới hỏi truyền thống của người Mường còn rất nhiều nghi lễ
rườm rà, gây tốn kém và mất nhiều thời gian. Cụ thể để có thể đi đến nghi lễ cuối
cùng là lễ cưới, thì thanh niên Mường phải thực hiện đầy đủ những nghi lễ sau:

Đi thăm dò (thăm táng mạch khạ) :hà trai nhờ một người quen bên nhà gái đi
thăm dò ý kiến nhà gái. Người này có thể là đàn ông hoặc phụ nữ nhưng phải là
người có tài ăn nói. Người dân trong làng gọi là bà mối. Bà mối sẽ đem qua đến
nhằm hỏi nhà gái có đồng ý và giới thiệu về người con rể tương lai. Sau đó nếu
nhà gái đồng ý sẽ nhận quà và nhà trai sẽ chuyển bị những bước tiếp theo

Dạm ngỏ (rạm ngỏ) : Dưới sư giúp đỡ của bà mối nhà trai sẽ đến mang giỏ
bánh, trầu cau, rượu đến nhà gái để chính thức ngỏ lời cho đôi bạn trẻ thành hôn.
Hai bên gia đình bàn bạc ngày “khạo xiềng ”.

Đặt vấn đề (khạo xiềng) : Đến ngày đã chọn, nhà trai chuẩn bị chè, trầu cau gói
lại trao cho ông mơ đến nhà gái lúc chạng vạng tối. Nhà gái sẽ đón lễ vật và tiếp
đón nhà trai. Lễ vật của nhà trai được đặt lên bàn thờ tổ tiên. Ba ngày sau, nếu
nhà gái không trả lại lễ vật là đã đồng ý. Sở dĩ phải đợi đến ba ngày, vì trong ba
ngày đó, phải chờ xem có điềm gì xấu (như: gà gáy trưa, cây đổ, vượn kêu…)
xảy ra không.

Ăn hỏi (ti hỏi) Sau khi được nhà gái đồng ý, nhà trai chuẩn bị lễ đi ăn hỏi. Sính
lễ cho ngày ăn hỏi rất nhiều và phải trải qua bốn lần và phải trải qua bốn lần như
sau:

11
Ăn hỏi lần một (ti hỏi lấn một): Lễ vật gồm một gánh bánh chưng (bánh
chưng không nhân), một vò rượu, một giỏ trầu cau. Sau bữa cơm thân mật,
hai gia đình quyết định ngày cho lần ăn hỏi thứ hai.

Ăn hỏi lần thứ hai (ti hỏi lấn han): Lần này nhà trai phải chuẩn bị ba gánh
bánh, gồm: một gánh bánh khô, một gánh bánh chưng, một gánh bánh mật,
trầu cau, chè, rượu, thuốc lá. Đi hỏi lần thứ hai xong, hai bên gia đình đã
xưng hô như thông gia với nhau.

Ăn hỏi lần thứ ba (ti hỏi lấn pa): Số bánh lần này là năm hoặc sáu gánh với
lễ vật như lần hai, thêm một gánh cơm gà và một gánh gạo nếp. Trước khi
đi, nhà trai cúng tổ tiên. Trên đường sang nhà gái, người ta kiêng gặp con gái
và người có vía xấu. Để tránh việc này, họ cử một bé trai ra đầu ngõ chơi để
lấy may. Ngày hôm đó, nhà gái có đầy đủ hai bên nội ngoại, các vị cao niên
trong dòng tộc để chứng kiến. Sau khi ăn uống xong, hai bên gia đình cùng
bàn bạc và chuẩn bị cho lễ ăn hỏi tiếp theo.

Ăn hỏi lần thứ tư (ti hỏi lấn pộn): Số bánh lần này từ bảy đến chín gánh,
gồm có: bánh chưng, bánh khô, bánh mật, bánh lá. Riêng bánh chưng thì có
buộc thêm một liếp cá tươi, một giỏ trầu cau cùng với chè và thuốc.

Sau lễ ăn hỏi, phải ba năm nữa lễ cưới chính thức mới bắt đầu. Trong thời
gian đó, nhà trai tích cực chuẩn bị lễ vật và những nhu cầu cần thiết cho đám
cưới.

Lễ ra mặt rể (xa mặt dậu) : Trong lễ ra mặt rể, nhà trai cũng phải chuẩn bị đầy đủ
các lễ vật như lợn, gà, bánh, gạo, trầu cau, chè, thuốc. Dẫn đầu đoàn nhà trai là
ông mơ và hai ông họ nhà chú rể, các trai “viếng” và mái “viếng” khiêng đồ lễ
và chàng trai “biêng” (phụ rể) đi cùng chàng rể mới. Lần này, nhà gái tổ chức ăn
uống linh đình hơn.

12
Cắt của (cẳt của) : Sau khoảng 3 năm qua lại với nhau, nếu nhà trai đã chuẩn bị
đầy đủ các lễ vật thách cưới và tỏ ý muốn cưới thì cho ông mơ đến nhà gái để
hẹn ngày tốt đón dâu và hỏi xem những lễ vật mà nhà gái yêu cầu gồm những gì.
Người Mường ở Ngọc Lặc gọi đây là lễ cắt của. Nhà trai chuẩn bị giỏ bánh,
rượu, mâm cơm sang nhà gái, cùng nhau bàn chọn ngày tốt để tổ chức đám cưới.

Lễ cưới (đàm khảch) : Sau lễ cắt của, hai bên gia đình thỏa thuận ngày cưới. Lễ
cưới thường được tổ chức ba ngày, đối với nhà Lang thì từ 5 - 7 ngày. Lễ vật
ngày cưới gồm 2 con lợn hơi, một con 40 kg và một con 60 kg (con nhỏ thịt
ngày nạp tài, con lớn thịt ngày đưa dâu), vài thúng gạo nếp, khoảng 24 vò rượu,
trầu cau, chè khô, thuốc lá, bánh chưng bốn gánh, khoảng 10 con gà. Nếu là nhà
Lang hoặc gia đình khá giả có thể có một con trâu hoặc bò.

13

You might also like