You are on page 1of 4

I/ Bản thân

1) Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản: Cơ hội thụ thai và chất lượng thai nhi giảm dần
theo độ tuổi
- Càng lớn tuổi, khả năng sinh sản của cả hai giới sẽ càng giảm
- Với nam giới:
+ Tuổi tác có thể ảnh hưởng đến khả năng làm cho người phụ nữ có thai và có thể làm
tăng nguy cơ biến chứng. Khi người nam lớn tuổi, chất lượng tinh trùng của họ giảm và tinh
trùng có tỷ lệ hư hại cao hơn.
+ Khác với nữ giới, sự suy giảm khả năng sinh sản ở nam giới diễn ra muộn hơn và
không dễ dàng nhận thấy, đồng thời có khuynh hướng chỉ giảm từ từ.
+ Đối với các cặp vợ chồng, nếu người chồng trên 45 tuổi thì khoảng thời gian để
người vợ có thể thụ thai sẽ cao gấp 5 lần so với những cặp vợ chồng mà người chồng ở độ
tuổi 20. Bên cạnh đó, nam giới trên 40 tuổi có nguy cơ sinh con bất thường di truyền cao hơn,
đây cũng là nguyên nhân khiến người phụ nữ dễ bị sẩy thai.
- Với nữ giới:
+ Tuổi tác ảnh hưởng đáng kể đến khả năng có con. Tất cả phụ nữ sinh ra đã có một
số lượng trứng giới hạn. Càng lớn tuổi, số lượng và chất lượng trứng càng giảm dần theo thời
gian.
+ Cơ hội có thai cao nhất của phụ nữ là trong khoảng 20 tuổi cho đến đầu những năm
30 tuổi. Sau 35 tuổi, khả năng sinh sản giảm mạnh kèm với đó tỉ lệ vô sinh ngày càng tăng
+ Khi người phụ nữ khoảng 45 tuổi, họ chỉ còn ít hơn 5% cơ hội thụ thai và hơn 70%
sẩy thai ngay cả khi đã thụ thai thành công với trứng của mình.

Biểu đồ thể hiện mối tương quan giữa độ tuổi người phụ nữ và khả năng thụ thai.
+ Mẹ càng nhiều tuổi thì càng tăng nguy cơ con kém phát triển trí tuệ. Lí do là tuổi
tác làm cho các nhiễm sắc thể ở trứng không tách biệt tốt, chúng dễ kết dính với nhau và khi
tạo thành một tổ hợp nhiễm sắc thể nào đó, có thể dẫn đến hội chứng Down và nhiều bệnh
khác do có nhiễm sắc thể thừa.
+ Tăng biến chứng: những biến chứng tiềm ẩn ở phụ nữ nhiều tuổi mang thai hay sinh
đẻ cao hơn phụ nữ trẻ, họ dễ bị cao huyết áp, tiểu đường, dễ có bệnh lý ở nhau thai, dễ có
biến chứng khi chuyển dạ và khi sinh, kể cả dễ bị mổ lấy thai.
+ Hiện nay nhiều phụ nữ có xu hướng lập gia đình khi đã ngoài 30 tuổi. Mặc dù
những người phụ nữ ngày nay có sức khỏe và kiến thức để tự chăm sóc bản thân tốt hơn, tuy
nhiên không gì thắng được thời gian. Sức khỏe cuộc sống của họ sau này dù có cải thiện thì
cũng không thể bù đắp được sự suy giảm khả năng sinh sản tự nhiên do tuổi tác. Điều quan
trọng là phải hiểu rằng khả năng sinh sản sẽ giảm khi phụ nữ ngày càng già đi do số lượng
trứng trong buồng trứng của họ giảm theo tuổi tác. Thậm chí trong một số trường hợp, sự suy
giảm về số lượng trứng còn diễn ra sớm hơn nhiều so với những gì mà chị em phụ nữ có thể
tưởng tượng.

- Ví dụ thực tế: https://youtu.be/aBbBZT8nF4o?t=592

2) Mất cân bằng hạnh phúc gia đình


- Áp lực tâm lý
+ Áp lực từ gia đình, bạn bè và xã hội về việc phải kết hôn và sinh con.
+ Lo lắng về việc không thể tìm được người bạn đời phù hợp.
+ Nỗi sợ hãi về việc phải đối mặt với những khó khăn khi nuôi dạy con cái.
- Khoảng cách thế hệ giữa con cái và cha mẹ
+ Khoảng cách thế hệ là điều thường thấy giữa con cái và cha mẹ khi kết hôn muộn.
Điều này có thể gây ra sự thiếu sự tương đồng, hiểu biết về văn hóa, lối sống, cách giao
tiếp, ... Hơn nữa, những người lớn tuổi khó có thể dành nhiều thời gian chăm sóc và chơi đùa
cùng con cái dẫn đến sự tương tác không đủ để hình thành và phát triển mqh thân thiết giữa
cha mẹ và con cái
- Các mối quan hệ bị giảm sút
+ Trong khi bạn bè của mình đã có gia đình, con cái, thì việc tụ tập thường xuyên với
họ cũng trở nên khó khăn. Nhiều người độc thân ngày càng trở nên khép mình trong các mối
quan hệ xã hội, ít giao lưu với bạn bè và những người xung quanh. Một phần vì bạn bè bận
rộn gia đình, một phần vì nhiều tuổi mà chính họ chưa kết hôn nên cũng không có con cái để
sum vầy, chia sẻ niềm vui nỗi buồn.

II/ Xã hội
1) Nguy cơ già hóa dân số
+ Số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở mức 2,1 con sẽ bảo đảm
dân số phát triển ổn định.
+ Tuy nhiên mới đây, tại hội thảo về định hướng mới của chương trình dân số Việt
Nam, có 21 tỉnh có mức sinh thấp chỉ còn 1,5-1,6 con, riêng TP HCM là địa phương có mức
sinh thuộc hàng thấp nhất cả nước, có năm giảm còn 1,24 con.
Sinh con muộn, già hóa dân số, lực lượng lao động thiếu hụt, chi phí chăm sóc người cao tuổi
thì tăng lên, sự ổn định của hệ thống kinh tế, xã hội bị đe doạ. Đó là vài trong số những hậu
quả dễ thấy và đã được nhắc tới nhiều lần liên quan đến việc kết hôn muộn, thậm chí là ngại
kết hôn, ngại sinh con. Các quốc gia đang rơi vào tình trạng này đều đang tìm mọi cách để
khắc phục.
2) Kích sinh khó hơn giảm sinh
+ Nếu cứ duy trì mức sinh thấp thì sẽ thiếu hụt nguồn lao động trong tương lai. Tỉ lệ
người trẻ trong độ tuổi lao động ngày càng giảm trong khi người cao tuổi tăng là gánh nặng
trong việc chi trả các vấn đề an sinh xã hội và chi phí đầu tư cho chính sách khuyến sinh.
+ Ví dụ: Hàn Quốc hiện thuộc diện có tỉ lệ sinh thấp nhất thế giới, ở mức 0,95 vào
cuối năm 2018, nghĩa là cứ 100 phụ nữ Hàn Quốc thì chỉ 95 trẻ nhỏ được sinh ra. Trong khi
đó, để bảo đảm dân số phát triển ổn định, tỉ lệ này phải ở mức 2,1. Dẫn đến vc chính phủ cần
đang hỗ trợ 2 triệu Won cho mỗi trẻ em chào đời tại thủ đô Seoul và đang đề xuất cho phép
mỗi cặp vợ chồng hưởng chế độ thai sản kéo dài 18 tháng thay vì 12 tháng như hiện nay
+ Hay tại Nhật Bản, trước thực trạng tỷ lệ sinh thấp, chủ yếu là do xu hướng kết hôn
muộn hoặc không kết hôn, việc tăng cường chương trình hỗ trợ, khuyến khích người dân kết
hôn cũng là lựa chọn bắt buộc Từ tháng 4/2021, các cặp đôi mới kết hôn ở Nhật Bản có thể
được nhận khoản trợ cấp tới 600.000 Yen (khoảng 5.700 USD),

3) Tác động đến cơ cấu dân số xã hội:


+ Theo Tiến sĩ Tâm lý học Nguyễn Tuấn Anh - Viện Nghiên cứu thanh niên, khi tỷ lệ
sinh thấp, quá trình già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh hơn và tạo gánh nặng về phúc lợi
xã hội. Việc con cái quá nhỏ trong khi bố mẹ đã lớn tuổi cũng gây ra áp lực cho mỗi gia đình
trong cả việc chăm sóc con, cũng như chăm sóc người cao tuổi. Đặc biệt trong bối cảnh các
gia đình sinh ít con mà các cặp vợ chồng lại trì hoãn việc sinh con thì sẽ tạo áp lực rất lớn,
gây ra tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động trầm trọng, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế
đất nước...
+ Ở Việt Nam, việc chăm sóc cha mẹ già trước đây gần như được “mặc định” cho con
cái. Nhưng ngày nay, khi những người trẻ không muốn kết hôn thì xã hội sẽ phải chịu trách
nhiệm chăm sóc khi họ về già. Chính phủ sẽ phải chi một ngân sách rất lớn để chăm lo cho
đối tượng này.
+ Không những thế, dân số vừa thiếu lại không đáp ứng về mặt chất lượng. Bởi những
đứa bé sinh ra từ những người mẹ ngoài 30 tuổi thì thường phải đối mặt với nhiều nguy cơ
thai kỳ hơn.
+ Với tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh như hiện nay và tư tưởng trọng nam, khinh
nữ vẫn còn tồn tại, dự kiến, chúng ta sẽ có 1,5 triệu nam giới bị dư thừa do không có đối
tượng kết hôn vào năm 2034, và tới năm 2050 sẽ có tới hơn 4 triệu nam giới phải đối diện
nguy cơ không lấy được vợ.

You might also like