You are on page 1of 2

Nên hay không việc phá thai ở lứa tuổi học sinh sinh viên viên

Tình trạng nạo phá thai ở giới trẻ hiện nay là một vấn đề nhức nhối ở nhiều quốc
gia trên thế giới. Nạo phá thai không còn là chuyện riêng của mỗi người mà được
coi là hành động phi đạo đức, thậm chí cao hơn là tội ác giết người. Rất nhiều quốc
gia đã ban hành luật chống nạo phá thai. Nhưng trên thực tế, số liệu về những ca
nạo phá thai vẫn không có dấu hiệu khả quan. Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em,
Bộ Y tế, mỗi năm nước ta có khoảng 250.000 - 300.000 ca nạo phá thai được báo
cáo chính thức. Trong khi đó, khoảng từ 20 - 30% các ca phá thai là phụ nữ chưa
kết hôn và từ 60 - 70% là sinh viên, học sinh, chủ yếu ở độ tuổi từ 15 - 19. Theo
đánh giá của WHO, tỷ lệ nạo phá thai độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam cao trong
các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, Việt Nam cũng là 1 trong 5 quốc gia có tỷ lệ nạo
phá thai cao nhất thế giới..
 Không nên bởi: lý do sức khỏe tinh thần và thể chất, ở độ tuổi này khả năng
nhận thức cũng như sức khỏe sinh lý chưa thực sự phát triển một cách đầy
đủ nên việc mang thai dẫn tới phá thai .Theo y học, độ tuổi sinh đẻ lý tưởng
nhất của phụ nữ là từ 21 đến 35 tuổi vì cơ thể đã phát triển hoàn thiện, tâm
lý ổn định, sẵn sàng cho thiên chức làm mẹ, khi đó, đứa trẻ chào đời sẽ khỏe
mạnh hơn. Nếu mang thai và phá thai ở độ tuổi học sinh sinh viên sẽ để lại
rất nhiều hệ lụy.
- Thứ nhất: Thể chất
+ Ảnh hưởng cả về tương lai và chất lượng giống nòi. Đối với sức khỏe,
nạo phá thai rất dễ dẫn đến hậu quả nguy hiểm cho các chị em phụ nữ,
nhất là giới trẻ, như: vô sinh do tắc dính vòi tử cung, tắc vòi trứng... Và
rất nhiều bạn trẻ, sau khi nạo phá thai đã vĩnh viễn không bao giờ được
làm mẹ nữa
+ Những biểu hiện như buồn chán, khí sắc giảm, giảm tập trung, hay
quên, cơ thể mệt mỏi, ít hoạt động cũng gặp ở những phụ nữ trầm cảm
sau phá thai.
+Phụ nữ trầm cảm vì phá thai sẽ bị mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, ăn uống
không ngon miệng nên sút cân.
Ví dụ: Việc nạo phá thai nhiều lần bằng các biện pháp nội khoa, dùng
thuốc hoặc nạo phá thai không đảm bảo để lại nhiều hệ lụy như cơ quan
sinh sản bị viêm nhiễm, tổn thương, tình trạng băng huyết, chảy máu ảnh
hưởng tới tính mạng, dẫn tới việc thụ thai sau này rất khó khăn có khả
năng vô sinh rất cao.
- Thứ hai: Tinh thần
+ Việc nạo phá thai làm cho tâm trí của người mẹ không những bị ám ảnh
mà còn sợ hãi, trầm cảm, hoang mang. Nạo phá thai vừa làm tổn thương
rất lớn cho người phụ nữ sau khi lập gia đình, vừa làm cho họ luôn cảm
thấy mặc cảm do những vết thương mà mình đã gây ra. Nạo phá thai đã
không những không giải quyết được những khó khăn của người phụ nữ
và gia đình, mà còn mở ra một vết thương khác gây áp lực và gánh nặng
không chỉ bản thân mà còn cho xã hội.
+ Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tâm
lý, nhiều trường hợp sau khi phá thai thường rơi vào trạng thái lo lắng,
cảm thấy tội lỗi, day dứt khi bỏ đi đứa con của mình, nhiều trường hợp
rơi vào trầm cảm và ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng
+ Bị cộng đồng xã hội dè bỉu dẫn tới bị cô lập, việc này có thể khiến
người phụ nữ bị trầm cảm, tự tách mình ra khỏi cộng đồng.
+ Sau khi phá thai, những triệu chứng mang thai kéo dài như đầu ngực
vẫn còn tiết dịch, chướng bụng, mệt mỏi nên những người phụ nữ này
cảm thấy lo lắng và sợ hãi về việc phá thai không thành công. Thậm chí ở
một số người phụ nữ còn có triệu chứng đau đầu sau khi phá thai, đau tức
ngực và những rối loạn tiêu hóa khiến cho tâm lý ngày càng hoang mang
hơn.
+ Người phụ nữ sẽ có những dấu hiệu của hội chứng rối loạn tâm lý sau
phá thai, cụ thể là cảm giác tội lỗi, vô dụng, không xứng đáng vì đã vứt
bỏ đứa con của mình. Điều này khiến cho tâm lý của họ không ổn định,
dẫn đến hội chứng stress sau nạo phá thai hoặc sẩy thai và trầm cảm
+Những biểu hiện dễ thấy của tình trạng này là dễ khóc, dễ cáu giận,
khóc nhiều, lo lắng, sợ hãi và cảm giác tội lỗi.
+ Nghiêm trọng hơn, một số phụ nữ trầm cảm sau phá thai thường xuyên
suy nghĩ và có hành vi muốn tự sát.

You might also like