You are on page 1of 10

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC


THẢO LUẬN
Môn học:
LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CHUNG

Buổi 1:
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Lớp: HC46B1
1. Phạm Hoàng Tuấn – 2153801014233
2. Huỳnh Lê Yến Nhi – 2153801014180
3. Huỳnh Thị Tuyết Nhi – 2153801014181
4. Nguyễn Văn Phú – 2153801014196
5. Nguyễn Minh Nhật – 2153801014178
6. Nguyễn Thanh Thanh Tâm – 2153801014221
7. Lê Thị Bích Ngọc – 2153801014162
8. Thóng Hỷ Tín – 2153801014226
9. Ral Lan Soni – 2153801014214
10. Lê Trung Phát – 2153801014193

Thành phố Hồ Chí Minh, 8/2022


MỤC LỤC
I. NHẬN ĐỊNH:........................................................................................................2
Nhận định 2: “Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là tất cả các quan hệ xã
hội phát sinh khi có một tội phạm được thực hiện”.............................................2
Nhận định 6: “Quan hệ luật hình sự chỉ là quan hệ xã hội giữa Nhà nước và
người phạm tội khi có một tội phạm được thực hiện”..........................................2
Nhận định 13: “Một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam nếu tội
phạm đó bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam”.........................................2
Nhận định 14: “Một số điều luật của BLHS năm 2015 được áp dụng đối với
hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành”......2
Nhận định 15: “BLHS năm 2015 không được áp dụng đối với hành vi phạm
tội do người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài
lãnh thổ Việt Nam”.................................................................................................3
II. BÀI TẬP...............................................................................................................4
Bài tập 1..................................................................................................................4
Bài tập 3..................................................................................................................5
Bài tập 7..................................................................................................................6
Bài tập 9..................................................................................................................8

1
THẢO LUẬN HÌNH SỰ LẦN 1
I. NHẬN ĐỊNH:

Nhận định 2: “Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là tất cả các quan hệ xã
hội phát sinh khi có một tội phạm được thực hiện”.
Nhận định SAI, vì:
Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là quan hệ xã hội được các quy
phạm pháp luật của ngành luật ấy điều chỉnh. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình
sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương
mại phạm tội khi các chủ thể này thực hiện tội phạm. Trên thực tế sẽ có một hay
nhiều tội phạm được thực hiện nên sẽ phát sinh cùng lúc một hay nhiều quan hệ xã
hội khác như: quan hệ dân sự, quan hệ hành chính,… trong những trường hợp đó sẽ
có sự điều chỉnh, xử lí bổ trợ từ các ngành Luật khác.

Nhận định 6: “Quan hệ luật hình sự chỉ là quan hệ xã hội giữa Nhà nước và
người phạm tội khi có một tội phạm được thực hiện”.
Nhận định SAI, vì:
Theo quy định của bộ luật hình sự hiện hành thì còn có them những quy
định đối với pháp nhân thương mại phạm tội tức đối tượng điều chỉnh của luật hình
sự là những quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân
thương mại khi các chủ thể này thực hiện tội phạm; đây cũng là quan hệ pháp luật
hình sự.
VD: Trong thực tế xét xử vẫn có nhiều trường hợp chỉ khởi tố hình sự khi có
yêu cầu của người bị hại hay đại diện của người bị hại. Lúc đó, quan hệ luật hình sự
là quan hệ xã hội giữa Nhà nước và người bị hại khi có một tội phạm được thực
hiện.

Nhận định 13: “Một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam nếu tội
phạm đó bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam”.
Nhận định SAI, vì:
Một tội phạm được coi là tội phạm thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam khi
hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam.
Tức là tội phạm đó có thể thực hiện trọn vẹn trên lãnh thổ Việt Nam hoặc bắt đầu
hoặc diễn ra hoặc kết thúc hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ
Việt Nam.

Nhận định 14: “Một số điều luật của BLHS năm 2015 được áp dụng đối với
hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành”.

2
Nhận định ĐÚNG, vì:
Trong trường hợp tội phạm thực hiện hành vi phạm tội trong một khoảng
thời gian dài và trước thời gian BLHS 2015 có hiệu lực thi hành căn cứ Điều 426
BLHS 2015 về hiệu lực thi hành mà thời điểm hành vi đó bị phát hiện và buộc chấm
dứt là sau khoảng thời gian bộ luật này có hiệu lực thì luật được áp dụng trong
trường hợp này là BLHS 2015 là luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm cuối
cùng của việc thực hiện tội phạm.
Cơ sở pháp lý: Theo khoản 3 Điều 7 BLHS năm 2015 quy định:
Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy
định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp
dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình
phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định
khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực
hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
Nhận định 15: “BLHS năm 2015 không được áp dụng đối với hành vi phạm tội
do người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh
thổ Việt Nam”.
Nhận định SAI, vì:
Căn cứ vào “nguyên tắc phổ cập thì luật hình sự Việt Nam có hiệu lực đối
với hành vi phạm tội do người nước ngoài pháp nhân thương mại nước ngoài thực
hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của
điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chũ nghĩa Việt Nam là thành viên”. 1 Theo đó
căn cứ khoản 2 Điều 6 BLHS 2015 người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước
ngoài có hành vi xâm hại quyền lợi, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc quy định của diều ước quốc tế mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì có thể bị truy cứu trách
nhiệm Hình sự. Thuật ngữ cần quan tâm ở đây đó là từ “có thể” từ đó có thể chia ra
hai trường hợp tức là chủ thể nước ngoài vi xâm phạm tới lợi ích cá nhân hoặc tới
quốc gia Việt Nam có thể bị truy cứu theo bộ luật hình sự Việt Nam hoặc theo quy
định của điều ước quốc tế Việt Nam tham gia. Vậy nguyên tắc này không hoàn toàn
tuyệt đối mà chỉ mang tính tương đối. Kết hợp luận điểm trên có thể kết luận nhận
định trên sai và chỉ đúng khi “BLHS năm 2015 có thể được áp dụng đối với hành vi
phạm tội do người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài
lãnh thổ Việt Nam”.

1
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – phần chung
(tái bản lần thứ nhất, có sửa đổi, bổ sung), NXB. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 44.

3
II. BÀI TẬP.
Bài tập 1.
A là học viên của một trường dạy nghề. Vì có xích mích cá nhân với B là
bạn cùng lớp nên đã đánh B bị thương tích với tỷ lệ thương tật 30%. Vì thế, B
phải điều trị tại bệnh viện 15 ngày và chi phí điều trị tại bệnh viện là 15.300.000
đồng. Việc A cố ý gây thương tích cho B đã làm phát sinh các quan hệ pháp luật
sau:
- A bị Tòa án tuyên phạt 1 năm tù về việc gây thương tích cho B (theo quy
định tại Điều 134 BLHS);
- A phải bồi thường cho B toàn bộ số tiền chi phí điều trị tại bệnh viện;
- A bị trường dạy nghề buộc thôi học vì có vi phạm nghiêm trọng quy chế
của Nhà trường.
Anh (chị) hãy xác định:

1. Quan hệ nào là quan hệ pháp luật hình sự? Tại sao?


- QHPLHS là quan hệ A bị Tòa án tuyên phạt 1 năm tù về việc gây thương tích cho
B (theo quy định tại Điều 134 BLHS).
- Vì QHPLHS là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội, pháp
nhân thương mại phạm tội khi các chủ thể này thực hiện tội phạm. Trong tình huống
trên, việc A thực hiện hành vi gây thương tích cho B với tỷ lệ thương tật 30% đã
làm phát sinh QHPLHS giữa một bên là Nhà nước (đại diện là Tòa án) và bên còn
lại là người phạm tội (A).

2. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án
này là gì?
- Sự kiện pháp lý làm phát sinh QHPLHS là hành vi phạm tội đã được thực hiện
trên thực tế. Trong tình huống trên, hành vi phạm tội trên thực tế mà A đã thực hiện
là gây thương tích cho B với tỷ lệ thương tật 30%.

3. A có thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự thay
mình được không? Tại sao?
- A không thể nhờ người khác tham gia QHPLHS thay mình được.
- Người phạm tội, PNTM phạm tội phải chấp hành đầy đủ những biện pháp mà Nhà
nước đã áp dụng đối với họ. Trách nhiệm của người phạm tội, PNTM phạm tội về
tội phạm mà họ đã thực hiện là trách nhiệm trước nhà nước, trách nhiệm đó là trách
nhiệm cá nhân, do chính người phạm tội, PNTM phạm tội phải trực tiếp gánh chịu
chứ không được “ủy thác” trách nhiệm cho chủ thể khác. 2 Mặt khác, xuất phát từ
2
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tlđd (1), tr. 10.

4
nguyên tắc pháp chế XHCN của LHS Việt Nam, đòi hỏi trong hoạt động áp dụng
pháp luật hình sự phải xét xử đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không
xử oan người vô tội.

4. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của A trong quan hệ pháp luật hình sự?
- Quyền: Yêu cầu nhà nước đảm bảo, tôn trọng các quyền lợi ích hợp pháp của
mình, đưa ra những phán quyết phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội của tội phạm và nhân thân người phạm tội.
- Nghĩa vụ: Chấp hành những yêu cầu và quyết định của CQNN áp dụng đối với
mình như hợp tác điều tra, truy tố, xét xử ; chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà
mình đã thực hiện thông qua trình tự, thủ tục luật định.

Bài tập 3.
Pháp nhân thương mại A phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm theo quy
định tại Điều 190 BLHS. Toà án tuyên phạt pháp nhân thương mại A 1 tỷ đồng
theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 190 BLHS. Ông X không thực hiện hành
vi phạm tội mà chỉ là người đại diện theo pháp luật cho Pháp nhân thương mại
A thực hiện các thủ tục trong quá trình tiến hành tố tụng.
Anh (chị) hãy xác định:

1. Quan hệ xã hội nào sau đây là quan hệ pháp luật hình sự? Tại sao?
a. Quan hệ giữa Nhà nước với ông X.
b. Quan hệ giữa Nhà nước với pháp nhân thương mại A.
c. Quan hệ giữa pháp nhân thương mại A với ông X.
- Quan hệ pháp luật hình sự là những quan hệ phát sinh giữa Nhà nước và người
phạm tội, pháp nhân thương mại khi các chủ thể này thực hiện tội phạm. Do đó căn
cứ Điều 2 BLHS 2015 thì: “Chỉ người nào phạm tội”, “Chỉ pháp nhân thương mại
nào phạm tội” mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm của người phạm tội,
pháp nhân thương mại phạm tội về tội phạm họ thực hiện là trách nhiệm trước Nhà
nước, trách nhiệm đó phải do chính chủ thể phạm tội trực tiếp gánh chịu chứ không
được “ủy thác” trách nhiệm cho chủ thể khác, do đó:
a. Quan hệ giữa Nhà nước và ông X không phải là quan hệ pháp luật hình sự.
Bởi ông X không thực hiện hành vi phạm tội mà chỉ là người đại diện theo pháp luật
cho pháp nhân thương mại A thực hiện các thủ tục trong quá trình tiến hành tố tụng.
b. Quan hệ giữa Nhà nước với pháp nhân thương mại A là quan hệ pháp luật
hình sự. Vì quan hệ này phát sinh giữa chủ thể là Nhà nước với pháp nhân thương

5
mại phạm tội thực hiện hành vi phạm tội theo quy định tại Điều 190 BLHS về sản
xuất, buôn bán hàng cấm nên phải chịu trách nhiệm hình sự.
c. Quan hệ giữa pháp nhân thương mại A với ông X không phải là quan hệ
pháp luật hình sự. Vì quan hệ này không có chủ thể là Nhà nước điều tra xét xử tội
phạm chịu trách nhiệm hình sự là pháp nhân thương mại A.

2. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án
này là gì?
- Sự kiện pháp lí làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là: A
phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm theo quy định tại Điều 190 BLHS 2015. Tòa
án tuyên phạt pháp nhân thương mại A 1 tỷ đồng theo quy định tại điểm a Khoản 5
Điều 190.

Bài tập 7.
A là công dân Việt Nam thường xuyên sang Trung Quốc móc nối với B và
C (đều là công dân Trung Quốc) để thực hiện việc buôn bán người. A về Việt
Nam dụ dỗ, hứa hẹn một số phụ nữ Việt Nam qua Trung Quốc kiếm việc làm với
thu nhập cao. A đã đưa một số cô gái Việt Nam qua Trung Quốc và bán họ cho B
và C. Tại Trung Quốc, A cùng B và C đã hiếp dâm các cô gái này rồi sau đó bán
họ cho những người Trung Quốc lấy về làm vợ. Trong vụ án này, có hai hành vi
được thực hiện: hành vi hiếp dâm và hành vi mua bán người.
Anh (chị) hãy xác định:

1. BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi mua bán người
không? Tại sao? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi mua bán người bởi vì
Tội mua bán người là tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp trong đó người
thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm đến các quyền cơ bản của nạn nhân như
quyền tự do, quyền con người, …coi con người như một món hàng để thực hiện
việc trao đổi, mua bán với mục đích là kiếm lợi nhuận.
Đầu tiên, Tội mua bán người là tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực
tiếp trong đó người thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm đến các quyền cơ bản của
nạn nhân như quyền tự do, quyền con người, … coi con người như một món hàng
để thực hiện việc trao đổi, mua bán với mục đích là kiếm lợi nhuận.
Theo quy định tại Điều 150 BLHS 2015 về tội mua bán người được quy định
như sau:
“Điều 150. Tội mua bán người

6
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc bằng thủ đoạn
khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích
vật chất khác;
b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao
động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy
định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08
năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vì động cơ đê hèn;
c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể 31% trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam;
e) Đối với từ 02 đến 05 người;
g) Phạm tội 02 lần trở lên.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12
năm đến 20 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;
đ) Đối với 06 người trở lên;
e) Tái phạm nguy hiểm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu
một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

2. BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi hiếp dâm không?
Tại sao? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi hiếp dâm bởi vì tội
phạm đã xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các
quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân được pháp luật bảo hộ.
Tội hiếp dâm theo luật hình sự được quy định tại Điều 141 BLHS 2015:

7
"Điều 141. Tội hiếp dâm
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không
thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07
năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07
năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục,
chữa bệnh;...
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm".
Trong đó hành vi xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về tình dục bị coi là
tội phạm và bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Tùy từng dấu hiệu cụ thể của tội phạm như hành vi, tuổi của người bị hại, tuổi của
người thực hiện hành vi,... tội phạm xâm hại tình dục được chia thành các tội danh
khác nhau quy định trong Bộ luật Hình sự tại Điều 141 (Tội Hiếp dâm), Điều 142
(Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi), Điều 143 (Tội cưỡng dâm), Điều 144 (Tội
cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi), Điều 145 (Tội giao cấu hoặc thực
hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi), Điều
146 (Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi), Điều 147 (Tội sử dụng người dưới 16
tuổi vào mục đích khiêu dâm).

Bài tập 9.
Dựa vào quy định tại Điều 133 BLHS năm 1999 và Điều 168 BLHS năm
2015 về tội “cướp tài sản”.
Biết rằng:
Khoản 1 Điều 133 BLHS 1999 là khoản có khung hình phạt nhẹ nhất của
điều luật, quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc
hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể
chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm”.
Khoản 4 Điều 133 BLHS năm 1999 là khoản có khung hình phạt nặng nhất
của điều luật, quy định: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”.
Anh (chị) hãy xác định:

1. Điều luật nào quy định “hình phạt nặng hơn”? Tại sao?

8
Điều 133 BLHS năm 1999 quy định hình phạt nặng hơn bởi tại khoản 4 và
khoản 5 điều này quy định về mức hình phạt trong đó tại khoản 4 có quy định hình
phạt tử hình trong khi đó tại Điều 168 BLDS 2015 quy định nhẹ hơn khi ở điều luật
này không có khung hình phạt tử hình đối với tội cướp tài sản mà khung phạt cao
nhất chỉ là chung thân theo khoản 4 của điều luật này. Vậy có thể thấy bộ luật hình
sự 2015 có tính nhân đạo hơn so với bộ luật hình sự cũ 1999 thể hiện sự khoan hồng
của nhà nước đối với loại tội phạm này.

2. Điều luật nào được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trước
ngày 01/7/2016 nhưng sau ngày 01/7/2016 mới đem ra xét xử? Tại sao?
Đối với hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 01/7/2016 nhưng sau ngày
01/7/2016 mới đem ra xét xử thì Điều 168 BLHS năm 2015 sẽ được áp dụng. Bởi
căn cứ theo khoản 3 Điều 7 BLHS 2015 quy định về hiệu lực của BLHS về thời
gian thì:
Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy
định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp
dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình
phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định
khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực
hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành”.
Theo điểm b Điều 1 NQ 109/2015/QH13 cũng quy định:
Các điều khoản của Bộ luật hình sự năm 2015 xóa bỏ một tội phạm, xóa bỏ
một hình phạt, một tình tiết tăng nặng; quy định hình phạt nhẹ hơn, tình tiết giảm
nhẹ mới; miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và
các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với cả những
hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà sau thời điểm
đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được
xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích.
Theo đó, nếu áp dụng Điều 133 BLHS năm 1999 thì khung hình phạt nặng
nhất cho hành vi phạm tội là tử hình, trong khi Điều 144 BLHS năm 2015 thì khung
hình phạt nặng nhất là chung thân với cùng hành vi phạm tội đó. Việc này không
phù hợp với nguyên tắc áp dụng điều khoản có lợi cho người phạm tội đã được quy
định trong Điều 7 BLHS 2015 và NQ 109/2015/QH13 đã được nêu trên.

You might also like