You are on page 1of 2

TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?

Theo thống kê của hiệp hội Sản- Phụ khoa thế giới (FIGO) khoảng 16% phụ nữ mang thai mắc
tiểu đường thai kỳ.

Sản phụ bị tiểu đường tuy không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt trong thời kỳ mang
thai nhưng lại gây nguy hiểm lớn trong giai đoạn sắp sinh và ngay sau khi sinh. Ngoài ra, tình
trạng bệnh có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi.

Ảnh hưởng của đái tháo đường thai kỳ đối với mẹ và thai nhi:

 Thường dễ xảy ra tiền sản giật và sản giật gấp bốn lần so với người bình thường. Đối với
thai nhi
 Chuyển dạ với thai to có thể gây sinh khó và bị sang chấn lúc sinh như trật khớp vai, gãy
xương đòn, liệt đám rối thần kinh cánh
 Có nguy cơ bị băng huyết sau sinh
 Do thai to nên có tỷ lệ mổ lấy thai cao hơn là sinh thường.
 Do sản phụ không kiểm soát được lượng đường trong máu nên sẽ làm tăng lượng đường
ở cơ thể thai nhi. Thai nhi phát triển nhanh hơn bình thường trong cơ thể mẹ dễ dẫn đến
béo phì sau này.
 Thai nhi có nguy cơ bị dị dạng, các dị tật bẩm sinh ở hệ tiết niệu, hệ thần kinh, tim
mạch…
 Trẻ bị suy hô hấp do insulin tăng làm phổi bị ảnh hưởng
 Tỷ lệ tử vong chu sinh sẽ tăng từ 2-5 lần so với bình thường
 Trẻ sinh ra dễ bị hạ đường huyết va tụt canxi

Để phòng bênh những thai phụ trên 35 tuổi, béo phì, gia đình có người thân bị đái tháo
đường, tiền sử sinh con trên 4 kg, thai lưu... nên tầm soát đái tháo đường thai kỳ vào tuần
thai thứ 24 đến 28.
Ngoài ra, cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng tinh bột, đạm, chất béo, rau xanh..., Vận động
thể lực, nên tập các môn thể thao nhẹ nhàng dành riêng cho bà bầu ít nhất 30 phút mỗi
ngày để hạn chế nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ, giúp quá trình sinh nở dễ dàng hơn.

TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ

Theo thống kê của hiệp hội Sản- Phụ khoa thế giới (FIGO) khoảng 16% phụ nữ mang thai mắc
tiểu đường thai kỳ. Có thể gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
Nguyên nhân: Do thay đổi nội tiết tố ở mẹ làm tăng tốc đề kháng với Insulin. Phụ nữ trên 35 tuổi
mang thai nhiều lần, béo hoặc tăng cân quá nhiều khi mang thai, có tiền sử tiểu đường thai kỳ…
thường nguy cơ mắc cao.

Nguy cơ cho mẹ: Nguy cơ tiền sản giật, sản giật tăng 4 lần. Thai to dễ có nhiều biến chứng, tai
biến lúc sinh. Băng huyết sau sinh.

Nguy cơ cho thai: Tăng tỉ lệ dị tật, thai quá to hoặc thai kém phát triển, thai lưu. Tỉ lệ tử vong
chu sinh tăng 2-5 lần.

Bệnh thường biểu hiện từ tuần thứ 24 – 28 và hết dần sau sinh . Về sau có nguy cơ chuyển sang
bệnh đái tháo đường

Chẩn đoán, phát hiện tiểu đường thai kỳ: Sàng lọc để phát hiện bệnh từ tuần 24- 28 bằng cách
xét nghiệm đường máu khi đói ( nhịn ăn 8h) hoặc nghiệm pháp dung nạp đường huyết.

You might also like