You are on page 1of 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KHOA Y DƯỢC - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


----------

BÁO CÁO DÂN SỐ -TRUYỀN THÔNG & GDSK

CHỦ ĐỀ : THỪA CÂN – BÉO PHÌ


NHÓM 7

MỤC LỤC

I. Đặt vấn đề.................................................................................................................1


1.Vấn đề cần can thiệp ..............................................................................................1
2.Mức ảnh hưởng ......................................................................................................1
3.Tính nguy hại .........................................................................................................1
II. Mô hình sức khoẻ....................................................................................................2
III.Các yếu tố liên quan...............................................................................................3
IV. Kế hoạch can thiệp................................................................................................6
1. Mục tiêu cụ thể......................................................................................................6
2. Các biện pháp khả thi............................................................................................6
3. Kết quả dự kiến.....................................................................................................6
V. Bảng kế hoạch hành động .....................................................................................7
VI. Tài liệu tham khảo...............................................................................................11
I. Đặt vấn đề
Trong suy nghĩ của rất nhiều phụ huynh ngày nay, tâm lý luôn luôn lo lắng con bị còi
cọc, suy dinh dưỡng, thích con càng bụ bẫm càng tốt vẫn chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên,
các bậc phụ huynh thường rất chủ quan, không nhận định được ranh giới giữa bụ bẫm
và thừa cân béo phì ở trẻ . 
Thừa cân là tình trạng cân nặng của cơ thể quá mức so với cân nặng chuẩn (còn gọi
là cân nặng nên có) tương ứng với chiều cao của mỗi người.
béo phì nghĩa là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng
cơ thể hay toàn thân gây ra nhiều nguy hại tới sức khỏe
Mục tiêu : lập được kế hoạch chương trình Nâng cao sức khỏe : giải pháp và phòng
ngừa tình trạng thừa cân béo phì .
Đối tượng : học sinh tiểu học 
1.Vấn đề cần can thiệp :
Mục tiêu mô tả tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em tại một số trường tiểu học thuộc
quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Năm 2014, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh
sản khảo sát trên 5.322 học sinh tiểu học tại địa bàn Q. Hải Châu thì tỉ lệ trẻ TC-BP là
23,4%, tức là gấp đôi so với năm 2007. Đáng lưu ý là các trường càng trung tâm như
Hoàng Văn Thụ, Phan Thanh, Phù Đổng thì tỉ lệ này càng cao [1]
Đây là một lời cảnh báo đối với các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc sức khỏe cho
con em mình. 
 Do đó chúng tôi đưa ra giải pháp phòng ngừa và cải thiện tình trạng thừa cân
béo phì ở trẻ em tiểu học khoanh vùng trong quận hải châu tp đà nẵng . 
Ba giải pháp then chốt: nâng cao hoạt động thể lực , giáo dục sức khỏe và cải thiện
chất lượng khẩu phần ăn dựa trên các thực phẩm sẵn có ở địa phương. 
2.Mức ảnh hưởng : 
– Thừa cân béo phì ở trẻ em có ảnh hưởng nhiều đến tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe
lâu dài và tuổi thọ.
– Trẻ thừa cân béo phì dễ sớm mắc các bệnh mạn tính không lây và kéo dài sau này
như tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, rối loạn lipid máu (nghiên cứu của Viện
Dinh dưỡng ở học sinh tiểu học cho thấy trẻ thừa cân béo phì có rối loạn lipid máu,
66,7% tăng triglycerid; 10,5% tăng cholesterol toàn phần; 5,7% tăng LDL-C và 5,7%
giảm HDL-C. Tỷ lệ tăng huyết áp ở trẻ TC-BP là 16,6%, cao hơn có ý nghĩa so với trẻ
bình thường ).[2]
– Tuổi dậy thì: sớm hơn nhưng cũng ngừng tăng trưởng sớm. Chiều cao của trẻ thừa
cân béo phì trước dậy thì thường cao hơn so với tuổi nhưng khi trưởng thành lại có xu
hướng thấp hơn so với tuổi.
– Béo phì ở trẻ em là béo toàn thân, mỡ tích tụ nhiều ở vùng ngực, bụng,mông làm cho
trẻ hay mệt mỏi, khó thở khi gắng sức, đau âm ỉ ở các chi
– Về tâm lý trẻ dễ mặc cảm tự ti, xấu hổ, hay bị bạn bè trêu chọc, cuộc sống khó hòa
nhập với cộng đồng, giảm kết quả học tập.
– Chi phí dịch vụ y tế tốn kém ảnh hưởng đến kinh tế gia đình và xã hội.
3.Tính nguy hại : 
*Bệnh lý hệ tim mạch:
Trẻ em bị béo phì có nguy cơ bị tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, dẫn đến nhồi máu
cơ tim, tai biến mạch máu não, tắc mạch chi...
1
*Bệnh lý nội tiết - chuyển hóa:
Bên cạnh các bệnh lý: đái tháo đường type 2, rối loạn mỡ máu, ứ đọng acid uric gây
bệnh gút… béo phì còn là tác nhân hàng đầu gây dậy thì sớm ở bé gái. Dậy thì sớm
hoàn toàn không tốt cho trẻ bởi tình trạng này sẽ khiến trẻ bị hạn chế chiều cao khi
trưởng thành, có ham muốn tình dục trước tuổi dẫn đến dễ bị lạm dụng, xuất hiện hội
chứng buồng trứng đa nang…
*Bệnh lý hô hấp:
Mỡ thừa có thể làm cho đường thở gặp nhiều khó khăn, người bị béo phì rất dễ gặp
chứng ngưng thở khi ngủ gây đột tử.
*Bệnh lý tiêu hóa:
Béo phì có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của trẻ như: Mỡ dư bám vào các quai
ruột gây táo bón, dễ sinh ra bệnh trĩ ;sự ứ đọng phân và các chất thải độc hại sinh ra
trong quá trình chuyển hóa dễ sinh bệnh ung thư đại tràng ;lượng mỡ dư tích tụ ở gan
gây bệnh gan nhiễm mỡ và xơ gan ; rối loạn chuyển hóa mỡ sinh ra sỏi mật.
*Bệnh lý cơ xương khớp:
Do trọng lượng cơ thể gây áp lực lên xương khớp quá lớn, trẻ dễ bị thoái hóa khớp,
loãng xương, đau nhức triền miên. 
*Bệnh lý hệ miễn dịch:
Những trẻ bị béo phì thường có hệ miễn dịch kém hơn những trẻ có cân nặng trong
mức tiêu chuẩn, vì thế dễ bị ốm bệnh hơn bình thường.

II. Mô hình sức khoẻ

Mô hình nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của béo phì

2
Mô hình sinh thái các nhân tố ảnh hưởng đến trẻ thừa cân - béo phì

3
III: Các yếu tố liên quan

Nguyên nhân 1: Thói quen ăn uống thiếu khoa học


*Nguyên nhân gốc rễ:
4
+) Tiêu thụ calorie quá mức cần thiết
Những đứa trẻ độ tuổi học đường ưa thích những loại đồ ăn nhanh, nước ngọt có
gas chứa lượng lớn đường, chất béo, carbs nhưng chứa ít các khoáng chất, vitamin.
Một nghiên cứu đã cho thấy thức ăn nhanh có khả năng gây xấu cho trẻ cụ thể là
khi trẻ tiêu thụ thức ăn nhanh thì trong ngày trẻ cũng sẽ ăn các loại thức ăn khác
nhiều hơn . Ước tính sau khoảng thời gian là 1 năm, một đứa trẻ có thể tăng thêm tới 6
pound (~ 2,7 kg) từ việc tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh. Thành phần chất béo, đường
và muối trong thức ăn nhanh rất hấp dẫn đối với trẻ em, lý do chính là bởi chúng hợp
với khẩu vị cơ bản của đứa trẻ. Chính sự thỏa mãn khẩu vị này kích thích khả năng ăn
của trẻ, khiến trẻ ăn nhiều hơn trong ngày. Những khẩu phần thức ăn nhanh lớn được
phục vụ ở các cửa hàng thức ăn nhanh đã thúc đẩy tình trạng ăn quá mức và béo phì ở
trẻ em. [3]
Ngoài ra, thói quen vừa ăn vừa xem TV, điện thoại làm quên đi cảm giác no, ngấy
làm trẻ tiếp tục ăn nhiều hơn và nạp nhiều calo hơn.
+) Bữa ăn không đầy đủ chất dinh dưỡng
Trẻ con ở độ tuổi này rất dễ bị thu hút với những thức ăn ngon miệng đậm vị như
thức ăn nhanh, những món sườn, thịt,... Ngược lại, chúng lại ghét ăn các thực phẩm
nhiều chất xơ như rau củ, hoa quả - nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và những dưỡng
chất thiết yếu cho sự tăng trưởng của trẻ và người lớn
Người lớn cũng có nhiều loại rau mình không thích, trẻ em ăn rau lại thấy khó khăn
hơn. Nguyên nhân là do các chồi vị giác trên lưỡi của bé nhạy cảm hơn nhiều lần so
với người lớn
=> Giải pháp: 
 Tăng cường tuyên truyền chủ đề dinh dưỡng ở các trường học
 Tạo các buổi học ngoại khoá nhằm nâng cao hiểu biết về tác hại của thừa cân-béo
phì
 Khuyến khích, đề xuất với nhà trường quan tâm và lập chế độ dinh dưỡng hợp lý
cho những học sinh học bán trú, đặc biệt là các học sinh bị suy dinh dưỡng, thừa cân-
béo phì
 Khuyến khích chế độ ăn hợp lý trên nguyên tắc giảm đậm độ năng lượng của thức
ăn thông qua giảm các thức ăn béo, đường ngọt, tăng cường gluxit phức hợp và rau
quả. Hạn chế lượng protein không nên quá 15% tổng số năng lượng, lượng lipit không
nên quá 20h% tổng số năng lượng
Nguyên nhân 2: Trẻ lười vận động
Cân bằng năng lượng phụ thuộc vào năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao.
Ngày nay, sự gia tăng tiêu thụ các thực phẩm giầu năng lượng cùng với giảm hoạt
động thể lực của học sinh tiểu học đang làm gia tăng tình trạng TC, BP.
*Nguyên nhân gốc rễ:
+) Do sự phát triển của khoa học công nghệ và xã hội
Bên cạnh nhiều lợi ích với cuộc sống, sự phát triển không ngừng của truyền hình
cáp, máy tính, mạng internet là nguyên nhân chủ đạo dẫn tới thói quen lười vận động ở
trẻ em.
Những thay đổi trong mô hình ăn uống cả ở trẻ em và người lớn luôn song hành với
những thay đổi trong mô hình hoạt động thể lực. Tình trạng thừa năng lượng của trẻ
không chỉ do khẩu phần ăn quá nhiều mà còn do tình trạng không tham gia các hoạt
động thể lực, thời gian xem vô tuyến nhiều đã làm giảm tiêu hao năng lượng ở trẻ và
tăng nguy cơ mắc TC, BP ở lứa tuổi này.Xem vô tuyến làm giảm hoạt động thể lực,

5
giảm chuyển hoá cơ bản, tăng ăn vặt đặc biệt là thức ăn giàu béo. Việc tiếp xúc nhiều
với quảng cáo thực phẩm trên vô tuyến làm tăng sở thích của trẻ đối với thức ăn như
đường ngọt, bánh kẹo dẫn đến tăng tiêu thụ các sản phẩm này và là những yếu tố nguy
cơ dễ gây TC, BP .
+) Ảnh hưởng từ gia đình
Theo thống kê, tại Việt Nam hiện nay, cứ 10 phụ huynh thì có tới 8 người cho trẻ
dùng điện thoại thông minh, máy tính bảng. Điều đáng sợ là có tới hơn 90% gia đình
cho trẻ từ 2 tuổi trở lên sử dụng các thiết bị công nghệ, điện thoại thông minh như là
một cách để bé ngoan ngoãn hơn. Sức mạnh của các thiết bị công nghệ giờ đây hơn bất
cứ thứ gì mà cha mẹ chúng có thể nghĩ ra.[4]
+) Gánh nặng học tập:
Đây là lý do khiến trẻ càng lớn càng ít vận động. Ngày nay, đa phần thanh thiếu
niên không chỉ học trên trường mà còn bồi dưỡng thêm kiến thức tại các lớp phụ đạo.
Trẻ em phải gánh vác khối lượng bài vở khổng lồ cùng với áp lực thi cử và sự kỳ vọng
quá lớn từ bố mẹ. Quỹ thời gian và tâm trí dành cho hoạt động thể lực của trẻ cứ thế
mà bị bó hẹp lại dần.
+) Khả năng bẩm sinh của trẻ:
Với sự phát triển của ngành công nghệ sinh học, ngày càng có nhiều nghiên cứu
chứng minh gene có ảnh hưởng tới khả năng vận động của trẻ. Các yếu tố di truyền
quyết định cường độ vận động của cơ xương, khả năng thích ứng của hệ tim mạch, hô
hấp cũng như chi phối các hormone điều hòa hoạt động thể chất. Đó chính là lý do có
những trẻ đam mê thể thao ngay từ nhỏ nhưng lại có trẻ không yêu thích và gặp nhiều
khó khăn khi tham gia các hoạt động thể lực.
 => Giải pháp:   – Phối hợp Gia đình_Nhà trường_Xã hội–
 Gia đình: Tuyên truyền những vấn đề thể chất cho các hộ gia đình → Nhằm nâng
cao sự hiểu biết của phụ huynh và con trẻ → Từ đó xây dựng thời gian biểu hợp lý cho
trẻ
 Nhà trường: Tích cực tổ chức những hoạt động thể thao ngoài trời → Nhằm giúp
trẻ vận động nhiều hơn và giải toả sự mệt mỏi, áp lực
 Xã hội: Tuyên truyền thông qua xã hội và hệ thống chăm sóc sức khoẻ: thông qua
các chương trình TV, quảng cáo
*Một số nguyên nhân khác: 
Yếu tố gia đình: TC, BP có tính gia đình: Càng nhiều cá nhân trong gia đình bị TC
thì nguy cơ TC của các thành viên khác trong gia đình càng cao. Hiện nay đã có những
bằng chứng kết luận rằng BP thường do yếu tố môi trường tác động lên những cá thể
có khuynh hướng di truyền, ttiền sử gia đình có BP là yếu tố nổi bật trong các yếu tố
nguy cơ của BP trẻ em. Kết quả của một nghiên cứu tại các trường tiểu học ở thành
phố Hải Dương cho thấy rằng: trẻ em 6-11 tuổi ở gia đình có bố mẹ hoặc anh chị em
thừa cân béo phì có nguy cơ thừa cân béo phì gấp 2,5 lần trẻ ở gia đình không có bố
mẹ hoặc anh chị em thừa cân béo phì.[5] Cả 2 yếu tố gen và môi trường đều góp phần
thúc đẩy BP, nhiều nghiên cứu cho rằng trẻ em không có cha mẹ BP thì ít hơn 10% cơ
hội trở thành BP khi lớn
Yếu tố di truyền: Tương tác giữa các gen nhạy cảm với chế độ ăn và lối sống có thể
dẫn đến nguy cơ BP. Nhiều nghiên cứu đã xác định vai trò của các yếu tố di truyền đối
với sự phát triển của bệnh BP. Nghiên cứu các cặp sinh đôi và gia đình cho thấy ảnh
hưởng của yếu tố di truyền (gen) chiếm từ 40 - 70% trong bệnh BP. Các yếu tố di
truyền có thể được phân loại theo cơ chế tác động đối với BP như: nhóm gen kích

6
thích sự ngon miệng, nhóm liên quan đến tiêu hao năng lượng, nhóm điều hòa chuyển
hóa, nhóm liên quan đến sự biệt hóa và phát triển tế bào mỡ. [6]
Các bệnh lý nội tiết, di truyền, dùng thuốc:
  Béo phì do suy giáp trạng: Béo toàn thân, lùn, da khô và thiểu năng trí tuệ.
 Béo do cường năng tuyến thượng thận (U nam hoá vỏ tượng thận): Béo bụng, da
đỏ có vết rạn, nhiều trứng cá, huyết áp cao.
 Béo phì do thiểu năng sinh dục: Thường gặp trong 1 số hội chứng: Prader-Willi
béo bụng, lùn, thiểu năng trí tuệ và hay gặp tinh hoàn ẩn. Lorence Moon Biel béo đều
toàn thân, đái nhạt, thừa ngón và có tật về mắt
 Béo phì do các bệnh về não: Thường gặp do các tổn thương vùng dưới đồi, sau di
chứng viêm não. Béo thường có kèm theo thiểu năng trí tuệ hoặc có triệu chứng thần
kinh khu trú.
 Béo phì do dùng thuốc: Uống Corticoid kéo dài trong điều trị bệnh hen, bệnh
khớp, hội chứng thận hư hoặc vô tình uống thuốc đông y có trộn lẫn corticoid để điều
trị chàm, dị ứng và hen. Đặc điểm béo của hội chứng Cushing, béo bụng là chủ yếu
và không tìm thấy nguyên nhân trừ khai thác bệnh sử có sử dụng thuốc corticoid.
=> Giải pháp: Tuyên truyền, nâng cao hiểu biết cho các trẻ tiểu học trên địa bàn thành
phố, tìm đến sự hỗ trợ của các đơn vị y tế nhằm xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.

IV. Kế hoạch can thiệp


1. Mục tiêu cụ thể
+Tăng tỷ lệ cán bộ y tế tham gia TT GDSK về thừa cân béo phì được đào tạo có chất
lượng và tâm huyết lên 100% vào cuối tháng 4/2023. 
+ Tăng tỷ lệ các bậc phụ huynh và các thầy cô giáo trong nhà trường có kiến thức
đúng, đầy đủ về thừa cân béo phì và dinh dưỡng hợp lý lần lượt là 90% các bậc phụ
huynh và 100% thầy cô giáo vào cuối tháng 6/2023. 
+ Tăng tỷ lệ người chăm sóc trẻ được đào tạo nâng cao kỹ năng chăm sóc trẻ và tiến
hành triển khai thực hành dinh dưỡng hợp lý tại gia đình lên 90% vào cuối năm 2023. 
+ Giảm thời gian chơi game, xem truyền hình, tăng các hoạt động thể lực, vui chơi,
thay đổi thói quen ăn uống cho 100% các em học sinh của các trường triển khai dự án
vào giữa năm 2024.
2. Các biện pháp khả thi 
2.1. Truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao kiến thức thay đổi thái độ về thừa
cân béo phì, dinh dưỡng hợp lý của phụ huynh học sinh và các thầy cô giáo trong nhà
trường nhằm phòng và giảm tỷ lệ thừa cân béo phì ở học sinh tiểu học. 
2.2. Tiến hành nâng cao kỹ năng chăm sóc trẻ , triển khai thực hành dinh dưỡng hợp lý
tại mỗi gia đình cho phụ huynh và người chăm sóc trẻ.
2.3. Phối hợp giữa gia đình và nhà trường nhằm giảm thời gian chơi game, xem truyền
hình, tăng các hoạt động thể lực, vui chơi, thay đổi thói quen ăn uống cũng như giảm
áp lực học tập cho trẻ.
3. Kết quả dự kiến 
3.1.  90% các bậc phụ huynh được tham gia các buổi truyền thông về chế độ ăn và
hoạt động hợp lý cho các em, 85% phụ huynh có kiến thức, thái độ đúng về thừa cân
béo phì cũng như về vai trò của dinh dưỡng hợp lý. 
3.2.  80% phụ huynh biết cách thực hành dinh dưỡng hợp lý tại gia đình và 90% trong
số đó thực sự thực hiện tại gia đình. 
3.3. 100% các em học sinh được tham gia các hoạt động thể lực do nhà trường tổ chức.
7
V. Bảng kế hoạch hành động :

  Các Thời Địa Người Người Phương Ngườ Kinh


STT hoạt gian (2) điểm chịu phối tiện/công i giám phí
động (3) trách hợp cụ sát (8) m
chính Bắt đầu Kết thúc nhiệm (5) (6) (7)
(1) (4)

Mục tiêu 1: Nắm được trình độ nhận thức của phụ huynh về tình trạng thừa cân ở học sinh tiểu học

1 Làm 12/12/2022 28/12/2022 Trường Trưởng Các Giấy A4 ThS. 800


khảo tiểu nhóm thành Phan 000 th
sát học viên Hoàng VNĐ
nhận Phù trong Ngân k
thức
Đổng nhóm,
phụ
huynh
(cơ sở giáo
về 1) viên,
tình Phụ
trạng huynh
thừa
cân
béo
phì
của
trẻ

2 Xử lý 2/1/2023 2/2/2023 Phòng Trưởng Các Máy tính ThS. 0 P


và họp TT nhóm thành Phan VNĐ lo
tổng YTDP viên Hoàng đ
hợp TP Đà trong Ngân số
dữ
Nẵng  nhóm c
liệu

Mục tiêu 2: Hoàn thành việc tuyên truyền truyền thông tăng cường nhận thức về thừa cân béo phì

3 Lên 11/2/2023 18/2/2023 Trưởng Các - Trang ThS. 10 Đ


kế nhóm thành thiết bị cần Phan 000 b
hoạch viên thiết Hoàng VNĐ h
tuyên trong -Tài liệu Ngân
truyền
nhóm b
cho
học
t
sinh tr

phụ
huynh

8
4 Thiết 20/2/2023 10/3/2023 Trường Trưởng Các Giấy A4, ThS. 1 Đ
kế và tiểu nhóm thành máy tính Phan 500 b
in ấn học viên Hoàng 000 rơ
và Phù trong Ngân VNĐ ta
phát
Đổng nhóm h
tờ rơi,
poster
(cơ sở
tuyên 1) s
truyền p
d
n
vị
n

Mục tiêu 3: Hoàn thành nâng cao kỹ năng chăm sóc trẻ và triển khai thực hành dinh dưỡng hợp lý cho phụ hu
người chăm sóc trẻ

5 Tổ 26/3/2023 26/3/2023 Trường Trưởng Các Máy tính, ThS. 1


chức tiểu nhóm thành thiết bị âm Phan 000 h
hoạt học viên thanh, Hoàng 000 và
động Phù trong nước uống, Ngân VNĐ
ngoại
Đổng nhóm, bánh kẹo
khóa
(nói về
(cơ sở giáo đ
tác hại 1) viên, tá
của Phụ
việc huynh t
thừa
cân,
tìm
hiểu
cảm
nghĩ h
của
th
vài
học
sinh
và phụ t
huynh gi
về vấn
đề đ
này, tổ n
chức k
các trò
chơi
vận
động)

6 Cung 1/4/2023 15/5/2023 Trường Trưởng Các Tài liệu Máy 400 -
cấp tiểu nhóm thành tính, 000 số
kiến học viên thiết bị VNĐ hu
thức Phù trong âm n
và tổ
Đổng nhóm, thanh, n
chức
thực
(cơ sở Phụ nước dạ
1) huynh uống hi
9
hành gh
dinh đ
dưỡng c
hợp lý n
cho
n
các
bậc
dạ
phụ -
huynh số
nhằm hu
nâng n
cao kĩ n
năng dạ
chăm t
sóc trẻ
tại t
nhà

 VI. Tài liệu tham khảo

1. Báo động tình trạng trẻ thừa cân - béo phì. (n.d.). Công an Thành Phố Đà Nẵng.
Retrieved November 3, 2022, from https://cadn.com.vn/print/bao-dong-tinh-trang-
tre-thua-can-beo-phi-post132319.html
2. Lê Thị Hải, Nguyễn Thị Lâm và cs (2002), Theo dõi tình trạng dinh dưỡng và sức
khỏe của trẻ thừa cân - béo phì ở Hà Nội, Hội nghị khoa học thừa cân và béo phì với
sức khoẻ cộng đồng, tr.188 - 203.
3. Thức ăn nhanh và cân nặng của con bạn. (n.d.). Vinmec. Retrieved November 2,

2022,from https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/thuc-nhanh-va

can-nang-cua-con-ban/

4. Thực trạng sử dụng thiết bị thông minh của trẻ em Việt Nam và nhận thức của phụ

huynh. (n.d.). Sociallife. Retrieved November 2, 2022, from https://sociallife.vn/thuc-

trang-su-dung-thiet-bi-thong-minh-cua-tre-em-viet-nam-va-nhan-thuc-cua-phu-huynh/

5. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì ở trẻ 6 -11 tuổi tại các

trường tiểu học ở Thành phố Hải Dương năm 2018. (n.d.). Tạp Chí Y Học Dự Phòng.

Retrieved November 2, 2022, from https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/132

10
6. Đỗ Nam Khánh. (n.d.). NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ

VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GEN, THÓI QUEN DINH DƯỠNG, HOẠT ĐỘNG THỂ

LỰC Ở TRẺ MẦM NON. Đại Học Y Hà Nội.

https://sdh.hmu.edu.vn/images/1_TVLA%20sau%20H%C4%90%20Khanh

%2036DD.pdf

11

You might also like