You are on page 1of 18

Hỏi: Những nguyên nhân nào gây bệnh về tiêu hoa ở trẻ và từ nguyên nhân

đó có biện pháp khắc phục phòng ngừa các bệnh thường gặp ở trẻ.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu
kéo dài có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển cả thể chất lẫn trí
tuệ.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là gì? 
Rối loạn tiêu hóa xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Sức đề kháng của trẻ yếu
- Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột do dùng kháng sinh
- Ăn uống không đảm bảo vệ sinh,
- Chế độ ăn uống không hợp lý (ăn nhiều đạm, đường, ít chất xơ, vitamin và
khoáng chất)
- Trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm nên chưa quen với việc tiêu hóa thức ăn
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là tình trạng phổ biến, không quá nguy hiểm
nhưng cần được xử lý kịp thời
Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bệnh
kéo dài, không được xử lý triệt để có thể khiến trẻ lâm vào vòng tròn bệnh lý
không dứt: sức đề kháng kém >> rối loạn tiêu hóa >> biếng ăn >> sức đề kháng
kém. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Bởi
vậy, ba mẹ cần đặc biệt chú ý trong việc xử lý rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Lời khuyên hữu ích giúp xử lý rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Khi phát hiện trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ cần nhanh chóng đưa đến bệnh
viện để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, bác sĩ
sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ uống
khi chưa có sự chỉ định.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề trong quá trình
xử lý rối loạn tiêu hóa ở trẻ em:
Thay đổi chế độ ăn uống
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường bị đau bụng, mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón,
biếng ăn. Lâu dần, đường ruột sẽ "phản đối" thức ăn khiến cơ thể bị thiếu chất dinh
dưỡng. Bởi vậy, mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống sao cho hợp lý, vừa giúp hỗ trợ
giảm rối loạn tiêu hóa, vừa giúp cải thiện thể trạng cho trẻ.
Trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? 
- Thực đơn hàng ngày cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất gồm: chất đạm, béo,
đường, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Cần lựa chọn thực phẩm sạch, chế biến và
bảo quản đúng cách.
- Mẹ nên chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, nấu chín mềm, dễ ăn, dễ tiêu hóa.
Một số thực phẩm tốt cho trẻ như: gạo, rau xanh, chuối, sữa chua, ngũ cốc, thịt
gà…
- Với trẻ bị táo bón: Cho bé uống nhiều nước, tích cực bổ sung nhiều chất
xơ từ rau xanh, trái cây
- Với trẻ bị tiêu chảy: Tích cực bù nước cho trẻ bằng dung dịch oresol, nước
trái cây pha loãng, hạn chế chất xơ.
- Cho trẻ ăn từng ít một, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên kiêng gì?
- Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn nhanh, khó tiêu, nhiều dầu mỡ: xúc xích, pizza,
thịt xông khói…
- Trẻ bị tiêu chảy cần hạn chế ăn nhiều chất xơ, các loại thực phẩm nhiều
đường như bánh, kẹo, nước ngọt…
- Trẻ bị táo bón cần hạn chế các thức ăn giàu tinh bột và chất béo
- Hạn chế cho trẻ dùng sữa và các thực phẩm từ sữa có chứa đường lactose
Giữ gìn vệ sinh tốt cho trẻ
Không chỉ đảm bảo vệ sinh thức ăn, mẹ cũng cần đảm bảo môi trường sống
của bé luôn sạch sẽ, phòng tránh virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể:
- Tránh không cho trẻ mút tay, cho đồ chơi vào miệng
- Thường xuyên rửa tay sau khi chơi, tiếp xúc với động vật, đi vệ sinh, trước
khi ăn…
- Vệ sinh đồ chơi ít nhất 2 lần/tuần
- Người lớn khi tiếp xúc với trẻ nhỏ cũng cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ
Khuyến khích trẻ vận động tăng sức đề kháng
Sức đề kháng yếu cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây rối
loạn tiêu hóa ở trẻ em. Bởi vậy, hãy khuyến khích con chơi các trò chơi ngoài trời
như đi xe, đáp bóng, đánh cầu lông… sẽ giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả.
Khuyến khích trẻ vận động ngoài trời giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ
Bổ sung Probiotics hỗ trợ cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa

Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống, khuyến khích trẻ vận động hay giữ
gìn vệ sinh sạch sẽ, việc bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt là bào tử lợi khuẩn Bacillus hỗ
trợ cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa cũng nên được ưu tiên.
Bào tử lợi khuẩn Bacillus sau khi vào cơ thể phát triển nhanh chóng, hình
thành lớp màng sinh học Biofilm, giúp bảo vệ niêm mạc ruột/đại tràng của trẻ khỏi
các tác nhân gây hại, phòng ngừa chứng rối loạn tiêu hóa.
Bacillus giúp sản sinh ra gần 70 loại kháng sinh sinh học tự nhiên có tác
dụng ức chế và đào thải vi khuẩn gây hại, giúp nhanh chóng lấy lại cân bằng hệ vi
sinh đường ruột, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em như: đau
bụng, tiêu chảy, táo bón…
Bên cạnh đó, bào tử lợi khuẩn Bacillus còn tiết ra nhiều enzyme và vitamin,
kích thích tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu tốt hơn chất dinh dưỡng, và tạo cảm giác ăn
ngon miệng hơn. Đặc biệt, Bacillus còn kích thích cơ thể tiết ra kháng thể IgA,
giúp nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những lời khuyên hữu ích trong xử lý rối
loạn tiêu hóa ở trẻ em.

https://suckhoedoisong.vn/4-loi-khuyen-huu-ich-cho-me-trong-xu-ly-roi-loan-tieu-hoa-o-tre-em-
169211228164141388.htm

1. RỐI LOẠN TIÊU HOÁ Ở TRẺ EM LÀ BỆNH GÌ?


Chứng rối loạn tiêu hoá ở trẻ em là những bất thường về chức năng dạ dày, ruột của trẻ
gây đau bụng và những thay đổi trong vấn đề tiêu hoá. Theo thống kê của Bệnh viện Nhi
Trung Ương Hà Nội, trong số các trẻ tới khám và tư vấn có tới 59% trẻ dưới 12 tháng tuổi
có biểu hiện rối loạn tiêu hoá, tỷ lệ này ở trẻ 1-2 tuổi là 40%.
Rối loạn tiêu hoá ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của trẻ

Bệnh có thể ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển sau này của trẻ, nhất là các
trường hợp rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi giai đoạn này trẻ cần một nguồn
dinh dưỡng ổn định. Tuy nhiên nếu mắc phải bệnh này sẽ gây nên tình trạng thiếu hụt dinh
dưỡng. Thậm chí có thể khiến trẻ suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất và trí não.

2. NGUYÊN NHÂN RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở TRẺ EM


Bé có thể bị rối loạn tiêu hoá do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số
nguyên nhân điển hình:

2.1. Do sức đề kháng yếu

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ rất non nớt, các vi sinh vật bên trong đường ruột chưa đủ mạnh
để tạo thành hàng rào bảo vệ cơ thể. Chính vì vậy, trẻ rất dễ bị các vi khuẩn tấn công dẫn
đến tình trạng rối loạn tiêu hoá.
2.2. Ảnh hưởng của thuốc kháng sinh

Bệnh cũng hay xảy ra với trẻ đang trong hoặc sau quá trình điều trị bằng kháng sinh. Sử
dụng kháng sinh nhất là trong thời gian dài có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, làm mất cân
bằng hệ vi sinh đường ruột, gây nên tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón ở trẻ.
Thuốc kháng sinh gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

2.3. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa có cái nhìn đúng nhất về chế độ dinh dưỡng cho trẻ chẳng hạn
như:

 Cho trẻ ăn dặm quá sớm.

 Ăn quá nhiều thức ăn chứa đường, dầu mỡ.

 Thêm nhiều rau củ, chất xơ vào thực đơn của trẻ.

 Bữa ăn kéo dài dẫn đến thức ăn bị thiu, hỏng.

 Để trẻ ăn quá no hoặc quá nhiều 1 loại thức ăn.

2.4. Ngộ độc thức ăn

Hệ tiêu hoá của trẻ rất dễ bị rối loạn khi ăn phải những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh
như:

 Chế biến mất vệ sinh.

 Bảo quản không cẩn thận.


 Đồ ăn ôi thiu.

 Nguồn nước nhiễm khuẩn.

2.5. Môi trường thiếu vệ sinh

Khi trẻ tiếp xúc với các vật nuôi như chó mèo, đồ dùng nhiễm khuẩn trước khi ăn hoặc sau
khi đi vệ sinh nhưng không rửa tay rất dễ tạo điều kiện lây nhiễm vi khuẩn, giun sán, dẫn
đến rối loạn tiêu hoá với các triệu chứng như: đau bụng, rối loạn đại tiện.

3. TRIỆU CHỨNG TRẺ BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA


Rối loạn tiêu hoá ở trẻ em có thể biểu hiện dưới dạng các triệu chứng khác nhau, điển hình
như:

3.1. Nôn trớ

Thường gặp với các bé có hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện. Sau này, khi hệ tiêu hoá của bé đã
dần hoàn thiện tình trạng này sẽ biến mất.

Các bé có hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện thường bị nôn trớ

3.2. Tiêu chảy


Trẻ bị rối loạn tiêu hoá rất hay bị tiêu chảy dẫn đến trẻ bị mất nước, mất chất điện giải. Một
số trường hợp nghiêm trọng thậm chí có thể bị tử vong nếu không xử lý kịp thời.

3.3. Đi ngoài phân sống

Sự chênh lệch lợi khuẩn và hại khuẩn trong ruột là nguyên nhân hàng đầu khiến bé đi
ngoài phân sống. Bởi lẽ lúc này các vi khuẩn có hại tăng lên làm loạn khuẩn đường ruột.
Trẻ xuất hiện các triệu chứng như: Đi ngoài phân lỏng, sống có dịch nhầy kèm theo đau
bụng, đầy hơi,…

Tiêu chảy, đi ngoài phân sống là biểu hiện rối loạn tiêu hoá tiêu biểu ở trẻ

3.4. Táo bón

Tình trạng táo bón ở trẻ em cũng có thể là biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa khi ăn
phải những thức ăn cứng, nhiều dầu mỡ, hoặc đạm khó tiêu. Khi bị táo bón, trẻ thường bỏ
bữa, biếng ăn dẫn đến cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng và các khoáng chất
cần thiết cho cơ thể.

4. KHI NÀO CẦN ĐẾN BÁC SĨ


Khi phụ huynh thấy trẻ có các biểu hiện rối loạn tiêu hoá dưới đây, hãy đưa bé đến gặp bác
sĩ chuyên khoa để được thăm khám.

 Đi ngoài phân lỏng, liên tục nhiều lần trong ngày.


 Nôn ói nhiều, trẻ mệt mỏi, không ăn uống được.

 Bệnh chuyển biến nặng, kèm theo sốt cao.

 Trẻ luôn khát nước dù đã uống rất nhiều nước.

 Sau 2 ngày điều trị tại nhà nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm.

5. CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẺ BỊ RỐI LOẠN TIÊU HOÁ


Rối loạn tiêu hoá ở trẻ cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Các bậc phụ huynh cần nắm
chắc một số kiến thức sau để đối phó với căn bệnh này ở trẻ.

5.1. Nguyên tắc khi điều trị

Khi trẻ có các dấu hiệu rối loạn tiêu hoá cần đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ
thăm khám, kiểm tra tình trạng. Từ đó lên phương án điều trị phù hợp nhất.

Đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra tình trạng

Bố mẹ không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống, không tự ý để trẻ dùng kháng sinh hay các
loại thuốc cầm tiêu chảy. Tất cả các thuốc điều trị phải có sự chỉ định từ bác sĩ.

5.2. Cách chăm sóc khi bé bị rối loạn tiêu hoá


Khắc phục rối loạn tiêu hoá ở trẻ em tập trung chính vào việc chăm sóc giúp trẻ cải thiện
các triệu chứng do bệnh gây ra. Khi trẻ có dấu hiệu rối loạn tiêu hoá bố mẹ nên:
5.2.1. Chú ý chế độ dinh dưỡng

 Cho trẻ ăn chín, uống sôi: Đồ ăn của trẻ cần được nấu chín kỹ, không cho trẻ ăn đồ
tươi sống.

 Tránh cho trẻ ăn đồ ăn nhiều đạm, chất béo.

 Chia nhỏ các bữa ăn của trẻ, không ép trẻ ăn quá no hoặc khoảng cách các bữa
quá gần nhau khiến bé khó tiêu hoá và hấp thụ.

 Cho trẻ ăn nhiều rau củ bổ sung chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hoá khoẻ mạnh hơn.

 Cho trẻ uống đủ nước tránh táo bón.

 Có thể khuyến khích trẻ đi lại nhiều hơn tốt cho hệ tiêu hoá.
5.2.2. Điều trị bằng thuốc

Bố mẹ có thể sử dụng kháng sinh đúng liều để điều trị triệu chứng rối loạn tiêu hoá cho trẻ.
Tuy nhiên việc sử dụng thuốc phải được sự đồng ý của bác sĩ. Bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ
một số loại thuốc như:

 Thuốc cầm tiêu chảy: Loperamide…

 Thuốc trị táo bón: Colace…


5.2.3. Điều trị tại bệnh viện

Khi bệnh diễn biến nghiêm trọng nhất là những trường hợp rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh,
bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế đảm bảo để trẻ được điều trị đúng cách.
Bác sĩ có thể chỉ định truyền dịch trong trường hợp trẻ mất nước do nôn, tiêu chảy. Các
trường hợp sốt cao, đi ngoài ra máu, tiêu chảy mất nước,… cần đưa trẻ đến bệnh viện
càng sớm càng tốt.

➥ Xem thêm: Mách bạn [12+] Cách chữa rối loạn tiêu hoá tại nhà cứ áp dụng là khỏi

6. PHÒNG NGỪA RỐI LOẠN TIÊU HOÁ Ở TRẺ EM


Để phòng ngừa rối loạn tiêu hoá cho trẻ, mẹ cần chú ý một số vấn đề sau:

 Khi mang thai cần ăn uống đủ chất, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.

 6 tháng đầu đời cần cho trẻ bú hoàn toàn để nâng cao hệ miễn dịch của trẻ. Nếu mẹ
ít sữa, cần trao đổi với bác sĩ để tìm ra loại sữa thay thế phù hợp.
 Duy trì chế độ ăn uống khoa học học: Cả thực đơn của mẹ và bé đều cần đa dạng,
giàu vitamin và đảm bảo an toàn thực phẩm.

 Giữ gìn vệ sinh cho trẻ và môi trường xung quanh trẻ.

 Tham khảo ý kiến bác sĩ khi định dùng bất kỳ loại thuốc gì.

 Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ để phòng tránh các bệnh nguy hiểm cũng như các vấn
đề về rối loạn tiêu hoá.

 Tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

Rối loạn tiêu hoá ở trẻ em không quá nghiêm trọng nếu bố mẹ kịp thời phát hiện và xử lý
đúng cách. Ngay từ bây giờ, hãy chú ý hơn tới việc ăn uống, vệ sinh của bé để hạn chế tối
đa sự xuất hiện của bệnh. Mọi ý kiến thắc mắc vui lòng liên hệ: 0865 344 349 để được giải
đáp.
https://tambinh.vn/roi-loan-tieu-hoa-o-tre-em/

Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị rối


loạn tiêu hóa ở trẻ em
Ngày 09/02/2022Tham vấn y khoa :  BSCKI. Vũ Thanh Tuấn

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn non yếu, vì thế, rất dễ gặp các vấn đề về tiêu
hóa. Và rối loạn tiêu hóa sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng, khiến bé còi cọc,
chậm lớn. Vậy điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em như thế nào cho hiệu quả?

02/12/2021 | Hướng dẫn mẹ cách vỗ lưng giúp trẻ ợ hơi sau khi bú
11/09/2021 | Những nguyên nhân trẻ bỏ ăn mà các bậc phụ huynh nên biết
31/08/2021 | Trẻ buồn nôn phải làm sao và các cách xử trí cha mẹ cần biết

1. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em


Để có cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em phù hợp và hiệu quả, việc đầu tiên là xác định
nguyên nhân. Theo đó, chứng rối loạn tiêu hóa ở các bé nhỏ chủ yếu do những nguyên nhân
sau.

Sức đề kháng yếu


Hệ miễn dịch của trẻ em - đặc biệt là trẻ dưới 3 - 4 tuổi chưa hoàn thiện, lượng kháng thể mà
cơ thể sản xuất ra chưa đủ để chống lại bệnh tật, nhất là bệnh nhiễm trùng. Hệ miễn dịch
non nớt và sức đề kháng yếu chính là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Chế độ dinh dưỡng bất hợp lý

Tất cả sai lầm trong ăn uống đều có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, dù là trẻ nhỏ hay người
lớn. Nhưng với trẻ nhỏ, do các lợi khuẩn trong đường ruột chưa đủ mạnh nên các bé dễ bị vi
khuẩn tấn công hơn. Theo đó, nếu bố mẹ cung cấp chế độ ăn bất hợp lý và cho bé ăn quá
nhiều, quá no thì có thể khiến bé bị đầy bụng, khó tiêu, nôn ói, tiêu chảy,… 

Trẻ em bị rối loạn tiêu hóa do nhiều nguyên nhân, có thể xuất phát từ chế độ dinh dưỡng
không hợp lý

Ngộ độc thức ăn

Tương tự như người lớn, nếu bé ăn thức ăn bị ôi thiu, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm, chế biến sai cách hoặc chưa chín,… đều có thể bị ngộ độc. Thậm chí, các triệu chứng
ngộ độc còn nghiêm trọng hơn do hệ tiêu hóa của các bé chưa hoàn thiện. Nếu không áp
dụng các phương pháp điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em kịp thời có thể nguy hiểm đến tính
mạng.  

Tác dụng của thuốc kháng sinh


Kháng sinh là “con dao 2 lưỡi” khi vừa tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, vừa triệt tiêu cả
những vi khuẩn có lợi. Vì vậy, nếu các bé đang điều trị bệnh bằng kháng sinh thì hệ vi sinh
trong đường ruột có thể bị mất cân bằng, lợi khuẩn giảm, hại khuẩn tăng. Từ đó, dễ gặp các
triệu chứng của rối loạn tiêu hóa.

Thói quen sinh hoạt 

Việc tiếp xúc với đất cát, thú nuôi, đồ chơi bị bẩn, sau đó đưa tay lên miệng hoặc cầm thức
ăn cho vào miệng mà không rửa tay thì sẽ có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, thói
quen không rửa tay sau khi đi vệ sinh ở các bé cũng sẽ gia tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn,
giun sán, gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

Bé vui chơi ngoài trời, tiếp xúc thú nuôi, không rửa tay trước khi ăn,… cũng có thể là nguyên
nhân gây rối loạn tiêu hóa

2. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em


Dựa vào nguyên nhân và triệu chứng, việc điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em sẽ đơn giản và
hiệu quả. Dưới đây là những triệu chứng điển hình của chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.
Nôn trớ

Triệu chứng này thường gặp ở các trẻ dưới 1 tuổi, nhất là sau khi bú và ăn. Bởi lúc này, hệ
tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện. Thường thì tình trạng nôn trớ sẽ thuyên giảm và hết sau
khi bé được 2 tuổi.

Táo bón

Bé ăn thức ăn nhiều đạm và béo, trong khi cơ thể bị thiếu chất xơ, vitamin và khoáng chất thì
dễ rơi vào tình trạng táo bón. Táo bón khiến bé khó khăn khi đi đại tiện, đồng thời, ảnh
hưởng đến sự hấp thu chất dinh dưỡng. 

Khi bị rối loạn tiêu hóa, bé thường có các triệu chứng nôn trớ, táo bón, tiêu chảy,  đau bụng,
quấy khóc,… 

Đi ngoài phân sống

Triệu chứng này xuất phát từ sự mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn. Dạ dày không
thể tiêu hóa thức ăn, dẫn đến đi ngoài phân sống.

Tiêu chảy
Tiêu chảy là dấu hiệu điển hình của chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Bé bị tiêu chảy sẽ rất
mệt mỏi, bỏ bú, biếng ăn do cơ thể bị mất nước, suy nhược. 

Đầy hơi, chướng bụng, đau bụng

Một số bé luôn “than phiền” đau bụng, tức bụng, kèm theo đó là ợ hơi, xì hơi liên tục sau khi
ăn. Lúc này, có thể bé đang bị rối loạn tiêu hóa. Trường hợp bé quấy khóc nhiều, đỏ hoặc tái
mặt, tay chân nắm chặt, khó ngủ thì bố mẹ cần sớm đưa đi viện để được điều trị rối loạn
tiêu hóa ở trẻ em.

3. Cách phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Mặc dù là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng rối loạn tiêu hóa có thể khiến
bé mệt mỏi, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các bé. Vì thế, ba mẹ cần chủ
động phòng ngừa và có cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em kịp thời, phù hợp.

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ

Bố mẹ cần hướng dẫn các bé rửa tay sau khi ra ngoài về, sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
Đồ chơi của bé luôn được vệ sinh cẩn thận, tối thiểu là 2 tuần/lần. Bên cạnh đó, cho bé vui
chơi ở những nơi sạch sẽ, an toàn và thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa. Nói chung,
môi trường sống càng được đảm bảo thì nguy cơ nhiễm khuẩn càng thấp.

An toàn vệ sinh trong ăn uống

Hãy luôn chọn thực phẩm tươi sống và chế biến đúng cách. Trước khi cho bé ăn, cả bố mẹ
và bé đều phải rửa tay sạch sẽ. Ngoài ra, nên cho bé ăn thức ăn ngay sau khi chế biến và
thời gian cho bé ăn không kéo dài quá 1 tiếng. 
Chú trọng đến chế độ dinh dưỡng và an toàn vệ sinh trong ăn uống là cách phòng ngừa và
điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Cân bằng chế độ dinh dưỡng

Tùy độ tuổi và sở thích mà bố mẹ cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp. Tuy nhiên, luôn
phải đảm bảo cân bằng 4 nhóm chất quan trọng là chất đạm, chất béo, đường bột và
vitamin, khoáng chất. 

Cho bé đi khám nếu triệu nặng và kéo dài

Trường hợp đã bổ sung men vi sinh và nước điện giải, nhưng bé vẫn bị đau bụng nhiều, nôn
ói và tiêu chảy kéo dài, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện. Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra và có
phương án điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em kịp thời. Tuyệt đối không tự ý cho bé dùng
thuốc khi không có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, chất lượng, nhận được
sự tin tưởng và hài lòng của đông đảo khách hàng. Trong đó, Chuyên khoa Nhi quy tụ nhiều
bác sĩ, chuyên gia đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm làm việc và rất thấu hiểu tâm lý
của trẻ. Vì thế cha mẹ hoàn toàn yên tâm khi đưa bé đến đây khám và điều trị các bệnh lý
đường tiêu hóa nói riêng và chăm sóc sức khỏe nói chung.
https://medlatec.vn/tin-tuc/nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-roi-loan-tieu-hoa-o-tre-em-s195-
n27072#:~:text=H%E1%BB%87%20mi%E1%BB%85n%20d%E1%BB%8Bch%20c%E1%BB%A7a%20tr
%E1%BA%BB,lo%E1%BA%A1n%20ti%C3%AAu%20h%C3%B3a%20%E1%BB%9F%20tr%E1%BA%BB.

You might also like