You are on page 1of 16

CA 1 B15

1. Cung cấp tư vấn thích hợp cho S.C. liên quan đến chăm sóc
tiền sinh.
➔ Trong thời gian tiền sản, không sử dụng các chất kích thích như rượu bia,
thuốc lá.
➔ Uống và bổ sung 400 – 800 mcg axit folic hàng ngày
➔ Tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng các thực phẩm bổ sung
➔ Tranh tiếp xúc với các chất độc hại
2. S.C. đề nghị bổ sung vitamin và khoáng chất và cung cấp
hướng dẫn về thời điểm cô ấy nên bắt đầu dùng các vitamin và
khoáng chất này.

➔ Không ngưng thuốc khi không có lời khuyên, tư vấn của bác sĩ. Sử dụng
các thực phẩm bổ sung sau 4 tiếng dùng 88 mcg.
➔ Levothyroxine không có nguy cơ ảnh hưởng cho pnct và ccb
➔ Khuyến cáo sử dụng vitamin, khoáng chất và axit folic mỗi ngày. Thời
điểm từ lúc có thai đến sausinh tháng. à Liều sử dụng, 3 tháng đầu dùng
mỗi ngày 400mcg, tháng thứ 4 đến tháng 9 dùng mỗi ngày 600mcg, thời kì
cho con bú sử dụng 500 mcg mỗi ngày.

3. Mô tả những thay đổi dược động học do mang thai có thể xảy
ra sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc và biện pháp theo dõi
thích hợp.

➔ Thuốc được hấp thu qua biểu mô ruột và kéo dài quá trình chuyển hóa
lần đầu khi thuốc đi qua ruột và gan vào hệ tuần hoàn, sinh khả dụng của
thuốc là bị ảnh hưởng của dạ dày, thức ăn, thời gian làm rỗng dạ dày, quá
trình trao đổi chất trong ruột, quá trình hấp thụ lưu lượng máu. Hiện tượng
ốm nghén thường gặp có thể làm giảm lượng thuốc hấp thu sau khi uống.
Không giảm hoặc tăng lượng thuốc khi chưa có lời khuyên của bác sĩ. Do
bệnh nhân bị suy giáp ( một dạng bệnh nội tiết) nên việc sử dụng thuốc là
cần thiết, và theo một số nghiên cứu, levothyroxine không có nguy cơ ảnh
hưởng cho pnct và cho con bú.
➔ Biện pháp theo dõi: Cần theo dõi các tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến
sức khỏe, và cần xét nghiệm FT4 và TSH cách 6-8 tuần trong suốt thời
gian mang thai nhằm tăng giảm liều thuốc điều trị. Các tác dụng phụ có
thể thường gặp, mất ngủ, tiêu chảy, giảm cân quá mức, vã mồ hôi, đỏ
mặt.

4. Tình trạng này kéo dài bao lâu?

➔ Tình trạng ốm nghén trong quá trình mang thai là một trong những triệu
chứng điển hình xuất hiện ở thai kỳ đầu khi mang thai. Tình trạng này sẽ
giảm khoảng 50% sau 3 tháng đầu tuy nhiên vẫn có trường hợp ốm nghén
cho đến hết thai kỳ. Nguyên nhân là do nồng độ HCG tăng nhanh, khi
mang thai các giác quan trở nên nhạy cảm điển hình là khứu giác, nên các
mùi hương quá nồng, tanh sẽ trở nên khó chịu, mệt mỏi và buồn nôn.

5. Biện pháp can thiệp không dùng thuốc nào có thể hỗ trợ tình
trạng của BN? Những tác nhân dược lý nào sẽ thích hợp cho cô
ấy

➔ Hiện nay chưa có các biện pháp dược lý nên áp dụng khi quá trình ốm
nghén kéo dài và nặng chủ yếu dựa vào tâm lý và bồi dưỡng. Cần được
nghỉ ngơi, thư giãn để giúp lưu thông máu hiệu quả, cung cấp dưỡng
chất đến thai nhi tốt hơn. Hạn chế những đồ ăn có mùi nồng, tanh, không
ăn đồ tái sống. Mỗi sáng bệnh nhân nên uống trà gừng ,trà chanh, bạc
hà, ăn nhiều trái cây hỗ trợ tiêu hóa. Uống nhiều nước để bù vào phần
nước bị mất do những lần nôn.

7. Những khuyến nghị nào nên được đưa ra cho S.C. để giúp
kiểm soát chứng buồn nôn và ói mửa của cô ấy?

➔ Việc sử dụng levothyroxine có tác dụng phụ làm giảm cân, chóng mặt,
buồn nôn song đó do trong thời kỳ ốm nghén gây chóng mặt và mất
nước. à Lời Khuyên đưa ra, cần theo dõi các tác dụng phụ của thuốc,
có thể giảm liều thuốc nếu thấy cần thiết, bệnh nhân cần bồi dưỡng và
nghỉ ngơi, bổ sung nước, tránh việc ngưng sử dụng thuốc nếu không có
lời khuyên của bác sĩ, vì để duy trì lượng hoocmon, giúp duy trì nguồn
sữa mẹ. Nếu tình trạng nặng hơn và có những triệu chứng nặng khác
cần phải được theo dõi và nhập viện. Sử dụng các dược lý giúp bệnh
nhân được nghỉ ngơi và thư giãn. Bổ sung dinh dưỡng cần thiết, tránh
các thức ăn có mùi tanh, nồng nhằm giảm tình trạng ốm nghén của
bệnh nhân.

8. Điều gì gây ra viêm thực quản trào ngược trong thai kỳ, và
S.C. nên kiểm soát vấn đề này như thế nào?

➔ Nguyên nhân gây ra viêm thực quản trào ngược trong thai kỳ là một
điều hết sức bình thường, trong khoảng thời gian này nồng độ hormone
relaxin tăng đột ngột là lý do chính dẫn tới hiện tượng bà bầu bị trào
ngược dạ dày thực quản, Ở giai đoạn 3 tháng đầu tiên nồng độ
hormone này sẽ tăng cao nhất, nhằm thúc đẩy quá trình cấy ghép bào
thai đang phát triển vào thành tử cung và sự phát triển của nhau thai.
Hormone này còn giúp ức chế các cơn co thắt ở thành tử cung, để ngăn
ngừa sinh non. Còn một vài nguyên nhân khác là do sự phát triển của
thai nhi làm tăng áp lực lên dạ dày gây nên trào ngược. Các nguyên
nhân trên sẽ gây ra hiện tượng ợ chua, ợ nóng, đau tức ngực, khản
tiếng, ho nhiều, niêm mạc thực quản bị sưng tấy, đỏ, khó nuốt thức ăn
vì thế cũng cần phải theo dõi và khám thai định kỳ để chăm sóc tốt nhất
cho mẹ bầu và thai nhi.
➔ Một số cách để cải thiện triệu chứng trên. Cần bổ sung nhóm thực
phẩm giàu tinh bột, rau xanh, uống nước tối thiểu 2l mỗi ngày, bổ sung
các thực phẩm giàu đạm dễ tiêu cho cơ thể, sữa chua, hoa quả , trái
cây có vị ngọt, hoặc một số trà thảo dược. Chia nhỏ khẩu phần ăn,
không ăn trước khi ngủ. Không ăn các thực phẩm cay nóng hoặc sử
dụng các chất kích thích như caffeine, thực phẩm muối chua. Hoạt động
thể dục nhẹ nhàng như yoga bầu, đi bộ.
➔ Do bệnh nhân không có tình trạng bệnh liên quan dạ dày trước đó, nên
khuyến cáo sử dụng thuốc.
9. Những nguy cơ của vi khuẩn niệu không triệu chứng khi
mang thai là gì và S.C. nên được điều trị như thế nào?

➔ Nguy cơ của vi khuẩn niệu không triệu chứng khi mang thai có thể dẫn
đến viêm bể thận, nên cần điều trị bằng kháng sinh tương tự như
nhiễm trùng đường tiết niệu cấp tính.
➔ Đối với bệnh nhân S.C không dị ứng thuốc và thai 31 tuần tuổi, cân
nhắc sử dụng Cephalexin. Là một trong những kháng sinh thuộc nhóm
beta-lactam vì thế nhiều tính chất tương đồng như penicillin. Sẽ an
toàn hơn với các kháng sinh khác, hầu như không gây tác hại cho thai
nhi. Đối với thai phụ 31 tuần tuổi, thai nhi đã ổn định, không dị tật. Vì
thế sử dụng cephalexin là lựa chọn gần như tối ưu
➔ Liều thường dùng là 250mg mỗi 6 giờ hoặc 500mg mỗi 12 giờ. Cần
cân nhắc nếu tình trạng nhiễm khuẩn nặng hơn.
➔ Cần theo dõi và không được tặng hoặc giảm liều thuốc nếu chưa có
sự cho phép của bác sĩ.

TLTK:

https://www.msdmanuals.com/vi/chuy%C3%AAn-gia/ph%E1%BB%A5-khoa-
v%C3%A0-s%E1%BA%A3n-khoa/c%C3%A1ch-ti%E1%BA%BFp-c
%E1%BA%ADn-v%E1%BB%9Bi-ph%E1%BB%A5-n%E1%BB%AF-mang-
thai-v%C3%A0-ch%C4%83m-s%C3%B3c-ti%E1%BB%81n-s%E1%BA
%A3n/sinh-l%C3%BD-h%E1%BB%8Dc-c%E1%BB%A7a-thai-ngh
%C3%A9n

CA 2 BUỔI 15
Phần 1
1. Bệnh ĐTĐ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa trẻ
mà cô muốn thụ thai như thế nào?
- Làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở thai nhi và ở người mẹ.
Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi máu, tăng
bilirubin máu, tăng hồng cầu và tăng nhầy nhớt.
- Kiểm soát kém bệnh tiểu đường mắc sẵn (trước khi mang
thai):
+ Nồng độ glucose trong máu lúc đói theo dõi trong 1 tháng qua
dao động từ 90 đến 140 mg/dL -> cao (> 126 mg/dL)
+ HbA1C 7,8% -> cao (> 7%)
➔ Chỉ số đường huyết của thai nhi cũng sẽ tăng cao, sự hình
thành các cơ quan của thai nhi sẽ không hoàn thiện và dễ xuất hiện
những bất thường về hình dạng.

2. K.H. muốn biết những rủi ro sức khỏe nào cô ấy có


thể phải chịu khi mang thai và biện pháp nào có thể giảm thiểu
những rủi ro này?
❖ Những rủi ro sức khỏe có thể phải chịu:
➔ Nhiễm toan ceton tiểu đường
➔ Kích thước thai nhi quá lớn làm tăng nguy cơ sinh khó.
➔ Tăng tỷ lệ sẩy thai
➔ Tăng huyết áp, tiền sản giật.
❖ Biện pháp giảm thiểu những rủi ro:
➔ Để giảm thiểu rủi ro thì điều tốt nhất mà bạn có thể làm
cho chính mình và em bé là chắc chắn rằng bệnh tiểu đường của bạn
được kiểm soát một cách tốt nhất trước khi bạn có ý định có thai.
Trước khi bạn dự kiến có em bé, hãy hỏi lời khuyên của bác sĩ để
nhận được tư vấn kỹ càng.
➔ Kiểm soát đường huyết tốt (mức Hgb A1c gần với mức
bình thường) nên đạt được nhiều tháng trước khi thụ thai để giảm
thiểu rủi ro của các dị tật bẩm sinh.
➔ HA hiện tại 145/94 mmHg cao và nên được giảm xuống
mức HA tâm trương khoảng 80 mmHg để giảm thiểu rủi ro cho tiền
sản giật hoặc làm trầm trọng thêm các rối loạn.

3. Những can thiệp chuẩn bị tiền thai nào liên quan đến
sức khỏe và ĐTĐ mà K.H. nên thực hiện trước khi cô ấy cố gắng
mang thai?
➔ Chăm sóc tiền sinh cho K.H. nên bắt đầu 6 tháng trước
khi thụ thai
➔ Tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để phát triển
chế độ dinh dưỡng dành riêng cho bệnh nhân để đạt được mục tiêu
cân nặng khỏe mạnh và một có chế độ tự theo dõi đường huyết tốt.
➔ Chuyển sang một thuốc chống tăng huyết áp khác
(methyldopa, labetalol hoặc thuốc chẹn kênh canxi) như methyldopa
hoặc labetalol vì các nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng ACEI
trong 3 tháng đầu thai kỳ làm tăng tỷ lệ dị tật tim bẩm sinh. Việc sử
dụng ACEI hoàn toàn chống chỉ định trong 3 tháng giữa và cuối thai
kỳ 4
TLTK: https://www.msdmanuals.com/vi/chuy%C3%AAn-gia/ph
%E1%BB%A5-khoa-v%C3%A0-s%E1%BA%A3n-khoa/thai-k%E1%BB
%B3-c%C3%B3-bi%E1%BA%BFn-ch%E1%BB%A9ng-theo-b%E1%BB
%87nh-l%C3%BD/b%E1%BB%87nh-ti%E1%BB%83u-
%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-khi-mang-thai

Phần 2
Sau khi hạ HA xuống 125/80 mmHg với labetalol 200 mg PO
hai lần mỗi ngày và Hgb A1c xuống còn
7,3%, K.H. ngừng thuốc tránh thai và quay lại phòng khám 5
tháng sau đó và được ghi nhận là có
thai khoảng 4 tuần. Bệnh ĐTĐ của cô nên được quản lý như
thế nào vào lúc này?

❖ Mục tiêu điều trị ?


➔ - HgbA1c < 7%( 53mmol/mol)
- Glucose huyết tương mao mạch lúc đói, trước ăn: 80-130 mg/dL
(4,4-7,2 mmol/L)
- Huyết áp mục tiêu < 130/80 mmHg (không dưới 120/70 mmHg)
(theo VNHA 2018)
❖ Chế độ ăn ?
➔ Thay đổi lối sống hay điều trị không dùng thuốc bao gồm
luyện tập thể lực, dinh dưỡng và thay đổi lối sống
Các nguyên tắc chung về dinh dưỡng nên được khuyến
cáo cho mọi bệnh nhân:
- Bệnh nhân béo phì, thừa cân cần giảm cân, ít nhất 3-7% so với cân
nặng nền.
- Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm có nhiều chất xơ,
không chà xát kỹ như gạo lứt, bánh mì đen, nui còn chứa nhiều chất
xơ...
- Đạm khoảng 1-1,5 gam/kg cân nặng/ngày ở người không suy chức
năng thận. Nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần. Người ăn chay trường có thể
bổ sung nguồn đạm từ các loại đậu (đậu phụ, đậu đen, đậu đỏ)
- Nên chú trọng dùng các loại mỡ có chứa acid béo không no một nối
đôi hoặc nhiều nối đôi như dầu ô liu, dầu mè, dầu lạc, mỡ cá. Cần
tránh các loại mỡ trung chuyển (mỡ trans), phát sinh khi ăn thức ăn
rán, chiên ngập dầu mỡ.
- Giảm muối trong bữa ăn, còn khoảng 2300 mg Natri mỗi ngày.
- Chất xơ ít nhất 15 gam mỗi ngày.
TLTK :QUYẾT ĐỊNH 3319/QĐ-BYT NĂM 2017 (Quyết định 3319/QĐ-BYT 2017 Hướng
dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2 (thukyluat.vn) )
❖ Kiểm soát đường huyết và HbA1c như thế nào?
- Uống nhiều nước hàng ngày. Uống nhiều nước hàng
ngày giúp kiểm soát đường huyết. ...
- Bổ sung nhiều chất xơ ...
Thường xuyên vận động, thể dục. ...
- Kiểm soát tốt stress. …
- Tự theo dõi đường huyết tại nhà
❖ Thuốc điều trị sử dụng ?
Chế độ điều trị bằng insulin của K.H. nên được tối ưu hóa bằng
cách thay đổi từ insulin glargine thành insulin
NPH (với tỷ lệ 1: 1) để giúp kiểm soát tốt hơn đường huyết đói
và đưa ra liều insulin lispro tiêu chuẩn trước bữa
ăn dựa trên lượng carbohydrate. Điều trị bằng insulin sliding
scale hiếm khi được sử dụng trong thai kỳ.
Liều dùng insulin thường cần được theo dõi chặt chẽ hơn (cứ
sau 2-4 ngày cho đến khi đạt được kiểm soát
đường huyết) trong ba tháng đầu và điều chỉnh mỗi 2 đến 3
tuần trong thai kỳ

CA 3 Buổi 15
1. V.W. nên được bắt đầu với những loại thuốc và phương pháp
điều trị nào?
➔ V.W nên được chuyển từ thuốc hạ đường huyết đường uống sang liệu
pháp insulin bằng regular insulin và insulin NPH. Ngưng metformin và
glipizide. Tổng liều insulin hàng ngày có thể được tính bằng cách tính tuổi
thai và trọng lượng cơ thể thực tế. Tổng liều hàng ngày của cô là 0,8 đơn
vị/kg × 134 kg, hoặc 107 đơn vị hàng ngày. Sử dụng ba mũi tiêm mỗi ngày,
liều của cô sẽ là 47 đơn vị insulin NPH cộng với 24 đơn vị regular insulin
SC 30 phút trước khi ăn sáng, 18 đơn vị insulin regular SC 30 phút trước
bữa tối và 18 đơn vị insulin NPH khi đi ngủ.
2. Có nên thêm thuốc hạ đường huyết bằng đường uống vào chế
độ insulin của V.W?
➔ không nên thêm thuốc hạ đường huyết đường uống nên chuyển sang
điều trị bằng insulin trước khi thụ thai hoặc tại thời điểm xác định có
thai vì nhiều bệnh nhân không kiểm soát được bằng thuốc hạ đường
huyết đường uống.
Dùng thuốc hạ đường huyết để kiểm soát đường huyết đầy đủ cho
đến khi điều trị bằng insulin có thể được thực hiện.

CA 4 B15
1. Định nghĩa ĐTĐ thai kỳ (kèm TLTK)

➔ ĐTĐTK là tình trạng liên quan đến tăng glucose huyết tương của mẹ với mức
độ thấp hơn ĐTĐ mang thai (đái tháo đường rõ) và làm tăng nguy cơ các kết cục
sản khoa bất lợi cho cả thai phụ và thai nhi.

(TLTK trích dẫn phần 2.2. Định nghĩa đái tháo đường trong
thai kỳ-“Hướng dẫn quốc gia dự phòng và kiểm soát đái
tháo đường thai kỳ” của Bộ Y Tế )
2. Nêu các biến chứng của ĐTĐ thai kỳ

➔ Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của bà mẹ cũng
như của thai nhi: Người mẹ có thể mắc các bệnh lý như tăng huyết áp,
bệnh lý võng mạc, bệnh lý mạch vành và nhiễm trùng tiết niệu, tăng
nguy cơ tiền sản giật - sản giật và nguy cơ bị đái tháo đường thực sự
trong tương lai... Tăng huyết áp ở người mẹ sẽ đe dọa đến tính mạng
của cả mẹ và thai nhi. Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng bất thường
bẩm sinh tăng gấp 3 lần ở những thai nhi có mẹ mắc bệnh đái tháo
đường thai kỳ trước đó mà không được kiểm soát tốt.

3. Yếu tố nguy cơ của ĐTĐ thai kỳ là gì? BN có những YTNC


nào?

➔ ĐTĐTK có xu hướng hay gặp ở những thai phụ sinh con khi lớn tuổi,
sinh nhiều con, thừa cân, tiền căn gia đình có đái tháo đường, tiền căn
sản khoa: thai lưu, sinh con to.
➔ Theo khuyến cáo của Hội nghị quốc tế về ĐTĐTK lần V tại Mỹ năm
1998, các thai phụ có yếu tố nguy cơ sau đây dễ mắc ĐTĐTK:
➔ Béo phì: Ở người béo phì có tình trạng kháng insulin và tăng tiết insulin
gây rối loạn chuyển hóa glucose.
➔ Tiền sử gia đình: Tiền sử gia đình có người ĐTĐ thế hệ thứ nhất là một
trong những yếu tố nguy cơ cao của ĐTĐTK, chiếm 50 - 60% so với
nhóm tiền sử gia đình không có người đái tháo đường.
➔ Tiền sử sinh con to ≥ 4000gam:Cân nặng trẻ sơ sinh to≥ 4000gam vừa
là hậu quả của ĐTĐTK, vừa là yếu tố nguy cơ cho mẹ ở những lần
mang thai sau.
➔ Tiền sử bất thường về dung nạp glucose: Đây là yếu tố nguy cơ cao
đối với ĐTĐTK, đa số người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose thì khi
có thai đều bị ĐTĐTK.
➔ Glucose niệu dương tính: Cũng là yếu tố nguy cơ cao đối với ĐTĐTK.
Tuy nhiên, có khoảng 10 - 15% thai phụ có glucose niệu dương tính mà
không phải do mắc ĐTĐTK.
➔ Tuổi mang thai: Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), thai
phụ có tuổi nhỏ hơn 25 được coi là ít nguy cơ ĐTĐTK, khi phụ nữ lớn
hơn 35 tuổi mang thai thì nguy cơ ĐTĐTK tăng cao hơn.
➔ Tiền sử sản khoa bất thường: Thai chết lưu không rõ nguyên nhân,
con bị dị tật bẩm sinh, tiền sản giật, sinh non.
➔ Chủng tộc: Là một yếu tố nguy cơ độc lập dẫn đến ĐTĐTK, có ảnh
hưởng trực tiếp đến tần suất mắc ĐTĐ type 2 trong dân số. Châu Á
là chủng tộc có nguy cơ mắc ĐTĐTK cao.
➔ Hội chứng buồng trứng đa nang.

TIẾP THEO

1. J.B. nên được kiểm soát tình trạng ĐTĐ như thế nào tại
thời điểm này?

➔ Điều trị GDM bằng liệu pháp insulin được thực hiện tương tự
như điều trị bệnh ĐTĐ tiền thai. Chế độ insulin tối ưu cho GDM chưa
được xác định. Liều tương tự với chế độ đa liều, dựa trên trọng
lượng, tách hỗn hợp. Phác đồ insulin phải được điều chỉnh cụ thể
theo nhu cầu của người phụ nữ để kiểm soát đường huyết.
➔ Metformin có thể được sử dụng trong thai kỳ cho GDM,
nhưng sẽ ít thành công hơn khi điều trị đơn trị liệu ở phụ nữ có lượng
glucose cao. Metformin thường được dành cho những bệnh nhân có
nhu cầu insulin cao (> 300 đơn vị mỗi ngày) trong 3 tháng giữa và
cuối thai kỳ.
➔ Các thuốc hạ đường huyết đường uống khác, chẳng hạn như
sulfonylurea, có dữ liệu kém hơn và tăng nguy cơ tác dụng phụ.
➔ Liệu pháp insulin là tối ưu với J. B. vì trên 30 tuần tuổi thai và
có mức đường huyết đói dưới 110 mg/dL. Nên tăng hoặc giảm liều
để đạt được kiểm soát đường huyết.
➔ Tăng glucose huyết tương buổi sáng lúc đói thì phác đồ sử dụng
Insulin nền được khuyến cáo. Có thể sử dụng Insulin NPH hoặc
Insulin tác dụng kéo dài (Detemir). Liều khởi đầu 0,1 IU/kg/ngày
(trọng lượng thực) nếu glucose huyết tương buổi sáng lúc đói
thường xuyên bằng hoặc trên 5,3 mmol/L (95mg/L) và dưới 7
mmol/L (180mg/dL). Chỉnh liều Insulin cứ 2 - 3 ngày/lần, mỗi lần
thêm 1 - 2 IU cho đến khi đạt mục tiêu điều trị.
➔ Glucose huyết tương sau ăn tăng thì sử dụng Insulin nhanh
(regular, lispro, aspart) tiêm trước các bữa ăn. Số mũi tiêm phụ
thuộc vào số các bữa ăn có tăng glucose huyết tương, có thể tiêm
từ 1 đến 3 mũi tiêm. Liều khởi đầu từ =< 0,1 IU/kg/bữa ăn. Chỉnh
liều Insulin 2 - 3 ngày/lần, mỗi lần tăng 1 - 2 đơn vị cho đến khi
glucose huyết tương đạt mục tiêu.

2. BN có nguy cơ bị ĐTĐ type 2 mạn tính sau sinh hay không?

➔ Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ lần đầu có nguy cơ sẽ bị lần thứ hai khi
tiếp tục mang thai và tăng nguy cơ bị đái tháo đường type 2 về sau. Kiểm
soát cân nặng sau sinh có thể làm giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ
tái diễn. Hơn 90% phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ có mức đường huyết
trở về bình thường sau khi sinh. Chỉ một số ít trường hợp gặp vấn đề với
đường huyết. Do đó, xét nghiệm máu đo đường huyết sau sinh 6 – 8 tuần
để kiểm tra lại là rất quan trọng.

CA 5 B15

1. T.D. có loại tăng huyết áp nào? Khả năng T.D. bị tiền


sản giật là gì?
➔ T.D bị tăng huyết áp mạn tính, nhưng không chắc là T.D đã bị
tiền sản giật vào thời điểm này.
2. T.D. có những yếu tố nguy cơ nào có thể dẫn tới tiền
sản giật?
➔ Tuổi và béo phì, tăng huyết áp mạn tính
3. Dữ liệu chủ quan và khách quan nào cần được theo dõi
cho sự phát triển tiền sản giật của T. D.?
➔ Nên theo dõi huyết áp thường xuyên.
➔ Siêu âm định kỳ để đánh giá sự phát triển của thai vì thai chậm
phát triển là tình trạng thường thấy ở thai phụ THA mạn.
➔ Nên được hướng dẫn để nhận biết và báo cáo ngay lập tức tất cả
các dấu hiệu và triệu chứng của tiền sản giật.
4. T.D. có nên được điều trị bằng thuốc chống tăng huyết
áp để ngăn ngừa tiền sản giật?
➔ T. D có chức năng thận bình thường và huyết áp tâm trương dưới
100 mm Hg => không cần điều trị thuốc hạ huyết áp tại thời điểm
này
5. Khi T.D trở lại phòng khám 2 tuần sau khi thai 30 tuần,
HA tâm thu dao động trong khoảng từ 160 - 165 mmHg
và huyết áp tâm trương 85-92 mmHg. T.D. nên bắt đầu
dùng thuốc gì?
➔ T.D. nên được bắt đầu bằng methyldopa 500 mg PO 3 lần mỗi
ngày.
➔ Nếu T.D. không thể chịu đựng được các tác dụng phụ, cô ấy có
thể được chuyển sang labetalol 200 mg PO hai lần mỗi ngày.

T.D trở lại bác sĩ sản khoa 1 tuần sau đó vào 31 tuần thai nghén
phàn nàn về chứng phù tay và chân nhẹ. Cô có 1+ protein niệu bằng
que thử nước tiểu, và HA của cô là 155/102 mmHg. Siêu âm cho
thấy sự hạn chế tăng trưởng của thai nhi.

Cận lâm sàng:

SCr, 0,9 mg / dL

UA huyết thanh, 6.0 mg / dL

Aspartate aminotransferase (AST), 25 đơn vị / L

Alanine aminotransferase (ALT), 16 đơn vị / L

Tiểu cầu, 230.000 / L

Cô hiện đang dùng labetalol 200 mg PO hai lần mỗi ngày và đã tuân
thủ các loại thuốc của mình.
6. Bằng chứng nào phù hợp với tiền sản giật ở T.D.? Cô ấy bị tiền
sản giật nhẹ hay nặng ?
➔ Bằng chứng khác về tiền sản giật bao gồm nồng độ UA huyết thanh tăng
cao và SCr tăng. Cô ấy bị tiền sản giật nhẹ.

T.D được đưa vào bệnh viện. Protein nước tiểu 24 giờ là 500 mg/24
giờ. Mặc dù sự phát triển của thai nhi bị hạn chế, tất cả các xét
nghiệm thai nhi khác đều ổn. Sau 24 giờ, HA của cô giảm xuống
140/95 mm Hg. Số lượng tiểu cầu của cô vẫn ổn định và lớn hơn
200/μL, và transaminase là bình thường. Không có dấu hiệu và triệu
chứng khác của tiền sản giật đã được ghi nhận.

7. Nên điều trị tiền sản giật nhẹ ở T.D. như thế nào?
➔ Sinh bé là cách chữa trị duy nhất cho tiền sản giật và sẽ là lựa chọn
điều trị tốt nhất cho T.D. nếu cô ấy ở tuổi thai hơn 37 tuần. Tình trạng
của T.D. nhẹ, tuy nhiên, và không gần với hạn sinh.
➔ Nếu thai nhi của T.D. bị chậm phát triển nghiêm trọng và các XN là bất
thường thì việc sinh sớm sẽ được chỉ định. => T.D. nên tiếp tục thai kỳ
và được theo dõi y khoa.
➔ Sử dụng glucocorticoids cho sự trưởng thành phổi của thai nhi. Nghỉ
ngơi tại giường ở tư thế nằm nghiêng một bên.
➔ Đo HA thường xuyên mỗi ngày.
➔ Transaminase gan, tiểu cầu và creatinine nên được đo định kỳ.
➔ Đánh giá các triệu chứng của tiền sản giật nặng.
➔ Giám sát thai nhi.

HA của T.D. trong khoảng 2 tuần dao động từ 140 đến 150 mmHg tâm thu
và 90 đến 100 mmHg tâm trương khi nghỉ ngơi tại giường. Protein niệu của
cô vẫn ổn định ở mức 1+ đến 2+ bằng que thử nước tiểu. Trong 2 ngày
qua, HA của T.D. bắt đầu tăng trở lại, và hôm nay HA của cô là 160/112
mmHg và que thử nước tiểu của cô là 3+. Cô phàn nàn về đau đầu, chóng
mặt, rối loạn thị giác và bị phù đáng kể ở mặt, tay, chân và mắt cá chân.
T.D. được chuyển đến Đơn vị chuyển dạ và sinh nở để sinh. Cận lâm sàng
như sau:

SCr, 1,3 mg / dL

UA, 6,7 mg / dL

AST, 30 đơn vị / L

ALT, 16 đơn vị / L

Tổng lượng bilirubin, 1 mg / dL


Tiểu cầu, 95.000 / L

Hematocrit, 38%

Huyết sắc tố, 13 g / dL

Protein nước tiểu ngẫu nhiên, 4+

Ước tính trọng lượng của thai nhi bằng siêu âm là 1.700 g, nằm trong phân
vị thứ 10 đến 25 cho tuổi thai 34 tuần

8. Những dấu hiệu, triệu chứng và bằng chứng cận lâm sàng của
tiền sản giật nặng hỗ trợ chẩn đoán ở T.D. là gì và những biến
chứng nào có thể xảy ra?
T.D đã phát triển tiền sản giật nặng.

HA tâm thu và tâm trương lần lượt lớn hơn 160 và 112 mm
Hg.

- 3+ protein trong một mẫu nước tiểu ngẫu nhiên, và SCr tăng.

- Triệu chứng đau đầu và rối loạn thị giác.

- Giảm tiểu cầu (số lượng tiểu cầu là 95.000/μL).

- Mặc dù transaminase gan hiện đang bình thường, cô có thể


đang phát triển hội chứng HELLP, một biến thể của tiền sản
giật nặng liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong chu sinh.
Do đó, nên tiếp tục theo dõi cận lâm sàng ngay cả khi việc
sinh nở đang được lên kế hoạch.

Biến chứng:

Nguy cơ xuất huyết não, phù não, bệnh não, rối loạn đông
máu, phù phổi, suy gan, suy thận và co giật sản giật.

Tiền sản giật nặng không chỉ gây nguy hiểm cho mẹ mà còn
cho thai nhi vì tưới máu tử cung bị ảnh hưởng.

9. Tình trạng tăng huyết áp nặng ở T.D. nên được điều trị như
thế nào?
➔ Hydralazine 5 mg IV trong 1 đến 2 phút và lặp lại với liều 5 đến 10 mg
cứ sau 20 đến 30 phút với liều tích lũy 20mg.
➔ Nếu một hoặc hai liều hydralazine không hiệu quả trong việc hạ HA tâm
trương xuống dưới 100mmHg, labetalol 20 mg IV cứ sau 10 đến 15
phút có thể sử dụng.
10. T.D sẽ trải qua chuyển dạ chỉ định vì tiền sản giật
nặng. Nên dùng thuốc gì cho T.D. để ngăn ngừa co giật?
➔ Magiê sulfate nên được cung cấp cho T.D. để ngăn ngừa co giật sản
giật khi chuyển dạ. T.D. nên được nạp magiê sulfate 4 g IV trong 30
phút và sau đó bắt đầu truyền liên tục 2 g / giờ.

T.D đã được cho magiê sulfat 4 g IV trong 30 phút và sau đó


được bắt đầu truyền liên tục 2 g / giờ.

11. Dữ liệu chủ quan và khách quan nào cần được theo
dõi trong quá trình điều trị T.D. bằng magiê?
➔ Mất phản xạ xương bánh chè, dấu hiệu đầu tiên của nhiễm độc magie,
thường xảy ra ở nồng độ huyết thanh 8 đến 12 mg / dL.
➔ Tốc độ hô hấp nên được theo dõi hàng giờ và nên lớn hơn 12 nhịp thở /
phút.
➔ Lượng nước tiểu nên được theo dõi cẩn thận và nên có ít nhất 100 ml
mỗi 4 giờ (hoặc 25ml / giờ).
➔ Nồng độ huyết thanh magie không được đo thường xuyên trừ khi rối
➔ loạn chức năng thận rõ rệt hoặc tăng SCr vì magiê gần như được đào
thải hoàn toàn qua thận.
➔ Hạ canxi máu và tetany cũng có thể xảy ra thứ phát do tăng magie và
có thể đảo ngược bằng canxi gluconate 1 g (10 ml dung dịch 10%) đẩy
IV chậm trong 3 phút.
➔ Suy nhược thần kinh cơ có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh có mẹ sử dụng
magie sunfat.

12. Magiê sulfate nên được tiếp tục trong bao lâu?
➔ Liệu pháp magiê sunfat thường được tiếp tục trong 24 giờ sau khi sinh.

T/D sinh thường và quá trình truyền magiê đã bị ngưng do nhầm lẫn 3
giờ sau khi sinh. T.D trải qua cơn co giật 4 giờ sau đó khi các y tá của cô
phát hiện ra rằng magiê bị ngừng.

13. Điều trị bằng thuốc thích hợp cho sản giật là gì?
➔ T.D. nên được nạp lại bằng magie sulfat và tiếp tục truyền magie trong
24 đến 48 giờ.

You might also like