You are on page 1of 55

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG

PHÒNG GIÁO DỤC MẦM NON

GIỚI THIỆU MÔ HÌNH ĐIỂM BỮA ĂN HỌC ĐƯỜNG


ĐẢM BẢO DINH DƯỠNG HỢP LÝ KẾT HỢP TĂNG
CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC CHO TRẺ MẦM NON

Nguyễn Thị Minh Huệ


Chuyên viên phòng GDMN
 Tỉ lệ trẻ béo phì độ tuổi mầm non ngày càng tăng.
 Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp.
 Tại Hội nghị công bố kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng 2019-
2020, Bộ Y tế nhận định “Việt Nam đang đối mặt với gánh
nặng kép ba về dinh dưỡng gồm suy dinh dưỡng thấp còi, thừa
cân béo phì và thiếu vi chất dinh dưỡng”. Trong đó, thừa cân
béo phì được xem là tăng nhanh đến đáng ngại, đặc biệt ở các
khu vực thành phố lớn.
• Nguyên nhân chính là do mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào
và năng lượng tiêu hao. Trẻ bắt đầu thừa cân từ tuổi mầm non,
tiếp tục tăng cân ở tuổi tiểu học và có thể sẽ bị béo phì ở tuổi
tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
• Bên cạnh chế độ dinh dưỡng không hợp lý, trẻ còn dễ tăng cân
bởi xem nhẹ yếu tố vận động khiến mất cân bằng năng lượng
mà chủ yếu cán cân nghiêng về phía “nạp” hơn phía “tiêu”.
=> Nhằm tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng phòng chống
dịch bệnh, nhất là trong tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến
vô cùng phức tạp, cần chú ý tới khẩu phần ăn của trẻ một cách
khoa học, hợp lý. Việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cân bằng
vitamin, xơ, khoáng chất, giảm đạm, béo, tinh bột giúp trẻ tăng
sức đề kháng chống đỡ bệnh tật và cơ thể đảm bảo phát triển
hài hòa, cân đối.
- Đề án Mô hình điểm bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng hợp
lý kết hợp tăng cường HĐ thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên
do Vụ Giáo dục Thể chất kết hợp với Viện Dinh dưỡng, trường
ĐHSP TDTT thành phố Hồ Chí Minh triển khai thí điểm tại 10
tỉnh, thành trên toàn quốc, trong đó có TP Hải Phòng. Mỗi tỉnh,
thành lựa chọn 02 trường MN (01 trường thực nghiệm và 01
trường đối chứng).
Sở GD&ĐT đã lựa chọn 02 trường MN thuộc quận Hồng Bàng: MG
Mầm non 1 là trường thực nghiệm triển khai mô hình điểm và MN
Hùng Vương là trường đối chứng.
Ban chỉ đạo Đề án đã tiến hành khảo sát điều tra ban đầu tại 02
trường về tập huấn kỹ thuật cân đo và kỹ thuật kiểm tra thể lực và
dinh dưỡng cho trẻ.
Sau khi kết thúc khảo sát điều tra ban đầu, Ban chỉ đạo Đề án đã tổ chức
tập huấn triển khai Mô hình bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng hợp
lý và tăng cường hoạt động thể lực trong trường học cho đại biểu đại
diện 14 quận, huyện gồm đại biểu các phòng giáo dục phụ trách mầm
non, hiệu trưởng, phó HT phụ trách nuôi dưỡng, bếp trưởng, giáo viên
và đại diện ban phụ huynh học sinh trường MG Mầm non 1, quận Hồng
Bàng.
Triển khai, áp dụng bộ thực đơn của Đề án:
-Tăng cường rau xanh, trái cây và sữa trong khẩu phần ăn
của trẻ hàng ngày. Thực đơn ngoài các món mặn và canh còn
bổ sung thêm rau xanh có thể xào hoặc luộc chế biến to để
trẻ ăn nhằm kích thích khả năng nhai, phát triển kỹ năng
nhai, nuốt của trẻ từ đó giúp cơ hàm của trẻ phát triển.
-Tăng cường vận động thể lực cho trẻ với các bài tập vận
động phù hợp với từng độ tuổi được thực hiện tại các thời
điểm trong trường mầm non.
 I. Một số khái niệm:
 1. Dinh dưỡng hợp lý
 Dinh dưỡng hợp lý là khẩu phần ăn đủ về số lượng và cân đối
về chất lượng, có nghĩa là khẩu phần đáp ứng về nhu cầu năng
lượng và các chất dinh dưỡng cho cơ thể đồng thời các chất
dinh dưỡng có tỷ lệ cân đối.
 2. Khẩu phần ăn
 Khẩu phần ăn là lượng thức ăn cần thiết của một người trong
một ngày nhằm đáp ứng nhu cầu về năng lượng và các chất
dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, vì vậy khẩu phần ăn hàng
ngày của trẻ mầm non (bán trú) bao gồm: khẩu phần ăn tại
trường + khẩu phần ăn ở nhà.
 3. Thực đơn
 Khẩu phần tính toán lượng thực phẩm, chế biến dưới dạng các
món ăn, sau khi sắp xếp thành bảng món ăn từng bữa, hàng
ngày, hàng tuần gọi là thực đơn.
 II. Nguyên tắc xây dựng khẩu phần, thực đơn
 1. Khẩu phần đáp ứng các tiêu chuẩn về dinh dưỡng theo quy định
 - Khẩu phần đáp ứng nhu cầu khuyến nghị về năng lượng
 - Khẩu phần phải đạt tối ưu, cân đối giữa các nhóm chất sinh năng lượng: P, L, G
 - Khẩu phần cần đạt tối ưu, cân bằng các chất dinh dưỡng (P động vật/P thực vật, L
động vật/L thực vật)
 - Khẩu phần đảm bảo tối ưu các Vitamin và chất khoáng (Vitamin C, Vitamin A,
sắt, kẽm, i ốt…)
 - Khẩu phần phải được xây dựng dựa trên thực phẩm sẵn có của địa phương và
mức đóng góp tiền ăn của trẻ
 - Xây dựng thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo mùa. Các món ăn của thực đơn
không nên lặp lại trong 2-4 tuần để trẻ không bị nhàm chán. Thay đổi sự kết hợp
giữa các loại thực phẩm để tạo ra các món ăn khác nhau
 - Thực đơn cân đối, hợp lý, đa dạng nhiều loại thực phẩm để cung cấp nhiều chất
dinh dưỡng khác nhau cho cơ thể. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Bữa ăn hợp lý là bữa ăn có đủ thành phần các nhóm thức ăn
và ở tỉ lệ thích hợp từ bốn nhóm thực phẩm cung cấp các chất
dinh dưỡng là:
+ Nhóm cung cấp chất bột đường
+ Nhóm cung cấp chất đạm
+ Nhóm cung cấp chất béo
+ Nhóm cung cấp Vitamin và khoáng chất
 - Ngoài ra hiện nay theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới, Unicep,…
thực phẩm có thể được phân loại thành 8 nhóm sau:
 + Nhóm 1: Lương thực: gạo, ngô, khoai, sắn…
 + Nhóm 2: Hạt các loại: đậu, đỗ, vừng, lạc…
 + Nhóm 3: Nhóm sữa và các sản phẩm từ sữa
 + Nhóm 4: Nhóm thịt các loại, cá và hải sản
 + Nhóm 5: Nhóm trứng và các sản phẩm từ trứng
 + Nhóm 6: Nhóm củ, quả màu vàng, da cam, màu đỏ như: cà rốt, bí ngô,
gấc, cà chua hoặc rau tươi có màu xanh thẫm
 + Nhóm 7: Nhóm rau, củ, quả khác như: su hào, củ cải…
 + Nhóm 8: Nhóm dầu ăn, mỡ các loại, là nguồn cung cấp chất béo
 Theo cách phân loại này, yêu cầu bữa ăn ít nhất có 5/8 nhóm kể trên, trong
đó nhóm chất béo là bắt buộc.
 3.Phối hợp nguồn chất đạm động vật và thực vật, chất béo
động vật và thực vật hợp lý
 Có hai nguồn thực phẩm cung cấp chất đạm cho cơ thể là chất
đạm động vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản…) và chất
đạm thực vật (đậu, đỗ…) Bữa ăn nên có sự cân đối giữa đạm
động vật và đạm thực vật. Đối với trẻ mầm non, yêu cầu tỉ lệ P
động vật/P tổng số nên đạt từ 60% trở lên.
 Có hai nguồn cung cấp chất béo là chất béo động vật (mỡ các
loại, sữa, trứng bơ…) và chất béo thực vật (dầu thực vật, lạc,
vừng, đậu tương, hạt điều, hạt dẻ, cùi dừa…) Do cơ thể trẻ
đang phát triển rất nhanh, rất cần axit arachidonic, một axit
béo không no có nhiều trong mỡ động vật, vì vậy bữa ăn cần
có tỉ lệ cân đối giữa chất béo động vật và chất béo thực vật,
được khuyến nghị là 70% và 30%.
 Mặt khác, sử dụng phối hợp nguồn chất đạm thực vật, chất
béo động vật có giá thành không quá đắt, giúp điều tiết kinh
phí bữa ăn của trẻ, đặc biệt ở những nơi điều kiện kinh tế hạn
chế, mức đóng góp tiền ăn không cao.
 4.Sử dụng muối hợp lý trong chế biến món ăn, hạn chế thực
phẩm đóng gói và chế biến sẵn
 Muối ăn là loại gia vị được sử dụng hàng ngày, nhưng cơ thể chỉ
cần một lượng rất ít, không nên ăn mặn. nên sử dụng muối iot
trong chế biến món ăn. Với trẻ mầm non nên sử dụng dưới 3g
muối/ngày.
 Theo một số kết quả nghiên cứu, thực phẩm chế biến sẵn chứa
nhiều chất phụ gia, không có lợi cho sức khỏe của trẻ, là một
trong những nguyên nhân gây thừa cân, béo phì. Bánh kẹo có
đường tinh chế, tạo cảm giác no giả. Đây là một trong những
nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ. Mặt khác, thực phẩm chế biến
sẵn thường có giá thành cao, do vậy khi xây dựng thực đơn tại
trường cho trẻ nên hạn chế tối đa thực phẩm chế biến sẵn (mì
tôm, xúc xích, bim bim, bánh, kẹo, giò, chả…)
 III. Hướng dẫn xây dựng khẩu phần, thực đơn bán trú cho trẻ tại các cơ sở
GDMN
 1. Các bước tiến hành
 Bước 1: Lựa chọn mức năng lượng phù hợp
 - Chương trình GDMN đã quy định mức năng lượng khuyến nghị cho từng
độ tuổi
 - Căn cứ vào tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại trường để lựa chọn mức
năng lượng phù hợp
 VD: - Các trường có tỉ lệ thừa cân, béo phì nhiều nên chọn mức năng
lượng nghiêng về khoảng giới hạn thấp
 - Các trường có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao nên chọn mức năng lượng
nghiêng về khoảng giới hạn cao.
 Bước 2: Lựa chọn tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng (P, L,
G)
-Căn cứ vào tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại trường để lựa
chọn tỉ lệ chất đạm, chất béo, chất bột đường sao cho đảm
bảo cân đối, hợp lý và đáp ứng yêu cầu của chương trình
GDMN. VD: Các trường có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao, có thể
chọn tỉ lệ năng lượng cung cấp từ Lipit khẩu phần cao hơn
các trường có tỉ lệ thừa cân, béo phì cao.
- Ước tính năng lượng cung cấp từ nguồn P, L, G khẩu phần:
Dựa vào năng lượng ước tính từ nguồn P, L, G khẩu phần
tính ra khối lượng cần có của mỗi chất trong khẩu phần bằng
cách chia năng lượng từ nguồn P, G và năng lượng từ chất
béo (mỗi gam P và G cho 4,1 Kcal, mỗi gam L cho 9,0 Kcal).
 VD1: Khẩu phần của trẻ Nhà trẻ (18-36 tháng) với mức 600 Kcal
bán trú tại trường và theo tỉ lệ P-L-G: 18-35-50
+ Số gam P cần có trong khẩu phần: (600 : 100 x 18) : 4,1= 26,34 g
+ Số gam L cần có trong khẩu phần: (600 : 100 x 35) : 9,0 = 23,33g
 + Số gam G cần có trong khẩu phần: (600 : 100 x 50) : 4,1 = 73,17 g
 VD2: Khẩu phần của trẻ Mẫu giáo với mức 700Kcal bán trú tại
trường và theo tỉ lệ P-L-G: 15-28-57
+ Số gam P cần có trong khẩu phần: (700 : 100 x 15) : 4,1= 25,61 g
+ Số gam L cần có trong khẩu phần: (700 : 100 x 28) : 9,0 = 21,8g
+ Số gam G cần có trong khẩu phần: (700 : 100 x 57) : 4,1 = 97,3 g
 Bước 3: Lên thực đơn
-Lên thực đơn từng ngày và cho cả tuần. Thực đơn một ngày
của trẻ ở trường mầm non bao gồm món ăn của các bữa chính
và phụ
- Chọn thực phẩm ngon nhất, thực phẩm giàu đạm động vật,
thực vật
- Chọn thực phẩm, nguyên liệu sử dụng. Ưu tiên thực phẩm
sẵn có của địa phương
 - Xây dựng thực đơn cho bữa chính, bữa phụ phù hợp với mức tiền ăn:
 + Bữa chính cần đảm bảo tối thiểu có cơm, món mặn và canh. Tuy
nhiên ở những nơi có điều kiện, bữa chính nên bao gồm: món cơm,
món xào, món mặn, canh và tráng miệng để đảm bảo đa dạng thực
phẩm
 + Cách chế biến cần phù hợp với độ tuổi và tạo màu cho các món ăn
bằng các thực phẩm có màu sắc khác nhau làm tăng tính hấp dẫn, kích
thích trẻ hứng thú với món ăn, đồng thời đem lại giá trị dinh dưỡng.
 - Thực đơn sử dụng đa dạng các loại thực phẩm giàu đạm như: thịt lợn,
thịt bò, thịt gà, thủy hải sản, trứng, đậu (2-3 loại)
 - Thực đơn đa dạng về các loại rau, củ: có 3-5 loại rau, củ
 - Để tăng thêm khẩu phần canxi, bữa phụ cho trẻ sử dụng thêm sữa và
chế phẩm sữa
 Bước 4: Chọn và tính thực phẩm cần có để đạt khẩu phần dự
tính
 Dựa vào bảng thành phần dinh dưỡng của thực phẩm để tính
lượng thực phẩm cần có cho khẩu phần
 - Tính lượng gạo và thực phẩm giàu đạm cho một suất ăn
- Bổ sung vitamin và chất khoáng bằng các loại rau
- Bổ sung cho đạt năng lượng với dầu, mỡ và đường
 Tính toán và cân đối các thực phẩm sao cho khẩu phần đạt
tiêu chuẩn về năng lượng, cân đối giữa các chất cung cấp năng
lượng, giữa thực phẩm nguồn gốc động vật và thực vật, phù
hợp với mức tiền ăn của trẻ.
 2. Đánh giá khẩu phần ăn đạt tiêu chuẩn
 Khẩu phần ăn cân đối, hợp lý, đạt tiêu chuẩn cần đủ bốn yếu tố sau
đây:
 - Đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng
 Khẩu phần phải đạt năng lượng theo nhu cầu khuyến nghị của lứa
tuổi. Đảm bảo đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng, tối thiểu 5/8 nhóm thực
phẩm trong đó nhóm chất béo là bắt buộc và đa dạng thực phẩm.
 - Tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng cân đối, hợp lý
 Tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng P-L-G theo nhu cầu khuyến nghị.
Ngoài ra, tùy theo thực đơn, thực phẩm, có thể chọn tỉ lệ các chất theo
nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo tỉ lệ của mỗi chất nằm
trong khoảng quy định.
- Cân đối thành phần các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn
 Cân
đối tỉ lệ P động vật và P thực vật: khẩu phần ăn của trẻ
mầm non nên có tỉ lệ P động vật/P tổng số từ 60% trở lên.
 Cân đối tỉ lệ L động vật và L thực vật: Đối với trẻ mầm non, tỉ
lệ cân đối giữa L động vật và L thực vật được khuyến nghị là
70% và 30%.
 Cânđối tỉ lệ G khẩu phần: Trẻ lứa tuổi Nhà trẻ, năng lượng từ
G chiếm 47-50% tổng số năng lượng khẩu phần. Trẻ lứa tuổi
mẫu giáo, năng lượng từ G chiếm 52-60% tổng số năng lượng
khẩu phần. Nên sử dụng đa dạng các loại thực phẩm trong
nhóm ngũ cốc và khoai củ, hạn chế sử dụng đường tinh chế.
- Cân đối vitamin và khoáng chất
 Khilựa chọn các thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng cần
có nhiều loại rau, quả khác nhau cho khẩu phần ăn của trẻ.
+ Chọn các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin A, vitamin
nhóm B,…cho khẩu phần ăn của trẻ.
+ Chọn các thực phẩm giàu sắt, canxi, phôtpho, iot,…
 Lưu ý:
 Rau, quả có màu vàng, đỏ và rau màu xanh thẫm có nhiều tiền
chất vitamin A (beta caroten), khi hấp thu vào cơ thể sẽ chuyển
hóa thành vitamin A.
 Với rau, muốn giữ được vitamin C cần chọn loại non, tươi,
không giập nát; cần chú ý tới thời gian dự trữ cũng như cách rửa,
cách chế biến để không bị mất vitamin C.
 Càng cho trẻ ăn nhiều loại quả, mùa nào thức ấy càng cung cấp
đầy đủ nhu cầu vitamin cho cơ thể của trẻ.
 Một số loại rau, quả, đậu, đỗ cũng có nhiều sắt, nhưng nguồn sắt
thực vật hấp thu kém hơn nguồn động vật và cần có vitamin C để
tăng hấp thu.
 THỰC ĐƠN CHO TRẺ NHÀ TRẺ
 Thực đơn một tuần, trong đó mỗi ngày trẻ ăn hai bữa chính và
một bữa phụ như sau:
- Một tuần có 10 bữa chính (5 bữa trưa, 5 bữa chiều) và 5 bữa
phụ
- Mỗi bữa cần có đủ 4 nhóm thực phẩm và thay đổi cách chế
biến để trẻ ăn ngon miệng
 - Trongmột tuần có thể thay 1-2 bữa chính bằng một trong các
bữa sau: súp thịt, đậu, rau, củ; bún, phở, xôi…để trẻ ăn ngon
miệng.
GỢI Ý THỰC ĐƠN MỘT TUẦN CHO TRẺ NHÀ TRẺ 18-36 THÁNG
a. Thực đơn mùa hè:
Bữa Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
Bữa trưa - Cơm/cơm nát - Cơm/cơm - Cơm/cơm - Cơm/cơm - Cơm/cơm
- Cá quả kho nát nát nát nát
thịt - Thịt, đậu - Thịt bò - Thịt băm - Tôm, thịt
- Rau muống, phụ om cà hầm củ quả viên sốt cà hấp nấm
cà rốt xào thịt chua - Đậu quả chua hương
bò - Mướp xào xào - Bí xanh - Rau xào
- Canh cải cá rô tôm - Canh ngao luộc thập cẩm
- Dưa hấu - Canh cải bó cải - Canh cua - Canh cải
xôi nấu thịt - Xoài nấu rau đay, nấu thịt
- Chuối mồng tơi - Đu đủ
- Hồng xiêm
Bữa phụ Sữa Sữa chua Sữa Sữa chua Sữa
Bữa chiều Mỳ chũ, thịt - Cơm/cơm Bún riêu cua - Cơm/cơm Cháo thịt bò,
băm, rau cải nát nát rau ngót
- Gà kho củ - Cá kho
quả - Rau cải
- Đậu quả ngọt sốt nấm
xào thịt - Canh chua
- Canh rau nấu thịt
dền nấu tôm
b. Thực đơn mùa đông:

Bữa Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6


Bữa trưa - Cơm/cơm - Cơm/cơm - Cơm/cơm - Cơm/cơm - Cơm/cơm
nát nát nát nát nát
- Cá viên - Thịt, đậu - Thịt bò xào - Trứng cút - Thịt xào
xào phụ om cà rau củ hỗn kho thịt đậu quả
- Rau cải chua hợp - Củ quả - Cải ngọt
chíp, cà rốt - Cải thảo - Cải bó xôi luộc xào tôm
xào sốt nấm xào thịt - Canh cua - Canh sườn
- Canh bắp - Canh tôm - Canh trứng rau ngót khoai tây, cà
cải thịt nấu rau cải cà chua - Bưởi rốt
- Chuối cúc - Dưa hấu - Dưa vàng
- Thanh long
Bữa phụ Sữa Sữa chua Sữa Sữa chua Sữa
Bữa chiều Phở bò - Cơm/cơm Cháo cá, cà - Cơm/cơm Canh bánh
nát rốt, rau bắp nát đa thịt
- Tôm rim cải, thì là - Bò hầm
thịt băm khoai tây, cà
- Súp lơ xào rốt
- Canh chua - Bí xanh
nấu thịt xào thịt
- Canh cải
bó xôi nấu
GỢI Ý LƯỢNG THỰC PHẨM CHO THỰC ĐƠN MỘT NGÀY CỦA TRẺ 18-36 THÁNG
Bữa ăn Tên món ăn Tên thực phẩm Số lượng (gam)
Cơm/cơm nát Gạo tẻ 55
Cá quả 35
Thịt lợn 10
Đường cát 5
Cá quả kho thịt
Hành lá 2
Muối 0,7
Dầu thực vật 4
Thịt bò 10
Rau muống 40
Bữa trưa
Rau muống, cà rốt Cà rốt 10
xào thịt bò Tỏi ta 2
Muối 0,7
Dầu thực vật 4
Cá rô đồng 10
Canh cải xanh nấu cá Cải xanh 30
rô Hành lá 2
Muối 0,4
Dưa hấu Dưa hấu 60
Bữa phụ Sữa Sữa 110 (ml)
Mì chũ 40
Thịt lợn nửa nạc nửa 25
mỡ
Mì chũ, thịt băm, rau
Bữa chiều Cải ngọt 30
cải
Hành lá 2
Muối 0,4
Dầu thực vật 4
Giá trị dinh dưỡng của thực đơn
Năng lượng: 637 Kcal
P-L-G = 18 /34,7 /47,3
 THỰC ĐƠN CHO TRẺ MẪU GIÁO

 Thựcđơn một tuần, trong đó mỗi ngày trẻ ăn một bữa chính
và một bữa phụ như sau:
- Một tuần có 5 bữa chính và 5 bữa phụ
- Mỗi bữa cần có đủ 4 nhóm thực phẩm và thay đổi cách chế
biến để trẻ ăn ngon miệng
GỢI Ý THỰC ĐƠN MỘT TUẦN CHO TRẺ MẪU GIÁO
a. Thực đơn mùa hè:

Bữa Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6


Bữa trưa - Cơm - Cơm - Cơm - Cơm - Cơm
- Bò hầm củ - Thịt, đậu - Cá sốt cà - Thịt kho - Thịt gà kho
quả phụ om cà chua trứng cà rốt
- Cải ngọt chua - Củ, quả - Giá/đậu - Cải thảo,
xào thịt, - Rau luộc quả xào thịt cà rốt xào
nấm hương muống xào - Canh rau - Canh cua - Canh
- Canh cua - Canh tôm cải nấu thịt nấu rau đay, trai/hến nấu
rau cải bí xanh - Xoài mồng tơi rau
- Dưa hấu - Hồng xiêm - Đu đủ - Chuối

Bữa phụ - Cháo tôm - Bánh mì - Phở gà Cháo gà bí Mì thịt


bí đỏ - Sữa - Sữa chua đỏ
- Sữa chua
b. Thực đơn mùa đông:

Bữa Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6


Bữa trưa - Cơm - Cơm - Cơm - Cơm - Cơm
- Cá kho - Thịt, đậu - Thịt bò - Trứng cút - Thịt xào
- Cải ngọt phụ om cà kho nấm kho thịt đậu quả
luộc chua rơm - Rau xào - Cải ngọt
- Canh bắp - Cải thảo - Cải bó xôi thập cẩm xào tôm
cải, bí ngô sốt nấm xào thịt - Canh cua - Canh sườn
nấu thịt - Canh tôm - Canh rau cải khoai tây,
- Chuối nấu rau cải trứng cà - Bưởi cà rốt
cúc chua - Dưa vàng
- Thanh - Dưa hấu
long

Bữa phụ - Mì chũ - Bún cua - Phở gà - Cháo cá - Cháo thịt


nấu thịt băm - Cam - Sữa rau xanh - Chuối
- Sữa chua - Sữa đậu
nành
GỢI Ý LƯỢNG THỰC PHẨM CHO THỰC ĐƠN MỘT NGÀY CỦA TRẺ MẪU GIÁO

Bữa ăn Tên món ăn Tên thực phẩm Số lượng (gam)


Cơm Gạo tẻ 65
Thịt bò 30
Cà rốt 15
Khoai tây 30
Súp lơ xanh 20
Bò hầm củ quả Cà chua 20
Hành lá 2
Rau mùi 2
Muối 0,7
Dầu thực vật 3
Thịt lợn 10
Bữa trưa
Nấm hương 4
Cải ngọt xào thịt, nấm Cải ngọt 40
hương Hành lá 2
Muối 0,4
Dầu thực vật 4
Cua đồng 15
Cải xanh 30
Canh cua rau cải Hành lá 2
Muối 0,4
Dầu thực vật 2
Dưa hấu Dưa hấu 80
Gạo tẻ 30
Tôm đồng 25
Bí ngô 30
Cháo tôm bí ngô
Bữa phụ Hành lá 2
Muối 0,4
Dầu thực vật 4
Sữa chua Sữa chua 75
Giá trị dinh dưỡng của thực đơn:
Năng lượng: 664 Kcal
P/L/G = 17,2/28,9/53,8
* Hoạt động thể lực:
 Đề án cung cấp giáo án và các bài tập vận động thể lực theo
từng độ tuổi. Nội dung các bài tập VĐ phù hợp với các độ
tuổi, có tính liên hoàn và phát triển từ dễ đến khó. Nội dung
bài tập phong phú: bài tập VĐ không dụng cụ; bài tập VĐ có
dụng cụ: với bục, thảm, bóng, con lăn/ống, dây chun/dây
treo…); bài tập yoga theo độ tuổi…
 Nhà trường xây dựng lịch hoạt động: 1 tuần luyện tập 3 ngày,
mỗi ngày từ 30-40 phút.
 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
 SAU KHI TRIỂN KHAI THỰC ĐƠN DINH DƯỠNG HỌC ĐƯỜNG VÀ GIÁO
DỤC DINH DƯỠNG ĐỀ ÁN 41- TRƯỜNG MG MẦM NON 1
1. Đánh giá áp dụng thực đơn mới:
- Tính đa dạng thực phẩm (đạt được từ 90% số lượng thực phẩm như
thực đơn mẫu): Đạt
- Định lượng rau sơ chế (đáp ứng về lượng rau bao nhiêu % so với thực
đơn mẫu): đáp ứng về lượng rau 80% so với thực đơn mẫu
- Lượng rau bỏ thừa khoảng bao nhiêu % : 1%
- Màu sắc thực đơn: đa dạng và nhiều màu sắc
- Mùi vị (ngon, không ngon): ngon
- Cảm nhận của học sinh với thực đơn mới (hào hứng, thích ăn, ăn hết
xuất..): Học sinh hào hứng và thích ăn nhưng có một số học sinh vẫn
chưa quen ăn rau củ quả, một số mùi vị chưa quen như rong biển tươi,
phomat...
- Có thể áp dụng cho trẻ ăn hoa quả tất cả các ngày trong tuần không?

 - Tay nghề của đội ngũ cô nuôi được nâng cao do được đầu
bếp của hệ thống Vinschool hướng dẫn kỹ thuật chế biến một
số món ăn cho trẻ mầm non, đặc biệt là món ăn mới theo thực
đơn của Đề án.
 - Trẻ hứng thú với các món ăn mới, đa dạng các món ăn, hình
thức ăn hấp dẫn, trẻ được ăn bằng khay nhiều ngăn thay vì ăn
bằng bát thông thường…
 - Thực đơn thay đổi đa dạng, phong phú, chế biến hấp dẫn trẻ
 - Phụ huynh có thể làm được cho trẻ ở nhà
KẾT QUẢ CÂN ĐO NĂM HỌC 2020-2021 SAU KHI ÁP DỤNG THỰC ĐƠN
VÀ CÁC BÀI TẬP VẬN ĐỘNG THỂ LỰC CỦA ĐỀ ÁN

Sức khỏe Lần 1(%) Lần 3 So sánh


(Đầu năm) (Cuối năm)
Bình thường 93.8% 95.3% Tăng 1,5 %

Cân nặng Cao hơn 5.1% 4.7% Giảm 0.4%


Suy dinh dướng 1.1% 0 Giảm 1.1%
Bình thường 97.8% 99.3% Tăng 1,5 %

Chiều cao Cao hơn 1.8% 0.7% Giảm 1.1%


Suy dinh dướng 0.4 0 Giảm 0.4%
Bình thường 90% 93.3% Tăng 3,3 %
Thừa cân 5.1% 4.0 Giảm 1.1%
CN/ CC
Béo phì 3% 2.7 Giảm 0.3%
( BMI) Giảm 1.5%
SDD(độ vừa) 1.5% 0
Giảm 0.4%
SDD(độ nặng) 0.4% 0
 ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

 Khuyến khích các trường có điều kiện về CSVC cũng như


mức tiền ăn từ 25.000đ trở lên.
 - Điều kiện CSVC:
 + Sân trường rộng rãi, bằng phẳng, không trơn trượt
 + Có các khu vực vận động ngoài trời đảm bảo râm mát, an
toàn
- Đảm bảo quy trình bếp một chiều, trang thiết bị đồng bộ,
hiện đại
XÂY DỰNG THỰC ĐƠN, CHẾ BIẾN MÓN ĂN ĐẢM BẢO DINH DƯỠNG HỢP LÝ
 TĂNG CƯỜNG CÁC BÀI TẬP VẬN ĐỘNG THỂ LỰC VÀO CÁC
THỜI ĐIỂM TRONG NGÀY
VIDEO CLIP CÁC BÀI TẬP
VẬN ĐỘNG
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN !

You might also like