You are on page 1of 75

Đại học Quốc gia TP.

Hồ Chí Minh
Trường Đại học Bách Khoa
Khoa Kỹ thuật Hóa học
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM


BÀI TẬP LỚN MÔN DINH DƯỠNG

THỰC ĐƠN CHO TRẺ ĂN DẶM TỪ 6-24


THÁNG TUỔI

LỚP L02 --- NHÓM 15 --- HK 211

GVHD: PGS.TS Trần Thị Thu Trà

Nhóm sinh viên thực hiện:

Lê Minh Lý 1914102

Nguyễn Thị Yến Nhi 1914511

Nguyễn Thị Thu Thủy 1915408

TP HCM, 10/2021
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1


PHẦN 1: TỔNG QUAN ........................................................................................... 3
1. Tầm quan trọng của việc ăn dặm/ ăn bổ sung ..................................................... 3
2. Những lưu ý khi cho trẻ ăn bổ sung .................................................................... 3
2.1 Về dinh dưỡng ............................................................................................... 3
2.2. Về tâm lý ....................................................................................................... 5
3. Thành phần cần thiết của thực phẩm bổ sung ..................................................... 6
3.1 Nhóm nguyên liệu chế biến thực phẩm bổ sung ............................................ 6
3.2 Lợi ích của các loại thực phẩm bổ sung ......................................................... 7
4. Nên cho trẻ tập ăn bổ sung như thế nào là hợp lý? ............................................. 8
5. Cách làm tăng độ đậm năng lượng cho thức ăn của trẻ ...................................... 9
6. Những sai lầm khi cho trẻ ăn bổ sung ............................................................... 10
7. Các loại thực phẩm cần tránh khi cho trẻ ăn dặm ............................................. 11
8. Nguyên tắc xây dựng thực đơn của nhóm dành cho trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi 12
PHẦN 2: THỰC ĐƠN THAM KHẢO ................................................................. 13
1. Thực đơn cho trẻ 6-8 tháng tuổi ........................................................................ 13
2. Thực đơn cho trẻ 9-11 tháng tuổi ...................................................................... 32
3. Thực đơn cho trẻ 12-24 tháng tuổi .................................................................... 58
LỜI MỞ ĐẦU
Dinh dưỡng tốt là điều cần thiết cho sự sống còn, sức khỏe và phát triển của
trẻ. Trẻ em được nuôi dưỡng tốt sẽ có khả năng phát triển và học tập tốt hơn, tham
gia và đóng góp cho cộng đồng của các em đồng thời có khả năng chống chịu khi đối
diện với bệnh tật và thiên tai. Dù Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc
giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trong những thập kỷ gần đây, vẫn còn một chương trình
làm việc đang dang dở.

Còi cọc hoặc suy dinh dưỡng mãn tính vẫn là một lo ngại chính, vì Việt Nam
là một trong số 34 quốc gia trên toàn cầu phải đối mặt với gánh nặng suy dinh dưỡng
cao nhất. Theo số liệu của Unicef, Việt Nam là nơi có 1,8 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị
suy dinh dưỡng và có nguy cơ bị tổn thương não và thể chất lâu dài. Trẻ em thuộc
các hộ gia đình nghèo nhất có nguy cơ bị còi cọc cao gấp 3 lần số trẻ em từ các hộ
gia đình khá giả hơn, vùng Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc nơi có nhiều
người dân tộc thiểu số là khu vực có tỉ lệ cao nhất. Trong số các nhóm dân tộc thiểu
số này, người Mông có tỷ lệ cao nhất (65%).

Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng vẫn rất phổ biến, tỉ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5
tuổi là 28% và 31% ở khu vực miền núi nơi có người dân tộc thiểu số, trong khi 32%
phụ nữ mang thai bị xếp loại thiếu máu. Chỉ một phần tư trẻ em dưới sáu tháng tuổi
được bú sữa mẹ hoàn toàn và 59% được hưởng lợi từ chế độ ăn dặm đa dạng và đầy
đủ.

1000 ngày đầu tiên kể từ khi bắt đầu mang thai của người mẹ đến sinh nhật
lần thứ hai của trẻ em là một cơ hội đặc biệt để ngăn ngừa tình trạng và hậu quả của
thiếu dinh dưỡng.

Vậy vì sao phải là 1000 ngày vàng?

Theo những nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh được rằng:

Trẻ được nuôi dưỡng đúng cách sẽ có hệ miễn dịch tốt và phát huy hết tiềm
năng về thể chất và trí tuệ trong tương lai. Trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ sẽ tăng gấp 6
lần khả năng sống so với trẻ không được bú sữa mẹ. Dinh dưỡng đúng cách sẽ ngăn

1
chặn được 1 phần 5 nguy cơ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ em được nuôi dưỡng đúng
cách sẽ tăng gấp 10 lần khả năng vượt qua những bệnh gây tử vong ở trẻ em như tiêu
chảy, viêm phổi... Trẻ em được nuôi dưỡng đúng cách sẽ có chỉ số thông minh cao
hơn, khả năng học tập tốt hơn và thu nhập cao hơn khi trưởng thành.

Nhận thấy tầm quan trọng của 1000 ngày vàng đối với trẻ, trong phần tiếp theo
nhóm sẽ trình bày nội dung về dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi để mọi người
có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề này.

2
PHẦN 1: TỔNG QUAN

1. Tầm quan trọng của việc ăn dặm/ ăn bổ sung


Ăn dặm hay ăn bổ sung là việc cho bé ăn thêm các thức ăn đặc khác ngoài sữa
mẹ để bổ sung đầy đủ nguồn dinh dưỡng trẻ cần. Thời điểm thích hợp để bắt đầu cho
bé ăn bổ sung là 6 tháng (180 ngày) - KHÔNG SỚM HƠN, KHÔNG MUỘN HƠN.

Trong 6 tháng đầu (180 ngày), sữa mẹ đã cung cấp 100% mọi dưỡng chất mà
con bạn cần để phát triển. Sữa mẹ là loại thức ăn và thức uống duy nhất mà con bạn
cần trong vòng 6 tháng đầu đời. Từ 6 đến 12 tháng, sữa mẹ tiếp tục cung cấp hơn một
nửa (60%) nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, vì vậy trẻ cần được cho ăn thức ăn bổ sung
để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Khi trẻ được 6 tháng tuổi (180 ngày) là
thời gian thích hợp nhất để bắt đầu ăn bổ sung. Cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước 180
ngày) hoặc quá muộn (sau 180 ngày) đều không tốt cho trẻ vì:

Quá sớm: dưới 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé còn quá non trẻ chỉ thích hợp
với sữa mẹ. Cho trẻ ăn quá sớm làm trẻ bú ít đi vừa bỏ phí nguồn dinh dưỡng và
kháng thể tốt nhất lại vừa làm sự tiết sữa giảm dần. Hơn thế nữa khi trẻ ăn thêm thức
ăn khác sớm khi hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu thì trẻ dễ bị tiêu chảy và các bệnh khác.

Quá muộn: Sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé vì vẫy trẻ không
nhận được đủ thức ăn cần cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của bé làm
trẻ chậm lớn và chậm phát triển, dễ có nguy cơ thiếu vi chất và suy dinh dưỡng.

Từ 12-24 tháng, sữa mẹ cung cấp ít nhất một phần ba nhu cầu dinh dưỡng của
trẻ (30-40%). Vì vậy bé cần được tiếp tục bú mẹ để tận dụng được nguồn dinh dưỡng
quý giá. Hãy cho bé bú đến tận 2 tuổi hoặc lâu hơn nữa. Ngoài ra sữa mẹ còn tiếp tục
cung cấp các yếu tố bảo vệ giúp trẻ khỏi mắc nhiều bệnh tật. Việc cho con bú cũng
tạo sự gần gũi mẹ con giúp trẻ phát triển tối đa về mặt thể chất, tinh thần và tâm lý.

2. Những lưu ý khi cho trẻ ăn bổ sung

2.1 Về dinh dưỡng


Bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung khi trẻ được 6 tháng (180 ngày), đồng thời tiếp tục
cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi. Cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc (ngày đầu tập cho trẻ ăn

3
bột loãng 1-2 thìa, tập cho bé từ 2-3 ngày rồi cho ăn đặc), tập cho trẻ ăn quen dần với
thức ăn mới . Mỗi bữa cho bé ăn từ ít đến nhiều, số lượng thức ăn tăng dần khi trẻ lớn
lên. Tăng dần số lượng bữa ăn trong ngày của bé theo tuổi. Ăn đa dạng các loại thực
phẩm, thay đổi và kết hợp nhiều loại thức ăn khác nhau giúp trẻ ngon miệng. Chú ý
đến khẩu vị của trẻ khi nấu thức ăn. Đảm bảo thức ăn của bé giàu dinh dưỡng, đủ
chất, mỗi bữa ăn của trẻ phải có đủ 4 nhóm thực phẩm (tinh bột, chất đạm, chất béo,
vitamin và khoáng chất). Đảm bảo vệ sinh ăn uống và chế biến thức ăn cho trẻ. Sử
dụng thực phẩm tươi và nước sạch khi nấu ăn cho trẻ. Cần rửa sạch dụng cụ, tay sạch
trước khi chế biến thức ăn và trước khi cho trẻ ăn. Sử dụng đồ sạch để đựng thức ăn
cho trẻ. Cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ hơn trong và sau khi ốm (bệnh). Cho trẻ uống nhiều
nước hơn đặc biệt khi bị tiêu chảy và sốt cao. Cho trẻ ăn thức ăn mềm và đa dạng.
Tăng cường cho trẻ bú mẹ thường xuyên hơn nếu bé bé còn bú mẹ. Sau khi trẻ ốm
cần cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường ít nhất 2 tuần để trẻ chống hồi phục hồi. Không
cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn vì làm trẻ chán ăn rồi ăn ít đi.
Không cho trẻ uống nước trà, cà phê, nước ngọt có ga.

*)Tóm lại: 4 lưu ý cần nhớ đối với thực phẩm bổ sung

Thời điểm phù hợp Kịp thời Nên bắt đâu bổ sung thức ăn từ 6 tháng
tuổi vì nhu cầu của trẻ về năng lượng
và chất dinh dưỡng vượt quá những gì
có thể được cung cấp thông qua việc
nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn.

Số lượng phù hợp Đủ Thức ăn bổ sung cần cung cấp đủ năng


lượng, đạm và vi chất dinh dưỡng để
đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ
đang phát triển. Vì vậy, thức ăn bổ
sung cần được chế biến đảm bảo cung
cấp số lượng, mật độ thích hợp, đa
dạng và nhất quán

4
Chất lượng phù hợp An toàn Thức ăn bổ sung cần được chế biến và
cho ăn hợp vệ sinh với đồ dùng sạch,
nhưng không đựng trong chai.

Tần số phù hợp Cho ăn đúng cách Thức ăn bổ sung được cho ăn dựa trên
tín hiệu của trẻ về sự thèm ăn và no.
Tần suất bữa ăn và phương pháp cho
ăn phù hợp với lứa tuổi

2.2. Về tâm lý
- Tạo cho trẻ tâm lý thoải mái khi ăn. Động viên khuyến khích trẻ ăn.

- Ăn cùng với bạn cùng lứa hoặc ăn cùng mâm với gia đình.

- Trò chuyện tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn, nhưng hướng trẻ tập trung vào bữa
ăn.

- Cho trẻ những thức ăn theo sở thích, khuyến khích trẻ hứng thú với sự đa dạng thực
phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày, không nên đặt quá nặng giá trị dinh dưỡng của
từng loại thực phẩm.

- Chấp nhận rằng trẻ có thói quen ăn uống khác nhau từ người trưởng thành - có thể
ăn nhiều bữa hơn trong ngày hoặc trải qua các giai đoạn thích hoặc không thích các
loại thực phẩm cụ thể.

- Khuyến khích con bày tỏ cảm xúc của mình một cách tự do và khuyến khích giao
tiếp cởi mở trong nhà.

- Cho trẻ ăn khi đói và dừng lại khi trẻ đã thấy no.

- Khuyến khích trẻ chơi đùa, vận động thể lực, thể dục thể thao đều đặn để nuôi dưỡng
sự tự tin của cơ thể, việc này còn giúp trẻ chóng đói và vui vẻ sẽ ăn ngon miệng hơn.

- Giúp trẻ phát triển đúng đắn những nhận thức quan trọng về hình ảnh và thông điệp
mà trẻ nhận được từ truyền hình, tạp chí, internet và truyền thông xã hội để trẻ không
bị những nhận thức lệch lạc như sợ béo, xu hướng thích ăn kiêng ở tuổi còn nhỏ.

- Không quá nuông chiều hoặc ép buộc, nhồi nhét trẻ ăn.

5
- Không dùng việc ăn của trẻ làm thành tích thưởng phạt.

- Không để trẻ xao lãng bữa ăn bằng các hình thức giải trí như xem ti vi, chơi game,
chạy nhảy trong bữa ăn.

- Không cho trẻ bỏ bữa, tham gia chế độ ăn theo trào lưu hoặc thực hiện các chế độ
ăn uống không phù hợp với trẻ em.

3. Thành phần cần thiết của thực phẩm bổ sung

3.1 Nhóm nguyên liệu chế biến thực phẩm bổ sung

Lương thực:

Các loại ngũ cốc như ngô, lúa mì,


gạo, kê và lúa miến và rễ và củ
như sắn và khoai tây

Cây họ đậu

Chẳng hạn như đậu nành, đậu


lăng, đậu Hà Lan, lạc và các loại
hạt như vừng

Trái cây

Chẳng hạn như xoài, đu đủ,


chanh dây trái cây, cam,…

Rau

Chẳng hạn nh cà rốt, cà chua, cà


tím, bắp cải…

6
Nguyên liệu có nguồn gốc động
vật

Bao gồm các loại thực phẩm từ


thịt chẳng hạn như thịt, gà, cá,
gan và trứng và sữa và các sản
phẩm từ sữa

Lưu ý: thức ăn từ động vật nên

bắt đầu lúc trẻ được 6 tháng tuổi

Dầu và chất béo như hạt có dầu,

bơ thực vật, bơ được thêm vào

rau và các loại thực phẩm khác sẽ


cải thiện sự hấp thụ của một số
vitamin và cung cấp thêm năng
lượng. Trẻ sơ sinh chỉ cần một
lượng rất nhỏ (không quá nửa
muỗng cà phê mỗi ngày).

3.2 Lợi ích của các loại thực phẩm bổ sung

Nhóm thực phẩm Mục đích

1.Ngũ cốc, rễ và củ Nguồn năng lượng tốt

2.Các loại đậu và hạt: Đậu Hà Lan, đậu nành, Quan trọng để tăng trưởng và xây
đậu lăng và các loại hạt (nguồn protein tốt) dựng cơ thể

Sữa ngoài sữa mẹ, pho mát hoặc sữa chua Để trẻ phát triển khỏe mạnh và có
xương chắc khỏe

7
Thực phẩm từ thịt (thịt, cá, gia cầm và gan / Sẽ hỗ trợ tăng trưởng và phát triển,
nội tạng các loại thịt (Nguồn cung cấp tốt các giúp trẻ luôn năng động
dưỡng chất như sắt, vitamin A và kẽm)

Trứng Giúp trẻ phát triển

Trái cây và rau quả giàu vitamin A: Đu đủ, Giúp trẻ tăng cường sức khỏe mắt
xoài, chuối, bơ, bí đỏ, khoai lang cam và cà và ít nhiễm trùng hơn
rốt.

Dầu, chất béo và đường Cung cấp năng lượng

Các loại trái cây và rau quả khác Tăng cường sức đề kháng cho trẻ

4. Nên cho trẻ tập ăn bổ sung như thế nào là hợp lý?
Khi tròn 6 tháng tuổi (180 ngày), khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung, hệ tiêu hóa của
trẻ cần có thời gian để thích nghi với thức ăn, trẻ cần học cách nhai, đảo thức ăn trong
miệng và nuốt thức ăn. Vì vậy bạn nên tập ăn cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn mỗi lần 2-
3 thìa nhỏ/ lần x 2 lần/ ngày. Sau đó tăng dần lượng thức ăn để phù hợp với độ tuổi
của bé cũng như tăng dần độ đậm đặc của thức ăn.

Độ đặc của cháo phải đủ để có thể cho trẻ ăn bằng tay hoặc muỗng

Quá lỏng Đủ đặc

Đối với trẻ từ 6 - 8 tháng tuổi: Bột loãng rồi đặc dần, thức ăn nghiền, xay nhỏ,
băm nhỏ, chế biến thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt.

Đối với trẻ từ 9-11 tháng tuổi: Cháo và thức ăn thái nhỏ, nghiền. Nên chế biến
các mẩu nhỏ thức ăn trẻ nhỏ có thể cầm nắm được để tập cho trẻ phản xạ nhai.

8
Đối với trẻ 12 - 24 tháng tuổi: Cháo/ cơm và thức ăn cùng với gia đình, có thể
thái nhỏ hoặc nghiền, làm mềm hơn so với thức ăn của người lớn để phù hợp với khả
năng nhai của bé. Cho trẻ ăn các mẫu thức ăn nhỏ để trẻ tự nhai nhưng nên tránh các
thức ăn dễ gây hóc .

*) Tóm lại: tần suất cho trẻ ăn bổ sung trong 1 ngày được khuyến nghị theo độ tuổi

Độ tuổi Kết cấu Tần suất Lượng thức ăn trung bình

Từ 6-8 tháng Mềm, đặc 2 đến 3 bữa ăn đồng 2 đến 3 muỗng canh mỗi
tuổi thời thường xuyên lần cho ăn, tăng dần đến 2
cho con bú tách cà phê đầy

Từ 9-11 tháng Mềm, đặc 3 đến 4 bữa kết hợp 2 tách cà phê đầy
với sữa mẹ

Từ 12-24 tháng Mềm, đặc nếu 3 đến 4 bữa kết hợp 3 tách cà phê đầy
cần thiết có thể với sữa mẹ
bổ sung

5. Cách làm tăng độ đậm năng lượng cho thức ăn của trẻ
Trẻ cần ăn một bữa ăn nhiều năng lượng với lượng thức ăn ít vì dạ dày trẻ còn
bé. Tuy nhiên khi nấu thức ăn quá đặc sẽ làm trẻ khó ăn, dưới dây là một số cách để
làm bột ít đặc hơn mà vẫn đủ năng lượng và dinh dưỡng:

- Rang ngũ cốc trước khi xay thành bột, hạt bột rang cần ít nước hơn khi nấu.

- Nghiền hoặc băm nhỏ các thức ăn như đậu đỗ, rau thịt và cá và cho trẻ ăn ăn cả cái
thay vì chỉ cho trẻ ăn phần nước.

- Thêm các loại thực phẩm giàu năng lượng và dinh dưỡng vào trong bột cháo.

9
- Trộn bột đậu đỗ (bột đậu xanh, đậu nành…) với bột ngũ cốc (bột gạo/mì) trước khi
nấu.

- Cho thêm bột lạc hay vừng.

- Thêm một thìa cà phê dầu ăn hoặc mỡ hoặc bơ vào thức ăn của trẻ.

Dầu mỡ là nguồn cung cấp nhiều năng lượng. Cho thêm một ít dầu ăn hay mỡ
vào bát bột của trẻ sẽ cung cấp thêm năng lượng cho trẻ. Cho thêm thực phẩm giàu
chất béo vào trong bột đặc sẽ làm bột mềm và dễ ăn hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng
nếu cho quá nhiều chất béo , trẻ sẽ cảm thấy no trước khi ăn hết lượng thức ăn. Khi
đó bé có thể được cung cấp đủ năng lượng từ chất béo nhưng lại nhận các dinh dưỡng
khác ít hơn do trẻ ăn ít hơn. Trẻ ăn quá nhiều dầu mỡ hoặc đồ xào/ rán sẽ dễ bị thừa
cân.

6. Những sai lầm khi cho trẻ ăn bổ sung


- Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, dưới 1 tuổi, thận của trẻ còn yếu, không thể tải
quá 1g muối mỗi ngày. Không nêm thêm các loại gia vị mặn vào thức ăn của trẻ. Bản
thân thực phẩm đã cung cấp đủ nhu cầu của trẻ.

- Từ 1 tuổi trở lên, có thể nêm một chút muối hoặc mắm, chú ý nên nêm nhạt. Tốt
nhất là tập cho trẻ ăn nhạt từ nhỏ để đảm bảo sức khỏe sau này.

- Cho trẻ ăn cháo ngọt: Cha mẹ không nên sử dụng quá nhiều đường cho trẻ. Với
người lớn, lượng đường tiêu thụ tối đa trong một ngày là 20g. Vì thế, không nên cho
trẻ ăn quá nhiều đường sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Chỉ cho trẻ ăn cháo với nước thịt, nước hầm xương: Nên thay đổi các loại thực phẩm
giàu đạm thường xuyên, băm nhỏ thịt cá vào trong cháo để bữa ăn của trẻ đa dạng và
lạ miệng hơn.

- Không dùng dầu mỡ khi nấu đồ ăn dặm cho trẻ: Trẻ cần được bổ sung chất béo từ
dầu mỡ với một lượng vừa đủ để cơ thể hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng. Có thể
sử dụng các loại dầu thực vật dành riêng cho trẻ như: dầu óc chó, dầu hạt cải...

- Cho trẻ ăn cơm quá sớm khi chưa có răng: Việc nuốt chửng cơm sẽ khiến dạ dày trẻ
phải hoạt động quá sức.

10
7. Các loại thực phẩm cần tránh khi cho trẻ ăn dặm
Các loại thực phẩm cần tránh cho trẻ sử dụng khi ăn dặm ăn dặm: dưới đây là
một số loại thực phẩm và đồ uống có thể gây hại cho sức khỏe của em bé, bao gồm:

- Mật ong: Mật ong không được khuyến khích cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi vì nó có
thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng. Bạn cũng nên loại bỏ một số loại thực
phẩm có chứa mật ong khỏi chế độ ăn của bé, bao gồm ngũ cốc với mật ong, sữa chua
mật ong và bánh quy giòn mật ong.

- Thức ăn hoặc đồ uống chưa khử trùng: Nó có thể làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn
E.coli ở trẻ. Đây là một loại vi khuẩn có khả năng dẫn đến tiêu chảy nghiêm trọng.
Món ăn hoặc đồ uống chưa được tiệt trùng, ví dụ như sữa chua, sữa, nước trái cây
hoặc pho mát.

- Sữa bò bổ sung: trẻ dưới 12 tháng tuổi ăn không nên uống loại sữa này vì có thể dẫn
đến chảy máu đường ruột rất nguy hiểm. Ngoài ra, sữa bò bổ sung dinh dưỡng cũng
chứa quá nhiều khoáng chất và protein, khiến thận của trẻ phải làm việc quá sức để
xử lý.

Những loại thực phẩm nên hạn chế cho trẻ sử dụng: dưới đây là một số loại
thực phẩm mà bạn nên hạn chế cho trẻ sử dụng hoặc chỉ tiêu thụ một lượng nhỏ, bao
gồm:

- Thực phẩm chứa nhiều đường: Ví dụ như bánh ngọt, kẹo, bánh ngọt hoặc bánh quy.
Những thực phẩm này chứa nhiều đường không tốt cho sức khỏe của trẻ dưới 24
tháng tuổi.

- Thực phẩm nhiều muối: Ví dụ như thực phẩm chế biến sẵn hoặc các sản phẩm đóng
hộp. Những đồ uống nào nên hạn chế cho trẻ sử dụng: dưới đây là một số đồ uống
mà cha mẹ có con nhỏ nên hạn chế sử dụng, bao gồm:

- Nước trái cây: Trẻ em dưới 12 tháng tuổi không nên uống 100% nước trái cây, đặc
biệt là những loại có thêm chất tạo ngọt. Tốt nhất, bạn nên cho trẻ ăn trái cây thay vì
uống nước ép từ chúng. Trẻ em trên 12 tháng tuổi chỉ nên tiêu thụ khoảng 4 ounce
hoặc ít hơn 100% nước trái cây mỗi ngày.

11
- Sữa bò: Không nên tiêu thụ quá nhiều sữa bò cho trẻ vì nó có thể khiến cơ thể bé
không hấp thụ được lượng sắt cần thiết từ các loại thực phẩm khác.

- Soda, đồ uống có đường hoặc sữa có hương vị: Những đồ uống này đều có một
lượng lớn đường bổ sung được thêm vào chúng. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến
cáo không nên cho trẻ dưới 24 tháng tuổi uống bất kỳ loại đồ uống nào có hàm lượng
đường phụ gia cao.

8. Nguyên tắc xây dựng thực đơn của nhóm dành cho trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi
Dựa vào những lời khuyên trên, nhóm đã xây dựng ba thực đơn dành cho ba
giai đoạn khác nhau:

- Thực đơn dành cho trẻ 6-8 tháng tuổi: Đối với trẻ ở giai đoạn này trẻ, cần lưu ý cách
chế biến thức ăn bổ sung cho trẻ, nên cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, thức ăn cần nên
xay nhuyễn, ray mịn nếu có thể, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng theo khuyến
nghị, đặc biệt sữa mẹ vẫn rất cần thiết cho giai đoạn này.

- Thực đơn dành cho trẻ 9-11 tháng tuổi: nhu cầu về dinh dưỡng gần như giống với
giai đoạn 6-8 tháng tuổi, tuy nhiên ở giai đoạn này cần thay đổi cách chế biến thức
ăn, không cần làm mịn thức ăn quá để bé tập quen dần với phản xạ nhai.

- Thực đơn dành cho trẻ 12-24 tháng tuổi: trẻ vẫn tiếp tục bú sữa mẹ, tuy nhiên lượng
sẽ giảm so với 2 giai đoạn đầu, thay vào đó trẻ sẽ được ăn thức ăn giống với người
lớn, nhưng cần đảm bảo thức ăn được băm nhỏ và không gây hóc cho trẻ khi ăn.

12
PHẦN 2: THỰC ĐƠN THAM KHẢO

1. Thực đơn cho trẻ 6-8 tháng tuổi

*Khuyến nghị:

+Năng lượng là 650 Kcal/ngày

+BMI: 14.6-20.5

+Protein chiếm 13-20% năng lượng (tỷ lệ protein động vật/protein tổng là 70%)

+Lipid chiếm 30-40% năng lượng (22-29g) ( tỷ lệ lipid thực vật chiếm 30% lipid
tổng)

+Glucid chiếm 40-57% năng lượng

+Cellulose 6g

- Một số vitamin và chất khoáng:

Canxi: 400 mg

Phospho: 275 mg

Sắt: 8.5 mg

Natri: 100 mg

Kali: 700 mg

Vitamin A: 400 µg

Vitamin B1: 0.2 mg

Vitamin C: 40 mg

*Đối tượng đang xét: Xét trường hợp bé 7 tháng tuổi, BMI=16.7, mức năng lượng
706 Kcal/ngày, mức năng lượng mong muốn 712 Kcal/ngày.

13
-

1.1. Thực đơn 1 (thứ 2,4,6)

1.1.1. Bữa 1 (6h)

Sữa mẹ: 150ml

1.1.2.Bữa 2 (8h): Bột rau cá : 200ml

-Nguyên liệu

+Bột gạo tẻ 15g (3 thìa cà phê)

+Cá hồi 10g ( 1 thìa cà phê)

+Rau ngót 10g (2 thìa cà phê)

+Cà rốt 5g ( 1 thìa cà phê)

+Đậu đen 5g (1 thìa cà phê)

+Dầu thực vật 3g (0.5 thìa cà phê)

+Nước 150ml

-Cách chế biến

14
+Đậu đen hầm nhừ trong 150 ml nước, đem xay

+Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, rau ngót rửa sạch, băm/xay nhuyễn, có thể rây qua cho mịn
nếu bé chưa quen ăn thô.

+Cá hồi rửa sạch, bỏ xương, băm/xay nhuyễn, có chút nước vào khuấy cho thịt đỡ bị
vón cục.

+Bột gạo tẻ hòa tan trong nước mới hầm đậu, bắc bếp nấu sôi thì cho thịt vào và
khuấy đều tay, tiếp cho rau ngót, cà rốt, nấu đến khi bột chín. Tắt bếp, đổ ra bát, nêm
thêm chút dầu ăn.

1.1.3. Bữa 3 (10h): nước cam, ổi ép 50ml

-Nguyên liệu

+Cam 60g (gần nửa trái)

+Ôỉ 20g (1/4 trái)

+Đường cát trắng 5g (1 thìa cà phê)

-Cách chế biến

+Cam gọt vỏ, cho cam và ổi vào máy ép

+Phần nước cho thêm 5g đường đã chuẩn bị để tăng độ ngọt.

1.1.4. Bữa 4 (11h)

Sữa mẹ: 150ml

1.1.5. Bữa 5 (14h) bột thịt rau 200ml

-Nguyên liệu

+Bột gạo tẻ 15g (3 thìa cà phê)

+Thịt heo nạc 10g (1 thìa cà phê)

+Lòng đỏ trứng 5g (1 thìa cà phê )

+Rau dền :10g (2 thìa cà phê)

15
+Nấm đông cô 10g (2 thìa cà phê)

+Dầu thực vật : 5ml ( một thìa cà phê)

+Nước 150ml

-Cách chế biến

+ Rau dền ,nấm đông cô rửa sạch, băm/xay nhuyễn, có thể rây qua cho mịn nếu bé
chưa quen ăn thô.

+Thịt heo rửa sạch, băm/xay nhuyễn, có chút nước vào khuấy cho thịt đỡ bị vón cục.

+Bột gạo tẻ hòa tan trong khoảng 150ml nước, bắc bếp nấu sôi thì cho thịt vào và
khuấy đều tay, tiếp cho rau dền, nấm đông cô và lòng đỏ trứng vào, nấu đến khi bột
chín. Tắt bếp, đổ ra bát, nêm thêm chút dầu ăn.

1.1.6. Bữa 6 (16h) mãng cầu, sữa chua xay 50ml

- Nguyên liệu

+mãng cầu 70g (1/4 trái nhỏ)

+Sữa chua 50ml (nửa hộp)

-Cách chế biến

+Mãng cầu bỏ vỏ, hột

+Cho phần thịt cùng với sữa chua vào máy xay nhuyễn

1.1.7. Bữa 7 (18h)

Sữa mẹ: 150ml

1.1.8. Bữa 8 (21h)

Sữa mẹ: 150ml

*Giá trị dinh dưỡng của thực đơn 1:

16
-Năng lượng 751Kcal

-Protein 24g

-Lipid 31.8g

-Glucid 90g

-Cellulose 5g

-Cholesterol 96mg

-Canxi 369.6mg

-Phospho 353.7mg

-Sắt 6.6mg

-Natri 126.8mg

-Kali 486 mg

-Beta-caroten 1209.5µg

-Vitamin A 602.3µg

-Vitamin B1 0.4mg

-Vitamin C 87.1mg

1.2.Thực đơn 2 (thứ 3)

1.2.1. Bữa 1 (6h)

Sữa mẹ: 150ml

1.2.2. Bữa 2 (8h): bột thịt rau muống 200ml

-Nguyên liệu:

17
+Bột gạo tẻ 15g (3 thìa cà phê)

+Thịt bò 20g (2 thìa cà phê)

+Lòng đỏ trứng 5g (1 thìa cà phê)

+Rau muống 10g (2 thìa cà phê )

+Đậu hà lan 3g (0.5 thìa cà phê )

+Nấm đông cô 5g ( 1 thìa cà phê)

+Dầu thực vật 3g (0.5 thìa cà phê)

+Nước 150ml

-Cách chế biến

+Hầm đậu hà lan trong 150ml nước đến khi nhừ vớt ra đem xay.

+ Rau muống, nấm đông cô rửa sạch, băm/xay nhuyễn, có thể rây qua cho mịn nếu
bé chưa quen ăn thô.

+Thịt bò rửa sạch, băm/xay nhuyễn, có chút nước vào khuấy cho thịt đỡ bị vón cục.

+Bột gạo tẻ hòa tan trong nước hầm đậu, bắc bếp nấu sôi thì cho thịt vào và khuấy
đều tay, tiếp cho rau muống,nấm đông cô và lòng đỏ trứng vào, nấu đến khi bột chín.
Tắt bếp, đổ ra bát, nêm thêm chút dầu ăn và đậu hà lan đã hầm.

1.2.3. Bữa 3(10h) dâu tây ép 50 ml

-Nguyên liệu

+Dâu tây 50g (9 trái nhỏ)

+Đường cát trắng: 5g (1 thìa cà phê)

-Cách chế biến

+Rửa dâu với nước muối

+Cho dâu vào máy ép và đỏ thêm 40ml nước

18
+Cho ra ly đồng thời thêm một thìa cà phê đường

1.2.4. Bữa 4 (11h)

Sữa mẹ: 150ml

1.2.5. Bữa 5 (14h) bột tôm rau ngót 200ml

-Nguyên liệu

+Bột gạo tẻ 15g (3 thìa cà phê)

+Tôm biển 20g (2 thìa cà phê)

+Cà rốt 5g (1 thìa cà phê)

+Rau ngót 10g (2 thìa cà phê)

+Dầu thực vật 5ml (1 thìa cà phê)

+Nước 150ml

-Cách chế biến

+ Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, rau ngót rửa sạch, băm/xay nhuyễn, có thể rây qua cho mịn
nếu bé chưa quen ăn thô.

+Tôm biển rửa sạch, bóc vỏ, băm/xay nhuyễn, cho chút nước vào khuấy cho thịt đỡ
bị vón cục.

+Bột gạo tẻ hòa tan trong khoảng 150ml nước, bắc bếp nấu sôi thì cho tôm vào và
khuấy đều tay, tiếp cho rau rau ngót và cà rốt vào vào, nấu đến khi bột chín. Tắt bếp,
đổ ra bát, nêm thêm chút dầu ăn.

1.2.6. Bữa 6 (16h) nhãn nhục, sữa chua xay 50ml

- Nguyên liệu

+Nhãn nhục 25g (3 thìa cà phê)

19
+Đu đủ chín 25g (1/4 trái nhỏ)

+Sữa chua 50ml (nửa hộp)

-Cách chế biến

+Cho nhãn nhục, đu đủ đã gọt vỏ và nửa hộp sữa chua vào máy xay

1.2.7. Bữa 7 (18h)

Sữa mẹ: 150ml

1.2.8. Bữa 8 (21h)

Sữa mẹ: 150ml

*Giá trị dinh dưỡng của thực đơn 2:

-Năng lượng 755 Kcal

-Protein 25.2g

-Lipid 30.9g

-Glucid 94g

-Cellulose 3.6g

-Cholesterol 108mg

-Canxi 351.5mg

-Phospho 368.7mg

-Sắt 6.5mg

-Natri 143.1mg

-Kali 555.9mg

20
-Beta-carotene 1210.5µg

-Vitamin A 605.9µg

-Vitamin B1 0.2mg

-Vitamin C 99.1mg

1.3. Thực đơn 3 (thứ 5)

1.3.1. Bữa 1 (6h)

Sữa mẹ: 150ml

1.3.2. Bữa 2 (8h): bột thịt bắp cải 200ml

-Nguyên liệu

+Bột gạo tẻ 15g (3 thìa cà phê)

+Thịt bò 20g (2 thìa cà phê)

+Bắp cải 10g (2 thìa cà phê )

+Nấm đông cô 5g (1 thìa cà phê)

+Dầu thực vật 5ml (1 thìa cà phê)

+Nước 150ml

-Cách chế biến

+ Bắp cải, nấm đông cô rửa sạch, băm/xay nhuyễn, có thể rây qua cho mịn nếu bé
chưa quen ăn thô.

+Tôm rửa sạch,bóc vỏ, băm/xay nhuyễn, có chút nước vào khuấy cho thịt đỡ bị vón
cục.

21
+Bột gạo tẻ hòa tan trong khoảng 150ml nước, bắc bếp nấu sôi thì cho tôm vào và
khuấy đều tay, tiếp cho bắp cải vào, nấu đến khi bột chín. Tắt bếp, đổ ra bát, nêm
thêm chút dầu ăn.

1.3.3. Bữa 3(10h) dâu tây ép 50 ml

-Nguyên liệu

+Dâu tây 50g (9 trái nhỏ)

+Đường cát trắng: 5g (1 thìa cà phê)

+Nước 40ml

-Cách chế biến

+Rửa dâu với nước muối

+Cho dâu vào máy ép và đỏ thêm 40ml nước

+Cho ra ly đồng thời thêm nửa thìa cà phê đường

1.3.4. Bữa 4 (11h)

Sữa mẹ: 150ml

1.3.5. Bữa 5 (14h) bột tôm rau ngót 200ml

-Nguyên liệu

+Bột gạo tẻ 15g (3 thìa cà phê)

+Tôm biển 15g (1.5 thìa cà phê)

+Cà rốt 5g (1 thìa cà phê)

+Rau ngót 10g (2 thìa cà phê)

+Dầu thực vật 5ml (1 thìa cà phê)

+Nước 150ml

-Cách chế biến

22
+ Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, rau ngót rửa sạch, băm/xay nhuyễn, có thể rây qua cho mịn
nếu bé chưa quen ăn thô.

+Tôm biển rửa sạch, bóc vỏ, băm/xay nhuyễn, cho chút nước vào khuấy cho tôm đỡ
bị vón cục.

+Bột gạo tẻ hòa tan trong khoảng 150ml nước, bắc bếp nấu sôi thì cho tôm vào và
khuấy đều tay, tiếp cho rau rau ngót và cà rốt vào vào, nấu đến khi bột chín. Tắt bếp,
đổ ra bát, nêm thêm chút dầu ăn.

1.3.6. Bữa 6 (16h) đu đủ, sữa chua xay 50ml

- Nguyên liệu

+Đu đủ 50g (1/4 trái nhỏ)

+Sữa chua 50ml (nửa hộp)

-Cách chế biến

+Rửa sạch và gọt vỏ đu đủ

+Cho đu đủ và nửa hộp sữa chua vào máy xay

1.3.7. Bữa 7 (18h)

Sữa mẹ: 150ml

1.3.8. Bữa 8 (21h)

Sữa mẹ: 150ml

*Giá trị dinh dưỡng của thực đơn 3:

-Năng lượng 670 Kcal

-Protein 22g

-Lipid 30.1g

23
-Glucid 78g

-Cellulose 3.2g

-Cholesterol 96mg

-Canxi 355.9mg

-Phospho 320.3mg

-Sắt 5.4mg

-Natri 126.8mg

-Kali 515.1mg

-Beta-carotene 1100.5µg

-Vitamin A 606.5µg

-Vitamin B1 0.2mg

-Vitamin C 102.9mg

1.4. Thực đơn 4 (thứ 7)

1.4.1. Bữa 1 (6h)

Sữa mẹ: 150ml

1.4.2. Bữa 2 (8h): bột thịt rau muống 200ml

-Nguyên liệu

+Bột gạo tẻ 15g (3 thìa cà phê)

+Thịt bò 20g (2 thìa cà phê)

+Lòng đỏ trứng 5g (1 thìa cà phê)

24
+Rau muống 10g (2 thìa cà phê )

+Đậu hà lan 3g (0.5 thìa cà phê )

+Nấm đông cô 5g ( 1 thìa cà phê)

+Dầu thực vật 3ml (0.5 thìa cà phê)

+Nước 150ml

-Cách chế biến

+Hầm đậu hà lan trong 150ml nước đến khi như vớt ra đem xay

+ Rau muống, nấm đông cô rửa sạch, băm/xay nhuyễn, có thể rây qua cho mịn nếu
bé chưa quen ăn thô.

+Thịt bò rửa sạch, băm/xay nhuyễn, có chút nước vào khuấy cho thịt đỡ bị vón cục.

+Bột gạo tẻ hòa tan trong nước hầm đậu, bắc bếp nấu sôi thì cho thịt vào và khuấy
đều tay, tiếp cho rau muống,nấm đông cô và lòng đỏ trứng vào, nấu đến khi bột chín.
Tắt bếp, đổ ra bát, nêm thêm chút dầu ăn và đậu hà lan đã hầm.

1.4.3. Bữa 3(10h) dâu tây ép 50 ml

-Nguyên liệu

+Dâu tây 50g (9 trái nhỏ)

+Đường cát trắng: 5g (1 thìa cà phê)

+Nước 40ml

-Cách chế biến

+Rửa dâu với nước muối

+Cho dâu vào máy ép và đỏ thêm 40ml nước

+Cho ra ly đồng thời thêm nửa thìa cà phê đường

1.4.4. Bữa 4 (11h)

Sữa mẹ: 150ml

25
1.4.5. Bữa 5 (14h) bột tôm rau ngót 200ml

-Nguyên liệu

+Bột gạo tẻ 15g (3 thìa cà phê)

+Tôm biển 20g (2 thìa cà phê)

+Cà rốt 5g (1 thìa cà phê)

+Rau ngót 10g (2 thìa cà phê)

+Dầu thực vật 5ml (1 thìa cà phê)

-Nước 150ml

-Cách chế biến

+ Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, rau ngót rửa sạch, băm/xay nhuyễn, có thể rây qua cho mịn
nếu bé chưa quen ăn thô.

+Tôm biển rửa sạch, bóc vỏ, băm/xay nhuyễn, cho chút nước vào khuấy cho tôm đỡ
bị vón cục.

+Bột gạo tẻ hòa tan trong khoảng 150ml nước, bắc bếp nấu sôi thì cho tôm vào và
khuấy đều tay, tiếp cho rau rau ngót và cà rốt vào vào, nấu đến khi bột chín. Tắt bếp,
đổ ra bát, nêm thêm chút dầu ăn.

1.4.6. Bữa 6 (16h) đu đủ, sữa chua xay 50ml

- Nguyên liệu

+Đu đủ 50g (1/4 trái nhỏ)

+Sữa chua 50ml (nửa hộp)

-Cách chế biến

+Rửa sạch và gọt vỏ đu đủ, bỏ hột

26
+Cho đu đủ và nửa hộp sữa chua vào máy xay

1.4.7. Bữa 7 (18h)

Sữa mẹ: 150ml

1.4.8. Bữa 8 (21h)

Sữa mẹ: 150ml

*Giá trị dinh dưỡng của thực đơn 4:

-Năng lượng 692 Kcal

-Protein 24.3g

-Lipid 30.8g

-Glucid 79g

-Cellulose 3.4g

-Cholesterol 108mg

-Canxi 352.3mg

-Phospho 346.4mg

-Sắt 5.9mg

-Natri 144.4mg

-Kali604.3mg

-Beta-carotene 1270.9µg

-Vitamin A 605.9µg

-Vitamin B1 0.2mg

27
-Vitamin C 102.4mg

1.5.Thực đơn 5 (Chủ nhật)

1.5.1. Bữa 1 (6h)

Sữa mẹ: 150ml

1.7.2 Bữa 2 (8h): bột thịt bắp cải 200ml

-Nguyên liệu:

+Bột gạo tẻ 15g (3 thìa cà phê)

+Thịt bò 20g (2 thìa cà phê)

+Bắp cải 10g (2 thìa cà phê )

+Nấm đông cô 5g (1 thìa cà phê)

+Dầu thực vật 5ml (1 thìa cà phê)

+Nước 150ml

-Cách chế biến

+ Bắp cải, nấm đông cô rửa sạch, băm/xay nhuyễn, có thể rây qua cho mịn nếu bé
chưa quen ăn thô.

+Tôm rửa sạch,bóc vỏ, băm/xay nhuyễn, có chút nước vào khuấy cho thịt đỡ bị vón
cục.

+Bột gạo tẻ hòa tan trong khoảng 150ml nước, bắc bếp nấu sôi thì cho tôm vào và
khuấy đều tay, tiếp cho bắp cải vào, nấu đến khi bột chín. Tắt bếp, đổ ra bát, nêm
thêm chút dầu ăn.

1.5.3. Bữa 3 (10h): nước cam, ổi ép 50ml

-Nguyên liệu

+Cam 100g (1/4 trái)

28
+Ổi 50g (1/4 trái)

+Đường cát trắng 5g (1 thìa cà phê)

-Cách chế biến

+Cam gọt vỏ, cho cam, ổi vào máy ép

+Phần nước cho thêm 5g đường đã chuẩn bị để tăng độ ngọt.

1.5.4. Bữa 4 (11h)

Sữa mẹ: 150ml

1.5.5. Bữa 5 (14h) bột thịt rau 200ml

-Nguyên liệu

+Bột gạo tẻ 15g (3 thìa cà phê)

+Thịt heo nạc 10g (2 thìa cà phê)

+Lòng đỏ trứng 5g (1 thìa cà phê )

+Rau dền :10g (2 thìa cà phê)

+Nấm đông cô 10g (2 thìa cà phê)

+Dầu thực vật : 5ml ( một thìa cà phê)

+Nước 150ml

-Cách chế biến

+ Rau dền, nấm đông cô rửa sạch, băm/xay nhuyễn, có thể rây qua cho mịn nếu bé
chưa quen ăn thô.

+Thịt heo rửa sạch, băm/xay nhuyễn, có chút nước vào khuấy cho thịt đỡ bị vón cục.

+Bột gạo tẻ hòa tan trong khoảng 150ml nước, bắc bếp nấu sôi thì cho thịt vào và
khuấy đều tay, tiếp cho rau dền, nấm đông cô và lòng đỏ trứng vào, nấu đến khi bột
chín. Tắt bếp, đổ ra bát, nêm thêm chút dầu ăn.

29
1.5.6. Bữa 6 (16h) nhãn nhục, sữa chua xay 50ml

- Nguyên liệu

+Nhãn nhục 50g (3 thìa cà phê)

+Sữa chua 50ml (nửa hộp)

-Cách chế biến

+Cho 50g nhãn nhục và 1 hộp sữa chua vào máy xay

1.5.7. Bữa 7 (18h)

Sữa mẹ: 150ml

1.5.8. Bữa 8 (21h)

Sữa mẹ: 150ml

*Giá trị dinh dưỡng của thực đơn 5:

-Năng lượng 811 Kcal

-Protein 26.5g

-Lipid 33.4g

-Glucid 101g

-Cellulose 5g

-Cholesterol 186 mg

-Canxi 378.5mg

-Phospho 428.6mg

-Sắt 9.6mg

30
-Natri 131.4mg

-Kali 513.5mg

-Beta-carotene 597µg

-Vitamin A 651.5µg

-Vitamin B1 0.4mg

-Vitamin C 95.4mg

*Nhận xét thực đơn cho 1 tuần:

-Năng lượng thực ăn ổn so với nhu cầu, lượng nước có nhiều hơn nhu cầu một chút
nhưng nó có thể bị mất đi trong quá trình chế biến (bay hơi,...) hay bị đào thải khỏi
cơ thể qua tuyến mồ hôi, bài tiết,...

-Lượng protein còn khá ít so với nhu cầu cần thiết tăng lượng thịt, cá, ... trong các
bữa ăn dặm của bé.Tuy nhiên tỷ lệ protein động vật/protein tổng =70.83% khá ổn so
với khuyến nghị là >=70%

-Lượng Lipid tương đối ổn so với nhu cầu, tỷ lệ giữa lipit thực vật/lipid tổng là 28.13%
khá ổn so với khuyến nghị là 30%

-Lượng glucid ổn so với nhu cầu

-Cellulose ít hơn so với nhu cầu, cần thiết bổ sung thêm lượng rau, trái cây trong các
bữa ăn dặm, bữa phụ của trẻ

31
-Hàm lượng Cholesterol còn cao hơn nhu cầu cần thiết giảm vì nếu để lâu dài sẽ ảnh
hưởng đến sức khỏe hệ tim mạch (xơ vữa động mạch,..) dưới tác động của LDL-
cholesterol,...

- Hàm lượng khoáng như Ca ổn so với nhu cầu tuy nhiên hàm lượng sắt và kali còn
khá ít so với nhu cầu cần tăng lượng thực ăn lên bằng cách ăn nhiều rau xanh có chứa
sắt như bông cải xanh, chứa nhiều kali như (ổi, rau ngót,..); hàm lượng Na,P cũng cao
hơn nhưng nó có thể bị mất đi trong chế biến.

-Hàm lượng beta-caroten khá ổn, tuy nhiên hàm lượng vitamin A, B1 còn khá cao so
với nhu cầu đặc biệt vitamin C còn quá cao tuy nhiên chúng có thể bị hao hụt bớt
trong quá trình nấu nướng hoặc bị đào thải khỏi cơ thể.

2. Thực đơn cho trẻ 9-11 tháng tuổi

*Khuyến nghị:

+Năng lượng khuyến nghị là 700 Kcal/ngày

+BMI của trẻ bình thường là 14.6-20.1

+Protein chiếm 13-20% năng lượng, trong đó protein động vật/protein tổng 70

+Lipid chiếm khoảng 30-40% năng lượng (23-31g), trong đó lipid thực vật bằng
khoảng 30% lipid tổng.

+Glucid chiếm khoảng 50-57% tổng năng lượng

+Cellulose: 6g

+Một số vitamin và khoáng:

Canxi: 400 mg

Phospho: 330 mg

Sắt: 9.4 mg

32
Natri: 120 mg

Kali: 700 mg

Vitamin A: 400 µg

Vitamin B1: 0,2 mg

Vitamin C: 40 mg

*Đối tượng đang xét: Bé trai 10 tháng tuổi nặng 9 kg, cao 75cm (BMI=16), có mức
năng lượng 767 Kcal/ngày. Năng lượng mong muốn 794 Kcal/ngày.

2.1. Thứ 2

2.1.1 Bữa 1 (6h)

Sữa mẹ: 150ml

2.1.2. Bữa 2 (8h) bột thịt rau muống 200ml

-Nguyên liệu

+Bột gạo tẻ 20g (4 thìa cà phê)

+Thịt heo nạc 20g (2 thìa cà phê)

33
+Rau muống 20g (4 thìa cà phê)

+Nấm đông cô 10g (2 thìa cà phê)

+Đậu hà lan 5g (1 thìa cà phê)

+Dầu thực vật : 5ml ( một thìa cà phê)

+Nước 150ml

-Cách chế biến

+Hầm nhừ đậu hà lan trong 150ml nước. Sau khi đậu nhừ cho vào máy xay

+Nấm đông cô, rau muống, rửa sạch, băm/xay nhuyễn.

+Thịt heo rửa sạch, băm/xay nhuyễn, có chút nước vào khuấy cho thịt đỡ bị vón cục.

+Bột gạo tẻ hòa tan trong nước dùng hầm đậu, bắc bếp nấu sôi thì cho thịt vào và
khuấy đều tay, tiếp cho rau, nấm vào, nấu đến khi bột chín. Tắt bếp, đổ ra bát, nêm
thêm chút dầu ăn, cho thêm đậu hà lan đã xay nhuyễn.

2.1.3. Bữa 3 (10h) nước dưa lê, dâu tây ép 50ml

-Nguyên liệu:

+Dưa lê 50g (1/4 trái)

+Dâu tây 50g ( 9 trái cỡ nhỏ)

-Cách chế biến

+Rửa dưa lê, dâu tây với nước muối

+Cho dưa lê, dâu tây vào máy ép lấy nước.

2.1.4 Bữa 4 (11h)

Sữa mẹ: 150ml

2.1.5. Bữa 5 (14h) bột cá cải xanh 150ml

34
-Nguyên liệu

+Bột gạo tẻ 20g (4 thìa cà phê)

+Cá hồi 20g (2 thìa cà phê)

+Lòng đỏ trứng 5g (1 thìa cà phê)

+Cải xanh 15g (3.5 thìa cà phê)

+Cà rốt 5g (1 thìa cà phê)

+Dầu thực vật 5ml (1 thìa cà phê)

+Nước 150ml

-Cách chế biến:

+ Thịt cá bỏ xương, dầm nhuyễn.

+ Rau cải, cà rốt xay nhuyễn

+ Cho một bát nước khoảng 150ml vào nồi, cho bột gạo, cá vào khuấy đều.

+Bắc nồi lên bếp khuấy đều, khi bột sôi 5-7 phút cho rau cải, cà rốt và lòng đỏ trứng
vào khuấy sôi lại.

+ Bắc xuống, nêm dầu ăn

2.1.6 Bữa 6 (16h) Mãng cầu, sữa chua xay 50ml

- Nguyên liệu

+Mãng cầu 50g (3 thìa cà phê)

+Sữa chua 50ml (nửa hộp)

-Cách chế biến

+Mãng cầu bỏ vỏ, hột chỉ lấy phần thịt quả

+Cho mãng cầu và nửa hộp sữa chua vào máy xay
35
2.1.7 Bữa 7 (18h)

Sữa mẹ: 150ml

2.1.8 Bữa 8 (21h)

Sữa mẹ: 150ml

*Giá trị dinh dưỡng của thứ 2:

-Năng lượng 787 Kcal

-Protein 27.1g

-Lipid 34.1g

-Glucid 92g

-Cellulose 5.1g

-Cholesterol 96mg

-Canxi 360.5mg

-Phospho 386.1mg

-Sắt 6.8mg

-Natri 130.7mg

-Kali 461.9mg

-Beta-carotene 1043.9µg

-Vitamin A 604.1mg

-Vitamin B1 0.4mg

-Vitamin C 72.1mg

36
2.2. Thứ 3

2.2.1. Bữa 1 (6h)

Sữa mẹ: 150ml

2.2.2. Bữa 2 (8h) bột thịt rau ngót 150ml

-Nguyên liệu

+Bột gạo tẻ 20g (4 thìa cà phê)

+Thịt bò 25g (2 thìa cà phê)

+Tôm biển 5g (1 thìa cà phê)

+Lòng đỏ trứng 5g (1 thìa cà phê)

+Rau ngót:10g (1.5 thìa cà phê)

+Nấm đông cô: 8g (1.5 thìa cà phê)

+Dầu thực vật : 5ml ( 1 thìa cà phê)

+Nước 150ml

-Cách chế biến

+ Rau ngót, nấm đông cô rửa sạch, băm/xay nhuyễn

+Thịt bò, tôm rửa sạch, tôm bóc vỏ, băm/xay nhuyễn, cho chút nước vào khuấy cho
thịt đỡ bị vón cục.

+Bột gạo tẻ hòa tan trong khoảng 150ml nước, bắc bếp nấu sôi thì cho thịt, tôm vào
và khuấy đều tay, tiếp cho nấm đông cô và rau ngót vào và lòng đỏ trứng nấu đến khi
bột chín. Tắt bếp, đổ ra bát, nêm thêm chút dầu ăn.

2.2.3. Bữa 3 (10h) nước dâu tây ép 50ml

-Nguyên liệu

37
+Dâu tây 70g ( 9 trái cỡ nhỏ)

+Đường cát trắng 2g (gần 0.5 thìa cà phê)

-Cách chế biến

+Rửa dâu tây với nước muối

+Cho dâu tây vào máy ép lấy nước, sau đó thêm một ít đường.

2.2.4 Bữa 4 (11h)

Sữa mẹ: 150ml

2.2.5. Bữa 5 (14h) bột cá cải xoong 150ml

-Nguyên liệu

+Bột gạo tẻ 20g (4 thìa cà phê)

+Cá rô phi 20g (2 thìa cà phê)

+Cải xoong 5g (1 thìa cà phê)

+Cần tây 10g (2 thìa cà phê)

+Mộc nhĩ 5g (1 thìa cà phê)

+Đậu xanh 5g (1 thìa cà phê)

+Dầu thực vật 5ml (1 thìa cà phê)

+Nước 150ml

-Cách chế biến

+ Thịt cá bỏ xương, dầm nhuyễn.

+Ngâm mộc nhĩ, hầm đậu xanh trong 150ml

+ Cải soong, cần tay rửa sạch, đem cải, cần tây, mộc nhĩ xay nhỏ.

38
+ Cho bột gạo vào nồi nước hầm đậu tiếp đó cá vào khuấy đều.

+Bắc nồi lên bếp khuấy đều, khi bột sôi 5-7 phút cho rau vào khuấy sôi lại.

+ Bắc xuống, nêm dầu ăn

2.2.6 Bữa 6 (16h) chuối tây, sữa chua xay 50ml

- Nguyên liệu

+Chuối tây 50g (nửa quả)

+Sữa chua 50ml (nửa hộp)

-Cách chế biến

+Cho 50g chuối tây (bỏ vỏ) và nửa hộp sữa chua vào máy xay

2.2.7 Bữa 7 (18h)

Sữa mẹ: 150ml

2.2.8 Bữa 8 (21h)

Sữa mẹ: 150ml

*Giá trị dinh dưỡng của thứ 3:

-Năng lượng 820 Kcal

-Protein 28.7g

-Lipid 34.4g

-Glucid 98g

-Cellulose 5.1g

-Cholesterol 110 mg

-Canxi 388.1mg

39
-Phospho 411.5mg

-Sắt 9.3mg

-Natri 155mg

-Kali 587.8mg

-Beta-carotene 1294.3µg

-Vitamin A 604.4µg

-Vitamin B1 0.2mg

-Vitamin C 101.2mg

2.3. Thứ 4

2.3.1. Bữa 1 (6h)

Sữa mẹ: 150ml

2.3.2. Bữa 2(8h) bột thịt rau nhút 150ml

-Nguyên liệu

+Bột gạo tẻ 20g (4 thìa cà phê)

+Thịt heo nạc 20g (2 thìa cà phê)

+Rau nhút:20g (4 thìa cà phê)

+Nấm đông cô 8g (hơn 1 thìa cà phê)

+Đậu hà lan 5g (1 thìa cà phê)

+Dầu thực vật : 5ml ( 1 thìa cà phê)

+Nước 150ml

40
-Cách chế biến

+Hầm đậu trong 150ml nước, sau khi đã nhừ đem xay

+Rau nhút, nấm đông cô rửa sạch, băm/xay nhuyễn

+Thịt heo rửa sạch, băm/xay nhuyễn, có chút nước vào khuấy cho thịt đỡ bị vón cục.

+Bột gạo tẻ hòa tan trong khoảng 150ml nước, bắc bếp nấu sôi thì cho thịt vào và
khuấy đều tay, tiếp cho rau nhút và nấm đông cô vào, nấu đến khi bột chín. Tắt bếp,
đổ ra bát, nêm thêm chút dầu ăn, cho thêm đậu đã xay nhuyễn vào.

2.3.3. Bữa 3 (10h) nước dưa lê, dâu tây ép 50ml

-Nguyên liệu:

+Dưa lê 50g (1/4 trái)

+Dâu tây 50g ( 9 trái cỡ nhỏ)

-Cách chế biến

+Rửa dưa lê, dâu tây với nước muối

+Cho dưa lê, dâu tây vào máy ép lấy nước.

2.3.4 Bữa 4 (11h)

Sữa mẹ: 150ml

2.3.5. Bữa 5 (14h) bột cá rau bí 150ml

-Nguyên liệu

+Bột gạo tẻ 20g (4 thìa cà phê)

+Cá ngừ 20g (2 thìa cà phê)

+Rau bí 20g (4 thìa cà phê)

+Lòng đỏ trứng 5g (1 thìa cà phê)

41
+Dầu thực vật 5ml (1 thìa cà phê)

+Nước 150ml

-Cách chế biến

+ Thịt cá bỏ xương, dầm nhuyễn.

+ Rau bí xay nhỏ

+ Cho một bát nước khoảng 150ml vào nồi, cho bột gạo, cá vào khuấy đều.

+Bắc nồi lên bếp khuấy đều, khi bột sôi 5-7 phút cho rau, lòng đỏ trứng vào khuấy
sôi lại.

+ Bắc xuống, nêm dầu ăn

2.3.6 Bữa 6 (16h) mãng cầu, sữa chua xay 50ml

- Nguyên liệu

+Mãng cầu 100g (nửa trái nhỏ)

+Sữa chua 50ml (nửa hộp)

-Cách chế biến

+Mãng cầu bỏ vỏ, hột

+Phần thịt cho cùng với sữa chua vào máy xay

2.3.7 Bữa 7 (18h)

Sữa mẹ: 150ml

2.3.8 Bữa 8 (21h)

Sữa mẹ: 150ml

*Giá trị dinh dưỡng của thứ 4:

-Năng lượng 683 kcal


42
-Protein 27g

-Lipid 29.4g

-Glucid 95g

-Cellulose 5.5g

-Cholesterol 96mg

-Canxi 377mg

-Phospho 376.5mg

-Sắt 6.2mg

-Natri 130.3mg

-Kali 483.8mg

-Beta-carotene 502.3µg

-Vitamin A 601.1µg

-Vitamin B1 0.4mg

-Vitamin C 63.5mg

2.4. Thứ 5

2.4.1. Bữa 1

Sữa mẹ: 150ml

2.4.2. Bữa 2 (8h) bột thịt rau muống 150ml

-Nguyên liệu

+Bột gạo tẻ 20g (4 thìa cà phê)

43
+Thịt heo nạc 20g (2 thìa cà phê)

+Rau muống 20g (4 thìa cà phê)

+Nấm đông cô 10g (2 thìa cà phê)

+Đậu hà lan 5g (1 thìa cà phê)

+Dầu thực vật : 5ml ( một thìa cà phê)

+Nước 150ml

-Cách chế biến

+Hầm như đậu hà lan trong 150ml nước. Sau khi đậu nhừ cho vào máy xay

+Nấm đông cô, rau muống rửa sạch, băm/xay nhuyễn

+Thịt heo rửa sạch, băm/xay nhuyễn, có chút nước vào khuấy cho thịt đỡ bị vón cục.

+Bột gạo tẻ hòa tan trong nước dùng hầm đậu, bắc bếp nấu sôi thì cho thịt vào và
khuấy đều tay, tiếp cho rau, nấm vào, nấu đến khi bột chín. Tắt bếp, đổ ra bát, nêm
thêm chút dầu ăn, cho thêm đậu hà lan đã xay nhuyễn.

2.4.3. Bữa 3 (10h) nước dâu tây ép 50ml

-Nguyên liệu:

+Dâu tây 50g ( 9 trái cỡ nhỏ)

+Đường cát trắng 2g

-Cách chế biến

+Rửa dâu tây với nước muối

+Cho dâu tây vào máy ép lấy nước, sau đó cho thêm 1 ít đường để tăng thêm độ ngọt.

2.4.4 Bữa 4 (11h)

Sữa mẹ: 150ml

44
2.4.5. Bữa 5 (14h) bột cá rau bí 150ml

-Nguyên liệu

+Bột gạo tẻ 20g (4 thìa cà phê)

+Cá ngừ 20g (2 thìa cà phê)

+Rau bí 20g (4 thìa cà phê)

+Lòng đỏ trứng 5g (1 thìa cà phê)

+Dầu thực vật 5ml (1 thìa cà phê)

+Nước 150ml

-Cách chế biến

+ Thịt cá bỏ xương, dầm nhuyễn.

+ Rau bí xay nhỏ

+ Cho một bát nước khoảng 150ml vào nồi, cho bột gạo, cá vào khuấy đều.

+Bắc nồi lên bếp khuấy đều, khi bột sôi 5-7 phút cho rau, lòng đỏ trứng vào khuấy
sôi lại.

+ Bắc xuống, nêm dầu ăn

2.4.6 Bữa 6 (16h) mãng cầu, sữa chua xay 50ml

- Nguyên liệu

+Mãng cầu 50g (½ trái)

+Sữa chua 50ml (nửa hộp)

-Cách chế biến

+Mãng cầu bỏ vỏ, hột chỉ lấy phần thịt quả

+Cho mãng cầu và 1 hộp sữa chua vào máy xay


45
2.4.7 Bữa 7 (18h)

Sữa mẹ: 150ml

2.4.8 Bữa 8 (21h)

Sữa mẹ: 150ml

*Giá trị dinh dưỡng thứ 5:

-Năng lượng 770 Kcal

-Protein 27.2g

-Lipid 31.6g

-Glucid 92g

-Cellulose 5.5g

-Cholesterol 96mg

-Canxi 365.3mg

-Phospho 378.1mg

-Sắt 6.7mg

-Natri 136.6mg

-Kali 540.1mg

-Beta-carotene 895µg

-Vitamin A 601.1µg

-Vitamin B1 0.4mg

-Vitamin C 77.7mg

46
2.5. Thứ 6

2.5.1. Bữa 1 (6h)

-Sữa mẹ: 150ml

2.5.2. Bữa 2 (8h) bột thịt rau ngót 150ml

-Nguyên liệu

+Bột gạo tẻ 20g (4 thìa cà phê)

+Thịt bò 25g (2 thìa cà phê)

+Tôm biển 5g (1 thìa cà phê)

+Lòng đỏ trứng 5g (1 thìa cà phê)

+Rau ngót:10g (2 thìa cà phê)

+Nấm đông cô 8g (1.5 thìa cà phê)

+Dầu thực vật : 5ml ( 1 thìa cà phê)

+Nước 150ml

-Cách chế biến

+ Rau ngót, nấm đông cô rửa sạch, băm/xay nhuyễn

+Thịt bò, tôm rửa sạch, tôm bóc vỏ, băm/xay nhuyễn, có chút nước vào khuấy cho
thịt đỡ bị vón cục.

+Bột gạo tẻ hòa tan trong khoảng 150ml nước, bắc bếp nấu sôi thì cho thịt, tôm vào
và khuấy đều tay, tiếp cho nấm đông cô và rau ngót vào và lòng đỏ trứng nấu đến khi
bột chín. Tắt bếp, đổ ra bát, nêm thêm chút dầu ăn.

2.5.3. Bữa 3 (10h) nước dưa lê, dâu tây ép 50ml

-Nguyên liệu:

47
+Dưa lê 50g (1/4 trái)

+Dâu tây 50g ( 9 trái cỡ nhỏ)

-Cách chế biến

+Rửa dưa lê, dâu tây với nước muối

+Cho dưa lê, dâu tây vào máy ép lấy nước.

2.5.4 Bữa 4 (11h)

Sữa mẹ: 150ml

2.5.5. Bữa 5 (14h) bột cá cải xoong 150ml

-Nguyên liệu

+Bột gạo tẻ 20g (4 thìa cà phê)

+Cá rô phi 20g (2 thìa cà phê)

+Cải xoong 5g (1 thìa cà phê)

+Cần tây 10g (2 thìa cà phê)

+Mộc nhĩ 5g (1 thìa cà phê)

+Đậu xanh 5g (1 thìa cà phê)

+Dầu thực vật 5ml (1 thìa cà phê)

+Nước 150ml

-Cách chế biến

+ Thịt cá bỏ xương, dầm nhuyễn.

+Ngâm mộc nhĩ, hầm đậu xanh trong 150ml

+ Cải xoong, cần tay rửa sạch, đem cải, cần tây, mộc nhĩ xay nhỏ.

48
+ Cho bột gạo vào nồi nước hầm đậu tiếp đó cá vào khuấy đều.

+Bắc nồi lên bếp khuấy đều, khi bột sôi 5-7 phút cho rau vào khuấy sôi lại.

+ Bắc xuống, nêm dầu ăn

2.5.6 Bữa 6 (16h) mãng cầu, sữa chua xay 50ml

- Nguyên liệu

+Mãng cầu 50g (1/4 trái)

+Sữa chua 50ml (nửa nước hộp)

-Cách chế biến

+Mãng cầu bỏ vỏ, hột chỉ lấy phần thịt quả

+Cho 50g mãng cầu và 1 hộp sữa chua vào máy xay

2.5.7 Bữa 7 (18h)

Sữa mẹ: 150ml

2.5.8 Bữa 8 (21h)

Sữa mẹ: 150ml

*Giá trị dinh dưỡng của thứ 6:

-Năng lượng 814 Kcal

-Protein 29.2g

-Lipid 34.2g

-Glucid 96g

-Cellulose 4.8g

-Cholesterol 110mg

49
-Canxi 407.4mg

-Phospho 408.7mg

-Sắt 9.8mg

-Natri 155mg

-Kali 587.8mg

-Beta-carotene 1282.8µg

-Vitamin A 604.4µg

-Vitamin B1 0.2mg

-Vitamin C 78.3mg

2.6. Thứ 7

2.6.1. Bữa 1 (6h)

Sữa mẹ: 150ml

2.6.2. Bữa 2 (8h) bột thịt rau muống 150ml

-Nguyên liệu

+Bột gạo tẻ 20g (4 thìa cà phê)

+Thịt heo nạc 20g (2 thìa cà phê)

+Rau muống 20g (4 thìa cà phê)

+Nấm đông cô 10g (1.5 thìa cà phê)

+Đậu hà lan 5g (1 thìa cà phê)

+Dầu thực vật : 5ml ( một thìa cà phê)

50
+Nước 150ml

-Cách chế biến

+Hầm như đậu hà lan trong 150ml nước. Sau khi đậu nhừ cho vào máy xay

+Nấm đông cô, rau muống rửa sạch, băm/xay nhuyễn, có thể rây qua cho mịn nếu bé
chưa quen ăn thô.

+Thịt heo rửa sạch, băm/xay nhuyễn, có chút nước vào khuấy cho thịt đỡ bị vón cục.

+Bột gạo tẻ hòa tan trong nước dùng hầm đậu, bắc bếp nấu sôi thì cho thịt vào và
khuấy đều tay, tiếp cho rau, nấm vào, nấu đến khi bột chín. Tắt bếp, đổ ra bát, nêm
thêm chút dầu ăn, cho thêm đậu hà lan đã xay nhuyễn.

2.6.3. Bữa 3 (10h) nước dâu tây ép 50ml

-Nguyên liệu:

+Dâu tây 70g ( 10 trái cỡ nhỏ)

+Đường cát trắng 2g

-Cách chế biến

+Rửa dâu tây với nước muối

+Cho dâu tây vào máy ép lấy nước, sau khi ép xong cho ít đường để tăng độ ngọt

2.6.4 Bữa 4 (11h)

Sữa mẹ: 150ml

2.6.5. Bữa 5 (14h) bột cá rau bí 150ml

-Nguyên liệu

+Bột gạo tẻ 20g (4 thìa cà phê)

+Cá ngừ 20g (2 thìa cà phê)

51
+Rau bí 20g (4 thìa cà phê)

+Lòng đỏ trứng 5g (1 thìa cà phê)

+Dầu thực vật 5ml (1 thìa cà phê)

+Nước 150ml

-Cách chế biến

+ Thịt cá bỏ xương, dầm nhuyễn.

+ Rau bí rửa sạch, xay nhỏ

+ Cho một bát nước khoảng 150ml vào nồi, cho bột gạo, cá vào khuấy đều.

+Bắc nồi lên bếp khuấy đều, khi bột sôi 5-7 phút cho rau, lòng đỏ trứng vào khuấy
sôi lại.

+ Bắc xuống, nêm dầu ăn

2.6.6 Bữa 6 (16h) chuối tây, sữa chua xay 50ml

- Nguyên liệu

+Chuối tây 50g (nửa quả)

+Sữa chua 50ml (nửa hộp)

-Cách chế biến

+Cho chuối tây (bỏ vỏ) và nửa hộp sữa chua vào máy xay

2.6.7 Bữa 7 (18h)

Sữa mẹ: 150ml

2.6.8 Bữa 8 (21h)

Sữa mẹ: 150ml

*Giá trị dinh dưỡng của thứ 7:


52
-Năng lượng 775 Kcal

-Protein 26.7g

-Lipid 31.6g

-Glucid 95g

-Cellulose 5.1g

-Cholesterol 96mg

-Canxi 354.8mg

-Phospho 382mg

-Sắt 6.4mg

-Natri 136.6mg

-Kali 540.1mg

-Beta-carotene 895µg

-Vitamin A 601.1µg

-Vitamin B1 0.4mg

-Vitamin C 77.7mg

2.7. Chủ nhật

2.7.1. Bữa 1 (6h)

Sữa mẹ: 150ml

2.7.2. Bữa 2 (8h) bột thịt rau nhút 150ml

-Nguyên liệu

53
+Bột gạo tẻ 20g (4 thìa cà phê)

+Thịt heo nạc 20g (2 thìa cà phê)

+Rau nhút:20g (4 thìa cà phê)

+Nấm đông cô 8g (1 thìa cà phê)

+Đậu hà lan 5g (1 thìa cà phê)

+Dầu thực vật : 5ml ( 1 thìa cà phê)

+Nước 150ml

-Cách chế biến

+Hầm đâu trong 150ml nước, sau khi đã như đem xay

+Rau nhút, nấm đông cô rửa sạch, băm/xay nhuyễn

+Thịt heo rửa sạch, băm/xay nhuyễn, có chút nước vào khuấy cho thịt đỡ bị vón cục.

+Bột gạo tẻ hòa tan trong khoảng 150ml nước, bắc bếp nấu sôi thì cho thịt vào và
khuấy đều tay, tiếp cho rau nhút và cải xoong vào, nấu đến khi bột chín. Tắt bếp, đổ
ra bát, nêm thêm chút dầu ăn, cho thêm đâu đã xay nhuyễn vào.

2.7.3. Bữa 3 (10h) nước dưa lê, dâu tây ép 50ml

-Nguyên liệu:

+Dưa lê 50g (1/4 trái)

+Dâu tây 50g ( 9 trái cỡ nhỏ)

-Cách chế biến

+Rửa dưa lê, dâu tây với nước muối

+Cho dưa lê, dâu tây vào máy ép lấy nước.

2.7.4 Bữa 4 (11h)

54
Sữa mẹ: 150ml

2.7.5. Bữa 5 (14h) bột cá cải xanh 150ml

-Nguyên liệu

+Bột gạo tẻ 20g (4 thìa cà phê)

+Cá hồi 20g (2 thìa cà phê)

+Lòng đỏ trứng 5g (1 thìa cà phê)

+Cải xanh 15g (3 thìa cà phê)

+Cà rốt 5g (1 thìa cà phê)

+Dầu thực vật 5ml (1 thìa cà phê)

+Nước 150ml

-Cách chế biến

+ Thịt cá bỏ xương, dầm nhuyễn.

+ Rau cải, cà rốt xay nhuyễn

+ Cho một bát nước khoảng 150ml vào nồi, cho bột gạo, cá vào khuấy đều.

+Bắc nồi lên bếp khuấy đều, khi bột sôi 5-7 phút cho rau cải, cà rốt và lòng đỏ trứng
vào khuấy sôi lại.

+ Bắc xuống, nêm dầu ăn

2.7.6 Bữa 6 (16h) mãng cầu, sữa chua xay 50ml

- Nguyên liệu

+mãng cầu 50g (1/4 trái)

+Sữa chua 50ml (nửa hộp)

-Cách chế biến


55
+Mãng cầu bỏ vỏ, hột chỉ lấy phần thịt quả

+Cho mãng cầu và nửa hộp sữa chua vào máy xay

2.7.7 Bữa 7 (18h)

Sữa mẹ: 150ml

2.7.8 Bữa 8 (21h)

Sữa mẹ: 150ml

*Giá trị dinh dưỡng của chủ nhật:

-Năng lượng 708 kcal

-Protein 27.1g

-Lipid 32g

-Glucid 96g

-Cellulose 5.5g

-Cholesterol 96mg

-Canxi 371.4mg

-Phospho 379.8mg

-Sắt 6.2mg

-Natri 124.4mg

-Kali 405.6mg

-Beta-carotene 656.3µg

-Vitamin A 604.1µg

56
-Vitamin B1 0.4mg

-Vitamin C 68.2mg

* Nhận xét thực đơn cho 1 tuần

-Năng lượng thực ăn ổn so với nhu cầu, lượng nước có nhiều hơn nhu cầu một chút
nhưng nó có thể bị mất đi trong quá trình chế biến (bay hơi,...) hay bị đào thải khỏi
cơ thể qua tuyến mồ hôi, bài tiết,...

-Lượng protein khá ổn so với nhu cầu đồng thời tỷ lệ protein động vật/protein tổng
=64.29% khá ổn so với khuyến nghị là >=70%

-Lượng Lipid tương đối ổn so với nhu cầu với tỷ lệ giữa lipit thực vật/lipid tổng là
31.25% khá ổn so với khuyến nghị là 30%

-Lượng glucid khá ổn với nhu cầu có thể tăng thêm bàng cách tăng lượng bột gạo
trong bữa ăn dặm của trẻ.

-Cellulose ít hơn so với nhu cầu, cần thiết bổ sung thêm lượng nhỏ rau, trái cây trong
các bữa ăn dặm, bữa phụ của trẻ

-Hàm lượng Cholesterol ổn so với nhu cầu

-Các loại khoáng như Ca, P, Na hàm lượng ổn so với nhu cầu tuy nhiên hàm lượng
sắt và kali còn khá ít so với nhu cầu cần tăng lượng thực ăn lên bằng cách ăn nhiều
rau xanh có chứa sắt như bông cải xanh, chứa nhiều kali như (ổi, rau ngót,..)

57
-Hàm lượng beta-caroten khá ổn, tuy nhiên hàm lượng vitamin A, B1, C còn quá cao
nếu tiếp tục duy trì hàm lượng này sẽ gây một số bệnh lý (rối loạn tiêu hóa,..) tuy
nhiên chúng có thể bị hao hụt bớt trong quá trình nấu nướng hoặc bị đào thải khỏi cơ
thể.

3. Thực đơn cho trẻ 12-24 tháng tuổi

*Khuyến nghị:

- Năng lượng: 920-1000 Kcal/ngày. Trong đó khẩu phần ăn chiếm khoảng 2/3 năng
lượng khẩu phần hàng ngày của trẻ, 1/3 còn lại là từ sữa, tương đương khoảng 500ml
mỗi ngày.

- Đạm: chiếm 13-20% tổng năng lượng (30-50 g) (đạm động vật > 60% đạm tổng).

- Chất béo: chiếm 30-40% tổng năng lượng (33-44 g) (tỉ lệ chất béo TV/ĐV > 1,5).

- Đường bột: chiếm 50-60% tổng năng lượng (140-150 g).

- Một số vitamin và chất khoáng:

Cellulose: 19 g

Canxi: 500 mg

Phospho: 460 mg

Sắt: 5 mg

Natri: 600 mg

Kali: 900 mg

Vitamin A: 400 µg

Vitamin B1: 0,5 mg

Vitamin C: 35 mg

58
*Đối tượng đang xét: Bé trai (12 tháng tuổi) nặng 12 kg, cao 80 cm (BMI= 18,8), có
mức năng lượng 895 Kcal/ngày. Mức năng lượng mong muốn: 970 Kcal/ngày.

3.1. Thực đơn 1 (Thứ 2 + thứ 5):

3.1.1. Bữa 1 (7h):

Cháo tôm bí xanh (1 chén)

- Nguyên liệu:

Gạo lứt: 30 g

Nước: 250 g

Tôm biển: 35 g

Bí xanh: 50 g

Đậu Hà Lan: 20g

Dầu oliu: 7 g (1,5 thìa cà phê)

Nước mắm: 2 g (0,5 thìa cà phê)

59
- Cách chế biến: Tôm tươi rửa sạch, lột vỏ, để vỏ riêng, bỏ chỉ đen, băm nhỏ. Bí xanh
gọt bỏ vỏ và hạt, rửa sạch, thái mỏng. Rửa sạch rồi bóc vỏ đậu Hà Lan và trần qua
nước sôi từ 1-2 phút cho mềm. Cho dầu ăn vào nồi, làm nóng, cho phần vỏ tôm vào
nấu sôi lấy nước dùng. Nước dùng sôi, vớt bỏ bọt và vỏ tôm. Cho gạo vào, riu nhỏ
lửa nấu cháo. Cháo sôi, tiếp tục cho bí xanh và đậu Hà Lan vào nấu cho mềm. Sau đó
trút phần thịt tôm vào, nấu cho cháo chín sôi trở lại. Cho nước mắm vào, nêm nếm
vừa ăn. Múc cháo ra bát, cho dầu ăn vào, trộn đều, cho bé ăn khi nóng.

3.1.2. Bữa 2 (9h):

Sữa mẹ (150 ml)

3.1.3. Bữa 3 (11h):

Cháo gà cà rốt, đậu xanh (1 chén):

- Nguyên liệu:

Gạo tẻ: 30 g

Nước: 250 g

Thịt gà ta: 40 g

Cà rốt: 40 g

Đậu xanh: 20g

Dầu oliu: 7 g (1,5 thìa cà phê)

Nước mắm: 2 g (0,5 thìa cà phê)

- Cách chế biến: Đậu xanh để nguyên vỏ và đãi qua nước, ngâm trong nước 4-5 tiếng
cho mềm. Gạo đem vo sạch rồi đem ngâm với nước 1-2 tiếng thì vớt ra để ráo. Rửa
sạch thịt gà rồi luộc chín, vớt ra để ráo, nước luộc gà thì để lại. Rang gạo 5-8 phút để
gạo săn lại thì cho vào nước luộc gà nấu chung, khuấy đều tay. Đến khi hạt gạo nở

60
mềm thì cho đậu xanh vào. Sau khi gạo và đậu xanh chín mềm thì cho thịt gà xé vào
và nêm nếm lại gia vị. Đun tiếp 15-20 phút rồi tắt bếp.Cho thêm dầu oliu vào đảo đều.

3.1.4. Bữa 4 (12h):

Vú sữa (1 quả 70 g)

3.1.5. Bữa 5 (14h):

Sữa mẹ (150 ml)

3.1.6. Bữa 6 (17h):

Cháo trứng cà chua (1 chén)

- Nguyên liệu:

Gạo lứt: 30 g

Nước: 250 g

Trứng gà: 30 g

Cà chua: 30 g

Dầu oliu: 7 g (1,5 thìa cà phê)

Nước mắm: 2 g (0,5 thìa cà phê)

- Cách chế biến: Vo gạo cho sạch rồi bắt lên bếp đun với nước ngập mặt cho chín.
Tiếp đến, làm sạch cà chua bỏ hạt, rồi băm thật nhuyễn để vào chén riêng. Cho dầu
vào chảo đến khi dầu nóng thì cho thêm cà chua vào xào đến khi chín. Bỏ cà chua đã
xào chín vào nồi cháo sôi đang nấu và khuấy đều, rồi đập trứng cho vào tiếp tục khuấy.
Cuối cùng, chỉ cần nêm gia vị vừa miệng trẻ, và tắt bếp để nguội, múc ra chén cho bé
dùng.

Chuối tây (1 trái 70 g)

61
3.1.7. Bữa 7 (20h):

Sữa mẹ (200 ml)

*Thành phần dinh dưỡng của thực đơn 1:

Năng lượng: 1130 Kcal

Đạm: 39,5 g

Chất béo: 44,6 g

Đường bột: 142,5 g

Cellulose: 8 g

Canxi: 354,3 mg

Phospho: 621,2 mg

Sắt: 7,3 mg

Natri: 445,7 mg

Kali: 920,8 mg

Vitamin A: 660,6 µg

Vitamin B1: 0,7 mg

Vitamin C: 56,6 mg

3.2. Thực đơn 2 (thứ 3):

3.2.1. Bữa 1 (7h):

Cháo thịt bò cải cúc (1 chén)

- Nguyên liệu:

62
Gạo tẻ: 30 g

Nước: 250 g

Thịt bò: 35 g

Cải cúc (tần ô): 50 g

Đậu Hà Lan: 20g

Dầu oliu: 7 g (1,5 thìa cà phê)

Nước mắm: 2 g (0,5 thìa cà phê)

- Cách chế biến: Thịt bò đem xay nhuyễn rồi cho vào chảo cùng 1 chút dầu ăn rồi
xào. Gạo đem vo sạch rồi để ráo nước. Cải cúc thì lấy phần non ngâm trong nước
muối loãng 15 phút rồi rửa sạch lại, để ráo. Rửa sạch rồi bóc vỏ đậu Hà Lan và trần
qua nước sôi từ 1-2 phút cho mềm. Cho gạo đã vo và khoảng 250 ml nước vào nồi và
ninh tới chín nhừ. Cho thịt bò vào nồi cháo và khuấy đều. Đun tiếp tới khoảng 10
phút thì cho đậu Hà Lan, cải cúc vào đun cùng. Đun nồi cháo tới sôi rồi tắt bếp đi.
Nêm thêm chút gia vị cho món cháo thêm đậm đà.

3.2.2. Bữa 2 (9h):

Sữa mẹ (150 ml)

3.2.3. Bữa 3 (11h):

Súp cá hồi khoai tây, cà rốt (1 chén):

- Nguyên liệu:

Cá hồi: 50 g

Nước: 150 g

Khoai tây: 50 g

63
Hành tây: 30 g

Cà rốt: 30 g

Dầu oliu: 7 g (1,5 thìa cà phê)

Nước mắm: 2 g (0,5 thìa cà phê)

- Cách chế biến: Hành tây lột vỏ, cắt khoanh tròn mỏng. Khoai tây gọt vỏ và rửa sạch,
đem cắt hạt lựu sau đó đun đến chín mềm. Cho 1/2 hành tây đã cắt vào nấu cùng. Cá
hồi sau khi sơ chế xong, cho vào chảo cùng ít dầu chiên sơ, vàng đều. Tiếp đó cho cá
đã chiên vào nồi súp, nấu cùng đun nhỏ lửa cho mềm. Bắc chảo lên bếp, đun nóng 1
muỗng dầu ăn, phi thơm phần hành tây còn lại, sau đó cho vào nồi súp cá. Cuối cùng
nêm súp cho vừa ăn (tốt nhất nên sử dụng nước mắm dành cho bé). Tắt bếp, để nguội
bớt cho bé thưởng thức.

3.2.4. Bữa 4 (12h):

Mãng cầu xiêm (1 miếng 70 g)

3.2.5. Bữa 5 (14h):

Sữa mẹ (150 ml)

3.2.6. Bữa 6 (17h):

Cháo ghẹ đậu xanh, bí đỏ (1 chén)

- Nguyên liệu:

Gạo tẻ: 30 g

Nước: 250 g

Ghẹ: 20 g

Đậu xanh: 30 g

64
Bí đỏ: 20 g

Dầu oliu: 7 g (1,5 thìa cà phê)

Nước mắm: 2 g (0,5 thìa cà phê)

- Cách chế biến: Đậu xanh và gạo vo sạch, ngâm với nước cho mềm rồi vớt ra để ráo
nước. Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng to. Ghẹ làm sạch, hấp chín và gỡ lấy thịt. Đổ
gạo, đậu xanh và bí đỏ vào nồi, thêm 250ml nước vào đun sôi. Ninh khoảng 30 phút,
lấy bí đỏ ra tô nghiền nhuyễn, rồi đổ lại vào nồi cháo. Bắc chảo lên bếp, cho cho dầu
và thịt ghẹ vào đảo sơ qua cùng với gia vị. Khi cháo nhừ cho thịt ghẹ vào trộn đều
tay, chờ sôi lại rồi tắt bếp. Múc ra bát, cho bé ăn khi còn nóng.

Vú sữa (1 trái 70 g)

3.2.7. Bữa 7 (20h):

Sữa mẹ (200 ml)

*Thành phần dinh dưỡng của thực đơn 2:

Năng lượng: 1069 Kcal

Đạm: 43,8 g

Chất béo: 40,9 g

Đường bột: 131,5 g

Cellulose: 6,9 g

Canxi: 367,2 mg

Phospho: 578,2 mg

Sắt: 7 mg

Natri: 439,6 mg

65
Kali: 1448,7 mg

Vitamin A: 463,1 µg

Vitamin B1: 0,7 mg

Vitamin C: 64,2 mg

3.3. Thực đơn 3 (thứ 4 + thứ 7):

3.3.1. Bữa 1 (7h):

Cháo lươn cà rốt, đậu xanh (1 chén):

- Nguyên liệu:

Gạo lứt: 30 g

Nước: 250 g

Lươn: 20 g

Cà rốt: 30 g

Đậu xanh: 30g

Dầu oliu: 7 g (1,5 thìa cà phê)

Nước mắm: 2 g (0,5 thìa cà phê)

- Cách chế biến: Lấy gạo vo sạch rồi nấu nhừ. Sơ chế cà rốt bằng cách làm sạch, gọt
vỏ và băm nhuyễn rồi cho vào nồi cháo nấu chung. Đậu xanh thì rửa sạch rồi ngâm
với nước cho mềm, đem nấu chung chung với cháo. Với lươn, làm sạch, bắc lên bếp
luộc chín, sau khi chín thì lọc thịt, bỏ xương. Cho lươn vào nấu chung với cháo
khoảng 5’ thì tắt bếp. Nêm gia vị, dầu oliu. Chờ cho cháo nguội thì múc ra chén cho
bé dùng.

66
3.3.2. Bữa 2 (9h):

Sữa mẹ (150 ml)

3.3.3. Bữa 3 (11h):

Cháo thịt rau muống (1 chén):

- Nguyên liệu:

Gạo tẻ: 30 g

Nước: 250 g

Rau muống: 50 g

Thịt heo nạc: 30 g

Dầu oliu: 7 g (1,5 thìa cà phê)

Nước mắm: 2 g (0,5 thìa cà phê)

- Cách chế biến: Gạo vo sạch, cho vào nồi nước và nấu nhừ thành cháo. Thịt heo băm
nhuyễn. Rau muống xắt nhuyễn. Thịt heo xào với 1 muỗng cafe dầu ăn cho vào cháo,
sau đó cho rau muống vào. Nấu cho chín thịt, rau thì nêm nếm cho vừa ăn. Sau đó
cho cháo ra chén, thêm 0,5 muỗng cafe dầu ăn và trộn đều.

3.3.4. Bữa 4 (12h):

Dâu tây (1 chén 70 g)

3.3.5. Bữa 5 (14h):

Sữa mẹ (150 ml)

3.3.6. Bữa 6 (17h):

Súp bò với ngô (1 chén)

67
- Nguyên liệu:

Thịt bò: 30 g

Nước: 150 g

Bắp tươi: 50 g

Trứng gà: 30 g

Nấm hương tươi: 30 g

Hành tây: 20 g

Dầu oliu: 7 g (1,5 thìa cà phê)

Nước mắm: 2 g (0,5 thìa cà phê)

- Cách chế biến: Ngô ngọt bào nhỏ, hành tây cắt hạt lựu. Nấm hương ngâm trong
nước ấm cho nở rồi cắt chân, rửa sạch và băm nhuyễn. Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng
sau đó băm nhuyễn. Ướp thịt bò với dầu ăn. Đập trứng vào chén đánh tơi. Đun sôi
khoảng 150ml nước, cho thịt bò vào ninh mềm, thịt mềm thì cho ngô ngọt, nấm, hành
tây vào khuấy đều, đun nhỏ lửa đến khi ngô chín. Khi súp sánh lại, cho trứng vào từ
từ, vừa cho vừa khuấy đều, nêm gia vị vừa miệng. Đun sôi thêm 2 phút, tắt bếp.

Hồng xiêm (1 trái 70 g)

3.3.7. Bữa 7 (20h):

Sữa mẹ (200 ml)

*Thành phần dinh dưỡng của thực đơn 3:

Năng lượng: 1099 Kcal

Đạm: 43,4 g

Chất béo: 45,6 g

68
Đường bột: 122,4 g

Cellulose: 8,4 g

Canxi: 367,5 mg

Phospho: 638,7 mg

Sắt: 9,8 mg

Natri: 478,8 mg

Kali: 1193,5 mg

Vitamin A: 868,1 µg

Vitamin B1: 0,9 mg

Vitamin C: 85,7 mg

3.4. Thực đơn 4 (thứ 6 + chủ nhật):

3.4.1. Bữa 1 (7h):

Cháo ghẹ đậu xanh, bí đỏ (1 chén)

- Nguyên liệu:

Gạo tẻ: 30 g

Nước: 250 g

Ghẹ: 20 g

Đậu xanh: 30 g

Bí đỏ: 20 g

69
Dầu oliu: 7 g (1,5 thìa cà phê)

Nước mắm: 2 g (0,5 thìa cà phê)

- Cách chế biến: Đậu xanh và gạo vo sạch, ngâm với nước cho mềm rồi vớt ra để ráo
nước. Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng to. Ghẹ làm sạch, hấp chín và gỡ lấy thịt. Đổ
gạo, đậu xanh và bí đỏ vào nồi, thêm 250ml nước vào đun sôi. Ninh khoảng 30 phút,
lấy bí đỏ ra tô nghiền nhuyễn, rồi đổ lại vào nồi cháo. Bắc chảo lên bếp, cho cho dầu
và thịt ghẹ vào đảo sơ qua cùng với gia vị. Khi cháo nhừ cho thịt ghẹ vào trộn đều
tay, chờ sôi lại rồi tắt bếp. Múc ra bát, cho bé ăn khi còn nóng.

3.4.2. Bữa 2 (9h):

Sữa mẹ (150 ml)

3.4.3. Bữa 3 (11h):

Súp cá hồi khoai tây, cà rốt (1 chén):

- Nguyên liệu:

Cá hồi: 50 g

Nước: 150 g

Khoai tây: 50 g

Hành tây: 30 g

Cà rốt: 30 g

Dầu oliu: 7 g (1,5 thìa cà phê)

Nước mắm: 2 g (0,5 thìa cà phê)

- Cách chế biến: Hành tây lột vỏ, cắt khoanh tròn mỏng. Khoai tây gọt vỏ và rửa sạch,
đem cắt hạt lựu sau đó đun đến chín mềm. Cho 1/2 hành tây đã cắt vào nấu cùng. Cá
hồi sau khi sơ chế xong, cho vào chảo cùng ít dầu chiên sơ, vàng đều. Tiếp đó cho cá

70
đã chiên vào nồi súp, nấu cùng đun nhỏ lửa cho mềm. Bắc chảo lên bếp, đun nóng 1
muỗng dầu ăn, phi thơm phần hành tây còn lại, sau đó cho vào nồi súp cá. Cuối cùng
nêm súp cho vừa ăn (tốt nhất nên sử dụng nước mắm dành cho bé). Tắt bếp, để nguội
bớt cho bé thưởng thức.

3.4.4. Bữa 4 (12h):

Thanh long (1 miếng 70 g)

3.4.5. Bữa 5 (14h):

Sữa mẹ (150 ml)

3.4.6. Bữa 6 (17h):

Cháo thịt rau muống (1 chén):

- Nguyên liệu:

Gạo tẻ: 30 g

Nước: 250 g

Rau muống: 50 g

Thịt heo nạc: 30 g

Dầu oliu: 7 g (1,5 thìa cà phê)

Nước mắm: 2 g (0,5 thìa cà phê)

- Cách chế biến: Gạo vo sạch, cho vào nồi nước và nấu nhừ thành cháo. Thịt heo băm
nhuyễn. Rau muống xắt nhuyễn. Thịt heo xào với 1 muỗng cafe dầu ăn cho vào cháo,
sau đó cho rau muống vào. Nấu cho chín thịt, rau thì nêm nếm cho vừa ăn. Sau đó
cho cháo ra chén, thêm 0,5 muỗng cafe dầu ăn và trộn đều.

Vú sữa (1 trái 70 g)

3.4.7. Bữa 7 (20h):

71
Sữa mẹ (200 ml)

*Thành phần dinh dưỡng của thực đơn 4:

Năng lượng: 1005 Kcal

Đạm: 38,4 g

Chất béo: 41,1 g

Đường bột: 120,4 g

Cellulose: 5,6 g

Canxi: 359,3 mg

Phospho: 497,3 mg

Sắt: 5,7 mg

Natri: 410,1 mg

Kali: 1139,4 mg

Vitamin A: 459 µg

Vitamin B1: 0,8 mg

Vitamin C: 60 mg

*Nhận xét thực đơn cho 1 tuần:

72
- Năng lượng lớn hơn nhu cầu nhưng có thể chấp nhận được (111%).
- Protein hơi cao hơn so với nhu cầu, có thể cân nhắc giảm 1 ít lượng thịt, cá và có
thể thay bằng rau củ để lượng protein cân bằng hơn.
- Lipid hơi cao do lượng lipid ĐV cao trong khi lipid TV tương đối ổn so với nhu cầu,
nguyên nhân là do trong sữa mẹ đã có sẵn 1 lượng lipid ĐV dồi dào (15g/500ml sữa
mẹ/ngày so với nhu cầu 14g/ngày).
- Glucid tương đối tốt so với nhu cầu.
- Cellulose là tương đối thiếu so với nhu cầu, các phụ huynh có thể xay nhuyễn các
loại rau củ giàu xơ để trộn chung với các món ăn cho bé để cải thiện thêm lượng chất
xơ.
- Cholesterol (dưới 100 mg) là tương đối ổn do nếu lượng cholesterol quá cao sẽ có
nguy cơ mắc bệnh liên quan tới tim mạch.
- Vitamin và chất khoáng:
+ Lượng sắt, vitamin A, B1, C là khá cao so với nhu cầu (tuy nhiên chúng có thể bị
hao hụt 1 phần trong quá trình chế biến), nên cân nhắc để giảm lượng. Nguyên nhân
1 phần là do trong sữa mẹ đã chứa lượng Vitamin A, C dồi dào.
+ Lượng Canxi và Natri còn thiếu hụt, cần bổ sung thêm bằng các loại thực phẩm
giàu Canxi, Natri như các loại hạt, đậu, thực phẩm chế biến từ sữa,...

73

You might also like