You are on page 1of 34

DINH DƯỠNG HỢP LÝ

CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG

BS. PHAN KIM HUỆ

BM. DINH DƯỠNG


KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG
MỤC TIÊU HỌC TẬP

Trình bày đặc điểm và chế độ dinh


dưỡng

1.Trẻ em

2. Phụ nữ mang thai và cho con bú

3. Người cao tuổi


CÁC GIAI ĐOẠN TRONG ĐỜI
DINH DƯỠNG CHO TRẺ EM
• Nhóm trẻ < 1 tuổi
• Trẻ 1 – 3 tuổi
• Trẻ 4 – 6 tuổi
• Trẻ 7 – 15 tuổi
• Trẻ 16 – 18 tuổi
DINH DƯỠNG CHO TRẺ EM
Trẻ em < 1 tuổi
• Khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ
hoàn toàn ít nhất 6 tháng đầu
• Năng lượng: TB 103 kcal/kg/ngày
+ 3 – 6 tháng: 620 kcal/ngày
+ 6 – 12 tháng: 820 kcal/ngày
• Protein:
+ 3 – 6 tháng: 21 g/ngày
+ 6 – 12 tháng: 23 g/ngày
DINH DƯỠNG CHO TRẺ EM
Trẻ em < 1 tuổi
Ăn dặm bắt đầu lúc 4 – 6 tháng tuổi
Nguyên tắc:
• Từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều
• Bổ sung theo ô vuông thức ăn
• Kết hợp với sữa mẹ
DINH DƯỠNG CHO TRẺ EM
Trẻ từ 1 – 3 tuổi
• Nhu cầu năng lượng: 1300kcal /ngày
• Protein: 28g  50% protein từ động vật
• Chia nhiều bữa  4 – 5 bữa
• Thức ăn đa dạng, đủ chất, dễ tiêu hóa
• Uống đủ nước
• Ăn đủ bữa, đúng giờ
DINH DƯỠNG CHO TRẺ EM
Trẻ từ 4 – 6 tuổi
• Nhu cầu năng lượng: 1600 Kcal/ngày
• Giai đoạn phát triển nhanh, có thể ăn
thức ăn như người lớn
• Tạo thói quen không kiêng tránh thức ăn
DINH DƯỠNG CHO TRẺ EM
Trẻ từ 7 – 15 tuổi
• Giai đoạn phát triển mạnh  cung cấp
dinh dưỡng đầy đủ và đa dạng
• Nguy cơ béo phì ở trẻ ít vận động
DINH DƯỠNG CHO TRẺ EM
Trẻ từ 7 – 15 tuổi
• Nhu cầu dinh dưỡng trẻ nam # nữ từ giai
đoạn dậy thì
– Nữ:nhu cầu khoáng chất tăng(Fe,...)
– Nam: nhu cầu về Vitamin và khoáng chất đều
tăng lên
DINH DƯỠNG CHO TRẺ EM
Trẻ từ 16 – 18 tuổi
• Có sự khác biệt trong nhu cầu dinh dưỡng
giữa nam và nữ
• Giai đoạn này vẫn còn phát triển về thể
chất và tinh thần
• Bắt đầu có lao động và tự chủ về kinh tế 
tự chủ về thức ăn
PHỤ NỮ MANG THAI

Đặc điểm dinh dưỡng thời kỳ mang thai


• Thay đổi khẩu vị
• Tăng cân: phụ thuộc tình trạng cân
nặng trước khi mang thai và số thai
nhi
• Nhu cầu về dinh dưỡng và năng
lượng đều tăng
DD CHO PHỤ NỮ MANG THAI

• Dinh dưỡng cho thai nhi từ các


nguồn:
+ Khẩu phần ăn của người mẹ
+ Hoạt động của nhau thai
+ Dự trữ dinh dưỡng của người mẹ
• Sức khỏe mẹ  sức khỏe thai
DD CHO PHỤ NỮ MANG THAI
• Khuyến nghị tăng cân trong thai kỳ
BMI Số cân nặng cần tăng
Dưới 19,8 12,7 – 18,3 kg
19,8 – 26 11,3 – 16 kg
Trên 26 7 – 11,3 kg
• Vào tam cá nguyệt 2 và 3 :
- PN có CN bình thường: tăng 0,4 kg/tuần
- PN có CN thấp: tăng 0,5 kg/tuần
- PN thừa cân: 0,3 kg/tuần
DD CHO PHỤ NỮ MANG THAI

• Nhu cầu năng lượng tăng, nhất là


vào 3 tháng cuối thai kỳ

Phát triển nhau – thai

Chuyển hóa cơ bản tăng ∑ 85.000


Kcal
Dự trữ năng lượng sau sinh
DD CHO PHỤ NỮ MANG THAI

• Nhu cầu Protein  phát triển thai


nhi, nhau thai, các mô của người mẹ
• Tăng lên trung bình là 10g/ngày và
tăng lên 15g/ngày vào 6 tháng cuối
DD CHO PHỤ NỮ MANG THAI

Nhu cầu Vitamin


• Vitamin A: 600 mcg/ngày
• Vitamin D: 10 mcg/ngày (400 IU/ngày)
• Vitamin K: phòng xuất huyết não, màng
não ở trẻ sơ sinh
• Vitamin B1 (Thiamin): 0,2 mg/ngày
• Vitamin B2 (Riboflavin): +0,2 mg/ngày
• Folat: 400 mcg/ngày
• Vitamin C: +10 mg/ngày
DD CHO PHỤ NỮ MANG THAI
Khoáng chất
• Calci:
- Tam cá nguyệt 1: 110 mg/ngày
- Tam cá nguyệt 2: 350 mg/ngày
- Tam cá nguyệt 3: 1000 mg/ngày
• Sắt: 3 mg/ngày
• Iod: Phòng dị tật bẩm sinh, đần độn và
bướu cổ
• Kẽm: tăng thêm 6 mg/ngày
DD CHO PHỤ NỮ MANG THAI

• NÊN • KHÔNG NÊN


- Đảm bảo nhu cầu - Ăn uống kiêng cữ
năng lượng - Cà phê, thuốc lá,
- Đầy đủ và đa rượu bia, nước trà
dạng thành phần đặc, chất gây
dinh dưỡng nghiện
DD BÀ MẸ CHO CON BÚ

• SỮA MẸ
- Số lượng: sản xuất 750 – 850 ml/ngày
- Thành phần: chất đa lượng và vi lượng,
enzyme, hormone, kháng thể
- Đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ đến
tháng thứ 6
- Hàm lượng một số chất trong sữa mẹ
không bị ảnh hưởng bởi khẩu phần: Calci,
phospho, Magie, Natri, Kali
DD BÀ MẸ CHO CON BÚ
DD BÀ MẸ CHO CON BÚ
• Năng lượng: tăng thêm 500 kcal/ngày
- Năng lượng cho bài tiết sữa
- Hoạt động chăm sóc trẻ
• Protein: tăng thêm 15 g/ngày
• Vitamin:
- Vitamin A : 850 mcg/ngày
- Vitamin B2: tăng thêm 0,5 mg/ngày
- Vitamin C : 95 – 100 mg/ngày
- Folat: tăng thêm 100 mcg/ngày
• Khoáng chất:
- Sắt : 24 mg/ngày
- Calci : 1000 mg/ngày
DD CHO NGƯỜI CAO TUỔI

• Những thay đổi cơ thể ở người cao tuổi


- Rối loạn chuyển hóa cơ bản
- Nhu cầu dinh dưỡng giảm
- Vấn đề loãng xương
- Đáp ứng miễn dịch giảm
- Bệnh lý tim mạch
- Bệnh lý do thiếu vitamin và khoáng chất
- Suy giảm thị lực
DD CHO NGƯỜI CAO TUỔI
DD CHO NGƯỜI CAO TUỔI
• Loãng xương
- Tổng hợp Vitamin D ở da giảm
- Lượng Vitamin D ăn vào không đủ
- Giảm thời gian tiếp xúc với ánh nắng
Hậu quả: Loãng xương và tăng nguy
cơ loãng xương (cổ xương đùi, xương đùi)
DD CHO NGƯỜI CAO TUỔI

• Bệnh lý tim mạch


- Rối loạn chuyến hóa lipid
- Tăng LDL – Cholesterol
- Tăng homocystein (dẫn xuất của chuyển
hóa Methionin)
- Hậu quả: xơ vữa mạch, tăng huyết áp,
đột quỵ, bệnh mạch vành,…
DD CHO NGƯỜI CAO TUỔI
Vitamin Ảnh hưởng
Vitamin B1 Bệnh tê phù, hội chứng Wernicke-
Korsakoff
Vitamin B3 Bệnh pellagra, chứng đãng trí

Pantothenic acid Thoái hóa cột sống

Vitamin B6 Bệnh thần kinh ngoại vi, chứng co giật

Folat Tính dễ bị kích thích, thể lực suy nhược

Vitamin B12 Bệnh thần kinh ngoại vi, chứng mất trí

Vitamin E Thoái hóa tiểu não (spinocerebellar),


peripheral axonopathy
DD CHO NGƯỜI CAO TUỔI

• Đục thủy tinh thể (Cataract)


- Thị lực kém là suy giảm chức năng phổ
biến
- ½ người già tuổi 75 – 80 mắc bệnh này
- Chất chống oxy hóa (Vit C, Vit E và beta
caroten) có tác dụng bảo vệ và ngăn chặn
bệnh đục nhân mắt
DD CHO NGƯỜI CAO TUỔI

• Nguyên tắc chung về ăn uống


- Giảm mức ăn: Giảm 30% năng lượng so
với người trưởng thành
- Giảm đường, muối, thức ăn toan. Chế độ
ăn thiên về kiềm
- Thức ăn mềm, nên có canh vì tuyến
nước bọt và răng hoạt động kém
DD CHO NGƯỜI CAO TUỔI
DD CHO NGƯỜI CAO TUỔI

• Chế độ dinh dưỡng hợp lí cho


người bệnh mạn tính và đang sử
dụng thuốc
KẾT LUẬN
Sự phát triển của KHKT kéo
theo những hiểu biết mới về dinh
dưỡng. Việc chăm sóc dinh dưỡng
phù hợp với từng đối tượng, từng
giai đoạn của cuộc đời góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống và
sức khỏe cộng đồng

You might also like