You are on page 1of 5

DINH DƯỠNG HỢP LÝ - DINH DƯỠNG CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG

MỤC TIÊU:
1. Giải thích được mối liên hệ lẫn nhau giữa các chất dinh dưỡng.
2. Nêu lên được 3 yêu cầu của dinh dưỡng hợp lý.
3. Liệt kê được những yêu cầu về dinh dưỡng hợp lý cho các đối tượng.
4. Kể ra được 10 lời khuyên ăn uống hợp lý theo Viện Dinh Dưỡng Việt Nam.

1. MỐI LIÊN QUAN LẪN NHAU GIỮA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG
1.1. Thiếu dinh dưỡng và ngon miệng
1.2. Năng lượng và Protid
1.3. Cân đối của các acid amin
1.4. Phospho- Calci và vitamin D
1.5. Lipid và vitamin
1.6. Glucid và vitamin
1.7. Protid và Vitamin
1.8. Quan hệ giữa các vitamin
2. TÍNH CÂN ĐỐI CỦA KHẨU PHẦN
Cơ cấu bữa ăn và mô hình bệnh tật
Nghiên cứu về tình hình ăn uống của nhân dân các nước trên thế giới, người ta thấy chúng
ta đang sống ở 2 thái cực trái ngược nhau: Những nước thuộc thế giới thứ 3 đang đứng bên bờ
vực thẳm của sự thiếu ăn. Ngược lại, các nước có nền công nghiệp phát triển thì đang đứng bên
bờ vực thẳm của sự thừa ăn.
Xét về cơ cấu bữa ăn, người ta thấy tỷ lệ năng lượng do protid của các loại khẩu phần
không khác nhau nhiều. Về lipid: năng lượng do lipid, nhất là lipid động vật tỷ lệ với mức thu
nhập. Ngược lại năng lượng do glucid nói chung và tinh bột nói riêng giảm dần theo thu nhập,
trong khi đó năng lượng do các loại đường và đồ ngọt tăng lên (xem hình vẽ). Dinh dưỡng hợp lý
sẽ giúp cơ thể tránh được các bệnh nêu trên.

1
Tương quan giữa mức thu nhập và các thành phần sinh năng lượng của khẩu phần
3. NHỮNG YÊU CẦU VỀ DINH DƯỠNG HỢP LÝ
3.1. Yêu cầu đầu tiên của dinh dưỡng hợp lý ở người lao động là cung cấp đầy đủ năng lượng
theo nhu cầu cơ thể.
3.2. Yêu cầu thứ hai là chế độ ăn phải đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết
3.3. Yêu cầu thứ ba là các chất dinh dưỡng cần thiết ở tỷ lệ cân đối, thích hợp
Người ta nhấn mạnh điểm thứ 3 và coi đó là điểm quan trọng, hợp lý nhất của dinh dưỡng.
Cụ thể là:
3.3.1. Cân đối giữa các yếu tố sinh năng lượng
3.3.2. Cân đối về protein
3.3.3. Cân đối về Lipid
3.3.4. Cân đối về glucid
3.3.5. Cân đối về vitamin
3.3.6. Cân đối về chất khoáng
.
4. MƯỜI LỜI KHUYÊN DINH DƯỠNG HỢP LÝ (thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh
dưỡng giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030)
Lời khuyên số 1: Ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm và đảm bảo đủ 4 nhóm: chất bột, chất
đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.

2
Lời khuyên số 2: Phối hợp thức ăn nguồn đạm động vật và thực vật, nên ăn tôm, cua, cá và
đậu đỗ.
Lời khuyên số 3: Ăn phối hợp dầu thực vật và mỡ động vật hợp lý, nên ăn vừng, lạc.
Lời khuyên số 4: Nên sử dụng muối Iốt, không ăn mặn.
Lời khuyên số 5: Cần ăn rau quả hàng ngày.
Lời khuyên số 6: Đảm bảo an toàn vệ sinh trong lựa chọn, chế biến và bảo quản thực
phẩm.
Lời khuyên số 7: Uống đủ nước sạch hàng ngày.
Lời khuyên số 8: Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ăn
bổ sung hợp lý và tiếp tục cho bú mẹ đến 24 tháng.
Lời khuyên số 9: Trẻ sau 6 tháng và người trưởng thành nên sử dụng sữa và các sản phẩm
của sữa phù hợp với từng lứa tuổi.
Lời khuyên số 10: Tăng cường hoạt động thể lực, duy trì cân nặng hợp lý, không hút thuốc
lá, hạn chế uống rượu bia, nước có ga và ăn, uống đồ ngọt.
5. DINH DƯỠNG HỢP LÝ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
5.1. Về tiêu hao năng lượng
Nguyên tắc chính của dinh dưỡng hợp lý đối với người lao động trí óc và tĩnh tại là duy trì
năng lượng của khẩu phần ngang với năng lượng tiêu hao.
5.2. Nhu cầu các chất dinh dưỡng
+ Nên hạn chế glucid và lipid trong khẩu phần.
+ Đủ protein nhất là protein động vật vì chúng có nhiều acid amin cần thiết là tryptophan,
lizin và metionin.
+ Đầy đủ các vitamin và chất khoáng đặc biệt là kẽm (Zn), vitamin E, A, C.
6. DINH DƯỠNG CHO CÔNG NHÂN
6.1. Nhu cầu năng lượng
Tiêu hao năng lượng của người lao động tuỳ thuộc cường độ lao động, thời gian lao động,
tính chất cơ khí hoá và tự động hoá quá trình sản xuất. Tuỳ theo cường độ lao động người ta
phân loại năng lượng tiêu hao như sau:
Lao động rất nhẹ (tĩnh tại) 120 kcal/giờ
Lao động nhẹ 120 – 240 kcal/giờ

3
Lao động trung bình 240 – 360 kcal/giờ
Lao động nặng 360 – 600 kcal/giờ
Nhu cầu năng lượng: giống người trưởng thành ở trên.
6.2. Nhu cầu các chất dinh dưỡng
6.2.1. Protid
Lượng Protid trong khẩu phần người lao động luôn luôn cao hơn người ít hoạt động. Nhiều
nghiên cứu cho thấy ở khẩu phần nghèo Protid, lực cơ và khả năng lao động nặng giảm sút rõ rệt.
Đó là do Protid tuy không có những tác dụng tức thì lên lao động cơ nhưng chúng đã tác dụng
thông qua trung gian của hệ thống nội tiết và thần kinh thực vật để duy trì một cường tính cao
hơn. Nhu cầu Protid nên vào khoảng 10 - 15% tổng số năng lượng của khẩu phần. Nhu cầu càng
cao khi lao động càng nặng. Lượng Protid động vật nên chiếm 60% tổng số Protid.
6.2.2. Lipid và glucid
Tỷ lệ giữa P,L,G nên là: 12 / 15 - 20 / 65 - 75.
6.2.3. Vitamin và chất khoáng:
+ Các vitamin tan trong chất béo: không thay đổi theo cường độ lao động, tiêu chuẩn giống
như ở người trưởng thành, lao động bình thường.
+ Các vitamin tan trong nước: chú ý tăng vitamin B1 khi tăng năng lượng của khẩu phần.
+ Các chất khoáng: giống như người trưởng thành lao động bình thường.
6.3. Chế độ ăn
Nên chấp hành các nguyên tắc sau:
- Ăn sáng trước khi đi làm
- Khoảng cách giữa các bữa ăn không quá 4 -5 giờ.
- Nên phân chia cân đối thức ăn ra các bữa sáng, trưa, chiều.
- Bữa tối ăn vừa phải, trước khi đi ngủ 2 - 2 giờ30. Chú ý công nhân làm ca đêm.
Nên áp dụng chế độ ăn 3 hoặc 4 bữa. Năng lượng các bữa ăn nên phân phối như sau:
3 bữa 4 bữa
Bữa sáng 30% 25%
Bữa trưa 45% 30%
Bữa chiều 25% 30%
Bữa tối - 15%

4
7. DINH DƯỠNG CHO NÔNG DÂN
Lao động nông nghiệp có một số đặc điểm sau:
- Cường độ lao động không đều trong các mùa khác nhau
- Ngày lao động kéo dài trong các vụ mùa
- Thời gian lao động thường bị phân nhỏ
- Cùng một nhóm người làm nhiều loại công việc khác nhau
- Chỗ ở xa nơi làm việc
- Điều kiện khí hậu nơi làm việc thay đổi thất thường.
7.1. Tiêu hao năng lượng và nhu cầu các chất dinh dưỡng
7.1.1. Tiêu hao năng lượng
Theo một số nghiên cứu, tiêu hao năng lượng của xã viên nông nghiệp là 2700 Kcal kể cả
nam lẫn nữ.
7.1.2. Nhu cầu các chất dinh dưỡng: giống người trưởng thành
7.2. Chế độ ăn
Một trong các vấn đề chính và khó khăn nhất trong dinh dưỡng nông dân là chế độ ăn. Chế độ
ăn liên quan trực tiếp với độ dài ngày lao động và thời gian biẻu trong ngày.
Tùy theo thời gian biểu, nên áp dụng một trong các loại chế độ ăn như sau:
Bữa ăn Thời gian ăn 4 bữa 3 bữa
Bữa sáng 1 3 - 4 giờ 10%
Bữa sáng 2 7 - 8 giờ 25% 30%
Bữa trưa 14 - 15 giờ 40% 45%
Bữa tối 20 - 21 giờ 25% 25%

You might also like