You are on page 1of 54

Giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình: Pháp luật một số quốc gia và kinh

nghiệm cho Việt Nam


Danh mục các chữ viết tắt
BLHS: Bộ luật hình sự
VHTTDL: Văn hóa thể thao du lịch
UNFPA: Qũy dân số liên hợp quốc
BLGĐ: Bạo lực gia đình
ABS (Australian Bureau of Statistics): Cục thống kê Úc
FVSN (Family violence safety notices): Giấy thông báo an toàn
FVPA (Family Violence Protection Act): Đạo luật bảo vệ bảo lực gia đình ở Úc
DAPN (Domestic Abuse Protection Notices): Lệnh ca thiệp tạm thời ở Anh
DAPO (Domestic Abuse Protection Order): Lệnh can thiệp chính thức ở Anh
BPO (Banragay Protection Order): Lệnh bảo vệ ở làng ở Philippiens
TPO (Temporary Protection Order): Lệnh bảo vệ tạm thời ở Philippines
PPO (Personal Protection Order): Lệnh bảo vệ chính thức ở Philippines
WMP (Women and Men Progressive Movement Foundation): Quỹ Phong trào tiến bộ
nam giới và phụ nữ Thái-lan

Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay trong xã hội có rất nhiều vấn đề phát sinh, nó không chỉ gây ra sự nhức nhối
cho cơ quan nhà nước mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người, xã hội và một
trong những vấn đề đáng báo động hiện nay là bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình là
vấn đề mang tính toàn cầu, nhân loại gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con
người, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em. Bạo lực gia đình đang trở thành vấn đề phổ
biến, là biểu hiện của các mối quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa người lớn
và trẻ em trên toàn thế giới; là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến danh dự,
nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của phụ nữ và trẻ em, làm suy giảm chất lượng cuộc
sống nói chung. Bạo lực gia đình đã và đang là một trở ngại lớn đối với sự bình đẳng
trong xã hội, là lực cản trên con đường xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại. Trong
nhiều năm qua, sự gia tăng và mức độ nghiêm trọng của bạo lực gia đình là mối quan
tâm của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế, đặc biệt, tổ chức Liên hiệp quốc đã
thông qua Công ước về các quyền dân sự và chính trị; Công ước về xóa bỏ tất cả các
hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ... đã thể hiện sự quan tâm chung của cả
cộng đồng quốc tế trong vấn đề bình đẳng và phòng, chống bạo lực gia đình.
Ở nước ta, vấn đề phòng chống bạo lực gia đình cũng được thể hiện trong các văn bản
quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, theo đó đều coi bạo lực gia đình là hành
vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự
và nhân phẩm của con người, cụ thể: Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em; Bộ luật Dân sự; Bộ luật Hình sự; Luật Bình đẳng giới...Những
văn bản pháp luật nêu trên và các văn bản hướng dẫn thi hành là cơ sở pháp lý quan
trọng cho việc tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và xử lý
các hành vi bạo lực gia đình.
Dù vậy, thực tiễn pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình còn nhiều hạn chế, bất cập:
bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội; định
kiến giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn nặng nề trong đời sống xã hội; bạo
lực gia đình vẫn diễn biến phức tạp dưới nhiều hình thức tinh vi gây ảnh hưởng tới gia
đình – tế bào xã hội... Thực trạng bạo lực gia đình diễn ra từ việc thực thi pháp luật
phòng chống bạo lực gia đình chưa đầy đủ và thiếu hiệu quả.
Thế nên, chúng ta cần thiết phải có những nghiên cứu, đánh giá đầy đủ, nghiêm túc về
những nguyên nhân phát sinh hành vi bạo lực gia đình, những hậu quả mà hành vi đó
mang lại cùng những tác động của nó tới đời sống gia đình nói riêng cũng như ảnh
hưởng tiêu cực tới xã hội nói chung. Cùng với đó, việc nghiên cứu những quy định
pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình là vấn đề hết sức cần thiết để
đánh giá toàn diện mức độ điều chỉnh, tác động của pháp luật hiện hành đối với các
quan hệ xã hội có liên quan đến vấn đề bạo lực gia đình.
Từ những lí do trên, nhóm của em quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp
phòng, chống bạo lực gia đình: Pháp luật một số quốc gia và kinh nghiệm cho
Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện cơ sở lý luận về
pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình hiện nay và đánh giá thực trạng bạo lực gia
đình của các quốc gia trên thế giới, từ đó đề xuất những giải pháp, kinh nghiệm cho
pháp luật Việt Nam về phòng chống bạo lực gia đình.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận của pháp luật phòng chống bạo lực gia đình của
nước Anh, nước Úc, nước Philippines, nước Thái Lan.
- Phân tích tình hình bạo lực gia đình và thực trạng pháp luật về phòng, chống bạo lực
gia đình của nước Anh, nước Úc, nước Philippines, nước Thái Lan.
- Rút ra những kinh nghiệm, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực
hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, giải pháp phòng, chống bạo lực gia
đình của nước Anh, nước Úc, nước Philippines và nước Thái Lan để từ đó đúc kết
những kinh nghiệm giúp hoàn thiện chế định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia
đình, của nước ta hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ
nghĩa Mác – Lê nin trên cơ sở những phương pháp nghiên cứu cụ thể: thống kê, tổng
hợp, diễn giải, quy nạp, phân tích, so sánh và làm rõ các vấn đề khoa học cần nghiên
cứu.
6. Tình hình nghiên cứu
Bạo lực gia đình không còn là đề tài còn quá xa lạ, mới mẻ mà là hiện tượng xã hội có
tính lịch sử và phổ biến trên thế giới. Bạo lực gia đình nhận được sự quan tâm nghiên
cứu mạnh mẽ của nhiều tác giả. Một số công trình nghiên cứu, tiêu biểu:
Luận văn, bài nghiên cứu khoa học
- TS. Bùi Thị Mừng- giảng viên khoa Luật HNGĐ Đại học Luật Hà Nội (2021), Pháp
luật một số nước châu Á về bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam
- TS. Bùi Thị Mừng (2018), Bảo vệ quyền của nạn nhân bạo lực gia đình
- TS. Bùi Thị Mừng (2018), Thực tiễn bảo vệ quyền của nạn nhân bạo lực gia đình
- Ths. Pham Thị Đam- giảng viên khoa lý luận chính trị- pháp luật trường Đại học
Công Nghiệp Hà Nội (2017), Hoàn thiện khung pháp lý về phòng, chống bạo lực gia
đình đối với phụ nữ tại Việt Nam
- ThS. Nguyễn Lan Anh - giảng viên Đại Học Ngoại Thương bộ môn Luật khoa Quản
trị kinh doạnh (2019), Các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình giữa vợ và chồng
theo pháp luật Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội xuất bản
- Nguyễn Thị Hồng Thủy (2015), Bạo lực gia đình và những hệ quả xã hội của nó,
Tạp chí Khoa học Đại học Văn Hiến.
Hội thảo khoa học
- Hội thảo khoa học "10 năm thi hành Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2018), Luật
phòng, chống bạo lực gia đình - Thực trạng và giải pháp" do Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tổ chức.
- Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Hội thảo "Phòng, chống bạo lực
gia đình ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp".
- Đề tài "Thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam - Thực trạng và
giải pháp" (2021) của Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch thực hiện.
- Hội thảo tham vấn “Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (2021)”, do Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) thực
hiện.
7. Cấu trúc bài tiểu luận
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của bài
tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát phòng, chống bạo lực gia đình.
Chương 2: Qui đinh của pháp luật nước ngoài về bạo lực gia đình.
Chương 3: Một số nội dung có thể chọn lọc và vận dụng cho Việt Nam.

Chương I: Khái quát về phòng chống bạo lực gia đình


1. Bạo lực gia đình được hiểu như thế nào?
1.1. Bạo lực gia đình là gì?
Bạo lực được hiểu là “dùng sức mạnh để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ”. Khái niệm
này dễ làm người ta liên tưởng tới các hoạt động chính trị, nhưng trên thực tế, bạo lực
được coi như một phương thức hành xử trong các quan hệ xã hội nói chung. Các mối
quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp nên hành vi bạo lực cũng rất phong phú
được chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo từng góc độ nhìn nhận: bạo lực nhìn
thấy và bạo lực không nhìn thấy được; bạo lực với phụ nữ, trẻ em…
Và Khoản 2 Điều 1 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 cũng đã nêu: “2.
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng
gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.”.
1.2. Các hình thức của Bạo lực gia đình:
Hiện nay hành vi bạo hành gia đình được chia làm 4 nhóm chính :
Nhóm 1 – nhóm hành vi bạo lực tinh thần: bao gồm các hành vi lăng mạ hoặc hành vi
cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường
xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng hoặc ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa
vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu, giữa cha, mẹ và con, giữa vợ và
chồng, giữa anh, chị, em với nhau, hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra
khỏi chỗ ở, cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ,…
Nhóm 2 – nhóm hành vi bạo lực thể chất: bao gồm hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh
đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng của người khác.
Nhóm 3 –  nhóm hành vi bạo lực về kinh tế: bao gồm hành vi chiếm đoạt, huỷ hoại,
đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác
trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình hay cưỡng ép thành viên
gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ hoặc là kiểm soát
thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.
Nhóm 4 – nhóm hành vi bạo lực về tình dục: chẳng hạn như các hành vi cưỡng ép
quan hệ tình dục trái ý muốn.
1.3. Một số hành vi Bạo lực gia đình thường xảy ra trong thực tế:
Căn cứ vào hành vi bạo lực gia đình được liệt kê tại Điều 2 của Luật Phòng, chống
bạo lực gia đình năm 2007, có cụ thể hóa ra những hành vi bạo lực gia đình thường
xảy ra trên thực tế như sau:
- Dùng vũ lực hành hung, đánh đập gây thiệt hại tới tính mạng hoặc sức khỏe cho
thành viên gia đình.
- Hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình, bao gồm:
+ Thường xuyên gây tổn hại về sức khỏe, gây tổn thương về tinh thần đối với thành
viên gia đình; Đối sử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt
chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, giam hãm ở nơi có môi
trường độc hại, nguy hiểm; Thường xuyên dọa nạt thành viên gia đình bằng các hình
ảnh, con vật, đồ vật mà người đó sợ; Ép buộc thành viên gia đình thực hiện hành vi
trái pháp luật; Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật,
phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ; Nuôi các con vật, trồng các loại cây gây hại cho
sức khỏe của thành viên gia đình tại nơi ở của thành viên đó; Ép buộc thành viên gia
đình phải xem, nghe, đọc những văn hóa phẩm đồi trụy, kinh dị; Ép buộc thành viên
gia đình bán dâm;
- Cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình, có thể bao gồm:
+ Lăng mạ, chửi bới, chì chiết thành viên gia đình; Tiết lộ hoặc phát tan tư liệu thuộc
bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Cưỡng ép
thành viên gia đình lột bỏ quần áo trước mặt nhiều người hoặc nơi công cộng; Phát tờ
rơi hoặc sử dụng các phương tiện thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên
gia đình; Phổ biến, phát tán bài viết, hình ảnh, âm thanh về vụ bạo lực gia đình nhằm
xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý, có thể bao gồm:
+ Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người
thân, bạn bè hoặc các mối quan hệ xã hội khác nhằm cô lập thành viên đó; Không cho
thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc; Không cho thành viên gia đình đọc
sách, báo, xem ti vi, nghe đài hoặc tiếp cận với thông tin đại chúng hàng ngày;
Thường xuyên đòi hỏi thành viên gia đình đáp ứng yêu cầu vượt quá khả năng của
thành viên gia đình đó. Đe dọa tự gây thương tích cho mình hoặc tự gây thương tích
cho mình để đòi hỏi thành viên gia đình đáp ứng yêu cầu của mình; Buộc thành viên
gia đình phải chứng kiến cảnh bạo lực của người có hành vi bạo lực với thành viên gia
đình khác, người khác hoặc các con vật; Thường xuyên theo dõi thành viên gia đình vì
lý do ghen tuông; Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp
pháp, lành mạnh hoặc có hành vi gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành
viên gia đình.
- Bạo lực liên quan tới tình dục, bao gồm:
+ Cưỡng ép quan hệ tình dục; có hành vi bạo lực trong sinh hoạt tình dục vợ chồng
mà người vợ hoặc chồng đó không muốn; Buộc thành viên gia đình phải chứng kiến
cảnh sinh hoạt tình dục của người có hành vi bạo lực với người khác; Buộc vợ hoặc
chồng của người có hành vi bạo lực sống chung một nhà hoặc ngủ chung phòng với
người tình của người có hành vi bạo lực và người có hành vi bạo lực; Cưỡng ép thành
viên gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục; Có
hành vi tác động vào cơ thể thành viên gia đình không phải là vợ, chồng nhằm kích
động tình dục, hoặc lạm dụng thân thể người đó vì mục đích tình dục;
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ khác trong quan hệ gia đình giữa ông, bà
và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau, bao gồm:
+ Ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa
cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; Cản trở người không
trực tiếp nuôi con thăm nom con sau khi ly hôn, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế
quyền thăm nom con theo quyết định của Tòa án;
- Trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con; Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp
dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn, anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà
ngoại và cháu theo quy định của pháp luật; Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp
dưỡng cha mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn theo quy định của pháp
luật.
- Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp
tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác; Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn
nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của
cải hoặc bằng thủ đoạn khác.
- Bạo lực về kinh tế, bao gồm:
+ Không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng;
Kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của thành viên gia đình hoặc nguồn tài chính
chung của gia đình nhằm tạo ra cho thành viên gia đình sự phụ thuộc về tài chính;
Buộc thành viên gia đình đóng góp tài chính quá khả năng của họ; Đập phó tài sản
riêng của mình nhằm gây áp lực về tâm lý đối với thành viên gia đình; Chiếm đoạt tài
sản riêng của thành viên gia đình; Dùng tài sản chung của gia đình tham gia các giao
dịch dân sự vì lợi ích cá nhân mà không được sự đồng ý của các thành viên đã thành
niên trong gia đình. Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc
năng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái
với quy định của pháp luật về lao động; Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc
lang thang kiếm sống;
- Buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ trái pháp luật;
+ Đe dọa để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ; Buộc thành viên
gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ vào ban đêm hoặc lúc trời mưa, bão, gió rét;
Thực hiện các hành vi nhằm tạo ra tình trạng khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày để
buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
2. Nguyên nhân và hậu quả của Bạo lực gia đình:
2.1. Nguyên nhân:
Bạo lực gia đình xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nghiên cứu khác nhau
tuy có đưa ra những điểm khác nhau về nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình, nhưng
nhìn chung các nghiên cứu này đều thống nhất chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản như
sau:
- Bất bình đẳng giới là nguyên nhân gốc rễ gây ra bạo lực nam/chồng đối với
nữ/người vợ trong gia đình. Trong gia đình, người phụ nữ có vị thế và quyền lực
không ngang bằng với nam giới, không có quyền tham gia vào các quyết định
trong gia đình, khiến họ dễ bị bạo lực do nam giới gây ra. Trẻ em khi chứng kiến
bạo lực gia đình tạo thành tâm lý cam chịu khi lớn lên và vô tình hình thành suy
nghĩ cho rằng bạo hành gia đình như một biện pháp cần thiết để giải quyết mâu
thuẫn gia đình. Và sau này lớn lên không tránh khỏi những suy nghĩ tiêu cực và lặp
lại những hành vi của người lớn. Nhiều người với trình độ nhận thức và sự hiểu
biết về pháp luật còn thấp nên cho rằng cha mẹ có quyền đánh đập, chửi mắng con
cái, chồng có quyền đánh vợ… Nhiều phụ nữ, người già cũng không nhận thức
được đầy đủ quyền của mình nên không dám đấu tranh mà cam chịu bạo lực. Ngay
cả những gia đình mà thành viên có trình độ học vấn cao, am hiểu về pháp luật thì
bạo lực gia đình cũng vẫn xảy ra.
- Khó khăn về kinh tế cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn tới bạo lực
gia đình vì khó khăn về kinh tế thường tạo ra các áp lực, căng thẳng, bế tắc đối với
thành viên gia đình và do đó dễ dẫn tới các mâu thuẫn, tranh chấp nếu không biết
cách xử lý phù hợp có thể gây nên bạo lực gia đình. Tuy nhiên không phải cứ có
khó khăn về kinh tế là nhất thiết phải có bạo lực gia đình. Thực tế cho thấy nhiều
gia đình có mức sống, thu nhập thấp nhưng gia đình vẫn hòa thuận và ngược lại có
những gia đình khá giả nhưng bạo lực vẫn xảy ra.
- Các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…là những nguyên
nhân trực tiếp dẫn tới bạo lực gia đình.Thống kê cho thấy 60% nạn bạo hành gia
đình xảy ra sau khi người chồng uống rượu hay dùng các chất kích thích. Các chất
kích thích làm giảm sự kiềm chế cũng như nhận thức của bản thân phán đoán đúng
sai từ đó dẫn đến trạng thái dễ nóng nảy, cau có khó chịu. Lúc đó, chuyện nhỏ
cũng hóa thành chuyện lớn và các thành viên trong gia đình dễ dàng xung đột với
nhau hơn.
- Sự quan tâm của cộng đồng tới phòng, chống bạo lực gia đình còn chưa đầy đủ.
Cộng đồng và các gia đình vẫn coi bạo lực gia đình là vấn đề riêng tư trong mỗi
gia đình và người ngoài không nên can thiệp. Chính vì vậy, phản ứng của cộng
đồng đối với các hành vi bạo lực gia đình còn thờ ơ, chưa mạnh mẽ. Việc phòng
ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình còn chưa kịp thời,
nghiêm minh, vì thế bạo lực vẫn tiếp tục xảy ra mà không bị ngăn chặn.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình còn
hạn chế. Trình độ nhận thức và sự hiểu biết về pháp luật trong một bộ phận người
dân còn thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn tiếp
tục xảy ra. Nhiều người do thiếu hiểu biết về pháp luật nên cho rằng cha mẹ có
quyền đánh đập, chửi mắng con cái, chồng có quyền đánh vợ… Nhiều phụ nữ,
người già cũng không nhận thức được đầy đủ quyền của mình nên không dám đấu
tranh mà cam chịu bạo lực. Tuy nhiên, cũng giống như nguyên nhân về kinh tế,
bạo lực gia đình cũng vẫn xảy ra ở cả những gia đình mà thành viên có trình độ
học vấn cao, am hiểu về pháp luật.
2.2. Hậu quả:
Bạo lực gia đình luôn để lại những hậu quả nghiêm trọng về cả thể xác lẫn tinh thần
cho nạn nhân, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em:
- Đối với chính nạn nhân: Bạo lực gia đình gây thiệt hại về thể chất lẫn tinh thần
cho nạn nhân. Các hành vi đánh đập, dùng vũ lực hay bạo hành tình dục không
tránh khỏi sức khỏe bị hủy hoại, thương tích đau đớn, có thể bị khuyết tật suốt
đời, thậm chí dẫn đến tử vong. Ngoài ra, bạo hành gia đình gây ám ảnh về tinh
thần, luôn chán nản, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, mất tự tin, hoang mang, trầm cảm;
cảm thấy cuộc sống nặng nề, căng thẳng và tuyệt vọng.
- Đối với trẻ em: Bạo lực trẻ em trong gia đình ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình
phát triển thể chất và trí tuệ đối với trẻ., những vụ bảo hành trẻ em ngày càng
tăng. Khi chứng kiến bạo lực gia đình, trẻ sẽ trong tình trạng căng thẳng, sợ hại,
tâm lý tiêu cực, thiếu tập trung và không có khả năng chơi tích cực, lẩn tránh các
mối quan hệ với các bạn cùng lứa tuổi, có xu hướng kép kín với mọi người xung
quanh. Tuy nhiên, nhiều trẻ lại theo chiều hướng thích gây rối ,bỏ học, phạm tội,
uống rượu, hút thuốc lá và nghiện ma túy và học theo hành vi của người lớn bạo
lực lại người khác; thiếu tin tưởng vào người lớn; bỏ đi khỏi nhà; có thể có các
hành vi bạo lực như người lớn; chán nản và có ý nghĩ tự tử; thậm chí tự tử.
- Đối với người gây bạo lực gia đình: Bạo lực gia đình không chỉ gây thiệt hại cho
nạn nhân mà ngay cả người gây bạo lực cũng phải trả một cái giá khá đắt. Chính
hành vi của mình, người gây bạo lực đang tự phá hỏng mối quan hệ vợ và chồng,
cha mẹ với con cái, ông bà với cháu, anh chị em trong gia đình. Không ai khác,
họ lại cảm thấy cô đơn ngay trong chính gia đình của mình. Với hành vi bạo lực
gia đình, người này phải đóng tiền nộp phạt vi phạm hành chính cho hành vi sai
trái của mình khi gây ra bạo lực gia đình với người thân trong gia đình. Và có
thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng với nạn nhân.
- Đối với gia đình: Bạo lực gia đình là nguyên nhân dẫn tới li thân, li hôn và tan
vỡ bao gia đình. Tốn tiền chữa trị và phục hồi sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh
thần cho nạn nhân và người chứng kiến bạo lực gia đình. Giảm thời gian và năng
suất lao động từ đó giảm thu nhập gia đình. Không có khả năng làm tròn bổn
phận với gia đình nội, ngoại.
- Đối với xã hội: Khi bạo lực gia đình tác động tới nạn nhân lẫn người gây bạo lực
sẽ giảm sự đóng góp của họ tới xã hội. Tạo ra lực lượng lao động tương lai có
sức khỏe thể chất và tinh thần yếu, thiếu sáng tạo, thiếu sự chủ động. Nếu không
xử lý triệt để, xã hội sẽ chấp nhận và dung túng cho bạo lực gia đình.
3. Tình trạng và những con số về Bạo lực gia đình ở Việt Nam.
Hiện nay, mỗi cơ quan, tổ chức có cách tổng hợp theo đối tượng và chức năng, nhiệm
vụ của cơ quan, tổ chức nhưng chưa có sự chia sẻ số liệu giữa các ngành dẫn đến sự
rời rạc và không thể khái quát được số liệu chung cho tình hình Bạo lực gia đình ở
nước ta hiện nay. Ví dụ, các cơ quan như: Tòa án, Công an, Y tế, Ủy ban nhân dân
(thông qua ngành VHTTDL), Tư pháp cùng tổng hợp, báo cáo. Song, có những vụ
bạo lực chỉ có 1 hoặc 2 hoặc 3 trong số 5 cơ quan nêu trên tổng hợp. Thực trạng này
dẫn đến sự trùng lặp số liệu rất lớn giữa các ngành. Bên cạnh đó, các số liệu của 5 cơ
quan nêu trên có thể chỉ phản ánh được về bề nổi. Tổng hợp số liệu từ các cuộc điều
tra về Bạo lực gia đình trong những năm gần đây cho thấy, có 30% số hộ gia đình
tham gia trả lời cho biết trong 12 tháng gia đình họ đã xảy ra ít nhất một hành vi được
xác định là hành vi Bạo lực gia đình (theo quy định của Luật Phòng chống Bạo lực
gia đình ).
Tổng hợp báo cáo số liệu về vụ Bạo lực gia đình từ các Sở VHTTDL/Văn hóa và Thể
thao từ năm 2009 đến 2017 cho thấy, tổng số vụ Bạo lực gia đình các địa phương đã
phát hiện, tổng hợp báo cáo là 292.268 vụ, tính trung bình mỗi năm tổng hợp được
36.534 vụ bạo lực. Tuy nhiên, xem xét theo số vụ diễn biến qua các năm thì năm sau
thấp hơn năm trước. Nếu như số vụ Bạo lực gia đình được tổng hợp năm 2009 là
53.206 vụ thì vào năm 2019 chỉ còn 8.176 vụ.
Tổng hợp số liệu do Tòa án nhân dân các cấp thực hiện từ ngày 01/7/2008 đến ngày
31/7/2018, Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 1.422.067 vụ án ly
hôn, đã giải quyết 1.384.660 vụ, đạt tỷ lệ 97,4%, còn lại 37.407 vụ đang trong quá
trình giải quyết. Trong số 1.384.660 vụ án ly hôn Tòa án đã giải quyết, có 1.060.767
vụ xuất phát từ nguyên nhân Bạo lực gia đình như: bị đánh đập, ngược đãi; vợ hoặc
chồng nghiện ma túy, rượu chè, cờ bạc; ngoại tình (chiếm 76,6% các vụ án ly hôn).
Báo cáo của ngành Tư pháp cho thấy năm 2014 tiếp nhận hòa giải 31.528 vụ việc Bạo
lực gia đình ; năm 2015 là 33.966 vụ; (năm 2016 và 2017 số liệu cung cấp   không rõ
nên không tách được số vụ hòa giải do Bạo lực gia đình ). So sánh số liệu của 2 cơ
quan trong 2 năm 2014 và 2015 cho thấy diễn biến trái ngược nhau, thiếu thống nhất
giữa các cơ quan chức năng dẫn đến khó khăn trong thu thập và báo cáo số liệu về
tình hình Bạo lực gia đình.
58% phụ nữ kết hôn đã từng bị bạo hành trong đời; 5% phụ nữ có thai bị bạo hành thể
chất; 87% phụ nữ bị chồng bạo hành về thể chất hoặc tình dục không tìm kiếm các
dịch vụ hỗ trợ tư pháp hoặc các dịch vụ hỗ trợ thiết yếu khác; Phụ nữ có chồng uống
rượu hàng ngày có nguy cơ bị bạo hành gấp 7 lần.
Chỉ có 43% số vụ Bạo lực gia đình đã tiết lộ được trình báo cảnh sát; và chỉ có 12%
trong số đó bị cáo buộc hình sự, và 1% trong số này bị kết án. Tình trạng kinh tế xã
hội không trực tiếp dẫn tới tình trạng dễ bị tổn thương đối với Bạo lực gia đình hoặc
việc gây ra Bạo lực gia đình . Tuy nhiên, nó là một trong các yếu tố có ảnh hưởng đến
các tỷ lệ về giáo dục, tiếp cận các dịch vụ; hiểu biết pháp luật.. Đạt được trình độ giáo
dục trung học cơ sở là một chỉ số phát triển con người chủ chốt có tác động tích cực
đến tình trạng dễ bị tổn thương đối với Bạo lực gia đình và cả khả năng trẻ em gái
thoát khỏi tình trạng bị Bạo lực gia đình .
Các tổn thất do Bạo lực gia đình gây ra chiếm trên 3% GDP của Việt Nam. Ngoài ra,
những phụ nữ bị bạo hành sẽ có thu nhập ít hơn 35% so với thu nhập của những phụ
nữ không bị bạo hành.
4. Cơ sở lý luận về bạo lực gia đình và những vướng mắc bất cập:
4.1. Cơ sở lý luận về bạo lực gia đình trong pháp luật Việt Nam:
- Điều 64 Hiến pháp 1992 quy định: “Gia đình là tế bào của xã hội.
Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình.
Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt. Con cháu có bổn
phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ.
Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con”
Quy định tại điều này đã thể hiện được pháp luật Việt nam lúc bấy giờ có những cái
nhìn khái quát về các nghĩa vụ mà mọi thành viên phải thực hiện trong gia đình để có
thể hạn chế nguyên nhân xảy ra bạo lực. Song, những quy định trên vẫn có phần
chung chung, chưa khẳng định được sự bảo vệ của pháp luật đối với những thành viên
bị yếu thế.
- Điều 36 Hiến pháp 2013 quy định: “1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân
theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng
lẫn nhau.
2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.”
Quy định tại điều này đã được thông qua Dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 2011, bổ
sung cho điều 64 Hiến pháp 1992. Trong đó, sự tiến bộ rõ nhất nằm ở chỗ việc cho
phép vợ chồng ly hôn được nằm trong luật tối cao nhất và giữa vợ chồng có sự tôn
trọng lẫn nhau. Đây cũng có thể xem là một trong những nguyên nhân chính nhất cho
việc không thể chấm dứt bạo lực gia đình. Trên thực tế, nhiều người phụ nữ vì định
kiến xã hội và những quan niệm cổ hủ lạc hậu mà không dám ly hôn với những người
chồng có hành vi bạo lực, thiếu tôn trọng đối với mình. Đồng thời, tại khoản 2, pháp
luật nước ta đã thừa nhận bảo vệ cho những người yếu thế trước trước sự bạo hành,
mà phổ biến là phụ nữ và trẻ em.
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, khoản 2 điều 4: “2. Cấm tảo hôn, cưỡng ép
kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn,
ly hôn; cấm cưỡng ép ly hôn, ly hôn giả tạo; cấm yêu sách của cải trong việc cưới
hỏi.
Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như
vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
Cấm ngược đãi, hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em và các
thành viên khác trong gia đình.”
So với Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 và năm 1986, Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000 đã có quy định cấm đối với các hành vi ngược đãi, hành hạ người thân
trong gia đình. Điều này tiến bộ hơn là việc chỉ nêu nghĩa vụ của từng người đối với
gia đình mà không có một hình phạt gì cho người không thực hiện nghĩa vụ hoặc có
hành vi bạo lực gia đình của những văn bản luật trước đó. Tuy nhiên, so với các định
nghĩa cũng như phân loại về bạo lực gia đình được nêu ở mục 1, thì quy định này vẫn
còn chưa đầy đủ, chưa bao quát hết được những trường hợp bạo lực phi hành động
trong gia đình.
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
+ Điều 4: “1. Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo
điều kiện để nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ
chồng bình đẳng; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện đầy đủ
chức năng của mình; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn
nhân và gia đình; vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân
và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của
mỗi dân tộc.
2. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình. Các bộ, cơ quan
ngang bộ thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình theo sự phân công của
Chính phủ. Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan khác thực hiện quản lý nhà
nước về hôn nhân và gia đình theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giáo dục, vận động cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động, các thành viên của mình và mọi công dân xây dựng gia đình văn hóa;
kịp thời hòa giải mâu thuẫn trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các
thành viên gia đình. Nhà trường phối hợp với gia đình trong việc giáo dục, tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình cho thế hệ trẻ.”
+ Điểm h Khoản 2 điều 5 cấm hành vi bạo lực gia đình.
+ Điều 21, 22, 23:
Điều 21: “Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy
tín cho nhau”
Điều 22: “Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
nhau.”
Điều 23: “Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề
nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt
động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.”
+ Khoản 2 điều 51: “2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải
quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà
không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo
lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng,
sức khỏe, tinh thần của họ.”
+ Khoản 1 điều 56: “1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án
không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành
vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm
cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục
đích của hôn nhân không đạt được.”
+ Khoản 5 điều 59: “Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên,
con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và
không có tài sản để tự nuôi mình”.
+ Khoản 4 điều 69: “Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo
tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa
thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng
lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã
hội.”
+ Điều 71: “1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi
dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc
không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất
năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều
con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.”
+ Các quy định tại chương VI về quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình bao
gồm cô, dì, chú, bác,...
Từ những quy định trên ta có thể thấy, so với Luật Hôn nhân gia đình năm 2000, thì
Luật năm 2014 quy định rõ ràng hơn, đặc biệt là về những hình thức khác nhau của
bạo lực gia đình, từ đó có thể lường trước được những nguy cơ nảy sinh bạo lực gia
đình. Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 có rất nhiều quy định về nghĩa vụ của các
thành viên đối với gia đình, trên cơ sở quan trọng nhất là giữa các thành viên đặc biệt
là giữa vợ chồng phải có sự tôn trọng nhau. Nghĩa vụ của những thành viên khác như
ông bà, họ hàng cũng được quy được quy định cụ thể hơn. Thêm vào đó, văn bản luật
này còn khẳng định sự bảo vệ và quan tâm của Nhà nước về hôn nhân và gia đình.
Tuy nhiên, các điều khoản này chủ yếu là dưới hình thức quy định, không mang tính
răn đe cao, không nói lên được nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ sẽ bị xử phạt như
thế nào.
- Điều 151 Bộ luật hình sự 1999: “Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha
mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm
trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh
cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt  tù từ ba tháng đến ba năm.”
Bộ luật hình sự 1999 đưa ra chế tài cho những người có hành vi bạo lực gia đình, tuy
nhiên mức độ nghiêm trọng của hành vi ngược đãi chưa được khai thác rõ, vì bạo lực
có thể gây ra thương tích về thể xác lẫn tinh thần, và các chế tài phải được đóng khung
phù hợp với những mức độ hậu quả tương ứng. Điều đó dẫn đến những sửa đổi, bổ
sung của Bộ luật hình sự 2015 sau đây.
- Điều 185 Bộ luật hình sự 2015: “
1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha
mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những
trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05
năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm
nghèo.”
Tiến bộ hơn so với Bộ luật hình sự 1999, Bộ luật hình sự 2015 đã đưa ra các chế tài
cụ thể cho từng mức độ hậu quả do bạo lực gia đình gây ra. Bộ luật còn có xu hướng
bảo vệ cho nạn nhân là những người yếu thế (phụ nữ đang mang thai, trẻ em, người
già,…), hoặc những người hay bị gia đình ruồng bỏ, tách họ ra khỏi những nạn nhân
thông thường. Tuy chưa thực sự sát với thực tế nhưng điều này đã góp phần không
nhỏ đến thực tiễn giải quyết các vụ việc bạo lực gia đình của Tòa án.
- Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007:
+ Chương 1: Những quy định chung gồm 8 điều khoản, quy định chung nhất và khẳng
định vai trò của Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường, bao gồm: phạm vi điều
chỉnh, các hành vi bạo lực gia đình, nghĩa vụ và quyền của nạn nhân, nghĩa vụ của
người có hành vi bạo lực gia đình, các chính sách của Nhà nước và các hợp tác quốc
tế về phòng chống bạo lực gia đình; cấm những hành vi xúi giục, bao che cho việc bạo
lực gia đình.
+ Chương 2: Về phòng ngừa bạo lực gia đình bao gồm các mục nhỏ:
Mục 1: Mục đích, nội dung và hình thức của việc tuyên truyền về phòng chống bạo
lực gia đình
Mục 2: Trách nhiệm của các cơ sở về việc hòa giải những mâu thuẫn có thể gây ra
bạo lực gia đình.
Mục 3: Góp ý, phê bình, tư vấn trong cộng đồng dân cư về phòng ngừa bạo lực gia
đình.
+ Chương 3: Bảo vệ hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình:
Mục 1: Các biện pháp bảo vệ các nạn nhân bạo lực gia đình
Mục 2: Các cơ sở đảm bảo việc phòng ngừa bạo lực gia đình.
+ Chương 4: Trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng chống
bạo lực gia đình.
+ Chương 5: Xử lý vi phạm về phòng chống bạo lực gia đình và khiếu nại, tố cáo.
Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 ra đời như một cột mốc quan trọng
trong việc nâng cao nhận thức của xã hội về vấn nạn bạo lực gia đình. Văn bản Luật
này nêu rõ những cơ quan có thẩm quyền can thiệp và xử lý bạo lực gia đình, cũng
như những biện pháp mà Nhà nước đảm bảo thi hành để ngăn chặn bạo lực gia đình.
Điểm mới của Luật này đầu tiên là cấm các hành vi xúi giục, bao che cho bạo lực gia
đình. Theo quan niệm lạc hậu gia trưởng thì việc xảy ra bạo lực gia đình là tất yếu và
thể hiện được việc người đàn ông bạo hành là người có quyền lực, đồng thời một số
người (họ hàng, hàng xóm,…) với tâm lý sợ bị trả thù, liên luỵ nên đã bao che cho
những hành vi bạo lực. Vì vậy, đây được xem là một điểm tiến bộ có giá trị to lớn.
Hơn hết, tại thời điểm này, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Bộ luật hình sự 2015
chưa được ban hành nên khái niệm về phòng chống bạo lực gia đình đối với nhiều
người dân vẫn còn rất mơ hồ, tin rằng những hành vi ngược đãi chỉ bị vi phạm về đạo
đức và chỉ gây ra tổn thương về thể xác.
- Luật bình đẳng giới 2006:
+ Khoản 4 điều 6:” Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt
đối xử về giới.”
+ Khoản 2 điều 7: “Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ;
tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình”.
+ Điều 18: “Bình đảng giới trong gia đình:
1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan
đến hôn nhân và gia đình.
2. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng
trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong
gia đình.
 3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng
biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm
theo quy định của pháp luật.
 4. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để
học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
 5. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.”
+ Ngoài ra còn có các điều luật bổ sung cho việc thực hiện bình đẳng giới nói chung là
nhiệm vụ của mọi cá nhân, gia đình và là của các cơ quan, tổ chức; các biện pháp thực
hiện và xử lý vi phạm luật bình đẳng giới.
Bình đẳng giới là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp dẫn đến bạo lực gia đình, có
nghĩa là nếu thực sự muốn ngăn chặn bạo lực gia đình, thì đầu tiên phải đảm bảo bình
đẳng giới, không chỉ trong gia đình mà còn là ngoài xã hội. Sự xuất hiện của luật bình
đẳng giới càng củng cố hơn cho việc nâng cao nhận thức về phòng chống bạo lực gia
đình, cụ thể như vợ và chồng đều tham gia xây dựng gia đình, quyền và nghĩa vụ của
họ đối với gia đình đều như nhau. Vợ chồng bình đẳng dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau
một cách tự nguyện. Tương tự như vậy đối với các trẻ em trai và trẻ em gái. Cả hai
đều có quyền được đi học, chơi, phát triển năng khiếu và được đối xử ngang nhau,
nghĩa vụ trong gia đình của con trai và con gái như nhau. Ðây là cơ sở quan trọng để
bảo vệ quyền lợi của những trẻ em gái bị đối xử bất bình đẳng và không có sức phản
kháng trong cuộc sống thực tế.
- Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2006:
+ Khoản 1 điều 5: “ Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia
đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan,
tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được
quan tâm hàng đầu”.
+ Điều 7: “Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Cha mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ;
2. Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang; lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi;
3. Dụ dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép
chất ma tuý; lôi kéo trẻ em đánh bạc; bán, cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá,
chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ;
4. Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm hại
tình dục trẻ em;
5. Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hoá phẩm kích động bạo
lực, đồi trụy; làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ văn hoá phẩm khiêu
dâm trẻ em; sản xuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh
của trẻ em;
6. Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi
dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc
xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác;
7. Lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm
hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của pháp
luật về lao động;
8. Cản trở việc học tập của trẻ em;
9. Áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng
nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật;
10. Đặt cơ sở sản xuất, kho chứa thuốc trừ sâu, hoá chất độc hại, chất dễ gây cháy,
nổ gần cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, điểm vui chơi, giải trí
của trẻ em.”
+ Điều 24: “Trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng
1. Cha mẹ, người giám hộ là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ em, dành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em; khi gặp khó khăn
tự mình không giải quyết được, có thể yêu cầu và được cơ quan, tổ chức hữu quan
giúp đỡ để thực hiện trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.
2. Cha mẹ, người giám hộ, các thành viên lớn tuổi khác trong gia đình phải gương
mẫu về mọi mặt cho trẻ em noi theo; có trách nhiệm xây dựng gia đình no ấm, bình
đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của
trẻ em.
3. Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm chăm lo chế độ dinh dưỡng phù hợp với sự
phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ em theo từng lứa tuổi.
4. Trong trường hợp ly hôn hoặc các trường hợp khác, người cha hoặc người mẹ
không trực tiếp nuôi con chưa thành niên phải có nghĩa vụ đóng góp để nuôi dưỡng
con đến tuổi thành niên, có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục con theo quy định của
pháp luật.”
+ Điều 26: “Trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự
1. Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân
phẩm, danh dự của trẻ em; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em.
2. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị
xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.”
+ Khoản 1 điều 27: Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm thực hiện những quy định
về kiểm tra sức khỏe, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em.
+ Khoản 1 điều 28: “ Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực
hiện quyền học tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em
theo học ở trình độ cao hơn.”
+Trách nhiệm bảo đảm quyền dân sự
“1. Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ
em; đại diện cho trẻ em trong các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật.
2. Cha mẹ, người giám hộ hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan phải giữ gìn, quản lý tài
sản của trẻ em và giao lại cho trẻ em theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp trẻ em gây ra thiệt hại cho người khác thì cha mẹ, người giám hộ phải
bồi thường thiệt hại do hành vi của trẻ em đó gây ra theo quy định của pháp luật.”
+ Chương IV: Bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em không nơi
nương tụa bị bỏ rơi, trẻ em làm việc nặng nhọc, trẻ em bị tàn tật, khuyết tật, trẻ em bị
xâm hại và vi phạm pháp luật,… là của gia đình và toàn xã hội.
Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi xảy ra bạo lực gia đình. Luật bảo vệ
trẻ em quy định khá rõ ràng và chi tiết về những quyền và nghĩa vụ của trẻ em cũng
như người đại diện hay người giám hộ đối với trẻ. Đồng thời nêu lên trách nhiệm bảo
vệ trẻ em của cả xã hội và cơ quan Nhà nước, đảm bảo trẻ em được phát triển đầy đủ
về thể chất và tinh thần. Thêm vào đó, điểm sáng của Luật này là đề cập đến việc cấm
dụ dỗ sử dụng trẻ em để che đậy các hành vi phạm pháp, đó cũng là một dạng bạo lực
mà người thực hiện là người thân của đứa trẻ.
- Luật người cao tuổi:
+ Khoản 3 điều 5: “Gia đình người cao tuổi có trách nhiệm chủ yếu trong việc phụng
dưỡng người cao tuổi.”
+ Điều 9: “Cấm
1. Lăng mạ, ngược đãi, xúc phạm, hành hạ, phân biệt đối xử đối với người cao tuổi.
2. Xâm phạm, cản trở người cao tuổi thực hiện quyền về hôn nhân, quyền về sở hữu
tài sản và các quyền hợp pháp khác.
3. Không thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng người cao tuổi.
4. Lợi dụng việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi để vụ lợi.
5. Ép buộc người cao tuổi lao động hoặc làm những việc trái với quy định của pháp
luật.
6. Ép buộc, kích động, xúi giục, giúp người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
đối với người cao tuổi.  
7. Trả thù, đe doạ người giúp đỡ người cao tuổi, người phát hiện, báo tin ngăn chặn
hành vi vi phạm pháp luật đối với người cao tuổi.”
+ Điều 10:
“1. Phụng dưỡng người cao tuổi là chăm sóc đời sống tinh thần, vật chất nhằm đáp
ứng nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ và các nhu cầu về vui
chơi, giải trí, thông tin, giao tiếp, học tập của người cao tuổi.
2. Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi là con, cháu của người
cao tuổi và những người khác có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng theo quy định của
pháp luật về hôn nhân và gia đình.  
3. Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi tùy theo hoàn cảnh cụ thể
phải sắp xếp nơi ở phù hợp với điều kiện sức khoẻ, tâm lý của người cao tuổi; chu cấp
về kinh tế; thanh toán chi phí điều trị và chăm sóc y tế động viên khi người cao tuổi
ốm đau; mai táng khi người cao tuổi chết.  
4. Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi phải cùng nhau hợp tác
trong việc phụng dưỡng người cao tuổi.  
5. Khuyến khích tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều
này tham gia phụng dưỡng người cao tuổi”
Đối tượng người cao tuổi ở Việt Nam bị bạo hành về thể xác không phổ biến như
phụ nữ và trẻ em, mà thông thường sẽ bị bỏ mặc hoặc đối xử tệ trong khâu vệ sinh ăn
uống. Họ không chỉ không có sức phản kháng về thể chất mà thậm chí tinh thần họ
cũng không muốn phản kháng vì luôn nghĩ cho con cháu. Luật người cao tuổi khẳng
định trách nhiệm của gia đình trong việc phụng dưỡng người cao tuổi, đồng thời cũng
có những quy định tương tự như luật bảo vệ trẻ em để người cao tuổi không bị lợi
dụng.
- Luật người khuyết tật:
+ Điều 8: “Trách nhiệm của gia đình
1. Gia đình có trách nhiệm giáo dục, tạo điều kiện để thành viên gia đình nâng cao
nhận thức về vấn đề khuyết tật; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu
khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn
đến khuyết tật.
2. Gia đình người khuyết tật có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật;
b) Tạo điều kiện để người khuyết tật được chăm sóc sức khỏe và thực hiện quyền,
nghĩa vụ của mình;
c) Tôn trọng ý kiến của người khuyết tật trong việc quyết định những vấn đề liên quan
đến cuộc sống của bản thân người khuyết tật và gia đình;
d) Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.”
+ Điều 14: “Cấm
1. Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.
2. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của
người khuyết tật.
3. Lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật,
đạo đức xã hội.
4. Lợi dụng người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết
tật, hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực
hiện hành vi vi phạm pháp luật.
5. Người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật không thực hiện hoặc
thực hiện không đầy đủ trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định của pháp
luật.
6. Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con của người khuyết tật.
7. Gian dối trong việc xác định mức độ khuyết tật, cấp giấy xác nhận khuyết tật.”
+ Khoản 3 điều 22 : “Gia đình người khuyết tật có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi
để người khuyết tật được khám bệnh, chữa bệnh.”
+ Khoản 3 điều 28: “Người khuyết tật, cha, mẹ hoặc người giám hộ người khuyết tật
lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp với sự phát triển của cá nhân người khuyết
tật. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để người khuyết tật
được học tập và phát triển theo khả năng của cá nhân.
Nhà nước khuyến khích người khuyết tật tham gia học tập theo phương thức giáo dục
hòa nhập.”
Người khuyết tật cũng là đối tượng hay bị bỏ mặc trong gia đình. Tương tự như Luật
người cao tuổi và Luật bảo vệ trẻ em, Luật người khuyết tật cũng có những quy phạm
pháp lý về việc bảo vệ người khuyết tật trước bạo lực từ gia đình theo nhiều cách khác
nhau.
- Ngoài ra còn có các văn bản luật khác:
+ Chỉ thị số 16 / CT-TTg về việc tổ chức thực hiện Luật phòng chống BLGĐ
(30/05/08)
+ Nghị định số 08/2009 / NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật PC BLGĐ (04/02/09)
+ Nghị định số 110/2009 / NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính đối với BLGĐ
(10/12/09)
+ Nghị định số 110/2009 / NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính đối với BLGĐ
(10/12/09)
+ Nghị định số 110/2009 / NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính đối với BLGĐ
(10/12/09)
+ Quyết định số 629 / QĐ-TTg về Chiến lược Quốc gia về Xây dựng Gia đình Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (29/05/12)
+ Quyết định số 215 / QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch Hành động quốc gia
phòng, chống bạo lực đến năm 2020 (06/02/14) Quyết định số 21 Quy chế phối hợp
đa ngành về Phòng Chống BLGĐ (17/05/16)
4.2. Kết luận:
Nhìn chung, những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến bạo lực gia đình ở
Việt Nam khá đa dạng, các văn bản luật cũng đưa ra quy định chi tiết về các đối tượng
dễ bị ngược đãi, bạo hành; liên tục được thay đổi, bổ sung để có thể ngăn chặn người
có hành vi bạo lực và bảo vệ nạn nhân một cách tối ưu nhất. Tuy nhiên, trong các văn
bản trên thì chỉ có BLHS có nêu chế tài của hành vi bạo lực gia đình, tiến bộ hơn các
văn bản luật khác nhưng chưa cụ thể, rõ ràng lắm. Vì vậy, để đưa ra những phương
hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam thì cần phải tham khảo pháp luật các nước
khác trên thế giới về bạo lực gia đình.
CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM XỬ LÝ HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH
TRONG PHÁP LUẬT CÁC NƯỚC
Trên thế giới, vấn đề bạo lực gia đình được xem như là một vấn đề chung cần
giải quyết. Nếu như muốn xác định được mức độ phát triển của một quốc gia, chúng
ta thường nhìn vào trình độ phát triển kinh tế và đời sống xã hội. Vì thế, tùy vào trình
độ nhận thức về xã hội của người dân, tùy vào hoàn cảnh kinh tế, xã hội mà chính phủ
các nước phải đề ra một số giải pháp triệt để và hợp lý nhất để hạn chế tối đa hiện
trạng này. Cũng nhằm mục đích răn đe và cải thiện đời sống xã hội, góp phần xây
dựng hình ảnh văn minh của đất nước đó với bạn bè trên thế giới. Thật không lạ nếu
một đất nước nghèo nàn, lạc hậu như các nước ở khu vực Châu Phi chẳng hạn có một
hệ thống pháp luật yếu kém, và hậu quả là tình trạng bạo lực gia đình diễn ra như một
vấn nạn khó giải quyết. Nhưng nếu nhìn vào những đất nước phát triển hàng đầu thì sẽ
như thế nào? Liệu các quốc gia được xem như thiên đường để sinh sống, phát triển,
làm giàu sẽ có những giải pháp nào để gìn giữ sự văn minh, phát triển trong đời sống
xã hội? Ở đây chúng tôi xin lấy ví dụ về một số quốc gia thuộc những khu vực khác
nhau, phong tục, truyền thống khác nhau nhưng có một điểm chung là có nền kinh tế
hùng mạnh và từ đó xem như bài học để học tập và nghiên cứu pháp luật Việt Nam,
để đóng góp, góp ý vào nền lập pháp nước nhà.
2.1 Các điều luật xử lý hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ các nạn nhân của bạo
lực gia đình ở Australia
Định nghĩa bạo lực gia đình:
Không có định nghĩa pháp lý thống nhất về bạo lực gia đình giữa các khu vực
pháp lý của Úc. Mặc dù luật pháp của tiểu bang, lãnh thổ và liên bang công nhận, theo
những cách khác nhau, rằng bạo lực gia đình có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức và
có thể xảy ra trong nhiều mối quan hệ khác nhau, một đánh giá của Úc xác định rằng
các nhân viên tư pháp có thể không có hiểu biết nhất quán rằng đó là một hình thức về
hành vi liên quan đến việc thủ phạm thực hiện quyền kiểm soát đối với nạn nhân. Có
thể hiểu đại khái rằng bạo lực trong gia đình (hay bạo hành trong nhà) là hành vi bạo
động về thể xác hoặc ngược đãi tình cảm giữa người trong gia đình. Đây là hình thức
kiểm soát mà một người sử dụng để chi phối và kiểm soát người trong gia đình.1
Phần lớn luật pháp của Bang, Vùng lãnh thổ và Khối thịnh vượng chung
(Australia) hiện công nhận rằng 'bạo lực' bao gồm lạm dụng hoặc tổn thương về thể
chất, tình dục, tình cảm và tâm lý, cũng như hành vi được thiết kế để sử dụng quyền
lực bằng cách hạn chế tiếp cận các nguồn lực tài chính, gia đình và văn hóa và hạn chế
quyền tự chủ xã hội, đôi khi được gọi là kiểm soát cưỡng chế2

Các bài báo cáo nghiên cứu tại Úc về vấn đề bạo lực đã chỉ ra các hình thức
bạo lực trong gia đình phổ biến, đe dọa hoặc gây nguy hiểm cho nạn nhân, bao gồm:

1
Domestic Abuse Intervention Project, “Power and Control Wheel”,
http://www.theduluthmodel.org/training/wheels.html.
2
 Dr. Stark’s book, Coercive Control: The Entrapment of Women in Personal Life (Oxford, 2007)
- Bạo lực và tổn hại thể chất
- Lạm dụng tình dục và sinh sản
- Lạm dụng kinh tế
- Lạm dụng tình cảm và tâm lý
- Lạm dụng văn hóa và tinh thần
- Theo dõi, quấy rối và giám sát
- Lạm dụng xã hội
- Cho trẻ em tiếp xúc với bạo lực gia đình
- Làm hư hỏng tài sản
- Ngược đãi
- Lạm dụng hệ thống
- Ép cưới

Khảo sát về an toàn Cá nhân (ABS) năm 2012 cung cấp những số liệu cập nhật
nhất về bạo lực gia đình và tình dục. Các ước tính của cuộc khảo sát dựa trên các cuộc
phỏng vấn với 13.307 phụ nữ và 3.743 nam giới (tổng cộng là 17.050 người) từ 18
tuổi trở lên đang sống trong các ngôi nhà riêng trên khắp nước Úc. Cuộc khảo sát bao
gồm thông tin về bạo lực mà nam giới và phụ nữ phải trải qua kể từ khi 15 tuổi, cũng
như trong 12 tháng trước cuộc khảo sát. Nó cũng cung cấp thông tin chi tiết về trải
nghiệm của nam giới và phụ nữ về bạo lực bạn tình hiện tại và trước đây, kinh nghiệm
suốt đời bị đeo bám, lạm dụng thể chất và tình dục trước 15 tuổi, lạm dụng tình cảm
và cảm giác an toàn nói chung.
Trong những phát hiện của mình, cuộc khảo sát ước tính rằng:
 49% nam giới (4.148.000) và 41% phụ nữ (3.560.600) đã từng trải qua một số
hình thức bạo lực kể từ khi 15 tuổi
 phụ nữ có nhiều khả năng bị nam giới tấn công thể xác hơn nam giới trong
nhà của họ. Ước tính có khoảng 62% phụ nữ so với 8% nam giới đã trải qua
vụ việc gần đây nhất bị nam giới tấn công thân thể tại nhà của họ
 tỷ lệ tương tự của phụ nữ và nam giới (67 và 68%) đã không tiếp xúc với cảnh
sát sau vụ việc gần đây nhất của họ bị một nam giới tấn công thể xác
 phụ nữ có nhiều khả năng bị bạn tình bạo lực hơn nam giới — 17% tổng số phụ
nữ và 5% nam giới đã từng bị bạn tình bạo lực từ khi 15 tuổi
 cả nam giới và nữ giới đều có xu hướng bị bạo lực thể xác hơn bạo lực tình
dục, tuy nhiên, phụ nữ có nhiều khả năng bị tấn công tình dục hơn nam
giới. Ước tính có khoảng 17% phụ nữ và 4% nam giới đã từng bị tấn công tình
dục từ khi 15 tuổi
 đàn ông và phụ nữ từng bị tấn công tình dục từ khi 15 tuổi có nhiều khả năng bị
tấn công bởi một người mà họ biết hơn là một người lạ. Ước tính có khoảng
15% phụ nữ từng bị một người quen biết tấn công tình dục so với 4% bị tấn
công bởi một người lạ
 phụ nữ có nhiều khả năng bị bạn tình lạm dụng tình cảm hơn từ độ tuổi 15-25%
và 14% tương ứng3

3
For statistics and analysis on emotional abuse see ABS, ‘Emotional abuse’, Australian Social trends 2014, cat.
no. 4102.0, ABS, Canberra, 2014, accessed 27 June 2014.
 phụ nữ có nhiều khả năng đã trải qua một giai đoạn rình rập trong suốt cuộc đời
của họ — 19% phụ nữ và 8% nam giới.4

Phương pháp tiếp cận phòng chống bạo lực gia đình cần phải nghiên cứu và học
hỏi từ Australia bao gồm các chiến dịch nâng cao nhận thức và tiếp thị xã hội, phòng
ngừa cho trẻ nhỏ và dựa vào gia đình, các chương trình tại trường học, huy động cộng
đồng, các quy định về miêu tả bạo lực trên các phương tiện truyền thông và đặc biệt là
hệ thống pháp luật liên bang của Australia.

Án lệnh Bạo hành trong Gia đình.

Theo chương trình Lệnh Bảo vệ Bạo lực Gia đình Quốc gia, các lệnh bảo vệ
được đưa ra tại bất kỳ khu vực tài phán (như Tòa án luật gia đình, tòa án liên bang hay
Tòa án Tây Úc tương đương) nào của Úc vào hoặc sau ngày 25 tháng 11 năm 2017 sẽ
tự động được công nhận và có hiệu lực trên toàn quốc.

Các lệnh bảo vệ được đưa ra trước ngày 25 tháng 11 năm 2017 (ngoại trừ các
lệnh bảo vệ của Victoria và các lệnh bảo vệ của New Zealand đã đăng ký tại Victoria,
được công nhận hồi tố) sẽ không được tự động công nhận và có hiệu lực thi hành ở
các khu vực pháp lý khác. Tất cả các khu vực pháp lý đều có luật cho phép các lệnh
bảo vệ được đưa ra trước ngày 25 tháng 11 năm 2017 được công nhận trên toàn quốc
bằng cách 'tuyên bố' là lệnh bảo vệ được công nhận theo chương trình. Người được
bảo vệ có thể nộp đơn lên bất kỳ tòa án địa phương nào ở Úc để xin tuyên bố như vậy.

Mặc dù có sự khác biệt về bản chất và phạm vi của luật bạo lực gia đình giữa
các Bang và Vùng lãnh thổ của Úc, nhưng tất cả đều có các quy định dành cho một số
tòa án ở mỗi khu vực tài phán để đưa ra các lệnh dân sự (thường là do cảnh sát hoặc
một cá nhân áp dụng) cụ thể để bảo vệ nạn nhân - hoặc những người có nguy cơ - bạo
lực gia đình xảy ra trong bối cảnh của một loạt các mối quan hệ, bao gồm cả mối quan
hệ giữa những người bạn đời thân thiết hiện tại hoặc trước đây.

Các án lệnh sẽ có các loại khác nhau bao gồm:

Giấy thông báo an toàn về bạo hành trong gia đình(FVSN)

Nếu cảnh sát tin rằng nạn bạo hành trong gia đình đang xảy ra, họ có thể trao
giấy thông báo an toàn để bảo vệ nạn nhân/người sống sót. Cảnh sát sẽ giao (trao) cho
thủ phạm giấy thông báo an toàn về bạo hành gia đình. Giấy thông báo an toàn có hiệu
lực đến năm (5) ngày làm việc, hoặc cho đến khi tòa có thể phán xét vụ việc. Giấy
thông báo này đặt ra các điều kiện về cách cư xử của thủ phạm, có thể giống y như các
điều kiện trong án lệnh can thiệp. Ví dụ như thủ phạm không được phép có mặt tại
nhà, Nếu bị đơn từ chối rời đi hoặc trở về nhà sau khi thông báo về bạo lực gia đình đã
được tống đạt, họ đang vi phạm pháp luật và có thể bị bắt. Giấy thông báo này sẽ vẫn
có hiệu lực cho tới ngày ra tòa. Tòa án sẽ phán quyết xem có cần cấp án lệnh can thiệp
hay không
4
C Tarczon and A Quadara, The nature and extent of sexual assault and abuse in Australia, ACSSA resource
sheet, December 2012, accessed 2 July 2014.
Án lệnh can thiệp tạm thời

Lệnh can thiệp tạm thời được thiết kế để cung cấp sự bảo vệ khẩn cấp, ngắn
hạn cho một thành viên gia đình bị ảnh hưởng. Các mệnh lệnh có thể được đưa ra một
cách phiến diện, mà không cần thông báo cho bị đơn và không cho bị đơn một phiên
điều trần đầy đủ. Mục đích là để bảo vệ thành viên gia đình bị hại cho đến khi tòa án
có thể xem xét có đưa ra lệnh can thiệp cuối cùng hay không 5. Án lệnh tạm thời sẽ có
ghi ngày và liệt kê thủ phạm và nạn nhân/người sống sót được phép tiếp xúc với nhau
như thế nào. Án lệnh này do cảnh sát hoặc nạn nhân/người sống sót nộp đơn xin, và
sau đó được thẩm phán chấp thuận.

Cụ thể tại Victoria, theo Đạo luật Bảo vệ Bạo hành Gia đình 2008   quy định về
án lệnh can thiệp tạm thời có một số vấn đề chung giữa lệnh tạm thời và lệnh cuối
cùng. Những vấn đề này thường được giải quyết chi tiết hơn trong các phần của lệnh
cuối cùng.

Án lệnh can thiệp tạm thời được nêu rõ tại phần 2 Chương 4 Lệnh can thiệp
bạo lực gia đình của Đạo luật Bảo vệ Bạo hành Gia đình 2008, bao gồm:

“(1) Tòa án có thể đưa ra lệnh tạm thời nếu—

        (a) một người đã nộp đơn lên tòa án để xin lệnh can thiệp bạo lực gia đình và
tòa án, dựa trên xác suất cân bằng, rằng lệnh tạm thời là cần thiết trong khi chờ
quyết định cuối cùng về đơn xin—

              (i) để đảm bảo sự an toàn của thành viên gia đình bị ảnh hưởng; hoặc

              (ii) bảo quản bất kỳ tài sản nào của thành viên gia đình bị ảnh
hưởng; hoặc

S. 53 (1) (a) (iii) được sửa đổi bởi số 18/2010 s. 18 (1), được thay thế bởi số 19/2017
s. 6 (1).

              (iii) để bảo vệ một thành viên gia đình bị ảnh hưởng là trẻ em bị bạo lực
gia đình do bị đơn gây ra; hoặc

        (b) một người đã nộp đơn lên tòa án để xin lệnh can thiệp bạo lực gia đình và
các bên trong thủ tục tố tụng đã đồng ý hoặc không phản đối, việc đưa ra lệnh tạm
thời cho việc áp dụng; hoặc

        (c) thông báo an toàn về bạo lực gia đình đã được ban hành cho một thành viên
gia đình bị ảnh hưởng và tòa án hài lòng, dựa trên các xác suất xảy ra, không có
trường hợp nào có thể biện minh cho việc ngừng bảo vệ người đó cho đến khi có
quyết định cuối cùng về đơn đăng ký.

Lưu ý đến s. 53 (1) được sửa đổi bởi số 53/2010 s. 200 (1).”
5
VLRC, Final report, 7.1
“Quyền ra lệnh can thiệp tạm thời

Tòa án có thể đưa ra lệnh can thiệp tạm thời nếu:

 cần thiết, trong khi chờ quyết định cuối cùng về việc áp dụng, để đảm bảo sự
an toàn của thành viên gia đình bị ảnh hưởng, giữ gìn tài sản của thành viên
gia đình bị ảnh hưởng hoặc bảo vệ trẻ em; hoặc
 các bên đồng ý hoặc không phản đối việc đưa ra một lệnh tạm thời; hoặc
 thông báo về an toàn bạo lực gia đình đã được ban hành và không có trường
hợp nào để biện minh cho việc ngừng bảo vệ cho đến khi tòa án đưa ra quyết
định cuối cùng về đơn đăng ký.

Tòa án có thể ra lệnh tạm thời ngay cả khi:

 một số hoặc tất cả các vụ bạo lực gia đình được cho là xảy ra bên ngoài
Victoria, với điều kiện là thành viên gia đình bị ảnh hưởng đang ở Victoria vào
thời điểm xảy ra bạo lực; và
 thành viên gia đình bị ảnh hưởng ở bên ngoài Victoria khi bạo lực gia đình bị
cáo buộc xảy ra, với điều kiện bạo lực gia đình bị cáo buộc xảy ra ở Victoria.

Tòa án có thể đưa ra lệnh tạm thời bất kỳ lúc nào sau khi nộp đơn xin lệnh can
thiệp bạo hành gia đình và trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về đơn đó, và có
thể làm như vậy cho dù trước đó tòa đã đưa ra hay từ chối đưa ra quyết định lệnh
tạm thời” (FVPA s53 (3) (4))

Về điều kiện của lệnh tạm thời, Tòa án có thể đưa vào bất kỳ điều kiện nào đối
với lệnh can thiệp tạm thời có vẻ là cần thiết hoặc mong muốn trong các trường
hợp cụ thể. Quyền hạn của tòa án trong việc áp đặt các điều kiện đối với lệnh tạm
thời tuân theo chặt chẽ các điều kiện có sẵn của lệnh cuối cùng. Một ví dụ cho
điểm khác biệt chính là tòa án chỉ có thể đình chỉ cơ quan có thẩm quyền về vũ
khí, phê duyệt vũ khí hoặc miễn trừ vũ khí theo lệnh tạm thời, trong khi tòa án có
thể hủy bỏ các ủy quyền này khi có lệnh cuối cùng.

Lệnh tạm thời kết thúc khi:

 lệnh cuối cùng được tống đạt cho bị đơn, nếu tòa án ra lệnh rằng lệnh tạm thời
tiếp tục cho đến khi lệnh cuối cùng được đưa ra; hoặc
 tòa án đưa ra lệnh cuối cùng, nếu tòa án không ra lệnh rằng lệnh tạm thời tiếp
tục cho đến khi lệnh cuối cùng được tống đạt; hoặc
 tòa án từ chối đưa ra phán quyết cuối cùng; hoặc
 tòa án hủy bỏ lệnh tạm thời; hoặc
 Đơn xin lệnh can thiệp bị rút lại. (FVPA s 60)

Về nguyên tắc, Lệnh tạm thời có hiệu lực mặc dù không tuân thủ yêu cầu giải thích
lệnh (FVPA ss 57, 57A (6), 60G (2)). Tuy nhiên, trong trường hợp bị đơn là người
lớn, việc nhận được lời giải thích cho phép lệnh được thực thi ngay cả khi lệnh chưa
được tống đạt.

Án lệnh can thiệp

Án lệnh can thiệp là án lệnh pháp lý do thẩm phán cấp. Cảnh sát hoặc nạn
nhân/người sống sót6 có thể nộp đơn xin cấp án lệnh can thiệp.Án lệnh can thiệp ngăn
cấm thủ phạm làm những điều nhất định Tòa sẽ cấp án lệnh can thiệp phù hợp với nhu
cầu của gia đình và hoàn cảnh cụ thể, nhưng nói chung, án lệnh này quy định rằng thủ
phạm:

 bị cấm mọi hành vi bạo hành trong gia đình

 bị cấm phá hư tài sản hoặc hăm dọa phá hư tài sản;

 bị cấm tìm cách tìm kiếm, đi theo hoặc quan sát người được bảo vệ (nạn nhân/người
sống sót);

 cấm phổ biến chi tiết về người được bảo vệ trên internet, bằng thư điện tử (email)
hoặc phương tiện thông tin liên lạc điện tử khác;

 cấm tới gần hoặc ở trong vòng [X] mét cách người được bảo vệ

 cấm tới gần hoặc ở trong vòng [X] mét cách [địa chỉ] hoặc bất kỳ nơi nào khác mà
người bảo vệ làm việc, sinh sống hoặc đi học, trường mẫu giáo hoặc nhà trẻ 18

 cấm nhờ người khác làm bất cứ điều gì mà thủ phạm bị án lệnh cấm đoán.

Ngoài ra còn nhiều những quy định khác trong án lệnh can thiệp tùy theo tình hình và
nhu cầu của những người liên quan và tính chất của vụ án mà Tòa án có thể thêm
nhiều điều khác hoặc sửa đổi.

Mục tiêu của những mệnh lệnh này, nói chung, là để bảo vệ nạn nhân khỏi bạo lực gia
đình trong tương lai. Họ nhận ra rằng: một loạt các hành vi - thể chất và phi thể chất -
có thể cấu thành bạo lực gia đình; rằng đây thường là những kiểu hành vi xảy ra theo
thời gian chứ không phải là những sự cố xảy ra một lần; và các nạn nhân cũng như các
bên bị ảnh hưởng khác có khả năng cần được bảo vệ trong thời gian dài. Từ ngữ và
điều kiện của lệnh can thiệp rất khác nhau trong và giữa các khu vực pháp lý tùy thuộc
6
Thuật ngữ 'nạn nhân' có thể được gán cho những cá nhân đã từng hoặc đang trải qua bạo lực gia đình còn thuật
ngữ 'người sống sót' ngụ ý rằng những cá nhân không thoát khỏi bạo lực gia đình bằng cách nào đó yếu hèn
hoặc tự nguyện đồng ý với hành vi; và do đó thuật ngữ 'nạn nhân' có thể phản ánh kinh nghiệm của họ một cách
khéo léo hơn. Đây là 2 thuật ngữ biểu hiện cho một nghĩa thường được được sử dụng phổ biến nhất trong giới
cảnh sát và nhân viên tư pháp trong các thủ tục tố tụng liên quan đến bạo lực gia đình
vào thực tế của trường hợp cụ thể và hoàn cảnh cũng như là kinh nghiệm của các bên
liên quan. Cụ thể như bảng dưới đây

Quyền hạn Pháp luật liên quan Các lệnh thường được sử
dụng
Lãnh thổ thủ đô Australia Đạo luật vệ Bạo lực Gia Family violence
đình 2016 (ACT) order (FVO)
New South Wales Đạo luật Tội phạm (Bạo Apprehened domestic
lực gia đình và cá nhân) violence order (ADVO)
2007 (NSW)
Queensland Đạo Luật Bảo vệ Bạo Domestic violence order
Hành Gia đình 2012 (Qld) (DVO)
Northern Territory Đạo luật Bạo lực Gia đình Domestic violence order
2017 (NT)
Nam Úc Lệnh can thiệp (Phòng Intervention order
chống lạm dụng) Đạo luật
2009 (SA)
Tasmania Đạo Luật Bạo lực gia đình Family violence order
2004 (Tas)
Victoria Đạo Luật Bảo vệ Bạo Family violence
Hành gia đình 2008 intervention order (FVIO)
(FVPA)
Western Australia Đạo luật về Lệnh cấm Family violence
1997 (WA) restraining order (FVRO)

Vi phạm án lệnh can thiệp

Nếu thủ phạm thực hiện những gì họ bị cấm trong án lệnh can thiệp thì điều đó
gọi là vi phạm án lệnh can thiệp. Vi phạm án lệnh can thiệp ở Úc là vấn đề hình sự rất
nghiêm trọng.

Theo Điều 123 Đạo luật bảo vệ bạo lực gia đình 2008, người nào có hành vi
làm trái với lệnh can thiệp bạo lực gia đình thì sẽ có mức hình phạt tù là mức 7 (tối đa
2 năm) hoặc phạt tiền ở mức 7 (khoảng 43000 đô la) hoặc cả 2. Hay tại khoản 123A
của Luật này quy định về tội làm trái với mệnh lệnh có ý định gây hại hoặc gây sợ hãi
cho sự an toàn thì mức hình phạt tù sẽ là mức 6 (tối đa 5 năm) hoặc phạt tiền mức 6
(khoảng 110000 đô la) hoặc cả 2 – đây cũng là mức phạt đối với tội liên tục làm trái
các thông báo và lệnh (Khoản 125A). Việc vi phạm án lệnh can thiệp có thể bị ghi vào
hồ sơ hình sự. Nếu nạn nhân/người sống sót yêu cầu thủ phạm làm điều gì đó mà họ bị
án lệnh cấm thì đó là vi phạm án lệnh can thiệp.

Ví dụ
Ông A là đối tượng trong án lệnh can thiệp bảo vệ bà B - vợ ông ta. Án lệnh
can thiệp quy định rằng ông A bị cấm không được phép đến căn nhà của gia đình. Một
ngày nọ, bà Nữ bị bệnh/đau ốm và cần có người giúp chăm lo cho bản thân mình và
trông coi nhà cửa vì vậy bà ấy gọi điện thoại cho ông Nam và yêu cầu ông ấy đến nhà.
Ông A lái xe đến nhà để nấu bữa tối và cho các con đi ngủ. Bà C-người hàng xóm biết
về án lệnh can thiệp, và khi thấy ông A về nhà, bà ấy báo cảnh sát. Cảnh sát bắt giữ
ông A và ông ta phải ra tòa. Bà B sẽ không bị truy tố vì bà ta không bị hạn chế gì hết
trong án lệnh can thiệp. Ông Nam phải chắc chắn rằng ông ta không làm những điều
mà ông ta bị cấm trong án lệnh.

2.2 Hiện trạng thực thi pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình ở Anh
Khác với Australia, Vương Quốc Anh là quốc gia có pháp luật phức tạp, thường
dựa vào các án lệ, lẽ phải, … để giải quyết các vấn đề bởi vì nguyên nhân là do đây là
quốc gia không có một bản hiến pháp nào thống nhất, duy nhất như một số quốc gia
khác. Hay nói cách khác thì luật pháp Anh Quốc được gọi là luật bất thành văn. Và
khi nghiên cứu về pháp luật Anh, điều chúng ta quan tâm chính là nếu không có một
quy định nào cụ thể, thì dựa vào đâu để xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến gia
đình và bạo lực gia đình? Các nạn nhân sẽ được bảo vệ như thế nào?
Đi sâu vào nghiên cứu về luật pháp Anh, ta phải tìm hiểu trước tiên là về hoàn
cảnh xã hội. Thực trạng bạo lực gia đình ở quốc gia phát triển hàng đầu thế giới như
Anh có phức tạp hay không? Và nếu phức tạp thì các nhà lập pháp sẽ đối đầu với khó
khăn đó như thế nào?
Mong muốn ngăn chặn bạo lực gia đình và hỗ trợ các nạn nhân của nó đã thúc đẩy
một số thay đổi trong luật pháp và chính sách của chính phủ quốc gia nhiều nước và
trong đó có Anh, đặc biệt là kể từ những năm 1970. Tại Australia, như ta đã biết các
hình phạt của luật hình sự thường không hiệu quả vì vấn đề gia đình vẫn luôn rất nhạy
cảm, mặt khác các biện pháp dân sự thường bị giới hạn đối với các vụ kiện dân sự về
thiệt hại hoặc hành hung, khiếu nại hòa bình (khiếu nại không chính thức tại tòa án địa
phương), một vụ kiện công bằng tại Tòa án tối cao về lệnh và thủ tục lệnh trong Tòa
án Gia đình. Trong khi đó, Đạo luật về Bạo lực Gia đình và Hôn nhân năm 1976 của
Vương quốc Anh có những tiến bộ đáng kể bằng cách nhấn mạnh tính không thể chấp
nhận được của bạo lực và bằng cách đưa ra biện pháp bảo vệ ngay lập tức thông qua
việc loại bỏ người phạm tội. Ba trong số các điều khoản sẽ đưa ra những đổi mới đáng
kể trong khuôn khổ tình hình luật pháp Australia:
- Mở rộng thủ tục lệnh cấm đối với những người vợ trên thực tế cũng như
những phụ nữ đã kết hôn hợp pháp; 
- Trao quyền cho tòa án để loại một người ra khỏi nhà bất kể người đó là
chủ sở hữu duy nhất hay chủ sở hữu chung; 
- Mở rộng quyền lực bắt giữ kèm theo lệnh cấm trong các trường hợp bạo
lực thực tế
Song bất chấp những tiến bộ kể trên giữa pháp luật của Anh so với Australia, Anh
vẫn gặp phải những vấn đề phức tạp khi thi hành những điều luật đó trên thực tế.
Tương tự như Úc, Anh cần nỗ lực để ban hành các điều khoản đòi hỏi cả cải cách luật
của Tiểu bang và Liên bang. Vấn đề đó nằm ở chỗ Chính phủ Liên bang Anh chỉ có
thể lập pháp liên quan đến hôn nhân và ly hôn, nên các quyền của vợ / chồng trên thực
tế sẽ phải được thông qua bởi từng Bang riêng lẻ và việc này là vô cùng phức tạp và
tốn nhiều thời gian.
Vậy pháp luật Vương Quốc Anh đã làm những gì để bảo vệ những nạn nhân
của bạo lực gia đình trong tình hình này? Như chúng ta đã biết, pháp luật của
Vương Quốc Anh thường giải quyết bởi án lệ, rất khó khăn nếu cứ dựa vào án lệ bởi
vì quyền lợi của các nạn nhân sẽ không được can thiệp kịp thời. Vì thế, trong Đạo luật
lạm dụng gia đình 2021 mới đây được thông qua đã có những cải cách, sửa đổi mang
tính tiến bộ mà chúng ta có thể kể đến như:

 Tạo ra một định nghĩa theo luật định về lạm dụng trong gia đình


 Thành lập văn phòng của Ủy viên lạm dụng trong nước
 Cấm người phạm tội khám nghiệm trực tiếp nạn nhân của họ tại các tòa án
gia đình
 Tạo thông báo bảo vệ chống lạm dụng trong nước (DAPN) và lệnh bảo vệ
chống lạm dụng trong nước (DAPO)
 Cung cấp cơ sở luật định cho hướng dẫn của Chương trình Tiết lộ Bạo lực
Gia đình (luật của Clare)7
 Tạo ra một hành vi lạm dụng gia đình mới ở Bắc Ireland để hình sự hóa hành vi
kiểm soát hoặc ép buộc
 Tạo ra một giả định theo luật định rằng các nạn nhân của lạm dụng gia đình đủ
điều kiện để áp dụng các biện pháp đặc biệt tại tòa án hình sự
 Cho phép những người phạm tội lạm dụng gia đình có thể bị kiểm tra nhiều
điểm như một điều kiện cấp phép sau khi được thả ra khỏi nơi giam giữ
 Giao nhiệm vụ cho chính quyền địa phương hỗ trợ nạn nhân
bị xâm hại gia đình và con cái của họ về nơi ở và chỗ ở an toàn
 Yêu cầu chính quyền địa phương cấp các hợp đồng thuê nhà an toàn
mới cho những người thuê nhà xã hội để lại các hợp đồng thuê nhà an toàn
hiện có vì những lý do liên quan đến lạm dụng trong gia đình
 Mở rộng quyền tài phán ngoài lãnh thổ của các tòa án hình sự  của Anh và xứ
Wales, Scotland và Bắc Ireland đối với các tội phạm bạo lực và tình dục khác

Và để xử lý được những hành vi bạo lực gia đình cũng như bảo vệ nạn nhân thì
điều quan trọng của các nhà lập pháp và hành pháp Anh cần xác định được đó là thế
nào là hành vi bạo lực gia đình? Những hành vi nào được xem là bạo lực gia
đình? Những ai là nạn nhân của bạo lực gia đình? Vì vậy chính phủ Anh xác định
bạo lực gia đình, hay lạm dụng gia đình là bất kỳ vụ việc nào kiểm soát, ép buộc hoặc
hành vi đe dọa, bạo lực hoặc lạm dụng giữa những người từ 16 tuổi trở lên đang hoặc
đã từng là bạn tình hoặc thành viên gia đình thân thiết, bất kể giới tính hay giới tính
của họ theo khoản 1 Điều 2 Đạo luật lạm dụng gia đình 2021. Căn cư theo khoản 3

7
https://criminalinjurieshelpline.co.uk/legal-advice/clares-law
điều 1 của Đạo luật thì hành vi bạo lực gia đình là bất kỳ những hành vi nào được liệt
kê dưới đây:

- Lạm dụng thể chất hoặc tình dục

- Hành vi bạo lực hoặc đe dọa

- Kiểm soát hoặc cưỡng chế hành vi

- Lạm dụng kinh tế

- Tâm lý, tình cảm hoặc lạm dụng khác.

Về mối quan hệ giữa người thực hiện hành vi bạo lực và người bị bao hành, khoản 2
điều 1 quy định:
“Hành vi của một người (“A”) đối với người khác (“B”) là “lạm dụng gia đình” nếu

(a) A và B đều từ 16 tuổi trở lên và có mối quan hệ cá nhân với nhau, và
(b) hành vi lạm dụng”
Trong hướng dẫn này, “A” được gọi là thủ phạm bảo lực và “B” được gọi là một
nạn nhân của bạo lực. Cũng tương tư như Úc, thuật ngữ “nạn nhân” được sử dụng khá
phổ biến trong các tài liệu để biểu hiện cho một người nào đó đã từng bị lạm dụng bạo
lực trong gia đình. Có nghĩa là bao gồm những người đã nhìn, đã nghe hoặc từng bị
lạm dụng trong gia đình. Cần lưu ý rằng không phải ai đã từng trải qua việc bị bạo lực
gia đình cũng đều chọn cho bản thân mô tả là “nạn nhân” và họ có thể tùy ý sử dụng
một thuật ngữ khác, chẳng hạn như là “người sống sót” (giải thích ở phần pháp luật
Úc)
Ngoài ra ở trong điều khoản này còn có một từ ngữ khác là “kết nối cá nhân” và
điều này được định nghĩa với tư cách là các bên:

- Đã kết hôn với nhau

- Là đối tác dân sự của nhau

- Đã đồng ý kết hôn với nhau (cho dù thỏa thuận đã chấm dứt hay chưa)

- Đã tham gia vào một thỏa thuận đối tác dân sự (cho dù thỏa thuận đã bị chấm dứt
hay chưa)

- Đang hoặc đã có một mối quan hệ cá nhân thân mật với nhau

- Có, hoặc đã có lúc họ từng có mối quan hệ cha mẹ với cùng một đứa trẻ
- Là họ hàng

Từ đó có thể rút ra kết luận rằng, phạm vi điều chỉnh của Đạo luật lạm dụng gia
đình 2021 ở Anh là rất rộng, bảo vệ tối đa và toàn diện lợi ích của những nạn nhân bị
bạo lực gia đình.

Và khi đã xác định được các đối tượng của bạo lực gia đình rồi, thì cần có các biện
pháp cụ thể để bảo vệ cũng như xử lý. Cụ thể là chính phủ đã đưa ra một số lệnh mới
trong Đạo luật mới về bảo vệ dân sự. Tương tư với cá lệnh bảo vệ của Úc kể trên, đó
chính là DAPN và DAPO. Các lệnh mới này dựa trên thông báo bảo vệ chống bạo lực
gia đình (DVPN) và lệnh bảo vệ chống bạo lực gia đình (DVPO) của Đạo luật Tội
phạm và an ninh 2010 trước đó. Ngoài ra còn có các biện pháp như:

Các biện pháp đặc biệt trong tòa án Hình sự


Hiện nay, các biện pháp đặc biệt chỉ được cung cấp trong các tòa án hình sự khi
tòa tin rằng chất lượng bằng chứng của nhân chứng có thể bị giảm sút do họ sợ hãi
hoặc lo lắng về việc làm chứng và tất nhiên là sẽ không có một bài kiểm tra nào để đo
lường mức độ sợ hãi hay đau khổ cả. Theo đó, nạn nhân có thể sử dụng các biện pháp
đặc biệt nhằm đưa ra bằng chứng chứng minh bên kia có hành vi bạo lưc gia đình, ví
dụ:

- Riêng biệt chỉ 2 bên mới biết

- Sử dụng liên kết video trực tiếp

- Quay lén từ phía sau màn hình

Đảm bảo nơi cư trú cho nạn nhân:

Đạo luật này đặt ra nhiệm vụ đối với chính quyền địa phương cấp một ở Anh phải hỗ
trợ các nạn nhân bị lạm dụng và con cái của họ đang sống trong:

- Một nơi ẩn náu

- Chỗ ở an toàn chuyên gia

- Chỗ ở phân tán

- Chương trình bảo tồn

- Chỗ ở giai đoạn hai

Chính quyền địa phương cấp một bao gồm các hội đồng quận, Cơ quan quản lý Đại
Luân Đôn, và các chính quyền cấp đô thị và đơn vị.

Theo nghĩa vụ, chính quyền địa phương phải hỗ trợ lạm dụng trong gia đình. Điều nay
bao gôm:
- Hỗ trợ cho trẻ em

- Tư vấn và trị liệu

- Tư vấn và hỗ trợ liên quan đến nhà ở

- Giao tiếp với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và xã hội khác

- Hỗ trợ chuyên môn cho các nạn nhân có nhu cầu phức tạp và / hoặc các đặc
điểm được bảo vệ

- Giúp nạn nhân nhận biết các dấu hiệu của các mối quan hệ bị lạm dụng để
ngăn chặn việc tái trở thành nạn nhân

2.3 Philippines
Cộng hoà Philippines là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Ngày nay,
Philippines vẫn là một nước nghèo trong khu vực. Tuy nhiên, Philippines có nhiều
đóng góp tích cực cho cộng đồng quốc tế vì những nỗ lực của mình với việc tham gia
vào các diễn đàn quốc tế. Philippines là thành viên sáng lập và tham gia nhiều hoạt
động của Liên Hợp Quốc từ khi tổ chức này được thành lập và là thành viên sáng lập
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Philippines là thành viên của nhiều Công
ước quốc tế quan trọng về quyền con người, trong đó có Công ước về xoá bỏ mọi hình
thức phân biệt đối xử với phụ nữ.
Trong lĩnh vực phòng, chống BLGĐ, Philippines đã ban hành Luật Chống bạo
hành đối với phụ nữ và trẻ em năm 2004. Luật này được ban hành nhằm tăng cường
sự bảo vệ và an toàn cho nạn nhân của nạn bạo hành đối với phụ nữ và trẻ em.
Với quan điểm tôn trọng và bảo đảm đầy đủ các quyền con người của phụ nữ
và trẻ em, Nhà nước Philippines nỗ lực giải quyết tình trạng bạo hành đối với phụ nữ
và trẻ em, đưa ra các biện pháp bảo đảm an toàn cho nạn nhân của bạo hành, cũng như
các biện pháp trừng trị đối với người có hành vi bạo hành. Luật Chống bạo hành đối
với phụ nữ và trẻ em của Philippines quy định biện pháp bảo vệ nạn nhân BLGĐ bằng
việc ban hành lệnh bảo vệ. Theo đó, lệnh bảo vệ sẽ bảo vệ phụ nữ và trẻ em trước sự
bạo hành có thể tiếp tục xảy ra và cung cấp những hỗ trợ cần thiết cho nạn nhân.
Những hỗ trợ cần thiết nhằm mục đích bảo vệ sự an toàn cho nạn nhân trong cuộc
sống, giảm thiểu thiệt hại cho nạn nhân.
Luật chống bạo hành đối với phụ nữ và trẻ em của Philippines bao gồm 50 điều
luật với các nội dung cơ bản sau:
- Tuyên bố về chính sách của Nhà nước
Philippines về bảo vệ phụ nữ và trẻ em, mục đích của việc ban hành luật;
- Quy định rõ khái niệm: “bạo hành đối với phụ nữ và trẻ em” và các hành vi bạo
hành;
- Quy định các hình phạt;
- Quy định về lệnh bảo vệ. Lệnh bảo vệ theo Luật này gồm có: lệnh bảo vệ của làng
(BPO), lệnh bảo vệ tạm thời (TPO), lệnh bảo vệ thường xuyên, lâu dài (PPO);
- Các quyền của nạn nhân;
- Trách nhiệm của các cơ quan chính phủ, cá nhân đối với hành vi bạo hành.
1.1. Mục đích của việc ban hành Luật
Việc ban hành văn bản pháp luật riêng về bạo lực gia đình của các quốc gia thể
hiện thái độ chia sẻ của Nhà nước đối với nạn nhân của bạo lực. Văn bản pháp luật
này nhằm mục đích đáp ứng các nhu cầu của nạn nhân bạo lực, đưa ra các biện pháp
bảo vệ và hỗ trợ cho nạn nhân bạo lực. Việc bảo vệ nạn nhân của bạo lực cũng như hỗ
trợ họ các điều kiện cần thiết về vật chất, tinh thần, chỗ ở, giải quyết các hậu quả của
bạo lực... là vấn đề có ý nghĩa thiết thực nhằm ngăn chặn, hạn chế bạo lực và hậu quả
của bạo lực. Đây là điểm có ý nghĩa khác biệt giữa Luật chống bạo hành gia đình với
các văn bản pháp luật hành chính, hình sự. Các văn bản pháp luật hành chính, hình sự
chủ yếu tập trung vào việc xử lí hành vi bạo lực, xử lí người gây ra bạo lực. Trong khi
đó, luật về bạo lực gia đình có tính chất “thân thiện” với nạn nhân, đứng về phía nạn
nhân và trên cơ sở đó đưa ra các quyết định để bảo vệ nạn nhân khỏi bạo lực gia đình
có thể tiếp diễn trong tương lai.
1.2. Khái niệm “bạo hành đối với phụ nữ và trẻ em”
Theo quy định tại Điều 3 của Luật này thì: “Bạo hành đối với phụ nữ và trẻ em
là hành động của bất kì người nào đối với phụ nữ như là vợ, vợ cũ hoặc phụ nữ mà
thủ phạm có quan hệ tình dục hay có quan hệ bạn bè với người đó hay với phụ nữ có
con chung với thủ phạm hoặc đối với con cái của họ, ở cùng hoặc không cùng nơi cư
trú mà các hành vi trên dẫn đến sự tổn thương về thể chất, tình dục và tâm lí hoặc
lạm dụng về kinh tế, bao gồm các hành động như đánh đập, hành hung, ép buộc hoặc
tước đoạt quyền tự do cá nhân”.
Theo quy định trên thì khái niệm “bạo hành đối với phụ nữ và trẻ em” được xác
định bởi các nội dung sau:
- Đối tượng của hành vi bạo hành là phụ nữ và trẻ em. Phụ nữ là nạn
nhân của hành vi bạo hành có thể là bất cứ ai, có quan hệ nhất định với người
gây ra hành vi bạo hành. Đó có thể là bạn, người có quan hệ tình dục hoặc có
con chung với người gây ra hành vi bạo lực, có thể là vợ hay vợ cũ của thủ
phạm. Như vậy theo quan điểm của nhà lập pháp Philippines, phụ nữ là nạn
nhân của hành vi bạo hành có thể rất rộng, có thể có mối quan hệ với tư cách
cùng là thành viên gia đình với người gây ra bạo lực, hoặc không phải cùng là
thành viên gia đình được công nhận chính thức về mặt pháp lí.
Trẻ em trong Luật này được hiểu là những người dưới 18 tuổi hoặc lớn hơn
nhưng không có khả năng tự chăm sóc bản thân, bao gồm con đẻ của nạn nhân
và những trẻ em khác do nạn nhân chăm sóc.
- Nạn nhân có thể ở cùng hoặc không ở cùng nơi cư trú với thủ phạm.
- Về hậu quả: Hành vi bạo hành có thể là nhiều dạng hành vi khác nhau,
dẫn đến sự tổn thương về thể chất, tình dục, tâm lí hoặc thiệt hại về kinh tế đối
với nạn nhân.
Như vậy, nạn nhân của bạo lực gia đình theo pháp luật Philippines là phụ nữ và
trẻ em. Nam giới cũng có thể là nạn nhân của bạo lực nhưng theo Luật này thì không
được xác định là nạn nhân, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật. Cũng theo khái
niệm trên thì người gây ra hành vi bạo lực là “bất cứ người nào”, có thể xác định chủ
yếu là nam giới - người có quan hệ nhất định đối với nạn nhân song thực tế người gây
bạo lực còn có thể là phụ nữ. Tuy nhiên, điều này không được thể hiện rõ trong khái
niệm.
Khái niệm còn nêu rõ những dạng hành vi bạo hành, trên cơ sở đó Luật quy
định những hành vi bạo hành cụ thể.
1.3. Các dạng hành vi bạo hành
Hành vi bạo hành trong Luật được quy định khá cụ thể ở Điều 3 và Điều 5.
Điều 3 của Luật quy định một cách khái quát các dạng bạo hành, trên cơ sở đó Điều 5
liệt kê một loạt các hành vi bạo hành cụ thể đối với phụ nữ và trẻ em. Phân tích các
quy định trên cho thấy hành vi bạo hành theo quy định của Luật này bao gồm các
dạng hành vi sau:
Thứ nhất, bạo hành về thể chất là các hành vi gây tổn thương về thể chất
và thân thể (mục A Điều 3).
Thứ hai, bạo hành về tình dục là các hành vi gây tổn thương về tình dục
đối với phụ nữ và trẻ em, bao gồm các hành vi sau (nhưng không chỉ giới hạn ở
các hành vi này):
- Quấy rối tình dục: thực hiện các hành vi khiêu dâm, ép buộc
nạn nhân xem các ấn phẩm, các chương trình khiêu dâm hoặc ép buộc
nạn nhân thực hiện các hành động khiêu dâm, đóng phim khiêu dâm,
yêu cầu và có các hành vi khơi gợi quan hệ tình dục, làm tổn thương bộ
phận sinh dục của nạn nhân, coi phụ nữ và trẻ em như phương tiện phục
vụ nhu cầu tình dục... (điểm a mục B Điều 3);
- Thực hiện các hành động dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực nhằm
gây ra hoặc đang trong giai đoạn thực hiện việc bắt nạn nhân giao cấu
(mặc dù chưa đạt) (điểm b mục B Điều 3);
- Mua dâm phụ nữ và trẻ em: hành vi này cũng bị coi là dạng bạo
lực tình dục
(điểm c mục B Điều 3).
Thứ ba, bạo hành tâm lí là các hành động hoặc sự vô trách nhiệm gây
nên những tổn thương về tâm thần hoặc tâm lí của nạn nhân như đe doạ, quấy
rối, theo dõi, phá hoại tài sản, diễu cợt hoặc làm nhục nạn nhân ở nơi đông
người (mục C Điều 3 ). Bạo hành tâm lí thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau
nhưng có thể khái quát qua một số dạng hành vi sau:
- Những hành vi đe doạ gây ra những tổn thương về thể chất hoặc
nhằm đặt phụ nữ vào tình trạng lo sợ bị hành hung, gây ra sự rối loạn và
căng thẳng tâm lí ở họ như cho nạn nhân chứng kiến các hành vi hành
hạ thể chất, lạm dụng tình dục hoặc tâm lí đối với các thành viên khác
trong gia đình; bắt chứng kiến sự khiêu dâm dưới bất kì hình thức nào;
chứng kiến sự ngược đãi đối với vật nuôi...
- Hành vi ép buộc phụ nữ làm những việc mà họ có quyền từ chối
hoặc thực hiện những hành vi ngăn cản, hạn chế quyền tự do của họ
(điểm e Điều 5). Đó là những hành vi như: Đe doạ hoặc tước đoạt bất
hợp pháp quyền thăm con, nuôi con của của bố hoặc mẹ đối với con
chung sau khi li hôn; Tước đoạt hoặc đe doạ tước đoạt các quyền hợp
pháp của phụ nữ...
- Gây ra hoặc đe doạ gây ra tổn thương về thể chất cho chính
mình để kiểm soát hành động hoặc quyết định của phụ nữ (điểm f Điều
5);
- Theo dõi, nhìn lén phụ nữ tại nơi công cộng hoặc tại nơi ở riêng
tư; xâm nhập trái phép nơi cư trú của phụ nữ... (điểm h Điều 5);
Thứ tư, bạo hành về kinh tế là các hành động hoặc quyết tâm thực hiện các
hành động nhằm buộc phụ nữ bị lệ thuộc về tài chính (mục D Điều 3). Đó là các hành
vi sau:
- Ngừng hỗ trợ về tài chính;
- Ngăn cản phụ nữ có nghề nghiệp và công việc hợp pháp;
- Tước đoạt hoặc đe doạ tước đoạt nguồn tài chính hợp pháp của phụ nữ,
quyền sử dụng tài sản, quyền thừa kế của vợ, chồng và quyền sở hữu nói
chung...;
- Phá huỷ tài sản gia đình hoặc tài sản của nạn nhân;
- Kiểm soát tiền, tài sản của nạn nhân hoặc đơn phương kiểm soát tài
sản chung của vợ chồng.
Đặc điểm của hành vi bạo hành trong gia đình là các dạng hành vi bạo hành tuy
có thể do thủ phạm thực hiện một cách riêng lẻ, tách rời nhau nhưng hậu quả của nó
lại có tính đan xen, không tách rời mà tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Ví dụ
hành vi bạo hành về thể chất không chỉ gây ra những tổn hại thực tế về tính mạng, sức
khỏe của nạn nhân mà còn gây ra những tổn hại sâu sắc về tinh thần, tâm lí của họ
đồng thời làm suy giảm kinh tế, tài chính của họ... Chính vì vậy có thể thấy trong thực
tế các hành vi bạo lực gia đình không tách rời nhau.
1.4. Xử lí hành vi bạo lực
Theo Điều 24 của Luật này thì những hành vi bạo hành trên có thời hiệu khởi
tố từ 10 năm đến 20 năm, tuỳ từng loại hành vi. Đồng thời, sự bạo hành chống lại phụ
nữ và trẻ em được coi là hành vi phạm tội chống lại cộng đồng (xã hội) và sẽ bị khởi
tố khi có bất kì người nào biết về hành vi phạm tội làm đơn tố cáo (Điều 25).
Về áp dụng hình phạt: Theo quy định tại Điều 6 của Luật này thì các hành vi
bạo lực sẽ bị xử lí theo luật hình sự. Việc quy định các mức hình phạt đối với mỗi loại
hành vi là khá cụ thể và được quy định trực tiếp trong luật.
- Nếu những hành vi phạm tội làm nạn nhân tàn tật vĩnh viễn hoặc gây
ra những chấn thương nghiêm trọng sẽ bị xử lí theo tội nghiêm trọng, gây ra
những chấn thương ở mức độ nhẹ hơn sẽ xử lí theo tội ít nghiêm trọng. Các
chấn thương nhẹ sẽ do cơ quan cảnh sát bắt giữ thủ phạm xử lí luôn.
- Những hành vi đe doạ gây tổn thương về thể chất và tinh thần sẽ bị
phạt tù với mức nhẹ hơn hai lần so với những hành vi gây ra tổn thương thực
tế.
- Những hành vi cản trở, hạn chế, tước đoạt các quyền tự do, các quyền
hợp pháp khác của phụ nữ bị xử phạt theo tội ít nghiêm trọng.
- Những hành vi bạo lực về tình dục (ngay cả trong trường hợp chưa cấu
thành tội hiếp dâm) sẽ bị xử lí theo hình phạt đối với tội nghiêm trọng...
Nếu các hành vi phạm tội xảy ra khi phụ nữ đang mang thai hoặc trước sự có
mặt của trẻ em thì sẽ bị coi là tình tiết tăng nặng và xử với mức hình phạt cao hơn.
Ngoài hình phạt tù, người phạm tội còn bị phạt tiền từ 100.000 đến 300.000
peso và phải chịu sự giáo dục, điều trị tâm lí, tâm thần bắt buộc do toà án quyết định
và phải báo cáo việc thi hành án với toà án.
1.5 Lệnh bảo vệ
Lệnh bảo vệ có các cấp độ khác nhau, như lệnh bảo vệ của cơ quan chính
quyền địa phương, hay còn gọi là lệnh bảo vệ của làng, lệnh bảo vệ tạm thời do Toà
án ban hành hoặc lệnh bảo vệ lâu dài. Cụ thể:
(1) Lệnh bảo vệ của cơ quan chính quyền địa phương, hay còn gọi là lệnh bảo
vệ của làng. Lệnh này do trưởng làng ban hành, yêu cầu thủ phạm chấm dứt
hành vi bạo hành. Uỷ viên hội đồng làng sẽ ban hành quyết định khi trưởng
làng vắng mặt. Quyết định có hiệu lực trong vòng 15 ngày.
(2) Lệnh bảo vệ tạm thời do Toà án ban hành. Toà án cấp quận sẽ xem xét đơn
yêu cầu của đương sự để ban hành lệnh bảo vệ tạm thời sau khi đã thẩm định. Ngày
ban hành lệnh bảo vệ tạm thời được ghi rõ và có hiệu lực trong vòng 30 ngày:
(3) Lệnh bảo vệ lâu dài: Lệnh bảo vệ lâu dài được Toà án ban hành sau khi kết
thúc phiên xét xử. Việc ban hành lệnh bảo vệ lâu dài được tiến hành trên cơ sở các
chứng cứ mà bên nguyên đơn (nạn nhân hoặc người đại diện cho nạn nhân) đưa ra và
chứng minh tại phiên toà. Nguyên đơn có thể trình bày tại Toà án bất cứ thông tin nào
liên quan đến hành vi vi phamh của bị đơn, thậm chí, cả những hành vi không liên
quan tới nguyên đơn hoặc người mà nguyên đơn đại diện. Lệnh bảo vệ lâu dài chỉ hết
hiệu lực khi Toà án có quyết định thu hồi, do đề nghị của bên nguyên.
Theo quyết định Điều 8 Luật chống bạo hành đối với phụ nữ và trẻ em của
Philipines, tuỳ từng trường hợp cụ thể, nội dung lệnh bảo vệ sẽ quy định rõ một trong
các biện pháp sau:
+ Ngăn chặn thủ phạm đe doạ hoặc trực tiếp thực hiện những hành vi bạo lực;
+ Ngăn chặn thủ phạm quấy rối, làm phiền hoặc liên lạc với nạn nhân dưới bất
cứ hình thức nào;
+ Đưa ra khỏi nhà và không cho phép thủ phạm đến nơi ở của nạn nhân trong
thời gian nhất định, để đảm bảo sự an toàn của nạn nhân. Nếu cần đưa tài sản của thủ
phạm ra khỏi nhà, Toà án sẽ chỉ đạo cơ quan thi hành pháp luật cùng thủ phạm thu
dọn tài sản và đưa thủ phạm ra khỏi nhà. Đây là biện pháp nhằm cách ly thủ phạm
khỏi nạn nhân;
+ Buộc thủ phạm phải rời xa nơi ở của nạn nhân và các thành viên gia đình của
nạn nhân với khoảng cách do Toà án quyết định, cũng như phải cách xa các nơi ở
khác mà nạn nhân thường đến;
+ Buộc thủ phạm phải thực hiện việc hỗ trợ tài chính đối với phụ nữ và con cái,
nếu họ thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ theo luật. Toà án sẽ ra lệnh cho chủ
lao động trích ra một tỷ lệ thích hợp trong thu nhập của thủ phạm để hỗ trợ phụ nữ
thường xuyên. Việc không chấp hành, trì hoãn hay khước tiền hỗ trợ phụ nữ, mà
không có lí do chính đáng, sẽ phạm tội khinh suất Toà án;
+ Ngăn chặn thủ phạm sử dụng, sở hữu súng hoặc vũ khí nguy hiểm, buộc thủ
phạm giao lại những vũ khí đó trong thời gian thích hợp, thu hồi giấy phép sử dụng vũ
khí và không cấp giấy phép sử dụng mới;
+ Buộc bồi thường những thiệt hại thực tế do hành vi bạo lực gây ra
Bên cạnh đó, Luật Chống bạo hành đối với phụ nữ và trẻ em của Philippines
cũng quy định rõ cách thức bảo đảm thực hiện lệnh bảo vệ. Theo đó, biện pháp chế tài
sẽ được đặt ra đối với cả người thi hành công vụ và người thực hiện hành vi bạo lực
không chấp hành lệnh bảo vệ. Theo quy định của Luật này, Thẩm phán hoặc viên
chức sẽ chịu trách nhiệm hành chính, nếu từ chối không xem xét và ban hành lệnh bảo
vệ trong thời hạn luật định, mà không có lý do chính đáng. Trường hợp người thực
hiện hành vi bạo lực bị áp dụng lệnh bảo vệ tạm thời hoặc lệnh bảo vệ lâu dài, mà vi
phạm bất kỳ điều nào, sẽ phải nộp một khoản tiền đặt cọc để cam kết không tái phạm
hành vi bạo lực. Nếu không chịu nộp tiền đặt cọc, người vi phạm sẽ bị phạt tù trong
khoảng 30 ngày hoặc tối đa là 06 ngày, tuỳ theo mức độ của hành vi bạo hành đã truy
tố. Nếu vi phạm lệnh bảo vệ của chính quyền địa phương, sẽ bị phạt tù 30 ngày. Như
vậy, biện pháp bảo vệ nạn nhân BLGĐ theo pháp luật của Philippines có rất nhiều
điểm ưu việt, nó đảm bảo tính chặt chẽ để việc bảo vệ nạn nhân có tính thực thi.
Bên cạnh các quy định trên, Luật cũng quy định rõ trách nhiệm của các cán bộ
làng, nhân viên thực thi pháp luật, nhân viên y tế, chuyên gia tâm lý… trong việc ban
hành các biện pháp cần thiết, nhằm hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân; trách nhiệm của Chính
phủ, chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, thông tin về nạn bạo hành như
nguyên nhân, hậu quả, ảnh hưởng của bạo hành đối với cá nhân và xã hội và đào tạo
đội ngũ nhân viên phục vụ công tác ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.
1.6. Các quyền của nạn nhân
Theo quy định tại Điều 35 và một số điều khác của Luật này thì nạn nhân có các
quyền sau:
- Được tôn trọng trong đối xử, trong đó có quyền được tôn trọng và giữ bí mật
đời tư
(Điều 44);
- Được hỗ trợ y tế và pháp luật;
- Được nhận sự hỗ trợ từ các cơ quan xã hội và chính quyền địa phương; nhận
các sự trợ giúp và hỗ trợ hợp pháp khác theo luật về gia đình;
- Được thông báo về các quyền và nghĩa vụ liên quan, trong đó có quyền được
yêu cầu ban hành lệnh bảo vệ;
- Được đòi bồi thường mọi loại thiệt hại do thủ phạm gây ra (Điều 36);
- Quyền được tạm nghỉ việc trong thời gian 10 ngày mà vẫn được hưởng
nguyên lương, có thể được nghỉ lâu hơn nếu trong lệnh bảo vệ có ghi rõ điều đó.
Người sử dụng lao động không được làm tổn hại đến các quyền của nạn nhân (Điều
43);
- Những nạn nhân sống sót sau khi bị bạo hành mà toà án xác định là phải chịu
“hội chứng phụ nữ bị hành hạ” không phải chịu bất cứ trách nhiệm hình sự hay dân sự
nào, dù họ thiếu một số căn cứ theo chế định phòng vệ chính đáng. Việc xác định nạn
nhân có hội chứng phụ nữ bị hành hạ hay không được toà án thực hiện với sự trợ giúp
của chuyên gia tâm lí, thần kinh (Điều 26);
- Nạn nhân là phụ nữ có quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con mình. Nạn nhân của
hành vi bạo dâm không bị tước quyền chăm sóc con. Thủ phạm gây ra hành vi bạo
dâm không được giao quyền chăm sóc trẻ em (Điều 28).
1.7. Trách nhiệm của các cơ quan chính phủ, cá nhân
Luật đã quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với nạn
nhân của bạo lực. Đó là trách nhiệm của các cán bộ làng, nhân viên thực thi pháp luật,
nhân viên y tế, chuyên gia tâm lí... trong việc ban hành các biện pháp cần thiết nhằm
hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân, thực hiện sự trợ giúp cụ thể đối với nạn nhân, tố cáo hành
vi bạo lực... Trách nhiệm của các cơ quan chính phủ, chính quyền địa phương trong
việc tuyên truyền, thông tin về nạn bạo hành như nguyên nhân, hậu quả, ảnh hưởng
của bạo hành đối với cá nhân và xã hội; đào tạo đội ngũ nhân viên phục vụ công tác
ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.
Luật còn quy định rõ: trong mọi trường hợp bạo hành đối với phụ nữ và trẻ em,
sự can thiệp của bất cứ cá nhân nào theo quy định của pháp luật, tuy có trấn áp quá
mức cần thiết nhằm bảo đảm sự an toàn cho nạn nhân, ngăn chặn hành vi bạo lực sẽ
không phải chịu bất cứ trách nhiệm pháp lí nào, dù dân sự, hình sự hay hành chính
(Điều 34). Quy định này là cơ sở để mọi cá nhân có thể tự tin, mạnh dạn can thiệp
đúng lúc, kịp thời trước hành vi bạo lực đang xảy ra nhằm giảm thiểu tối đa những
hậu quả của bạo lực đối với nạn nhân và xã hội.
4. Thái Lan
Là một nước thuộc khu vực Đông Nam Á, Thái Lan được biết đến là một nước công
nghiệp mới tương đối phát triển. Tính đến năm 2016, tổng sản phẩm nội địa của Thái
Lan là 390.592 USD (đứng thứ 28 trên thế giới, đứng thứ 9 ở châu Á)8.
Cũng như Việt Nam, Thái Lan là thành viên của nhiều Công ước quốc tế về quyền con
người, trong đó có Công ước về mọi hình thức phân biệt đối xử phụ nữ. Vì vậy, Việt
Nam và Thái Lan đều phải cam kết thực hiện các khuyến nghị chung của Liên Hợp
Quốc về bảo vệ các quyền con người, đặc biệt là quyền bình đẳng đối với phụ nữ. Bên
cạnh đó, Thái Lan và Việt Nam cũng cam kết thực hiện Tuyên bố về xoá bỏ bạo lực
đối với phụ nữ tại khu vực ASEAN năm 2004 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á, Tuyên bố năm 2013 về Xoá bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Với ý nghĩa
đó, Thái Lan cũng là một quốc gia tích cực trong tiến trình thực hiện việc bảo đảm
bình đẳng giới, cũng như xoá bỏ bạo lực trên cơ sở nói chung, BLGĐ nói riêng.
Hiến pháp Thái Lan quy định cụ thể về các quyền con người, trong đó có quyền bình
đẳng giới. Trên cơ sở đó, các quyền con người được bảo đảm bằng nhiều đạo luật cụ
thể, như Bộ luật Hình sự, Bộ luật dân sự và Thương mại, Luật bảo vệ nạn nhân
BLGĐ, Luật Bình đẳng giới…
Bộ Luật Dân sự và Thương mại Thái Lan cụ thể hoá các quyền bình đẳng giữa vợ và
chồng trong đời sống hôn nhân, là cơ sở pháp lý để bảo đảm các quyền bình đẳng giữa
vợ và chồng trong gia đình, xoá bỏ sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính, nhằm ngăn
ngừa tình trạng bạo lực gia đình.
Năm 2007, Thái Lan thông qua Luật Bảo vệ nạn nhân BLGĐ, theo đó, BLGĐ được
coi là đặc biệt, vì nó xảy ra giữa các thành viên trong gia đình và họ hàng gần.
Các giá trị truyền thống của gia đình Thái Lan giữ một vai trò quan trọng trong tình
trạng này, vì họ nhấn mạnh việc phân biệt rạch ròi những chuyện công khai và riêng
tư, khuyến khích phụ nữ giữ im lặng trước các vấn đề trong gia đình và với bạn đời để
giữ "danh dự" cho gia đình.
Tình trạng này được cho là sẽ thay đổi khi năm 2007 Luật Nạn nhân Bạo lực Gia đình
được thông qua và Bộ luật Hình sự sửa đổi. Trước năm 2007, luật hình sự không coi
hiếp dâm trong hôn nhân là một tội phạm, vì vậy phụ nữ không được bảo vệ hợp pháp
trước hành vi tấn công tình dục của bạn đời.
Tuy nhiên, mặc dù cảnh sát có nhiều quyền hành động hơn trước, họ vẫn miễn cưỡng
can thiệp vì trong khi luật pháp có thể đã thay đổi, nhưng thái độ của con người thì
không. Nhiều tội ác do đó không bị trừng phạt.

8
Xem Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trong các vụ án hiếp dâm, nhiều vụ được giảm án và nhiều phụ nữ không còn tin
tưởng vào các quy trình xét xử.
Những nhà hoạt động tin rằng giải pháp cho bạo lực tình dục bắt đầu từ bình đẳng giới
và các cơ chế sẽ giúp phụ nữ được nhìn thấy rõ hơn và cảm thấy có sức mạnh để tố
cáo với sự hỗ trợ của xã hội. Về vấn đề này, còn nhiều việc phải làm.
Hiếp dâm không phải là để đáp ứng nhu cầu tình dục của thủ phạm, mà là “một sự thể
hiện quyền lực đối với những người mà kẻ phạm tội cho là ‘phải phục tùng’”,
Singhakowinta nói, khi nhắc đến các nữ sinh bị giáo viên và bạn học cưỡng hiếp.
Chuyên gia tâm lý đang chăm sóc cho cô gái cho biết cô đang bị chấn thương tâm lý
và căng thẳng tột độ. Rốt cuộc, cô đã bị lạm dụng bởi những người mà cô lẽ ra có thể
tin tưởng
Theo Luật Bảo vệ nạn nhân BLGĐ Thái Lan, BLGĐ là bất kỳ hành động nào được
thực hiện với ý định hoặc theo cách thức tổn thương cơ thể, tinh thần hoặc sức khoẻ
của một thành viên gia đình hoặc cưỡng ép hay gây ảnh hưởng phi đạo đức đến một
thành viên gia đình, khiến người đó có hành động sai trái, hoặc không thực hiện hoặc
dẫn tới bất kỳ hoạt động nào, nhưng không bao gồm bất kỳ hành động nào, nhưng
không bao gồm hành động thực hiện một cách không cố ý 9. Luật này cũng quy định rõ
biện pháp bảo vệ nạn nhân BLGĐ, bảo vệ nạn nhân và khôi phục quan hệ gia đình tốt
đẹp. Với ý nghĩa đó, Luật bảo vệ nạn nhân BLGĐ Thái Lan coi trọng biện pháp cải
tạo hơn là trừng phạt.
Luật Bình đẳng giới được ban hành vào năm 2015, trong đó quy định việc bảo vệ cá
nhân trước sự phân biệt đối xử trực tiếp và gián tiếp, trên cơ sở giới tính hoặc xu
hướng tính dục. Luật Bình đẳng giới Thái Lan ghi nhận việc thành lập Uỷ ban thúc
đẩy bình đẳng giới, với nhiệm vụ cải thiện những khuôn mẫu hành vi về mặt xã hội và
văn hoá, nhằm xoá bỏ những định kiến mang tính phân biệt đối xử về giới, cũng như
bạo lực trên cơ sở giới.
Các quy định này đã tạo cơ sở pháp lý để Thái Lan triển khai các hoạt động bảo vệ
nạn nhân BLGĐ. Tại Thái Lan, ngoài các cơ quan cung cấp dịch vụ công (bao gồm
cắc cơ quan hành pháp, Toà án, đại diện pháp lý cho nanh nhân), Thái Lan còn có các
cơ quan cung cấp dịch vụ ngoài hệ thống cho các nạn nhân BLGĐ gồm: Đường dây
hỗ trợ, các Trung tâm một cửa, mạng lưới rộng lớn của các tổ chức phi chính phủ và
các dịch vụ Chính phủ
(1) Đường dây hỗ trợ là đường dây điện thoại miễn phí cung cấp, tư vấn thông tin, hỗ
trợ và tham vấn sau khủng hoản. Đường dây hỗ trợ 24 giờ trên toàn quốc thông qua
Trung tâm một cửa hỗ trợ khủng hoảng thuộc Bộ Phát triển xã hội và An ninh con
người. Đường dây hỗ trợ và chuyển gửi cho nạn nhân.
(2) Các Trung tâm một cửa là các trung tâm dựa và cộng đồng hoặc dựa vào bệnh
viện, cung cấp các dịch vụ kết hợp, bao gồm đường dây trợ giúp, hỗ trợ vận động và
tham vấn. Các trung tâm này thường có chuyên gia về y tế, về pháp luật, thực hiện trợ
giúp nạn nhân tại một điểm, để cung cấp cho nạn nhân một loạt các dịch vụ chăm sóc
sức cho nạn nhân, đồng thời, thu nhập và xử lý các bằng chứng về hành vi vi phạm.
9
Xem Mục 3 Luật Bảo vệ nạn nhân BLGĐ năm 2007 của Thái Lan
Thái Lan có khoảng 750 Trung tâm mở cửa thực hiện các dịch vụ hỗ trợ toàn diện và
có nhóm ngành cùng hỗ trợ và thực hiện gửi nạn nhân BLGĐ và bạo lực trên cơ sở
giới.
(3) Mạng lưới các dịch vụ tư vấn của các tổ chức phi chính phủ: Thái Lan còn có các
mạng lưới chuyên hoạt động về các vấn đề bạo lực trên cơ sở giới, tư vấn, hỗ trợ pháp
lý và đôi khi, hỗ trợ về tài chính cho nạn nhân.
(4) Các dịch vụ của Chính phủ: Bộ y tế, Bộ phát triển xã hội và An ninh con người,
Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan, Văn phòng chưởng lý và Trung tâm một cửa hỗ trợ
khủng hoảng thuộc Bộ Y tế.
Theo báo cáo kết quả khảo sát do bà Poranee Phuprasert, một quan chức của
ThaiHealth, vừa công bố ngày 19-11, số trường hợp bạo lực gia đình ở Thái-lan đã
tăng tới 66% kể từ khi các biện pháp kiểm soát dịch được áp đặt vào tháng 3 năm nay.
Trong đó, khu vực miền nam Thái-lan là nơi tình trạng bạo lực gia đình tăng cao nhất,
với số trường hợp bạo lực tăng tới 48%, trong khi ở Thủ đô Bangkok có mức tăng
thấp nhất, ở mức 26%.
Báo cáo cho biết, lý do chính khiến nạn bạo lực gia đình ở Thái-lan gia tăng là do thất
vọng về việc thu nhập gia đình bị giảm sút khi nhiều người bị mất việc do tác động
của đại dịch Covid-19; đồng thời, lượng rượu, bia tiêu thụ gia tăng trong giai đoạn
cách ly xã hội. Bà Poranee nhấn mạnh, theo số liệu của Văn phòng Tội phạm và Ma
túy Liên hợp quốc, Thái-lan là một trong những nước có tỷ lệ bạo lực với phụ nữ cao
nhất thế giới,
Còn bà Kannikar Charoenluck, Giám đốc Ban thúc đẩy bình đẳng giới thuộc Bộ Phát
triển xã hội và An ninh con người cho hay, trong bốn năm qua, mỗi năm tại Thái-lan
có khoảng 1.400 vụ bạo lực gia đình, tức trung bình mỗi ngày có bốn vụ. Tờ Bưu điện
Bangkok dẫn lời bà Kannikar nói: “Gia đình, lẽ ra là nơi an toàn cho phụ nữ và trẻ em,
lại trở thành một nơi đáng sợ khi họ có thể bị đánh đập và xúc phạm”. Bà cho biết
thêm, Bộ Phát triển xã hội và An ninh con người đã thành lập trung tâm trú ẩn ở nhiều
nơi, trợ giúp những nạn nhân bạo lực gia đình.
Trong khi đó, Quỹ Phong trào tiến bộ nam giới và phụ nữ Thái-lan (WMP) cũng xuất
bản một cuốn sách về việc làm thế nào để cộng đồng đóng vai trò trong việc tạo ra các
không gian xã hội an toàn cho các nạn nhân bạo lực gia đình.
Bà Angkana Inthasa, Giám đốc WMP nói rằng, cuốn sách giới thiệu kinh nghiệm của
những người đã từng tham gia giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình và đưa ra các
phương thức để cộng đồng địa phương thông qua đó, cùng nhà chức trách vạch ra các
giải pháp lâu dài, giải quyết vấn đề. Cuốn sách cũng bao gồm kinh nghiệm của các
nhà lãnh đạo cộng đồng đã từng phải đối mặt với nạn bạo lực trong chính gia đình
họ10.
Dựa trên nền tảng pháp lý đồng bộ và nỗ lực thực thi pháp luật về phòng, chống
BLGĐ, Thái Lan bước đầu đã có những kết quả tích cực trong việc bảo vệ, hỗ trợ nạn
nhân bạo lực. Bệnh viện Khon Kaen của Thái Lan đã được nhận Giải thưởng Dịch vụ

10
https://nhandan.vn/tin-tuc-the-gioi/thai-lan-bao-luc-gia-dinh-gia-tang-do-tac-dong-cua-dich-covid-19-625051/
công của Liên Hợp Quốc năm 2014 cho Trung tâm một cửa hỗ trợ khủng hoảng về
thành tích nâng cao khả năng điều phối dịch vụ công có trách nhiệm giới11.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NỘI DUNG CÓ THỂ CHỌN LỌC VÀ KINH NGHIỆM
CHO VIỆT NAM VỀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH.
Bạo lực gia đình là vấn nạn của xã hội, gây nhức nhối cho xã hội, để lại nhiều hậu quả
nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, trẻ em là người yếu thế. Ở Việt
Nam, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm tới việc
phòng, chống bạo lực gia đình. Nhiều văn bản pháp lý quan trọng liên quan đến
BLGĐ đã được thông qua, như Chương trình quốc gia phòng, chống buôn bán phụ nữ
và trẻ em 2004; Luật Bình đẳng giới 2006; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007;
Kế hoạch hành động về phòng, chống bạo lực gia đình của Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch (BVHTTDL) giai đoạn 2008-2015;... Các qui định pháp luật ở Việt Nam về
bạo lực gia đình được thể hiện trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (2007) và
các văn bản pháp luật khác như Luật Bình đẳng giới (2006), Bộ luật Dân sự (1995),
Bộ luật Hình sự (1999), Luật Hôn nhân và Gia đình (2000), Luật Bảo vệ, Chăm sóc và
Giáo dục trẻ em (2004). Các văn bản quy phạm pháp luật này đã cải thiện đáng kể
khung pháp lý và chính sách liên quan tới BLGĐ ở Việt Nam.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, song tình trạng BLGĐ nhìn chung vẫn còn diễn
biến phức tạp, khó lường. Một số địa phương vẫn xảy ra các vụ BLGĐ nghiêm trọng.
Điều tra quốc gia bạo lực với phụ nữ được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội,
Tổng Cục thống kê, Quỹ dân số liên hợp quốc tại Việt Nam thực hiện năm 2019, công
bố năm 2020 cho thấy: Có 31,6% phụ nữ phải chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong
12 tháng (kể từ lúc điều tra), cứ 3 phụ nữ có gần 1 người (32%) bị chồng bạo lực thể
xác/hoặc bạo lực tình dục. Đáng chú ý có 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác
và/hoặc tình dục không tìm kiếm sự giúp đỡ. Chỉ có 4,8% tìm kiếm sự giúp đỡ của
công an. Kết quả điều tra này còn cho thấy, BLGĐ với phụ nữ gây thiệt hại 1,8% GDP
mỗi năm. Đánh giá một cách khách quan thì các quy phạm pháp luật nhằm phòng
chống BLGĐ vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống, sự quan tâm và hiểu biết về lĩnh vực
này chưa đi vào chiều sâu, tình trạng bạo lực trong gia đình chưa có nhiều thay đổi và
chưa có những chuyển biến tích cực; công tác phòng, chống BLGĐ vẫn còn gặp nhiều
khó khăn, thách thức.
Vì thế, sau khi tìm hiểu, nghiên cứu pháp luật một số Quốc gia về giải pháp phòng
chống bạo lực gia đình, từ đó có thể chọn lọc một số kinh nghiệm cho pháp luật nước
nhà được hoàn thiện về vấn đề phòng chống bạo lực gia đình và tôi xin rút ra các kinh
nghiệm chọn lọc sau.

11
Xem Nghiên cứu đa quốc gia của Liên Hợp Quốc (2017), “Xét xử tội hiếp dâm - hiểu cách ứng phó của hệ
thống tư pháp hình sự đối với bạo lực ở Thái Lan và Việt Nam”
Giải pháp và kinh nghiệm phòng chống bạo lực gia đình ở Việt Nam
Để thực hiện bình đẳng giới trong gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị trí, vai trò của phụ nữ
trong gia đình và xã hội thì cần phải có một hệ thống các giải pháp cụ thể, thiết thực,
phù hợp. Các giải pháp này phải dựa trên cơ sở tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự
quản lý của Nhà nước, sự quan tâm của các tổ chức chính trị - xã hội, của các gia
đình, đặc biệt là sự nỗ lực vươn lên của chính bản thân người phụ nữ. Để thực hiện
phương hướng trên cần thực hiện các nhóm giải pháp sau:
1.Nhóm giải pháp về Pháp luật
Thứ nhất, cần có những quy định giải thích các khái niệm liên quan phòng,
chống bạo lực gia đình. Trong các quy định pháp luật về BLGĐ hầu như ta đặt ra rất
nhiều vấn đề về BLGĐ nhưng chưa thật sự nhấn mạnh về phòng, chống bạo lực gia
đình. Ở Luật phòng chống bạo lực gia đình ta thấy khái niệm BLGĐ rất rộng (Khoản
Điều 1) song các điều khoản cụ thể trong Luật PCBLGĐ lại xác định hành vi BLGĐ
theo 9 nhóm hành vi tổn hại ở mức nghiêm trọng (Khoản 2 Điều 1). Điều này khiến
cho việc xác định hành vi BLGĐ khó chính xác, đầy đủ và dẫn đến những cách hiểu
khác nhau về phòng chống BLGĐ ở Việt Nam, dẫn đến hậu quả khó khăn trong công
tác xét xử, phòng chống BLGĐ. Đây là vấn đề vướng mắc cơ bản nhưng để đảm bảo
cho việc phòng, chống BLGĐ được hoàn thiện chúng ta nên xem xét vấn đề bổ sung
về khái niệm BLGĐ chỉnh chu hơn.
Thứ hai, việc quy định biện pháp ngăn ngừa các nguyên nhân trực tiếp gây bạo
lực gia đình chưa được làm rõ.
Trong các biện pháp ngăn chặn hành vi BLGĐ chúng ta nên đào sâu nguyên nhân của
vấn đề gây ra BLGĐ để có thể ngăn chặn nó được. Ví dụ như theo khảo sát nguyên
nhân các vụ BLGĐ chiếm số đông là do người dùng rượu bia, chất kích thích gây ra,
hay tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè bê tha vẫn đang hàng ngày thâm nhập
vào các gia đình gây ra tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, tình trạng tảo hôn,
hôn nhân cận huyết thống vẫn còn diễn ra ở một số huyện.
Từ đó ta đề ra các giải pháp làm sáng tỏ vấn đề, ngăn chặn kịp thời, triệt để các hành
vi dẫn đến BLGĐ, tránh làm cho thực trạng các vụ bạo lực gia đình cứ tiếp diễn đến
khi gây hậu quả nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng. Việc xác định rõ
nguyên nhân BLGĐ quan trọng bởi nếu chúng ta không đào sâu gốc rễ thì tình trạng
BLGĐ sẽ không được ngăn chặn và chấm dứt kịp thời, làm các quy định khác trở nên
hình thức và xa rời thực tế.
Thứ ba, về biện pháp phòng ngừa mang tính chất giải quyết từ căn nguyên, gốc
rễ của vấn đề bạo lực gia đình chưa được Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện
hành hay các văn bản khác quy định.
Theo đó, Luật mới chỉ tập trung vào các biện pháp xử lý đối tượng gây bạo lực bằng
xử lý hành chính hoặc hình sự, trong khi đó, để phòng ngừa và ngăn chặn bạo lực gia
đình có hiệu quả thì cần tập trung biện pháp giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, kiến
thức pháp luật về bạo lực gia đình, về giới cho các đối tượng này (biện pháp được sử
dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay) là rất quan trọng thì chưa thật
sự được ghi nhận và chú trọng. Ví như người có hành vi bạo lực gia đình cũng là
nhóm đối tượng cần được trợ giúp về mặt tâm lý, pháp lý để thay đổi nhận thức, hành
vi, trong khi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành lại chưa có quy định cụ thể
về vấn đề này hay chúng ta chưa có chủ trương, chính sách cụ thể để thực hiện thay
đổi, cải tạo với người có hành vi BLGĐ, các quy định về các biện pháp giáo dục và hỗ
trợ đối tượng có hành vi bạo lực gia đình còn chưa cụ thể.
Thứ tư, về chế tài, các khung xử lí hình phạt trong pháp luật Việt Nam đặt ra
vấn đề liệu có đảm bảo tính nghiêm minh do một số hành vi quy định hiện hành có
mức phạt quá thấp, không đủ sức răn đe. Việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa,
phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi BLGĐ chưa nghiêm minh, thiếu kiên quyết,
vì thế bạo lực vẫn tiếp tục xảy ra mà không được ngăn chặn kịp thời. Qua đó cần rà
soát các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống BLGĐ để quy định
hình thức xử phạt hợp lý, khả thi. Ngoài ra, điều này cũng dẫn đến tồn tại những thực
tế liên quan như việc hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình hiện nay còn mang
nặng thủ tục hành chính, người tham gia hòa giải còn hạn chế về kiến thức và kỹ năng,
thậm chí một số người còn có tư tưởng định kiến giới nên công tác hòa giải chưa đạt
hiệu quả cao. Quy định về thủ tục hành chính và điều kiện để xử lý vụ việc bạo lực gia
đình hiện nay còn khá phức tạp, nhất là quy định về viết đơn, tố cáo, về cấm tiếp xúc..
Thứ năm, về giải pháp bảo vệ nạn nhân BLGĐ cũng là một vấn đề quan trọng
cần đảm bảo thực hiện nhưng nhìn ta chưa quan tâm một cách thiết thực.
Thực tiễn cho thấy nhiều nạn nhân bạo lực gia đình ngại viết đơn vì không biết cách
thức trình bày vụ việc, một số khác thì sợ bị người gây bạo lực hoặc người trong gia
đình đe dọa nếu viết đơn tố cáo, hay một số còn mang nặng tâm lý che dấu, e ngại
việc trình bày các vụ việc của nội bộ gia đình dẫn tới không thể viết đơn, tố cáo các
hành vi bạo lực.
Thực tế có nhiều vụ việc bạo lực gia đình dù đã bị xử lý hành chính hoặc hình sự
nhưng mâu thuẫn, tranh chấp vẫn kéo dài, không được xử lý, hòa giải dứt điểm, gây
gánh nặng tâm lý cho nạn nhân. biện pháp cấm tiếp xúc khi xảy ra bạo lực gia đình thì
phải có đơn yêu cầu của nạn nhân, người giám hộ, người đại diện hợp pháp…, quy
định còn nặng tính hành chính, không phù hợp với thực tiễn; mặt khác, khi áp dụng
biện pháp cấm tiếp xúc thì nạn nhân thường là người phải ra khỏi nhà trong khi họ là
những người yếu thế (phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi).
Ngoài ra, về lệnh can thiệp chúng ta ít đề cập đến vì đây là sự bảo vệ nguy cấp khi nạn
nhân BLGĐ cần đến sự giúp đỡ nhất, người tham gia can ngăn hành vi bạo lực gia
đình bị thiệt hại về tài sản, thậm chí nguy hiểm tính mạng, nhưng pháp luật phòng,
chống bạo lực gia Khoản a Điều 20 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định để
áp dụng. các chính sách xã hội hóa công tác phòng, chống bạo lực gia đình chưa được
Luật quy định. Các hoạt động thu hút sự hỗ trợ nhằm trợ giúp khẩn cấp các trường
hợp bị bạo lực gia đình là hết sức cần thiết, song hiện nay, Luật chưa có quy định này.
Theo Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm
2020, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu
thành lập Quỹ hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, do đó, việc thành lập Quỹ cần được
luật hóa để đảm bảo tính khả thi. Vì vậy, để phòng ngừa và ngăn chặn bạo lực gia đình
tái diễn, công tác hòa giải vừa phải thực hiện đúng theo quy định của Luật hòa giải ở
cơ sở, vừa phải bảo đảm có những quy định có tính chất đặc thù của các vụ việc bạo
lực gia đình. Quy đình hiện hành chưa có quy định về hỗ trợ, đền bù khiến công tác
phòng, chống bạo lực gia đình khó huy động sự tham gia của toàn xã hội.
Thứ sáu, về trách nhiệm của những người đứng đầu trong việc quản lý phòng
chống bạo lực gia đình. Đặt ra nhiều vấn đề trong công tác nhận diện, phát hiện, thu
thập báo cáo thông tin về gia đình và phòng, chống BLGĐ chưa trung thực, khách
quan, chính xác, kịp thời; sự phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức
năng và ban, ngành đoàn thể thiếu chặt chẽ, đồng bộ, chưa thực sự vào cuộc để xử lý
các vụ BLGĐ.
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành chưa đưa ra các quy định cụ thể về nội
dung quản lý Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình và quy định trách nhiệm của
người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong thực thi nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia
đình. Qua thực tiễn thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cho thấy, lĩnh vực
này phải có các nội dung quản lý nhà nước rõ ràng, cụ thể, phải có phân công trách
nhiệm rành mạch cho các bộ, ngành, địa phương và tăng cường trách nhiệm của người
đứng đầu các cơ quan, tổ chức; phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp
và huy động sự vào cuộc tích cực của các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể. Hiện nay,
trong một số đạo luật điều chỉnh các lĩnh vực của đời sống xã hội đã quy định rõ trách
nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương như: Luật Phòng, chống tác
hại của thuốc lá (2012) đã dành 1 điều để quy định chi tiết nội dung này (Điều 6);
Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (2019) quy định vấn đề này tại Điều 33. Vì
vậy, cần thiết bổ sung quy định quản lý nhà nước và trách nhiệm của người đứng đầu
trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).
Bên cạnh đó, các quy định về báo cáo tình hình và kết quả phòng, chống bạo lực gia
đình tại địa phương phải được thể hiện trong báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội của
Ủy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cùng cấp, tuy nhiên, trong thực tế, việc báo
cáo theo quy định của Luật chưa được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. Ngoài ra, cũng
chưa có chế tài để xử lý các địa phương trong việc không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng các quy định của Luật. Việc thực hiện quy định bố trí ngân sách cho công
tác phòng, chống bạo lực gia đình của các địa phương, nhất là ở cấp xã còn nhiều khó
khăn, thực hiện không đầy đủ, dẫn tới nhiều nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình
không có nguồn lực để triển khai. Công tác báo cáo số liệu về tình hình bạo lực gia
đình đang được quy định tản mạn ở nhiều văn bản khác nhau, chưa có sự thống nhất
về tiêu chí, biểu mẫu, cách thức và cơ quan đầu mối tổng hợp số liệu. Sự phối hợp,
chia sẻ số liệu giữa các ngành còn hạn chế, chưa thống nhất về phương pháp, biểu
mẫu, do đó, việc cập nhật số liệu, thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình còn
nhiều bất cập, thiếu độ tin cậy.
Thứ bảy, chúng ta cần triển khai giải pháp mô hình những Toà án giải quyết về các
vấn đề gia đình hay còn gọi là Toà án gia đình để có thể hỗ trợ, giải quyết các vụ việc
một cách thuận tiện, mang tính pháp lí liên quan đến hôn nhân và gia đình cho người
dân. Mặc dù, hiện nay chúng ta đã có những mô hình Toà án gia đình và người chưa
thành niên ở Việt Nam nhưng nhìn chung mô hình pháp luật này chưa được mở rộng
và dành sự quan tâm sâu sát.
2.Nhóm giải pháp về kinh tế
Để thực hiện chương trình quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ trước hết phải làm cho xã
hội và mỗi công dân nhận thức được rằng: phải chăm lo nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho người dân, mà trước tiên là phát triển kinh tế. Một là, kinh tế là nền tảng
của xã hội, là yếu tố suy đến cùng để đánh giá sự phát triển của xã hội, chất lượng
cuộc sống của con người. Vì vậy, nếu bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế được thực
hiện thì sẽ tạo ra điều kiện bình đẳng giới trong các lĩnh vực khác. Để thực hiện được
giải pháp này, điều quan trọng là làm rõ hậu quả, tác hại của bất bình đẳng giới trong
lĩnh vực kinh tế. Đây là một dạng của bất bình đẳng giới nói chung, nhưng nó đồng
thời là nguyên nhân chính để gây nên và duy trì những lĩnh vực bất bình đẳng giới
trong gia đình. Việt Nam đang phấn đấu cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh thì bất bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế nói riêng
và bất bình đẳng giới trong gia đình nói chung đi ngược lại và cản trở không nhỏ đến
mọi giá trị của mục tiêu chung của đất nước. Bất bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế,
dù nghiêng về phía lao động nam hay nữ cũng đều dẫn đến lãng phí, không phát huy
được nguồn lực con người trong lao động, sản xuất; do đó, ảnh hưởng tiêu cực trực
tiếp đến nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc đổi mới hiện nay là phát triển kinh tế. Tuy
vậy, 89 bất bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế thường nghiêng về phía lao động nữ,
vì thế làm giảm vai trò quan trọng có tính truyền thống của phụ nữ Việt Nam, thiệt hại
đến thu nhập, do vậy là ảnh hưởng tới vị trí trong đời sống gia đình và sức khỏe của
phụ nữ, đặc biệt qua đó ảnh hưởng đến thiên chức sinh đẻ và phát triển giống nòi...
Làm rõ hậu quả và tác hại của bất bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, đồng thời với
việc tuyên truyền về nhận thức giới, nhất là cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, cho những
người sử dụng lao động...
3.Nhóm giải pháp về xã hội
Mọi người có sức khỏe đều phải lao động để tạo ra của cải vật chất nuôi sống chính
bản thân mình và gia đình. Nếu có sức khỏe mà không lao động thì con người trở nên
thừa thãi, bị phụ thuộc vào người khác và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.
Tuy nhiên, mức độ, hình thức lao động giữa nam giới và phụ nữ lại khác nhau, phụ
thuộc vào sức khỏe và năng lực. Hiện nay, ở nước ta vẫn còn tình trạng bất bình đẳng
giới ở gia đình trong việc phân công lao động, cho nên đòi hỏi phải có các giải pháp
để khắc phục tình trạng này:

Cần tập trung tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức giới cho mọi người và
mọi thành viên trong gia đình. Nội dung tuyên truyền cần gắn với tính hiệu quả bền
vững và vì chất lượng cuộc sống. Bình đẳng giới được củng cố sẽ dẫn tới việc cải
thiện cuộc sống, tăng năng suất lao động, góp phần làm cho xã hội phát triển. Chất
lượng cuộc sống được cải thiện thì mới có thể quan tâm đến bình đẳng giới trong gia
đình và xã hội. Khi trình độ văn hóa càng thấp thì khả năng tham gia các hoạt động
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của người phụ nữ càng bị hạn chế. Không có điều
kiện hoạt động xã hội, người phụ nữ càng không thể nâng cao kiến thức của mình. Từ
đó sẽ dẫn đến sự tự ti, mất tự tin vào bản thân của phụ nữ. Họ luôn nghĩ rằng, mình
kém cỏi, không có khả năng gì thì nên ở nhà chăm sóc gia đình để tạo điều kiện cho
chồng phấn đấu ngoài xã hội. Trình độ văn hóa thấp của 95 phụ nữ cũng là nguyên
nhân gây ra những bất ổn trong gia đình. Khi người phụ nữ hiểu biết quá ít so với
chồng thì có thể làm cho vợ chồng không hiểu nhau, từ đó dẫn đến mâu thuẫn. Chồng
thấy vợ không hiểu biết thì chán, vợ thấy chồng chẳng mấy khi gần gũi, tâm sự với
mình nên sinh ra nghi ngờ, ghen tuông. Đôi khi chồng tâm sự với vợ về công việc thì
vợ không hiểu, nên không đưa ra được lời khuyên nào sẽ dẫn đến sự thất vọng của
chồng, dẫn tới việc họ tìm đến với những người nào có thể chia sẻ với họ. Điều này sẽ
dẫn đến nguy cơ tan vỡ gia đình.

4.Nhóm giải pháp về văn hóa, giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ.
Nói tới trình độ văn hóa là nói đến tri thức, sự hiểu biết về khoa học, công nghệ, về
chính trị, xã hội và cuộc sống. Trình độ văn hóa là cơ sở để nâng cao trình độ dân trí
nói chung, bao gồm cả kinh nghiệm, vốn sống, sự khôn ngoan, khả năng vận dụng
những nội dung đó trong thực tiễn
Nhân loại đang bước vào nền văn minh trí tuệ, khoa học đang trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp, động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách
thức đối với các nước đang phát triển, nó đòi hỏi lực lượng lao động phải có những cố
gắng vượt bậc. Khi trình độ của phụ nữ được nâng lên về mọi mặt thì họ sẽ là một lao
động giỏi, một người mẹ có ý thức kế hoạch hóa gia đình, sinh ít con, nuôi dạy con
ngoan, thực hiện tốt chức năng làm vợ, biết xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

Đầu tư giáo dục cho phụ nữ còn là một cách nâng cao trình độ năng lực cá nhân cho
phụ nữ để họ khẳng định được quyền bình đẳng thực sự với nam giới. Đầu tư giáo dục
cho phụ nữ, một mặt, nhằm khắc phục những yếu kém 99 của họ trong hiện tại; mặt
khác, còn giúp họ vươn lên đáp ứng yêu cầu mới ngày càng cao. Nâng cao trình độ
văn hóa cho phụ nữ là nâng cao hiểu biết và sự ứng dụng những tri thức về khoa học
và công nghệ, về chính trị, về xã hội ... cho phụ nữ, để họ làm tốt trách nhiệm người
công dân, người lao động, người vợ, người mẹ trong gia đình và ngoài xã hội. Phấn
đấu được điều này cần phải có sự trợ giúp từ phía gia đình và xã hội. V.I.Lênin cho
rằng: Người mù chữ đứng ngoài chính trị, người lao động luôn khao khát có tri thức
mới giành được chiến thắng trong đấu tranh cách mạng, chín phần mười quần chúng
cần lao hiểu rõ tri thức là vũ khí trong công cuộc đấu tranh tự giải phóng. Rằng, sở dĩ
họ thất bại là do bị thiếu tri thức. Ngay sau khi cách mạng vừa thành công, Nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa mới ra đời, Bác Hồ đã kêu gọi diệt giặc dốt vì ham muốn
tột bậc của Bác là “Ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”
Vì thế, cần phải nâng cao trình độ học vấn của các cặp vợ chồng, trình độ học vấn cao
thì sự chia sẻ công việc gia đình cũng như bàn bạc và ra quyết định sẽ ở mức độ cao
hơn. Trên cơ sở đó người vợ và người chồng có sự cảm thông và trách nhiệm với
nhau, với gia đình và con cái. Khi trình độ cao thì họ có thể tâm sự, chia sẻ mọi vấn đề
của cuộc sống từ công việc tới gia đình. Họ có thể nhận được từ chồng hoặc vợ những
lời khuyên, giải pháp, động viên để vượt qua những khó khăn của cuộc sống. Họ dễ có
tiếng nói chung trong mọi việc thì mới có thể đảm bảo được cuộc sống gia đình hạnh
phúc. Cha mẹ hạnh phúc, hiểu biết thì sẽ là tấm gương sáng cho con cái học tập theo.
Nâng cao trình độ học vấn sẽ tạo điều kiện cho cả nam và nữ có cơ hội kiếm được
việc làm, đảm bảo cuộc sống cho gia đình và cho chính họ

5.Về chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ


Sức khỏe của phụ nữ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới bản thân họ mà còn ảnh hưởng
lớn tới gia đình. Những năm gần đây, Nhà nước đã thực hiện một loạt chương trình,
dự án chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em; song, tình trạng suy dinh dưỡng, tình
trạng thiếu máu của các bà mẹ mang thai, tình trạng bệnh tật của phụ nữ chưa giảm
bao nhiêu. Thực tế này cho thấy, việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ phải được tiến
hành đồng bộ từ cộng đồng gia đình, kết hợp sự quan tâm của Nhà nước với sự quan
tâm đúng đắn của các thành viên trong gia đình thông qua việc làm cụ thể và thiết
thực như:

Thứ nhất, Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho nam, nữ kiểm tra sức khỏe
trước khi đăng ký kết hôn, xét nghiệm gen đối với người có nguy cơ khuyết tật về gen,
nhiễm độc chất hóa học, giúp đỡ về vật chất và tinh thần đối với người bị khuyết tật
về gen, nhiễm chất độc hóa học, nhiễm HIV/AIDS. Hoạt động này tuy còn mới lạ ở
Việt Nam, song rất cần thiết để tránh được nguy cơ lây nhiễm bệnh tật cho nhau và
sinh con không khỏe mạnh, bình thường.

Thứ hai, Nhà nước đầu tư và khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật phục vụ công nghệ hỗ trợ sinh sản nhằm giúp đỡ người phụ nữ vô
sinh, người khó có khả năng mang thai và người có nhu cầu theo quy định của pháp
luật. Việc làm này sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho người phụ nữ được thực hiện vai trò
làm mẹ. Đó là thiên chức thiêng liêng vốn có tự nhiên của họ.

Thứ ba, cải thiện mối quan hệ vợ chồng về những vấn đề kế hoạch hóa gia đình, sức
khỏe sinh sản, chăm sóc giáo dục con cái, trách nhiệm trong hoạt động chung và công
việc gia đình. Cung cấp thông tin cho cả người 103 chồng và người vợ về Pháp lệnh
Dân số sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, những kiến thức và biện pháp tránh
thai của nam và nữ, khuyến khích họ lựa chọn những biện pháp phù hợp, nhất là các
biện pháp tránh thai hiện đại. Đảm bảo việc sử dụng các biện pháp nạo hút thai một
cách an toàn để tránh các hệ quả xấu về sức khỏe đối với người phụ nữ.

Thứ tư, cần có những biện pháp và chính sách tăng cường sự hỗ trợ về vật chất và tinh
thần của gia đình, xã hội và cộng đồng đối với sức khỏe những phụ nữ đặc biệt như: ở
nông thôn vùng sâu vùng xa, gia đình khó khăn, người bị nhiễm HIV/AIDS... Đó là sự
động viên lớn đối với họ. Sự động viên này sẽ giúp họ có niềm tin để tiếp tục sống tốt
hơn.

Thứ năm, trong gia đình cần có sự phân công lao động hợp lý giữa lao động nam và
nữ, đặc biệt chú ý tới các yếu tố giới tính. Người chồng cần quan tâm chia sẻ việc nhà
với vợ, để phụ nữ có thời gian nghỉ ngơi lấy lại sức lao động. Phụ nữ cần được nghỉ
ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi ở cơ quan, hoặc ngoài đồng ruộng. Các địa
phương cần phát triển mạng lưới nhà gửi trẻ, phát triển dịch vụ gia đình để giúp phụ
nữ giảm nhẹ gánh nặng công việc nội trợ. Công việc nội trợ tưởng như rất đơn giản
nhưng lại mất khá nhiều thời gian, cho nên phải tìm ra phương pháp này để phụ nữ có
thời gian thư giãn.

Thứ sáu, mỗi gia đình, đặc biệt là người chồng cần quan tâm tới chế độ làm việc, bồi
dưỡng sức khỏe khi người vợ mang thai và sinh con. Vì đời sống còn khó khăn nên
nhiều gia đình, nhất là các gia đình ở nông thôn không có tiền dự phòng khi đau ốm,
chi phí khám chữa bệnh quá cao so với thu nhập của người dân, cho nên nhiều người
không dám đi bệnh viện mà tự chữa lấy. Do đó, Nhà nước cần có chế độ, chính sách
với phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nông thôn nghèo. Động viên và tạo điều kiện cho phụ
nữ mua bảo hiểm y tế, hạ mức đóng góp viện phí cho người nghèo... có như vậy người
dân, đặc biệt là phụ nữ mới có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế.
6.Tuyên truyền, phổ biến luật pháp liên quan đến bình đẳng giới, nhất là luật
phòng chống bạo lực gia đình
Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân, giáo dục luật pháp về giới và bình đẳng giới
trong gia đình là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Làm chuyển biến nhận thức và
hành vi, thái độ ứng xử với phụ nữ trong gia đình cực kỳ khó, vì trọng nam khinh nữ
là thói quen được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhiều người, ngay cả phụ nữ
hầu như đã chấp nhận một trật tự bất bình đẳng giới từ trong gia đình đến ngoài xã
hội. Chúng ta có Công ước Quốc tế “Chống phân biệt đối xử với phụ nữ”, có hệ thống
chính sách và pháp luật vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, cần được tuyên truyền
rộng rãi để cả nam giới và nữ giới hiểu được quyền và trách nhiệm của mình. Nhiệm
vụ của chúng ta cần tuyên truyền làm thay đổi nhận thức ở mỗi thành viên trong gia
đình, đặc biệt làm cho nhận thức đó chuyển hóa thành các hành vi, thái độ, ứng xử
bình đẳng với phụ nữ. Phải phân tích cho mọi người thấy sự bất bình đẳng giới đang
tồn tại với nhiều biểu hiện đa dạng, để lại hậu quả không tốt cho sự phát triển của phụ
nữ, của gia đình và xã hội.
Tình cảm, sự tôn trọng của các thành viên trong gia đình còn xuất phát từ việc xây
dựng gia đình hòa thuận trên cơ sở dân chủ, bình đẳng. Đó là sự kết hợp những nét
đẹp của gia đình truyền thống và sự tiến bộ của xã hội hiện đại. Cần tuyên truyền để
mọi người hiểu rằng, gia đình hạnh phúc phải được xây dựng trên cơ sở tình yêu đôi
lứa, hôn nhân tự do một vợ một chồng được pháp luật công nhận. Cần đề cao quá
trình tự tìm hiểu để lựa chọn bạn đời của đôi trai gái, dành quyền quyết định cuối cùng
cho họ; còn gia đình, bạn bè chỉ đóng vai trò là những người đưa ra lời khuyên, góp ý.
Các đôi trai gái đi đến quyết định gắn bó cả cuộc đời với nhau vì nhiều lý do, song lý
do quan trọng nhất là dựa trên tình yêu thì cuộc sống sau này của họ mới có thể hạnh
phúc được. Tình yêu ở đây không phải là thứ tình cảm bột phát, cảm tính nhất thời,
105 mà là thứ tình cảm dựa trên sự tương đồng về tính cách, quan điểm sống đã được
thử thách qua thời gian tìm hiểu.

Gia đình hòa thuận phải được xây dựng trên cơ sở dân chủ, bình đẳng, vợ chồng biết
yêu thương, tin cậy, quý trọng, giúp đỡ lẫn nhau. Vợ chồng bù đắp cho nhau những
thiếu hụt về tâm lý tình cảm, bổ sung cho nhau những khiếm khuyết để giúp nhau
cùng tiến bộ. Họ tìm thấy ở vợ hoặc chồng mình những điều thiếu hụt ở bản thân. Vì
thế mà có câu “luật bù trừ” được áp dụng cho đời sống vợ chồng. Vợ chồng phải
thống nhất các vấn đề trong đời sống gia đình, không áp đặt ý kiến của người này cho
người kia. Dân chủ còn thể hiện sự quan tâm của vợ đối với chồng và ngược lại, đây
là trách nhiệm của cả đôi bên để tạo lập cuộc sống vợ chồng hạnh phúc. Ứng xử với
nhau cần nhẹ nhàng, tế nhị, lựa lúc mà khuyên nhau. Không nên khuyên giải lúc bực
tức vì khi nóng giận, cái tôi cá nhân rất cao, nên không cần biết đúng sai thế nào thì
khó lòng tiếp nhận ý kiến của người khác.
Cần tuyên truyền Luật Bình đẳng Giới về: vợ chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ
dân sự và các quan hệ khác liên quan tới hôn nhân và gia đình. Vợ chồng có nghĩa vụ
ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập và
quyết định các nguồn lực trong gia đình. Khi quyết định những vấn đề lớn của gia
đình thì vợ chồng phải bàn bạc, tránh tình trạng người chồng quyết định hết mà không
nói gì với vợ, vì cho rằng, vợ không có quyền hạn gì.
Chúng ta cần tổ chức những đường dây hỗ trợ tư vấn về BLGĐ, xây dựng những câu
lạc bộ, truyền thông để truyền tải kiến thức, kĩ năng phòng chống BLGĐ. Đặc biệt ở
những nơi vùng sâu, vùng xa, nơi còn hạn chế kiến thức pháp luật, trình độ dân trí còn
chưa cao thì cần có những chính sách, truyền thông quan tâm hơn cả về vấn đề này.
Ngoài ra xây dựng công tác truyền thông phù hợp với xu thế công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, mở rộng hình thức, đối tượng để công tác diễn ra thuận lợi và triệt để hơn
thay vì giữ những công tác lỗi thời là chỉ đưa tin về BLGĐ.
Ngày nay, bạo lực gia đình có thể diễn ra ở bất cứ nơi nào, với bất cứ nhóm dân cư xã
hội nào, từ những gia đình khá giả, giàu có đến những gia đình nghèo đói, túng bấn; từ
những gia đình trí thức, có học vấn cao đến những gia đình bình dân, ít được học
hành, những người mù chữ. Bạo lực gia đình cũng diễn ra ngày càng phũ phàng, thậm
chí gắn liền với những hành vi tàn bạo, giết người hoặc gây thương tích suốt đời cho
nạn nhân. Bạo lực gia đình cũng có thể diễn ra tinh vi, không phải lúc nào cũng lộ
diện ra ngoài 106 cuộc sống thường ngày mà lặng lẽ, âm thầm trong sự chịu đựng và
nhẫn nhục của biết bao thế hệ người phụ nữ. Bạo lực gia đình đã và đang tồn tại đã
làm phá vỡ đi nhiều thuần phong mỹ tục, nhiều tình cảm tốt đẹp, tình yêu thương, tôn
trọng giữa vợ và chồng. Do đó, cần phải tuyên truyền Luật Phòng, chống bạo lực gia
đình tới tất cả mọi người. Luật có 6 chương với 46 điều được Quốc hội khóa XII, kỳ
họp thứ hai quy định rõ các hành vi được coi là bạo lực gia đình, nhiệm vụ của người
có hành vi bạo lực gia đình, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền
đối với nạn nhân bạo lực gia đình, các hình thức xử lý đối với những người có hành vi
bạo lực gia đình. Nếu việc bạo hành đối với phụ nữ vẫn tiếp tục diễn ra thì sẽ bị xã hội
lên án, pháp luật trừng trị. Việc tuyên truyền này giúp cho mọi người đặc biệt là người
chồng hiểu và ý thức được hành động của mình với vợ con để ngăn chặn các nạn bạo
lực nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no và bình đẳng.

Việc tuyên truyền, phổ biến luật pháp liên quan đến bình đẳng giới nhất là Luật Phòng
chống bạo lực gia đình đối với mọi người, đặc biệt là nam giới trở nên rất cấp thiết.
Bên cạnh đó, cũng cần khuyến khích người phụ nữ vươn lên để giải phóng mình, thực
hiện bình đẳng giới trong gia đình. Sự nghiệp giải phóng phụ nữ là sự nghiệp của
Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội, nhưng trước hết phải là sự nghiệp của chính bản
thân giới nữ. Muốn giải phóng mình, mỗi người phụ nữ cần phải chủ động, tích cực
không ngừng phấn đấu vươn lên trong lao động, học tập, nâng cao trình độ, văn hóa,
hiểu biết luật pháp, tri thức làm vợ, làm mẹ, làm người công dân tốt, biết cách làm
việc có hiệu quả, biết quản lý kinh tế gia đình, nuôi dạy con cái... Đó là những yêu cầu
thiết yếu khẳng định vai trò của phụ nữ trong gia đình, là những điều kiện tạo nên sự
bình đẳng giới trong gia đình của người phụ nữ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Văn bản quy phạm pháp luật


 Văn bản pháp lý trong nước
1. Hiến pháp 2013, ngày 28 tháng 11 năm 2013.
2. Bộ luật hình sự (Luật số 100/2015/QH13) ngày 27 tháng 11 năm 2015.
3. Bộ luật hình sự (Luật số 15/1999/QH10) ngày 21 tháng 12 năm 1999.
4. Luật hôn nhân gia đình (Luật số 52/2014/QH13) ngày 19 tháng 6 năm 2014.
5. Luật hôn nhân gia đình (Luật Số 22/2000/QH10) ngày 9 tháng 6 năm 2000.
6. Luật phòng chống bạo lực gia đình (Luật số 02/2007/QH12) ngày 21 tháng 11 năm
2007.
7. Luật bình đẳng giới (Luật số 73/2006/QH11) ngày 29 tháng 11 năm 2006.
8. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Luật số 25/2004/Q11) ngày 15 tháng 6
năm 2004.
9. Luật người cao tuổi (Luật số 39/2009/QH12) ngày 23 tháng 11 năm 2009.
10. Luật người khuyết tật (Luật số 51/2010/QH12) ngày 17 tháng 6 năm 2010.
11. Chỉ thị số 16 / CT-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 30/05/2008 về việc tổ chức
thực hiện Luật phòng chống BLGĐ.
12. Nghị định số 08/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật PC BLGĐ (04/02/09).
13. Nghị định số 110/2009/NĐ-CP của chính phủ ngày 10/12/2009 về xử phạt vi
phạm hành chính đối với BLGĐ.
14. Nghị định số 110/2009 / NĐ-CP của chính phủ ngày 10/12/2009 về xử phạt vi
phạm hành chính đối với BLGĐ.
15. Nghị định số 110/2009/NĐ-CP của chính phủ ngày 10/12/2009 về xử phạt vi
phạm hành chính đối với BLGĐ.
16. Quyết định số 629/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 29/05/2012 về Chiến
lược Quốc gia về Xây dựng Gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030.
17. Quyết định số 215/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 06/02/2014 về việc phê
duyệt Kế hoạch Hành động quốc gia phòng, chống bạo lực đến năm 2020.
18. Quyết định số 21/2016/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 17/05/2016 về Quy
chế phối hợp đa ngành về Phòng Chống BLGĐ.
 Văn bản pháp lý quốc tế
1. Công ước về Xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ
(CEDAW)năm 1979.
2. Công ước về quyền trẻ em (CRC) năm 1989.
3. Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007.
4. Bộ luật quốc tế về quyền con người (International Bill of Human Rights) (bao gồm
tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền (the Universal Declaration of Human Rights -
UDHR) và 2 công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa
là ICPPR và LCESCR).
5. Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người năm 1948.

6. Đạo Luật Bảo vệ Bạo Hành gia đình 2008 ở Úc bang Victoria.

7. Đạo luật lạm dụng gia đình 2021 ở Anh.

8. Luật Chống bạo hành đối với phụ nữ và trẻ em năm 2004.

9. Luật Nạn nhân Bạo lực Gia đình 2007 ở Thái Lan.
10. Luật Bình đẳng giới 2015 ở Thái Lan.
B. Tài liệu tham khảo
 Tiếng Việt
 Giáo trình
1. Trường Đại học Luật TP.HCM (2017), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt
Nam, Nxb. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt
Nam, Nxb Tư pháp.
 Sách tham khảo, ấn phẩm
1. Phụ nữ Liên Hợp Quốc (UN Women), Tiếp cận tư pháp hình sự của Phụ nữ bị bạo
lực ở Việt Nam 2018, tr 179.
2. Qũy dân số liên hợp quốc Việt Nam (UNFPA), Chấm dứt bạo lực giới trong gia
đình ở Việt Nam 2018, tr 7.
3. Lê Thị Hoàng Yến, Ninh Thị Hồng, Phạm Thị Kim Dung (2019), Ngăn chặn bạo
lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, Nxb Tài nguyên môi trường & Bản đồ Việt Nam, tr
3-9
4. Bộ lao động- Thương binh và Xã hội & Qũy dân sô Liên hợp quốc, Báo cáo rà soát
độc lập 10 năm thực hiện Luật Bình Đẳng Giới 2020, Hà Nội, tr 155.

 Tạp chí
1. Bùi Thị Mừng (2018), Bảo vệ quyền của nạn nhân bạo lực gia đình, tạp chí Luật
học, tr 43-50.
2. Bùi Thị Mừng (2021), Pháp luật một số nước Châu Á về bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân
bạo lực gia đình và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, tạp chí Tòa án nhân dân, số 1,
tr 44-48.
3.Việt Lê (2017), Bạo lực gia đình dưới góc nhìn của nam giới, tạp chí Lao động và
xã hội, số 562, tr 20 -216.
4. Lý Thị Minh Hằng (2013), Giáo dục ý thức phòng chống bạo lực gia đình đối với
phụ nữ cho thanh niên, tạp chí Giáo dục số 308, tr 23- 25.
5. Nguyễn Thị Vân & Nguyễn Thị Thắm (2017), Bạo lực gia đình – Một số nguyên
nhân và hậu quả, tạp chí Giáo dục số đặc biệt, tr 126 -128.
6. Bùi Thị Mừng (2018), Thực tiễn bảo vệ quyền của nạn nhân bạo lực gia đình, tạp
chí Dân Chủ và Pháp Luật, số 10, tr 60 -63.
7. Phạm Văn Lợi (2020), Một số tranh chấp phổ biến liên quan đến tình trạng pháp lý
của tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất từ thực tiễn giám đốc thẩm, tái thẩm tại
Tòa án nhân dân tối cao, tạp chí nghề Luật, số 09, tr 68-73.
8. Nguyễn Phương Nhung (2019), Cơ chế tiếp cận công lý ngoài cơ quan tư pháp của
nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đỉnh, Tạp chí Dân Chủ và Pháp luật, số 5, tr 3 -7.

 Tiếng Anh
 Tạp chí, bài báo khoa học
1. Kate Fitz-Gibbon and Sandra Walklate (2017), The Efficacy of Clare’s Law in
Domestic Violence Law Reform in England and Wales, tạp chí tội phạm học và tư
pháp hình sự, tr 6 -17.
2. Ales R. Piquero, Wesley G. Jeannings, Erin Jemison, Catherine Kaikine, Felicia
Marie Knaul (2021), Domestic violence during the COVID-19 pandemic - Evidence
from a systematic review and meta-analysis, tạp chí Tư pháp Hình sự, tr 3-8.
3. Janet Phillips & Penny Vandenbroek (2015), Domestic, family and sexual violence
in Australia: an overview of the issues, Resrearch paper series, tr 20-24.

 Luận văn
1. Susan Maidment (2008), The Law's Response to Marital Violence in England and
the U.S.A, Trường Đại học Cambridge, tr 403 -444.
2. Siobhán Mullally (2011), Domestic Violence Asylum Claims and Recent
Developments in international Human Rights Law: A Progress Narrative, Trường Đại
học Cambridge, tr 459 – 484.
 Các báo cáo
1. Senate Legal and Constitutional Affairs Legislation Committee (2021), Family Law
Amendment (Federal Family Violence Orders) Bill 2021, Australia, tr 9 -23.
2. The National Council to Reduce Violence against Women and their Children
(2009), Domestic violence laws in Australia, Australia, tr 181 – 211.
3.ABS, Recorded crimes—victims, Australia, ABS, Canberra, 2011, accessed 30 April
2014.
 Book
1. Heather Douglas (2017), National Domestic and Family Violence Bench Book,
Australasian Institue of Judicial Administration, tr 45 -60
 Website
1. WHO, Respect Women: Preventing violence against women,
https://www.unodc.org/documents/justice-and-prison-reform/WHO-RHR-18.19-
eng.pdf, 25/12/2021
2. Strengthening the Law on Domestic Abuse – A consultation,
https://assets.publishing.service.gov.uk/government/uploads/system/uploads/
attachment_data/file/344674/Strengthening_the_law_on_Domestic_Abuse_-
_A_Consultation_WEB.PDF, 25/12/2021.
3. Who, Violence against women,
https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/violence-against-women,
25/12/2021.
4. Yvette Cooper (2021), Domestic abuse victims assaults justice,
https://www.theguardian.com/commentisfree/2021/nov/19/law-uk-domestic-abuse-
victims-assaults-justice, 25/12/2021.
5. Domestic Abuse Protection Notices and Domestic Abuse Protection Orders Draft
statutory guidance for the police,
https://assets.publishing.service.gov.uk/government/uploads/system/uploads/
attachment_data/file/955459/
Draft_statutory_guidance_for_police_on_domestic_abuse_protection_notices_and_o
rders.pdf, 25/12/2021.

You might also like