You are on page 1of 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN


I. PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
1. Các biểu hiện của bạo lực học đường
Bạo lực học đường có nhiều biểu hiện như: đánh đập, ngược đãi, chê bai, lăng mạ, chửi bới,
đe dọa, khủng bố, cô lập, lan truyền những thông tin sai sự thật về người học,... xảy ra trong
cơ sở giáo dục.
2. Những việc bản thân em đã làm để phòng, chống bạo lực học đường.
Việc em có trách nhiệm trong việc phòng chống tệ nạn xã hội là:
- Chăm chỉ học tập, rèn luyện nâng cao nhận thức, bổ sung ki năng, xây dựng lối sống lành
mạnh.
- Tuân thủ và tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội.
-Phê phán tố cáo các hành vi vi phạm qui định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội.
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội. ở nhà trường và địa phương.
II. PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
3. Khái niệm tệ nạn xã hội và các loại tệ nạn xã hội phổ biến.
- Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật
mang tính phổ biến, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.
- Có nhiều loại tệ nạn xã hội như: ma túy, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan, nghiện rượu,
bia,...
4. Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội.
- Nguyên nhân: Do thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống; do lười lao động, ham chơi, đua đòi,
thích hưởng thụ; do ảnh hưởng của môi trường gia đình, môi trường xã hội tiêu cực;...
5. Hậu quả của tệ nạn xã hội.
Tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả tiêu cực về sức khỏe, tâm lý, tính mạng, kinh tế của bản
thân và gia đình; gây rối loạn trật tự xã hội; cản trở sự phát triển của đất nước;...
6. Nêu một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
Việc phòng, chống tệ nạn xã hội được Nhà nước ta quy định trong một số văn bản luật như
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật Phòng, chống ma túy năm
2021,... Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm tham gia dưới mọi hình thức vào các tệ nạn xã hội
ma túy, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan,... Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng,
chống tệ nạn xã hội sẽ bị xử lí theo nhiều hình thức như: cảnh báo, xử lí hành chính, phạt tù,
tử hình,... tùy thuộc vào mức độ và tính chất vi phạm.
7. Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống tệ nạn xã hội.
Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống tệ nạn xã hội:
- Chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, bổ sung kĩ năng, xây dựng lối sống giản
dị, lành mạnh.
- Tuân thủ và tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã
hội.
- Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở trường và địa phương.
III. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH
8. Khái niệm gia đình.
- Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc
quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của
Luật Hôn nhân và Gia đình.
9. Vai trò của gia đình.
- Gia đình có các vai trò cơ bản: duy trì nòi giống, kinh tế, tổ chức đời sống gia đình, nuôi
dưỡng, giáo dục con, cháu và góp phần phát triển xã hội.

You might also like