You are on page 1of 5

3.

Giải pháp, trách nhiệm phòng, chống các tội xâm phạm nhân
phẩm, danh dự của con người
3.1. Giải pháp
Là một bộ phận quan trọng trong phòng ngừa tội phạm, hệ thống các
biện pháp phòng ngừa tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm cũng được
xác định ở các mức độ: phòng ngừa chung (phòng ngừa xã hội) và phòng
chống riêng (chuyên môn).

3.1.1. Kinh tế - xã hội


Các địa phương huy động và lồng ghép các nguồn lực xã hội để đẩy
mạnh đầu tư ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng khó khăn, nhằm
giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, chế độ,
chính sách với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội và hộ nghèo.
Tăng cường mở các lớp đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao
động ở các địa phương, đặc biệt ưu tiên đối với đồng bào dân tộc thiểu số,
người dân ở vùng sâu, vùng xa.
3.1.2. Văn hoá - giáo dục

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về
tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm trong cộng đồng dân cư, xác định đây
là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục cần được triển khai sâu rộng với nhiều
hình thức, đa dạng, phong phú phù hợp với từng đối tượng, vùng miền và
địa phương.
Đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền phù hợp với từng
vùng, miền, từng đối tượng, coi trọng các biện pháp truyền thống như:
tuyên truyền miệng, in ấn tờ rơi, pa-nô, áp phích, tranh ảnh biếm họa, nhất
là tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh của các thôn, bản, khu phố,...
Tăng cường giáo dục của gia đình, Nhà nước và xã hội, trong đó gia
đình là hạt nhân của xã hội, có vai trò quan trọng trong việc hình thành
duy trì các giá trị truyền thống, nề nếp, lối sống, ứng xử đúng mực của các
cá nhân.
3.1.3. Tăng cường quản lý nhà nước về an ninh, trật tự xã hội ở
các địa phương

Phối hợp với các tổ chức đoàn thể tích cực vận động quần chúng tham
gia
phát hiện, tố giác tội phạm, chủ động hỗ trợ các lực lượng chức năng tấn
công trấn áp tội phạm.
Tăng cường các biện pháp liên quan đến hoạt động phát hiện và xử
lý hành vi phạm các tội xâm phạm nhân phẩm, nhân phẩm của con người.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu
quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là tại các địa
bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, các nhóm đối tượng có nguy
cơ phạm tội và nguy cơ bị xâm hại cao, gắn với phong trào xây dựng khu
dân cư văn hóa, không có tội phạm, tệ nạn xã hội và các chương trình phát
triển kinh tế - xã hội khác ở địa phương.
Nâng cao tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị
khởi tố; ba ngành Công an - Viện
Kiểm sát - Tòa án cần tăng cường công tác phối hợp trong điều tra, tuy tố,
xét xử và thi hành án đối với tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm,
đồng thời tổ chức xét xử lưu động các vụ án điểm phục vụ công tác phòng,
chống tội phạm này.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, khắc phục
sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý nhằm phòng, chống tội phạm và vi
phạm pháp luật, nhất là các lĩnh vự quản lý cư trú.
3.2. Trách nhiệm phòng chống tội phạm xâm phạm danh dự,
nhân phẩm trong nhà trường
Trong phòng chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm, nhà
trường cần:
Tuyên truyền giáo dục các chương
trình quốc gia phòng chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm để
cho sinh viên thấy được trách nhiệm của mình, của nhà trường trong đấu
tranh phòng chống tội phạm danh dự, tính mạng, từ đó tự giác tham gia.
Xây dựng môi trường học đường trong sạch, lành mạnh, không có
các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội và tội phạm, xây dựng quy định, quy
chế quản lý sinh viên chặt chẽ.
Tổ chức cho sinh viên tham gia kí kết không tham gia tệ nạn xã hội,
không có hành vi hoạt động phạm tội;
3.2.2. Trách nhiệm của sinh viên
Phòng chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người
khác là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Mỗi sinh viên cần có những hành động thiết thực:
Không ngừng học tập nâng cao kiến thức, ý thức pháp luật về phòng ngừa tội phạm xâm phạm
danh dự, nhân phẩm
Chấp hành nghiêm chỉnh những nội quy, quy định của nhà trường háp luật của nhà nước
về phòng chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm
Trực tiếp tham gia các hoạt động phòng ngừa tội phạm xâm phạm
danh dự, nhân phẩm người khác: tham gia vào các tổ chức thanh niên xung
kích phát hiện các hiện tượng tiêu cực có thể nảy sinh trong trường, lớp,
xã hội;

Kết luận:
Bảo vệ con người trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, bảo vệ
nhân phẩm, danh dự,… Mọi công dân Việt Nam đều có quyền được bảo
vệ danh dự, nhân phẩm của mình. Hiểu biết về những quy định về phòng
chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác chính là biện
pháp hữu hiệu bảo vệ danh dự, nhân phẩm của bản thân và xã hội khỏi sự
xâm hại đến từ các chủ thể khác.

You might also like