You are on page 1of 17

Nội dung Quỳnh Duyên câu 1:

VI PHẠM PHÁP LUẬT


- Vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm): Đây là loại vi phạm pháp luật
đặc biệt nghiêm trọng, mà người vi phạm thực hiện các hành vi đe dọa
đến an ninh, trật tự xã hội và sức khỏe của cộng đồng. Những tội phạm
này thường được quy định trong bộ luật hình sự và có thể dẫn đến trách
nhiệm hình sự, bao gồm việc bị truy cứu trước tòa án và phạt tù, phạt
tiền hoặc hình phạt khác.
- Vi phạm pháp luật hành chính: Đây là vi phạm những quy định, qui tắc
do nhà nước thiết lập để duy trì trật tự và quản lý xã hội. Không giống
như tội phạm, vi phạm hành chính thường không đe dọa đến an ninh và
trật tự nghiêm trọng. Trách nhiệm hình chính có thể bao gồm việc mức
phạt tiền, cảnh cáo, hoặc việc bồi thường thiệt hại.
- Vi phạm pháp luật dân sự: Đây là hành vi xâm phạm đến quan hệ dân
sự, chẳng hạn như quan hệ tài sản (chuyển đổi tài sản, quyền sở hữu,
quyền tác giả). Vi phạm này có thể dẫn đến trách nhiệm dân sự, mà
người vi phạm cần phải đền bù thiệt hại cho người bị hại hoặc thực hiện
các biện pháp khắc phục hậu quả.
- Vi phạm kỷ luật: Đây là vi phạm những qui định, qui tắc, và kỷ luật nội
bộ do các cơ quan, xí nghiệp, trường học thiết lập. Việc vi phạm kỷ luật
này không liên quan đến hình phạt theo luật pháp, nhưng có thể dẫn đến
các biện pháp kỷ luật nội bộ như cảnh cáo, kỷ luật hoặc sa thải.
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ
- Trách nhiệm hình sự: Trách nhiệm hình sự áp dụng cho những vi phạm
pháp luật nghiêm trọng, được quy định trong Bộ luật Hình sự. Khi người
phạm tội thực hiện các hành vi như giết người hoặc hiếp dâm, họ phải
chịu hình phạt hình sự, bao gồm án tù hoặc phạt tiền theo quy định của
luật. Trách nhiệm hình sự có mục tiêu bảo vệ an ninh, trật tự xã hội và
đảm bảo rằng người vi phạm chịu trừng phạt thích đáng.
Trách nhiệm hình sự bao gồm:
+ Phạt cảnh cáo, phạt tiền
+ Phạt cải tạo không giam giữ
+ Phạt tù có thời hạn, phạt tù chung thân
+ Tử hình
Ngoài ra còn có một số hình thức phạt bổ sung khác như cấm đảm
nhiệm chức vụ, làm những nghề nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước
một số quyền công dân; tước danh hiệu; tịch thu tài sản; phạt tiền khi
không áp dụng là phạt hành chính.
- Trách nhiệm hành chính: Trách nhiệm hành chính áp dụng cho vi phạm
những quy định hành chính do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thiết lập. Các cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan vi phạm các quy định như
không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, chở quá số người quy
định sẽ bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. Mục tiêu của trách
nhiệm hành chính là thúc đẩy tuân thủ quy tắc và quy định của nhà nước
trong các hoạt động hàng ngày.
Trách nhiệm pháp lý hành chính bao gồm: khiển trách, cảnh cáo, phạt
tiền, cách chức, buộc thôi việc…

- Trách nhiệm dân sự: Trách nhiệm dân sự áp dụng cho vi phạm pháp
luật liên quan đến quan hệ dân sự như quyền sở hữu tài sản, quyền tác
giả hoặc các quan hệ gia đình. Khi vi phạm xảy ra, các cá nhân, tổ chức
hoặc cơ quan phải chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại hoặc thực hiện các
biện pháp nhằm khôi phục tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi
phạm hay nói cách khác sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của Bộ
Luật dân sự. Trách nhiệm dân sự bao gồm:
+ Xin lỗi, cải chính công khai

+ Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự

+ Buộc bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm


- Trách nhiệm kỷ luật: Trách nhiệm kỷ luật là một hình thức trách nhiệm
áp dụng trong nội bộ của cơ quan, tổ chức hoặc doanh nghiệp. Khi người
nào đó vi phạm kỷ luật nội bộ, thủ trưởng cơ quan hoặc giám đốc doanh
nghiệp có thể áp dụng các biện pháp như cảnh cáo, cách chức hoặc cho
thôi việc để kỷ luật người vi phạm và duy trì trật tự, kỷ luật trong tổ
chức. Trách nhiệm kỷ luật nhấn mạnh sự tuân thủ và đạo đức nghề
nghiệp trong môi trường làm việc.
Nội dung Gia Hân câu 2:

Câu 2.Nêu những cách phòng chống vi phạm


pháp luật đối với học sinh:
I.Yếu tố gia đình
-Nguyên nhân: Người thân trong gia đình thường xuyên có hành động
bạo lực đòn roi, bạo lực về tinh thần khiến con cái có thể uất ức, dẫn đến
các hành vi bộc phát, tức thời, thiếu kiềm chế và khó kiểm soát.
-Giải pháp
+Cha mẹ cần phải sống tốt, sống lành mạnh và làm gương mẫu cho con
cái.
+Cha mẹ tuyệt đối không áp đặt suy nghĩ của mình vào suy nghĩ của con
cái mà chỉ nên làm công tác tư vấn và đưa ra lời khuyên cần thiết, đúng
lúc và chính đáng.
+Tuyệt đối không sử dụng các hành vi, hành động bạo lực, đòn roi và
cũng nguy hiểm không kém, đó là hành vi bạo lực về mặt tinh thần như
thường xuyên la mắng, chửi rủa con cái. người thân trong gia đình
thường xuyên có hành động bạo lực đòn roi, bạo lực về tinh thần khiến
con cái có thể uất ức, dẫn đến các hành vi bộc phát, tức thời, thiếu kiềm
chế và khó kiểm soát.
+ Gia đình phải bồi dưỡng, giáo dục cho người chưa thành niên nhận
thức đúng, có hành vi chuẩn mực và có kiến thức pháp luật.
+Gia đình nên giới thiệu các kiến thức pháp luật một cách có lựa chọn,
có hệ thống nhằm giúp cho các em hiểu được đâu là hành vi hợp pháp,
đâu là hành vi vi phạm pháp luật, biết mình nên làm gì và không nên làm
gì. Như vậy, sẽ hình thành cho các em ý thức tránh xa hành vi vi phạm
pháp luật và phạm tội sau này.

Hình ảnh nếu cần:


II.Về phía nhà trường:
-Nguyên Nhân: Học sinh học theo bạn bè xấu cùng trang lứa, chán nản,
bỏ học, lêu lổng, đua đòi ăn chơi...
-Giải pháp
+ Cần tăng cường hơn về giáo dục đạo đức, lối sống cho các em học
sinh thay vì đặt nặng vấn đề kiến thức.
+ Nhà trường cần tổ chức các biện pháp quản lý khoa học, chặt chẽ đối
với học sinh nếu vi phạm, tạo điều kiện cho các em chấp hành kỷ luật
với ý thức từ thấp đến cao, tạo thành ý thức tự giác cho các em ngay từ
khi còn nhỏ, giúp các em hình thành thói quen, chấp hành nghiêm nội
quy của nhà trường.
+ Bên cạnh đó, cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của các thầy, cô giáo
trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh. Hình ảnh của các thầy, cô giáo
có ảnh hưởng, tác động rất lớn đến sự hình thành nhân cách, trạng thái
tâm lý của học sinh.
+Tăng cường công tác tuyên tuyền, giáo dục pháp luật trong nhà trường
và phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa nhà trường với gia đình
trong việc trao đổi thông tin để cùng quản lý giáo dục các em phát triển
toàn diện.
+ Tổ chức tuyên truyền về phòng ngừa tội phạm và phòng chống hành vi
vi phạm pháp luật.

Hình ảnh nếu cần


III.Về phía xã hội
-Nguyên Nhân: Do môi trường xã hội làm ảnh hướng đến quá trình hình
thành, phát triển nhân cách (cách đối xử ở xóm, làng, khu phố; du nhập
văn hóa ngoài nước, nội dung xấu trên internet…) mà trẻ mới lớn rất dễ
học hỏi, làm theo.
-Giải pháp:

+Xây dựng và áp dụng pháp luật:


*ví dụ: Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 thì người từ đủ
14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các
Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173,
178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và
304 của Bộ luật Hình sự 2015
* Hệ thống tư pháp cho người chưa thành niên cần bảo đảm rằng, các
biện pháp tước tự do của người chưa thành niên như tạm giữ, tạm giam,
đưa vào trường giáo dưỡng và phạt tù có thời hạn là biện pháp cuối cùng
và chỉ áp dụng với những trẻ em phạm tội nghiêm trọng mang tính bạo
lực hoặc liên tục phạm các tội nghiêm trọng khác
+Phòng ngừa thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, đổi mới nội dung và
hình thức tuyên truyền, chú trọng tuyên truyền cá biệt; tiếp tục phát huy
hiệu quả hoạt động của các mô hình tại địa bàn cơ sở.
+ Công an thành phố/tỉnh tăng cường mở các đợt cao điểm tấn công,
trấn áp các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, loại bỏ dần các nguyên nhân,
điều kiện dẫn đến vi phạm pháp luật, làm sạch địa bàn, tạo môi trường
lành mạnh để thanh thiếu niên phát triển.
+ Phối hợp lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở điều trị nghiện bắt buộc và áp dụng triệt
để biện pháp quản lý, giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với số thanh
thiếu niên có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
+Đặc biệt là quản lý trên không gian mạng: Nhà nước cũng cần phải ban
hành và thực hiện các quy phạm pháp luật để quản lý chặt chẽ nhà
mạng, quản lý các hoạt động kinh doanh, giáo dục có liên quan đến đạo
đức, phải nhận thức và phát triển hình thành nhân cách của trẻ em thì
phải nghiêm cấm và xử lý kịp thời.
Hình ảnh nếu cần

You might also like