You are on page 1of 5

Họ và tên: Nguyễn Đức Kiên – MSSV: 462356

ĐỀ TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH
ĐỀ BÀI: Phân tích các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành
niên. Tại sao cần có nguyên tắc riêng khi xử phạt với nhóm chủ thể này?
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi, đây được coi là nhóm đối tượng chưa
phát triển hoàn toàn về thể chất và tinh thần. Do đó, các quy định về pháp luật nói chung
và các quy định về pháp luật hành chính nói riêng phải đảm bảo vừa xử lý rõ ràng, vừa
phải tôn trọng nhân phẩm phù hợp với lứa tuổi chưa thành niên và thúc đẩy họ tái hoà
nhập tốt với cộng đồng. Các quy định về pháp luật hành chính dành cho người chưa
thành niên mang tính đặc thù, chúng có những nguyên tắc riêng để xử phạt vi phạm hành
chính đối với lứa tuổi này.
NỘI DUNG
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN LÀ AI?
Theo quy định tại Điều 21 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì “ Người chưa thành niên là
người chưa đủ 18 tuổi”, ở độ tuổi này con người chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và
tinh thần, chưa có nhận thức đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành
niên. Do đó trong Luật Dân sự, Luật Hình sự cũng như Luật Xử lý vi phạm hành chính
đều dành ra các chương riêng để quy định về việc áp dụng pháp luật đối với người chưa
thành niên.
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH LÀ GÌ?
Xử phạt vi phạm hành chính nói chung là áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính
đối với cá nhân, tổ chức có hành vi trái pháp luật trong quản lý nhà nước. Quyết định xử
phạt do các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thực hiện theo pháp luật quy định.
Theo điều 5 Luật xử lý Vi phạm hành chính 2012, Xử phạt vi phạm hành chính với người
chưa thành niên là hoạt động áp dụng các hình thức xử phạt với người chưa thành niên từ
đủ 14 đến dưới 18 tuổi thực hiện vi phạm hành chính. “người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi chỉ bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý, người từ đủ 16 tuổi trở lên
bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra”
CÁC NGUYÊN TẮC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH
NGUYÊN TẮC XỬ PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
Khi xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, các cơ quan có thẩm quyền phải áp
dụng các nguyên tắc riêng quy định tại điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và
Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi bổ sung 2020, cụ thể là:
1. Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính chỉ được thực hiện trong trường
hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở
thành công dân có ích cho xã hội.
Trong quá trình xem xét xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, người có thẩm
quyền xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên.
Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chỉ được áp dụng khi xét thấy không có biện pháp
xử lý khác phù hợp hơn;
PHÂN TÍCH:
Bảo đảm lợi ích tốt nhất và chủ yếu giáo dục, giúp đỡ người chưa thành niên vi phạm
hành chính sửa chữa sai lầm tức là các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính phải tạo mọi điều kiện và áp dụng các biện pháp phi hình phạt đối với họ. Yêu cầu
của nguyên tắc này là giáo dục, giúp đỡ người chưa thành niên vi phạm sửa chữa sai lầm,
phát triển tốt và trở thành công dân có ích cho xã hội. Do đó, việc áp dụng hình phạt đối
với người chưa thành niên cũng phải thể hiện sao cho bảo giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm,
chứ không trừng trị quyết liệt.
2. Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính còn căn cứ vào khả năng nhận
thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm,
nguyên nhân và hoàn cảnh vi phạm để quyết định việc xử phạt hoặc áp dụng biện pháp
xử lý hành chính phù hợp;
PHÂN TÍCH:
Nguyên tắc trên cho biết, việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính căn cứ
vào khả năng nhận thức của họ. Nếu hạn chế hoặc mất khả năng này thì người chưa thành
niên không thể nhận thức được về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm,
do đó rơi vào tình trạng này thì người chưa thành niên không thể bị xử phạt.
Nội dung quan trọng của nguyên tắc này còn đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền xử phạt phải
xác định nguyên nhân và điều kiện khiến người chưa thành niên vi phạm hành chính. Lứa
tuổi chưa thành niên có khả năng nhận thức ít về tính chất nguy hiểm cho xã hội, ngay cả
khi đối với những người cùng độ tuổi, không phải người nào cũng có khả năng nhận thức
như nhau, người ở thành phố nhận thức khác người ở vùng sâu, vùng xa; người có trình
độ văn hóa cao nhận thức khác người có trình độ văn hóa thấp.
3. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên
vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành
chính.
Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng
hình thức phạt tiền.
Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức
tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; bị buộc phải nộp
một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân
sách nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này thì số tiền nộp vào ngân
sách nhà nước bằng 1/2 trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trường hợp
không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả
thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay;
PHÂN TÍCH:
Như vậy, pháp luật xử phạt vi phạm hành chính của nước ta đã thể hiện rõ tinh thần bảo
đảm quyền lợi tốt nhất của người chưa thành niên khi quy định trách nhiệm hành chính
của người chưa thành niên nhẹ hơn so với người thành niên. Theo quy định của Bộ luật
Lao động năm 2019, người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thường chưa
trực tiếp tham gia vào các quan hệ lao động nên chưa tạo lập được nguồn tài chính riêng.
Do đó, không áp dụng hình thức phạt tiền đối với nhóm người chưa thành niên ở lứa tuổi
này là hoàn toàn phù hợp. Còn đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18
tuổi thì có thể tham gia vào các quan hệ lao động, làm công ăn lương nên quy định hình
thức phạt tiền là khá hợp lý. 
“Trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc
phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay”. Mục đích chính của
việc thực hiện thay nghĩa vụ này là nhằm xác định trách nhiệm của cha mẹ hoặc người
giám hộ đối với con em mình. Nói cách khác, đây là hậu quả bất lợi mà cha mẹ hoặc
người giám hộ của người chưa thành niên phải gánh chịu vì đã không thực hiện nghĩa vụ
giáo dục, chăm sóc người chưa thành niên một cách đầy đủ, đúng mực. Trong trường hợp
này, nếu cha mẹ hoặc người giám hộ thực hiện nghĩa vụ nộp tiền phạt thay cho người
chưa thành niên thì quyết định xử phạt xem như được thi hành.
4. Trong quá trình xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, bí mật riêng tư của
người chưa thành niên phải được tôn trọng và bảo vệ;
PHÂN TÍCH:
Việc giữ bí mật cá nhân cho người chưa thành niên rất quan trọng, bởi họ đang ở tuổi
phát triển, cần tranh những mặc cảm về sự kỳ thị, xa lánh của bạn bè, nhà trường, gia
đình và xã hội khi biết về những hành vi mà họ đã thực hiện. Điều này giúp cho người
chưa thành niên sau khi bị áp dụng các thủ tục tố tụng, thậm chí thi hành án xong, quay
trở lại cộng đồng, được hòa nhập nhanh chóng và phát triển bình thường
5. Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính phải được xem xét áp dụng khi có đủ
các điều kiện quy định tại Chương II của Phần này. Việc áp dụng biện pháp thay thế xử
lý vi phạm hành chính không được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính.
PHÂN TÍCH:
Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là những biện pháp dựa vào chính đối
tượng, cộng đồng và gia đình của người chưa thành niên vi phạm. Vì vậy, thủ tục xem xét
áp dụng biện pháp và việc thi hành biện pháp thay thế không ghi nhận nhiều vai trò của
cơ quan, tổ chức, cá nhân nhân danh Nhà nước tham gia vào quy trình. Sự tham gia từ
phía Nhà nước vào quy trình thi hành biện pháp thay thế chỉ được thực hiện nếu trong
quá trình thi hành, người chưa thành niên tiếp tục vi phạm.Khi đó, người có thẩm quyền
ra quyết định áp dụng biện pháp thay thế quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp và
quyết định áp dụng biện pháp xứ lý hành chính theo quy định của Luật. Đây là cách tích
cực đảm bảo rằng cả người chưa thành niên và cha mẹ biết hành vi vi phạm của người
chưa thành niên là không chấp nhận được và sẽ phải chịu hậu quả nghiêm trọng hơn nếu
họ không thực hiện các biện pháp để cái thiện hành vi. Các biện pháp thay thế xử lý bao
gồm nhắc nhở, quản lý tại gia đình, giáo dục dựa vào cộng đồng.
Đối với biện pháp nhắc nhở, trong quá trình xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành
chính, người có thẩm quyền xét thấy nếu có đủ điều kiện theo quy định thì quyết định áp
dụng biện pháp nhắc nhở ngay bằng lời nói, ngay tại chỗ và không lập biên bản.
Đối với biện pháp giám sát tại gia đình: được xem là biện pháp hạn chế được sự kỳ thị
của cộng đồng đối với người chưa thành niên vi phạm, huy động được sự quan tâm của
gia đình và người thân trong việc hướng dẫn, giúp đỡ con em mình, san sẻ gánh nặng cho
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã
hội. Chủ tịch UBND cấp xã nếu xét thấy có đủ điều kiện theo quy định thì quyết định áp
dụng biện pháp giám sát tại gia đình. Sau khi Quyết định được ban hành, người có thẩm
quyền giao cho cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên để thực hiện. Sau
khi nhận được quyết định, người chưa thành niên phải cam kết bằng văn bản về việc tuân
thủ pháp luật, sửa chữa sai phạm, khắc phục hậu quả và gửi cho Chủ tịch UBND cấp xã.
Cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên có trách nhiệm giám sát, chỉ dẫn
họ thực hiện nội dung cam kết.
Đối với giáo dục dựa vào cộng đồng là biện pháp thay thế được áp dụng cho những người
từ đủ 12 - dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng quy định tại Bộ luật Hình sự mà có đủ các điều kiện, bao gồm: Có nơi cư trú ổn
định, đang theo học tại cơ sở giáo dục., Cha mẹ, người giám hộ cam kết bằng văn bản về
việc quản lý, giáo dục.
Dựa vào những điều kiện trên, Tòa án nhân dân sẽ quyết định có áp dụng biện pháp giáo
dục dựa vào cộng đồng đối với người vi phạm hay không. Nếu có thì thời hạn áp dụng là
từ 06 đến 24 tháng. Trong thời gian này, người chưa thành niên vẫn được phép đi học;
tham gia các chương trình học tập, dạy nghề khác; tham gia chương trình tham vấn, phát
triển kỹ năng sống tại cộng đồng.

You might also like