You are on page 1of 5

1.1.

Khái niệm chung về nguyên tắc nhân đạo trong Bộ luật Hình sự Việt
Nam.
- Nguyên tắc nhân đạo là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật xã hội chủ
nghĩa nói chung và pháp luật Việt nam nói riêng. Nguyên tắc này thể
hiện bản chất nhà nước của dân, do dân và vì dân, qua đó cũng thể hiện
tư tưởng pháp luật là vì dân của nhà nước ta.
- Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Dù có phạm tội thì
vẫn là công dân Việt Nam, vẫn là những thành viên của xã hội. Chính vì
vậy, khi xem xét hành vi phạm tội của họ, nhà nước luôn chú ý đến nhiều
khía cạnh như độ tuổi, tình trạng sức khỏe, tình trạng bản thân khi phạm
tội như mang thai, hoàn cảnh gia đình đang gặp khó khăn đặc biệt để
xác định mức hình phạt phù hợp, điều đó xuất phát từ đạo đức, truyền
đạo thống dân tộc Việt Nam và được thấm nhuần trong nguyên tắc nhân
đạo xã hội chủ nghĩa của Luật Hình sự Việt Nam.
- Như vậy, nhằm bảo đảm tính nhân đạo trong khi thi hành pháp luật và
bảo vệ quyền con người của công dân Việt Nam, thì song song với việc
ban hành pháp luật nhà nước cũng đặt ra những nguyên tắc nhân trong
bộ luật.
1.2. Nội dung của nguyên tắc nhân đạo trong Bộ luật Hình sự Việt Nam.
Nguyên tắc nhân đạo là một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Hình
sự Việt Nam. Nguyên tắc này được quy định tại Điều 2 Bộ luật Hình sự năm
2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, theo đó:
 Hình phạt chỉ được áp dụng trong trường hợp có tội phạm. Mọi người
đều bình đẳng trước pháp luật hình sự.
 Mọi biện pháp cưỡng chế, trừng trị của nhà nước đều phải theo quy
định của pháp luật và không được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ
quan, tổ chức.
1.2.1. Đặc điểm của nguyên tắc nhân đạo là nguyên tắc nhân đạo trong Bộ luật
Hình sự Việt Nam.
 Tính pháp lý: được quy định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam , là văn bản
quy phạm pháp luật cao nhất trong lĩnh vực hình sự.
 Tính bắt buộc: là nguyên tắc bắt buộc đối với tất cả các chủ thể áp dụng
pháp luật hình sự, từ cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp đến cơ quan
tư pháp
 Tính thống nhất: nguyên tắc nhân đạo được thể hiện trong Bộ luật Hình
sự, từ các quy định về tội phạm, hình phạt trách nhiệm hình sự đến các
quy định về thi hành án hình sự.
 Tính linh hoạt: nguyên tắc nhân đạo được vận dụng linh hoạt trong thực
tiễn áp dụng pháp luật hình sự, phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
1.2.2. Nội dung của nguyên tắc được thể hiện qua các quy định.
 Quy định về tội phạm: Bộ luật Hình sự chỉ quy định trách nhiệm hình sự
đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi. Đây là quy định thể hiện tính
nhân đạo của pháp luật hình sự, bởi vì nó chỉ trừng trị những hành vi gây
nguy hiểm cho xã hội, đồng thời loại trừ trách nhiệm hình sự đối với
những hành vi không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc do những người
không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện.
 Quy định về hình phạt: Bộ luật Hình sự quy đinh những hình phạt có tính
răn đe, giáo dục, người phạm tội, đồng thời đảm bảo tính nhân đạo đối
với người phạm tội. Cụ thể, Bộ luật Hình sự quy định các hình phạt
không xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản
của người phạm tội, như phạt tù có thời hạn, phạt tù chung thân, cấm
cố, quản chế, tước đi một số quyền công dân, phạt tiền, phạt cảnh cáo.
Ngoài ra, Bộ luật Hình sự cũng quy định các biện pháp miễn, giảm hình
phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, nhằm tạo điều kiện cho người
phạm tội sớm trở về cuộc sống bình thường.
 Quy định về trách nhiệm hình sự: Bộ luật Hình sự quy định các trường
hợp miễn trách nhiệm hình sự, nhằm đảm bảo tính nhân đạo đối với
những người phạm tội trong những trường hợp cụ thể, như người phạm
tội chưa thành niên, người phạm tội trong tình trạng tinh thần bị kích
động mạnh, người phạm tội vì cưỡng bức hoặc bị lệ thuộc vào người
khác, phạm tội do phòng vệ chính dáng, do bắt buộc cấp bách của tình
thế cấp thiết, do mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm người
phạm tội mất đi khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của bản
thân, do tự vệ chính đáng.
 Quy định về thi hành án hình sự: Bộ luật Hình sự quy định các quy định
thi hành án hình sự mang tính chất nhân đạo, như quy định về việc giảm
thời hạn thi hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện, tạm
đình chỉ chấp hành án phạt tù, xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù,
miễn chấp hành án phạt tù, xét miễn, giảm, tha hình phạt bổ sung.
1.2.3. Biểu hiện của nguyên tắc nhân đạo trong Bộ luật Hình sự.
1.2.3.1. Đối với người phạm tội.
- Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác
tội phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách
nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ
án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra;
- Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, thì có thể áp dụng hình
phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức, gia đình giám
sát, giáo dục;
- Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ
sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội;
nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì có thể được xét giảm
thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện;
- Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện để làm ăn, sinh
sống lương thiện, hòa nhập với cuộc sống cộng đồng khi có đủ điều kiện
do luật định thì được xóa án tích.
Lưu ý: Khi quyết định hình phạt, cơ quan xét xử chú ý đặc điểm nhân thân
người phạm tội như phụ nữ có tahi, người chưa thành niên, người già yếu,
bệnh tật, người đang trong thời kỳ nuôi con nhỏ, người có hoàn cảnh gia
đình đặc biệt khó khăn.
1.2.3.2. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
- Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan
có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải
quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động
ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.
Như vậy, nguyên tắc nhân đạo là nguyên tắc quan trọng trong pháp luật
hình sự nhăm đảm bảo tính nhân văn, bảo vệ quyền tối thiểu của con người
trong bất kì hoàn cảnh nào. Nguyên tắc này thể hiện bản chất Nhà nước của
dân, do dân, vì dân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thể
hiện tư tưởng vì con người của định hướng đi lên nhà nước xã hội chủ
nghĩa.
1.2.3.3. Biểu hiện trong thi hành án hình sự.
- Thể hiện trong việc phap luật nghiêm cấm các hành vi gây xâm hại đến
quyền tối thiểu về con người như đày đọa, hành hạ về thân thể, xúc
phạm đến danh dự và nhân phẩm của người phạm tội đang chấp hành
án phạt tù.
- Trong việc áp dụng các biện pháp thi hành án hình sự, sự nhân đạo đươc
hiểu là các cơ quan, chủ thể có thẩm quyền phải tôn trọng những đối
tượng đang chấp hành án, bảo vệ những quyền lợi, lợi ích chính đáng
của các đối tượng này. Nếu trong khi chấp hành án phạt những người
phạm tội có thái đọ bất hợp tác, không có thiện chí, khi đó, chủ thể thi
hành án buộc phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế, tuy không mong
muốn nhưng cần thiết thì chủ thể thi hành án phải chú ý đến biện pháp
áp dụng sao cho qua đó thể hiện sự nhân danh công lí và vì công lí chứ
không phải xuất phát từ mong muốn chủ quan của chủ thể thi hành án vì
các mục đích không đúng đắn khác.
- Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, các cơ quan chủ thể thi
hành án phải chú ý đến mục đích đạt được với biện pháp áp dụng, cũng
như phải suy xét đến những trường hợp phát sinh không mong muốn và
thái độ xử sự sao cho phù hợp.
- Nguyên tắc nhân đạo cũng thể hiện qua quy chế miễn, giảm, hoặc tạm
đình chỉ thi hành ăn ở, học tập, lao động trong thơi gian thi hành án phạt
tù, để hình thành thói quen sinh hoạt cộng đồng, ý thức tôn trọng cộng
đồng, ý thức tuân thủ và phục tùng pháp luật của người chấp hành án
phạt, cũng như tránh việc mặc cảm, tự ti hoặc các thái độ chống đối, thù
địch cộng đồng, tách biệt khỏi cộng đồng... của những người này, để sau
khi hết thời hạn chấp hành án phạt giúp họ dễ dàng tái hòa nhập với
cuộc sống cộng đồng.
- Đối với những người chưa thành niên: “Thi hành án đối với người chưa
thành niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát
triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội”.
1.3. Mục đích của nguyên tắc nhân đạo trong Bộ luật Hình sự Việt Nam.
- Mục đích của nguyên tắc nhân đạo là nhằm bảo đảm những quyền lợi
tối thiểu, bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe,
danh dự và nhân phẩm của mọi công dân Việt Nam.
1.4. Ý nghĩa của nguyên tắc nhân đạo trong Bộ luật Hình sự Việt Nam.
- Nhằm tạo cơ hội cho những phạm nhân tích cực cải tạo tốt trong quá
trình chấp hành án tại các cơ sở giam giữ được sớm trở về với gia đình
và xã hội, đồng thời tiếp tục chứng tỏ sự cải tạo của mình trong môi
trường xã hội bình thường, có sự giám sát của chính quyền địa phương
và của gia đình. Quy định này góp phần thực hiện chủ trương của Đảng
về giáo dục, cải tạo người phạm tội, xóa bỏ dần những định kiến của xã
hội đối với những người đã từng vi phạm pháp luật trong quá khứ nhưng
cải tạo tốt, thể hiện quyết tâm “hướng thiện”.
-

You might also like