You are on page 1of 11

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI VKS

Câu 1: Phân tích điều 3BLHS

1. Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý
nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật
Phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, coong minh theo đúng pháp luật mọi
hành vi phạm tội có một ý nghĩa không chỉ trong việc đấu tranh chống tội
phạm mà còn có ý nghĩa phòng ngừa tội phạm.
Thực tế cho thấy nhiều trường hợp do phát hiện kịp thời hành vi phạm tội
nên đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại do tội phạm gây ra. Ví dụ:
Nếu chúng ta phát hiện kịp thời một số người đang có hành vi chuẩn bị phạm
tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” sẽ ngăn chặn được tác hại
do hành vi phạm tội gây ra. Phát hiện kịp thời hành vi phạm tội còn có ý
nghĩa tuyên truyền, giáo dục cho mọi công dân công tác phòng ngừa tội
phạm, cảnh báo những ai có ý định thực hiện tội phạm hãy từ bỏ ý định
phạm tội nếu không sẽ bị trừng trị. Phát hiện kịp thời tội phạm còn có tác
dụng chống mọi hoài nghi không đáng có vào tình hình an ninh và trật
tự an toàn xã hội, mọi người yên tâm lao động sản xuất, tin tưởng vào chế
độ, vào Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan Nhà nước, các tổ chức và mọi công dân
có nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm bằng cách phát hiện kịp thời, tố giác
hành vi phạm tội với các cơ quan có trách nhiệm, đặc biệt nguyên tắc này
yêu cầu các cơ quan tố tụng phải có trách nhiệm phát hiện kịp thời, xử lý
nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật mọi hành vi phạm tội.
2. Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới
tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị pháp luật.
Nguyên tắc này thể hiện tính côg bằng trong việc xử lý người phạm tội. Sự
bình đẳng trong nguyên tắc này là sự bình đẳng trong việc vận dụnh các dấu
hiệu CTTP đối với một Hfnh vi phạm tội, đối với hình phạt cũng như các
biện pháp tư pháp khác về người phạm tội, chống nững biểu hiện phân biệt
đối xử giữa những người phạm tội có địa vị khác nhau.
Nguyên tắc này không chỉ là nguyên tắc của BLHS khi xử lý hành vi phạm
tội, mà còn là nguyên tắc đối với các đạo luật khác; không chỉ các cơ quan
tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng mà đối với toàn xã hội, cần phải có
thái độ công bằng đối với người phạm tội dù họ là ai. Khi khẳng định nguyên
tắc “mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật”, nhưng không phải
vì thế mà cho rằng không có sự phân hóa “nghiêm trị ai, khoan hồng đối với
ai” và điều này càng thể hiện nội dung của khái niệm “bình đẳng, công bằng”
không đồng nhất với khái niệm “bình quân, cào bằng”.
3. Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ,
tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội.
Nguyên tắc này được tách từ nguyên tắc thứ 2 của BLHS năm 1999. Việc
tách nguyên tắc này ra thành một nguyên tắc độc lập là bảo đảm chính xác
không chỉ về nội dung mà còn về kỹ thuật lập pháp.
Nội dung của nguyên tắc thể hiện rõ thái độ của Nhà nước ta đối với
những đối tượng cần phải nghiêm trị, được liệt kê. Đó là: Người phạm
tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh,
côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội.
Việc quán triệt nội dung nguyên tắc này trong thực tế đấu tranh phòng,
chống tội phạm nói chung, các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện tương đối
tốt. Tuy nhiên, đối với người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội, nhất
là đối với người phạm tội tham nhũng thì nguyên tắc này chưa được thực
hiện nghiêm túc. Cũng chính vì vậy mà trong nhiều báo cáo về tham nhũng
của Nhà nước cũng như của các cơ quan chức năng thường đánh giá là công
tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu hoặc chưa được
như mong muốn.
4. Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đọan xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất
chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Khoan hồng đối với
người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công
chuộc tội, tích cực phối hợp với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện
tội phạm, hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa
chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra.
Nội dung của nguyên tắc này nói nên tính chất nguy hiểm của hành vi phạm
tội, quy mô của việc thực hiện tội phạm có đồng phạm và hậu quả do hành vi
thực hiện tội phạm gây ra cho xã hội, chứ không phải đối với người phạm
tội.
Cùng với việc quy định nghiêm trị đối với những trường hợp phạm tội nguy
hiểm thì BLHS cũng đề ra chủ trương khoan hồng đối với người tự thú, đầu
thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực
hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong
quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi
thường thiệt hại gây ra nhằm làm giảm bớt tác hại của tội phạm, đồng thời có
tác dụng phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, lập lại trật tự kỷ cương xã
hội.
Các nguyên tắc trên là nguyên tắc phân hóa tội phạm, không chỉ có tác dụng
đấu tranh chống tội phạm mà còn có tác dụng to lớn trong việc phòng ngừa
tội phạm. Việc quy định nghiêm trị ai, loại hành vi nào, không phải chỉ để áp
dụng hình phạt thật nặng đối với họ mà chủ yếu có tính chất răn đe, phòng
ngừa, cảnh báo cho mọi người biết nếu cố tình phạm tội thuộc các trường
hợp trên thì sẽ bị nghiêm trị.
5. Đối với người phạm tội ít nghiệm trọng thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn
hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục.
Đây là nguyên tắc được cụ thể hóa từ nguyên tắc khoan hồng, nhưng chỉ đối
với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng và cũng chỉ có Tòa án áp dụng,
vì chỉ có Tòa án mới được quyết định hình phạt. Đây là nguyên tắc quyết
định hình phạt nhưng không vì thế mà cho rằng Cơ quan điều tra và Viện
kiểm sát không cần quan tâm đến nguyên tắc này, vì quán triệt nguyên tắc
này sẽ giúp cho Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát ngay từ khi khởi tố bị can,
nếu không thật cần thiết thì không nên áp dụng biện pháp tạm giam đối với
người phạm tội.
Nguyên tắc không áp dụng hình phạt tù đối với người lần đầu phạm tội ít
nghiêm trọng còn là cơ sở quy định các chế định khác về quyết định hình
phạt như: Căn cứ quyết định hình phạt; quyết định hình phạt nhẹ hơn quy
định của BLHS; án treo…
Nguyên tắc nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, phân hóa tội phạm là nguyên
tắc xuyên suốt trong quá trình áp dụng BLHS, là chính sách hình sự của Nhà
nước đối với tội phạm. Trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử, các cơ
quan tiến hành tố tụng phải luôn luôn quán triệt nguyên tắc này để xử lý tội
phạm. Nguyên tắc này còn là cơ sở để quy định các chế định, các quy định
khác về tội phạm và hình phạt trong cả Phần thứ nhất và Phần thứ hai của
BLHS. Quán triệt và thực hiện đúng nguyên tắc này còn là cơ sở để thực
hiện các nguyên tắc khác.
6. Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở
giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ
có đủ điều kiện do BLHS quy định thì có thể được xét giảm thời hạn chấp
hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện.
Đây là nguyên tắc nhân đạo đối với người đã bị kết án và bị phạt tù giam;
cũng là nguyên tắc cơ bản mà không phải quốc gia nào cũng quy định. Ở
nước ta, người bị phạt tù tuy bị hạn chế quyền tự do, nhưng họ được lao
động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có nhiều tiến bộ
thì được xét giảm việc chấp hành hình phạt tù.
7. Người đã chấp hành xong án phạt tù thì ssywojc tạo điều kiệm làm ăn sinh
sống lương thiện, hoà nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định
thì được xoá án tích.
Đây là nguyên tắc nhân đạo đối với người bị kết án, họ không bị xã hội thành
kiến với tội lỗi mà họ đã phạm. Sau khi người phạm tội đã chấp hành xong
hình phạt, họ được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương
thiện, hòa nhập với cộng đồng. Các cơ quan, tổ chức phải có trách nhiệm tạo
điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng đối với
người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt. Tuy nhiên, để nguyên tắc đi
vào cuộc sống thì trước hết các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và các
doanh nghiệp phải thật sự loại bỏ tư tưởng kỳ thị đối với người bị kết án.
Nhà nước cần phải có chính sách khuyến khích đối với các đơn vị, các tổ
chức kinh tế nhận người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt tù vào đơn vị,
doanh nghiệp mình làm việc.
Chế định xóa án tích cũng là một nguyên tắc không chỉ xóa đi mặc cảm của
xã hội đối với người bị kết án mà còn để chính bản thân người bị kết án cũng
xóa đi mặc cảm đối với chính họ. Nguyên tắc này còn là cơ sở để quy định
chế định xóa án tích trong BLHS.

Câu 2: Phân tích nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của viện kiểm sát trong hoạt
động tranh luận, xét hỏi

Trong hoạt động xét hỏi:

1. Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa, Kiểm sát viên bắt
buộc phải tham gia xét hỏi. Trước khi tham gia phiên tòa, Kiểm sát viên phải
chuẩn bị đề cương xét hỏi, dự kiến các vấn đề cần làm sáng tỏ, những vấn đề
mà người bào chữa quan tâm, dự kiến các tình huống khác có thể phát sinh tại
phiên tòa để tham gia xét hỏi nhằm xác định sự thật của vụ án và các tình tiết
khác có liên quan đến việc định tội và đề nghị mức hình phạt. Chú ý các mâu
thuẫn để có phương pháp xét hỏi giải quyết các mâu thuẫn và bác bỏ những lời chối
tội không có cơ sở, chuẩn bị các câu hỏi để làm rõ vấn đề mà người bào chữa quan
tâm.

Đề cương xét hỏi được xây dựng theo Mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và
lưu hồ sơ kiểm sát.

2. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên theo dõi, ghi chép đầy đủ nội dung xét hỏi của
Hội đồng xét xử, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác và ý kiến trả
lời của người được xét hỏi, chủ động tham gia xét hỏi theo sự điều hành của chủ
tọa phiên tòa để xác định sự thật khách quan của vụ án, làm sáng tỏ hành vi phạm
tội, tội danh, vai trò, vị trí của từng bị cáo, trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng,
biện pháp tư pháp.

3. Khi có người tham gia tố tụng xuất trình chứng cứ, tài liệu, đồ vật mới tại phiên
tòa, Kiểm sát viên cần kiểm tra và xét hỏi về nguồn gốc, nội dung chứng cứ, tài
liệu, đồ vật đó để kết luận về tính hợp pháp và tính có căn cứ của chứng cứ, tài liệu,
đồ vật.

Trường hợp chưa đủ căn cứ kết luận mà chứng cứ, tài liệu, đồ vật mới đó có thể
làm thay đổi nội dung, bản chất vụ án thì Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử
hoãn phiên tòa để xác minh.

4. Khi xét hỏi, Kiểm sát viên phải đặt câu hỏi khách quan, rõ ràng, dễ hiểu, tránh
giải thích, kết luận ngay.

Trong hoạt động tranh luận:

1. Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa, Kiểm sát viên bắt
buộc phải tranh luận.
Kiểm sát viên dự kiến những vấn đề cần tranh luận tại phiên tòa. Đề cương tranh
luận được dự thảo theo Mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và lưu hồ sơ kiểm
sát.

Tại phiên tòa, Kiểm sát viên phải ghi chép đầy đủ ý kiến của những người tham gia
tố tụng để chuẩn bị tranh luận. Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật
và lập luận để đối đáp đến cùng đối với từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa,
người tham gia tố tụng khác.

Nếu vụ án có nhiều người bào chữa cho bị cáo hoặc những người tham gia tố tụng
khác có cùng ý kiến về một nội dung thì Kiểm sát viên tổng hợp lại để đối đáp
chung cho các ý kiến đó.

2. Trường hợp chủ tọa phiên tòa đề nghị Kiểm sát viên đáp lại những ý kiến có liên
quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác chưa
được tranh luận thì Kiểm sát viên thực hiện theo đề nghị của chủ tọa phiên tòa, nếu
đã tranh luận một phần thì Kiểm sát viên tranh luận bổ sung cho đầy đủ, không lặp
lại những nội dung đã tranh luận trước.

3. Trường hợp cần xem xét thêm chứng cứ, Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc
xét hỏi thì sau khi xét hỏi xong Kiểm sát viên phải tiếp tục tranh luận như quy định
tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Khi tranh luận, Kiểm sát viên phải bình tĩnh, khách quan và tôn trọng ý kiến của
những người tham gia tố tụng, ghi nhận ý kiến đúng đắn và bác bỏ những ý kiến,
đề nghị không có căn cứ pháp luật.

5. Đối với vụ án phức tạp, có nhiều Kiểm sát viên tham gia phiên tòa thì lãnh đạo
Viện kiểm sát phải phân công cụ thể cho từng Kiểm sát viên chuẩn bị các nội dung,
chứng cứ, lập luận để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa.
Câu 3: Phân tích các nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo BLDS

- Nguyên tắc chung là thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Bồi
thường toàn bộ thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra là nguyên tắc công bằng,
hợp lý phù hợp với mục đích cũng như chức năng phục hồi của chế định pháp luật
này. Bồi thường kịp thời cho người bị thiệt hại nhằm khắc phục tình trạng tài sản
của người bị thiệt hại, tạo điều kiện cho họ khắc phục tình trạng tài sản khi bị thiệt
hại. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng khi thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của cá
nhân bị xâm hại. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi
thường bằng tiền.

- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường
nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của
mình.

- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên
gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác
thay đổi mức bồi thường.

- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần
thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do
không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho
chính mình.

Câu 4: Nêu và phân tích quy định trả lại đơn khởi kiện và hậu quả của việc trả lại
đơn khởi kiện theo quy định của BLTTDS 2015

Theo Điều 192, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định những trường hợp sau
thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện:
Thứ nhất, người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực
hành vi tố tụng dân sự. Theo Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 những người được
quy định tại Điều 186 và Điều 187 là những người có quyền khởi kiện vụ án dân
sự. Năng lực hành vi tố tụng dân sự được quy định tại Điều 69, Bộ luật tố tụng dân
sự năm 2015.

Thứ hai, chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật. Chưa có đủ
điều kiện khởi kiện là trường hợp pháp luật có quy định về các điều kiện khởi kiện
nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều
kiện đó;

Thứ ba, sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi
nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi
người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc
vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất
cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy
định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;

Thứ tư, hết thời hạn mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án
phí cho Tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp
tiền tạm ứng án phí hoặc có trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng. Theo quy
định tại khoản 2 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì “Thẩm phán dự
tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp
tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của
Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án
phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí”.
Thứ năm, vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Thẩm quyền
giải quyết của Tòa án được quy định tại Điều 26, 28, 30, 32, 34, 35, 36, 37, 38, 39,
40 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

Thứ sáu, người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu
của Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 193 của Bộ luật này. Trường hợp trong
đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người
bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn
định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho
cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người
khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối
với người khởi kiện thì Thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người
bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ
lý, giải quyết theo thủ tục chung. Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện
không ghi đầy đủ, cụ thể hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ của người bị kiện, người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà không sửa chữa, bổ sung theo yêu cầu của
Thẩm phán thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện;

Thứ bảy, người khởi kiện rút đơn khởi kiện. Khi trả lại đơn khởi kiện và tài liệu,
chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, Thẩm phán phải có văn bản nêu rõ lý do
trả lại đơn khởi kiện, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Đơn khởi kiện và
tài liệu, chứng cứ mà Thẩm phán trả lại cho người khởi kiện phải được sao chụp và
lưu tại Tòa án để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.

Hậu quả trả lại đơn khởi kiện theo Bộ luật dân sự năm 2015.

Theo khoản 3, Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì đương sự có quyền
nộp lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau:

Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;


Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi
thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di
sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn,
đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án
chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;

Đã có đủ điều kiện khởi kiện;

Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật: là các trường hợp trong Bộ luật
tố tụng dân sự chưa quy định nhưng đã được quy định trong các văn bản quy phạm
pháp luật khác hoặc sau khi Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực thi hành mới được
quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó hoặc trong
các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

VKS kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, KSV thực hiện hai kỹ năng cơ bản đó là:
Kiểm sát căn cứ tra lại đơn khở kiện và tham gia phiên họp giải quyết khiếu nại,
kháng nghị về viẹc trả lại đơn khởi kiện.

Để xác định được việc trả lại đơn khởi kiện của toà án có đúng quy định của pháp
luật không, ngoài văn bản trả lại đơn khởi kiện, KSV phải nghiên cứu đơn khởi
kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo đơn.

You might also like