You are on page 1of 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động tái hòa nhập cộng đồng cho người chưa thành niên phạm tội
chấp hành xong án phạt tù là nhu cầu cấp thiết và chính đáng của tất cả
những người phạm tội để họ quay trở lại cuộc sống xã hội từ cơ sở giam giữ.
Đây là một quy trình nhằm giúp người chưa thành niên phạm tội được bình
thường hóa các quan hệ xã hội ở gia đình, nơi cư trú, tạo điều kiện cho họ
thích ứng nhanh hơn với xã hội, xây dựng lại một cuộc sống bình thường,
đồng thời giáo dục họ trở thành một công dân có ích cho xã hội, góp phần
quan trọng trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm và ngăn ngừa
tình trạng tái phạm.

Theo Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 15/6/2020 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Luật thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng đã
cho thấy trách nhiệm tái hòa nhập cộng đồng là nhiệm vụ của nhiều cơ quan,
tổ chức từ trung ương đến địa phương, các tổ chức xã hội, cộng đồng và chính
bản thân của những người phạm tội, nêu cao tinh thần nhân đạo nhà nước.
Ngoài ra Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2023 của Thủ
tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù được
ban hành là bước ngoặt lớn về chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho người chấp
hành xong án phạt tù tiếp cận với vốn vay ưu đãi để học nghề, sản xuất kinh
doanh, tạo lập cuộc sống, đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác
xã, cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng lao động là người chấp hành xong án
phạt tù, thể hiện sự quan tâm của nhà nước và nâng cao chất lượng đời sống
của họ.

Tuy nhiên thực tiễn cho thấy tình hình tội phạm do người chưa thành
niên phạm tội ngày càng trẻ hóa, phức tạp và tình trạng tội phạm sau khi ra
tù lại tái phạm có nguy cơ tăng cao. Việc một người chưa thành niên bị kết án
và cách ly với xã hội trong một thời gian dài đã làm cho họ hạn chế các chức
năng xã hội, dần tạo ra khoảng cách lớn với quan hệ gia đình, bạn bè, xã hội,
xuất hiện các định kiến không tốt về họ, thậm chí có thể bị lạc hậu so với sự
phát triển thay đổi hàng ngày của xã hội, điều này đã tạo nên một áp lực tâm
lý không hề nhỏ cho người chưa thành niên. Trên thực tế, người chưa thành
niên sau khi chấp hành xong án phạt tù không thể hoặc chỉ có thể hòa nhập
được một phần vào đời sống xã hội, họ không biết bắt đầu từ đâu, từ như thế
nào, việc khôi phục các chức năng xã hội với họ là một việc rất khó khăn, từ
đó một vòng lặp lại xuất hiện: việc học dang dở, không có nghề nghiệp ổn
định, bạn bè xã hội xa lánh, dị nghị, gia đình không quan tâm,... khiến lối sống
trở nên buông thả, bất cần và có thể quay lại con đường phạm pháp. Ngoài ra
công tác tái hòa nhập xã hội cho người chưa thành niên phạm tội dù đã được
Đảng và nhà nước quan tâm, ban hành nhiều chính sách, quy định để giúp đỡ
họ tái hòa nhập với cộng đồng nhưng kết quả thực thi vẫn cho thấy chưa khả
quan, chưa phát huy hết vai trò trong quá trình bình ổn tâm lý, giáo dục, cảm
hóa và dạy nghề để họ trở thành người có ích cho xã hội, chưa nhận được sự
quan tâm của cộng đồng.

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua, người chưa thành
niên phạm tội có số lượng ngày càng gia tăng, sau khi chấp hành xong án phạt
tù đã có nhiều trường hợp tái phạm gây nguy hiểm cho xã hội. Dù đã nhận
được nhiều sự quan tâm của các cấp ngành chính quyền địa phương nhưng
họ không thể tái hòa nhập với xã hội như trước đã gây ra nhiều hệ lụy nguy
hiểm. Những đối tượng này chưa có công việc ổn định, thường tụ tập bè phái
đã gây nguy hại đến an ninh trật tự, sự phát triển trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế. Từ đó chúng tôi đã chọn đề tài "Nghiên cứu hoạt động tái hòa
nhập cộng đồng cho người chưa thành niên chấp hành xong án phạt tù ở
Thừa Thiên Huế hiện nay" bởi nhận thấy đây là vấn đề hết sức cấp thiết cần
có biện pháp thực tiễn kịp thời, nhằm nâng cao đẩy mạnh công tác tái hòa
nhập cộng động. Qua đó chúng tôi muốn đóng góp những giải pháp để nâng
cao nhận thức chung cũng như hoạt động công tác liên quan đến hoạt động tái
hòa nhập cộng đồng cho người chưa thành niên trên địa bàn Thừa Thiên Huế,
mở ra nhiều cơ hội để họ làm lại cuộc đời, cũng như tuyên truyền cho cộng
đồng để họ cùng quan tâm, nhận thức được tầm quan trọng. Đây cũng chính
là biện pháp ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm và nâng cao chất lượng đời sống để
không ai bị bỏ lại.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1. Công trình ở trên thế giới

1. A first look at the reentry experiences of juvenile lifers released in Philadelphia


(Tạm dịch: Cái nhìn đầu tiên về trải nghiệm tái hòa nhập của những tù nhân vị
thành niên được công bố ở Philadelphia), của nhóm tác giả: Psychology, Public
Policy, and Law Vol. 28, Iss. 3, (2022). Nhóm tác giả đánh giá dựa vào năm 2012,
khi mà Tòa án Tối cao Hoa Kỳ bãi bỏ các bản án bắt buộc chung thân không ân xá
đối với những người phạm tội giết người khi còn vị thành niên, hơn 2.000 cá nhân
trên khắp Hoa Kỳ đang thụ án. Đến nay, hơn 800 người chưa thành niên đã được
thả. Để hiểu rõ hơn về kinh nghiệm và nhu cầu của dân số này, họ đã khảo sát 112
người sống vị thành niên ở Philadelphia về trải nghiệm đầu đời của họ, thời gian bị
giam giữ và kinh nghiệm thả và tái nhập cảnh của họ.

https://www.proquest.com/scholarly-journals/first-look-at-reentry-experiences-
juvenile-lifers/docview/2642454071/se-2

2. Juvenile Community Corrections in China: the Quest for a Restorative


Approach (Tạm dịch: Cải tạo cộng đồng vị thành niên ở Trung Quốc: Tìm kiếm
phương pháp phục hồi) của tác giả Dennis SW Wong và Cindy SY Fung. Đăng
trên tạp chí Tội phạm học Châu Á ngày 4 tháng 10 năm 2022. Bài viết này nhấn
mạnh sự phát triển của các chương trình cải tạo cộng đồng đối với tội phạm vị
thành niên ở Trung Quốc. và nhìn lại sự phát triển của nó trong hai thập kỷ qua,
các chương trình cải tạo cộng đồng hiện tại ở Trung Quốc không có tác dụng phục
hồi trong việc tạo điều kiện cho người phạm tội tái hòa nhập cộng đồng một cách
hiệu quả. Về vấn đề này, bài viết ủng hộ mô hình phục hồi cộng đồng trẻ vị thành
niên nhằm thúc đẩy vốn xã hội và tích cực thu hút sự tham gia của tất cả các bên
liên quan vào việc đáp ứng các mục tiêu cải huấn khác nhau về bồi thường nạn
nhân, đảm nhận trách nhiệm giải trình, xây dựng năng lực và duy trì sự an toàn của
cộng đồng. Với đà cải cách tư pháp hình sự gần đây cùng với chính sách mở cửa
tiếp tục ở Trung Quốc, người ta hy vọng rằng chính phủ Trung Quốc có thể sẵn
sàng hơn trong việc đưa ra các ý tưởng phục hồi để người phạm tội tái hòa nhập
trong tương lai.

https://www.semanticscholar.org/paper/Juvenile-Community-Correctionsin-China
%3A-the-Quest-WongFung/6c2c69d3f22fa1c3db7806db8413cbcedb136138\

3. Stakeholder awareness of reintegration practices for incarcerated youth: A


cross-national comparison (Tạm dịch: Nhận thức của các bên liên quan về thực
hành tái hòa nhập cho thanh niên bị giam giữ: So sánh xuyên quốc gia) của nhóm
tác giả: Sue O'Neill, Sarup R. Mathur, Therese M. Cumming, Heather Griller
Clark, Iva Strnadová. Xuất bản ngày 03/03/2020. Nghiên cứu này đưa ra sự so
sánh xuyên quốc gia về nhận thức của các bên liên quan trong việc thực hiện các
chính sách và thực tiễn tái hòa nhập đối với thanh thiếu niên bị giam giữ của các
cơ quan tư pháp vị thành niên.
https://www.semanticscholar.org/paper/Stakeholderawarenessofreintegratioces-A-
O%E2%80%99Neill-Mathur/79c9fde4e456c17317516e86a72f385b4e483c49

4. Community Reintegration for Young Offenders in the United States of America


(Tạm dịch: Tái hòa nhập cộng đồng dành cho phạm nhân trẻ tuổi ở Hoa Kỳ) của
tác giả: Deanne Unruh, Joël Gagnon , Caroline Magee (2018). Nghiên cứu cho
thấy số lượng trẻ vị thành niên bị giam giữ ở Hoa Kỳ đã giảm đáng kể trong thập
kỷ qua và điều này dẫn đến nhu cầu phát triển thêm các dịch vụ cải tạo cộng đồng
dựa trên bằng chứng và tập trung vào việc phục hồi. Nhu cầu cấp thiết trong lĩnh
vực này là phải thực hiện các hoạt động một cách trung thực bằng cách nhắm mục
tiêu đào tạo và phát triển chuyên môn cho các bên liên quan chính là các chuyên
gia phục vụ tội phạm vị thành niên.

https://www.semanticscholar.org/paper/Community-Reintegration-for
YoungOffendersintheUnruhGagnon/85eca5ee21c0f43d7862df4611582cbb52b959
66#citing-papers

5. Community Engagement for Reentry Success of Youth from Juvenile Justice:


Challenges and Opportunities (Tạm dịch: Sự tham gia của cộng đồng để tái hòa
nhập thành công của thanh niên từ tư pháp vị thành niên: Những thách thức và cơ
hội), của tác giả Sarup R. Mathur và H. Clark, xuất bản ngày 16 tháng 10 năm
2014. Tác giả đã tiến hành một cuộc khảo sát tái hòa nhập và tổ chức các nhóm tập
trung với các bên liên quan đại diện cho một số cơ quan cung cấp dịch vụ cho
thanh thiếu niên từ hệ thống tư pháp vị thành niên và cũng đã phỏng vấn thanh
niên để xác định các rào cản trong quá trình chuyển đổi. Các phát hiện cho thấy
nhân viên tư pháp vị thành niên cần phải liên tục hợp tác với các đối tác cộng đồng
để tạo ra và duy trì các nguồn lực và nhận thức cần thiết để cải thiện kết quả tái
hòa nhập cho thanh thiếu niên.

https://www.semanticscholar.org/paper/Community-Engagement-for
ReentrySuccessofYouthMathurClark/eb3566f4644286443eafd85b27263b41bb8b1
257?utm_source=direct_link

2.2. Công trình ở Việt Nam

1. Phan Thị Quỳnh Như (2019), Pháp luật về các biện pháp đảm bảo tái hòa nhập
cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù,
https://lib.hul.edu.vn/bitstream/123456789/153/1/Baocao%20QUYNH%20NHU
%202019.pdf , NXB Trường Đại học Luật, Đại học Huế.
Đề tài nghiên cứu một số vấn đề lý luận bao gồm đặc điểm, ý nghĩa tái hòa nhập
cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù, quy định của pháp luật hiện
hành; thực trạng áp dụng các biện pháp đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng đối với
người chấp hành xong án phạt tù trên phạm vi cả nước nói chung, địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế nói riêng; tìm hiểu rõ nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp
hoàn thiện những tồn tại, hạn chế.

2. Phạm Thị Việt (2016), Tái hòa nhập xã hội đối với người chưa thành niên phạm
tội mãn hạn tù theo pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu
thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang),
repository.law.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/905/1/HS-Phạm Thị Việt-
Tái hòa nhập xã hội đối với ngươi chưa thành niên phạm tội man hạn tù theo pháp
luật thi hành án hình sự VN.pdf, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tác giả làm rõ hơn các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác tái hòa nhập xã hội
như: Khái niệm tái hòa nhập xã hội đối với người chưa thành niên phạm tội; các
quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự; thi hành án hình sự và các luật có
liên quan về tái hòa nhập xã hội đối với người chưa thành niên phạm tội. Đánh giá
đúng thực trạng công tác tái hòa nhập xã hội của tỉnh Hà Giang trong những năm
gần đây để tìm ra những thiếu sót, tồn tại và nguyên nhân của thực trạng trên, từ đó
xác định đúng bản chất của vấn đề. Đồng thời tác giả đưa ra một số giải pháp cho
phù hợp, tiến tới hoàn thiện các quy định của pháp luật về tái hoà nhập xã hội đối
với người chưa thành niên phạm tội hiện nay

3. Bùi Thị Hồng Hạnh (2020), Thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của người
chấp hành xong án phạt tù,
https://ussh.vnu.edu.vn/uploads/ussh/dao-tao/2021_01/bui-hong-hanh.pdf, NXB
Trường Đại học Khoa học Xã hội nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Kết quả nghiên cứu của luận án đã khái quát và chỉ ra các xu hướng nghiên cứu
chính về thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong án phạt
tù. Về mặt thực tiễn Luận án đã chỉ ra được thực trạng thích ứng với tái hòa nhập
cộng đồng của người chấp hành xong án phạt tù. Luận án đã cho thấy có sự tiến bộ
từng mặt của các lĩnh vực thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng ở 2 thời điểm “khi
mới ra tù” và “hiện nay"

4. Nguyễn Thị Tâm (2008), Mô hình thí điểm tái hòa nhập cộng đồng cho người
chưa thành niên vi phạm pháp luật ở Hải Phòng,
http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=211795
Mô hình được xây dựng với mục tiêu tổng quát là tăng cường giáo dục trẻ em tại
cộng đồng, giảm thiểu việc đưa người chưa thành niên vi phạm pháp luật vào
trường giáo dưỡng và các cơ sở giáo dục tập trung, thực hiện tốt giáo dục tái hòa
nhập cộng đồng cho người chưa thành niên vi phạm pháp luật sau khi hết thời hạn
ở trường giáo dưỡng về với gia đình, mô hình tái hoà nhập cộng đồng cho người
chưa thành niên vi phạm pháp luật được triển khai trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ
tâm lý cho người chưa thành niên vi phạm pháp luật”. Đối tượng mà mô hình này
hướng tới là người chưa thành niên vi phạm pháp luật đang giáo dục tại cộng đồng
và Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất, xây dựng và hoàn thiện mô hình tái hòa nhập cộng đồng cho người chưa
thành niên phạm tội tại Việt Nam thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu các hệ thống
tư pháp, xác định những thành công và thách thức của các quốc gia trên thế giới
đối với người chưa thành niên phạm tội khi thực hiện mô hình tái hòa nhập cộng
đồng; tạo điều kiện, giúp đỡ những người chưa thành niên phạm tội có thể hòa
nhập với cộng đồng trở lại một cách tích cực, thành công. Từ đó có thể làm giảm
đi nguy cơ những người chưa thành niên này sẽ tái phạm tội.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tiến hành tìm hiểu về tình hình người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam,
đặc biệt là những người có khó khăn trong việc hòa nhập cộng đồng.
- Tiến hành tìm hiểu, khảo sát các mô hình tái hòa nhập cộng đồng cho người
chưa thành niên phạm tội được xây dựng thành công cũng như thất bại ở các
quốc gia khác trên thế giới để nhận biết được các yếu tố quan trọng tác
động, ảnh hưởng đến việc xây dựng mô hình.
- Dựa trên kinh nghiệm quốc tế và tình hình tại Việt Nam, đề xuất các chiến
lược phù hợp để triển khai mô hình, xây dựng một mô hình tái hòa nhập
cộng đồng thích hợp cho người chưa thành niên phạm tội tại Việt Nam. Bên
cạnh đó, đưa ra các biện pháp để việc triển khai mô hình được đảm bảo thực
hiện khả thi và có hiệu quả.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu


- Tình trạng, thực trạng của người chưa thành niên phạm tội của 1 số quốc gia
và Việt Nam từ năm 2019-2023
- Tâm lý, nhu cầu của những người chưa thành niên phạm tội sau khi chấp
hành xong án phạt
- Hạn chế các mô hình tái hòa nhập cộng đồng cho người chưa thành niên
phạm tội ở các quốc gia và Việt Nam và rút ra bài học kinh nghiệm

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Các mô hình tái hoà nhập cộng đồng cho
người chưa thành niên phạm tội từ trước đến nay
- Phạm vi không gian: Ở 1 số quốc gia đã thực hiện mô hình tái hoà nhập này

5. Cách tiếp cận đề tài

Tham khảo, nghiên cứu các mô hình tái hòa nhập cộng đồng cho người chưa thành
niên phạm tội của một số quốc gia và nghiên cứu các tài liệu, báo cáo, nghiên cứu
đã được thực hiện trước đây trong lĩnh vực này. Qua đó giúp hiểu rõ hơn về mô
hình này và những điểm mạnh, điểm yếu của các mô hình tái hòa nhập cộng đồng
cho người chưa thành niên của các quốc gia trên thế giới. Từ đó đưa ra quan điểm
của nhóm về phương pháp thực hiện và đề xuất cải tiến cho mô hình tái hòa nhập
cộng đồng cho người chưa thành niên phạm tội tại Việt Nam.

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1. KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH TÁI


HÒA NHẬP CHO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

I. Khái niệm và đặc điểm của mô hình tái hoà nhập cho người chưa
thành niên phạm tội
1. Khái niệm của mô hình tái hòa nhập cho người chưa thành niên phạm tội

1.1 Khái niệm của mô hình

1.2 Khái niệm của tái hòa nhập

1.3 Khái niệm của người thành niên chưa phạm tội

1.4 Khái niệm của mô hình tái hòa nhập cho người chưa thành niên phạm tội
2. Đặc điểm của mô hình tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên
phạm tội

3. Ý nghĩa của việc tạo mô hình tái hòa nhập cộng đồng cho người chưa thành niên
phạm tội

II. Quy định của pháp luật về người chưa thành niên phạm tội

1. Quy định của pháp luật về người chưa thành niên phạm tội ở quốc tế.

2. Quy định của pháp luật về người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam sau khi
chấp hành xong án phạt

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA MÔ HÌNH TÁI HOÀ NHẬP CHO
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI Ở MỘT SỐ QUỐC GIA KHÁC

I. Các mô hình tái hòa nhập cho người chưa thành niên ở một số quốc gia trên thế
giới

II. Ưu điểm và nhược điểm của các mô hình tái hòa nhập trên

III. Thực trạng mô hình tái hòa nhập ở Việt Nam ( đã làm được gì, ...)

IV. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Tiểu kết chương 2

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÁI HÒA NHẬP CHO NGƯỜI


CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI Ở VIỆT NAM

Tiểu kết chương 3

PHẦN KẾT LUẬN

Tài liệu tham khảo

You might also like