You are on page 1of 8

Họ và tên: Nguyễn Thị Hà Trang

MSSV: 462451
BÀI KIỂM TRA KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH
Đề bài: Phân tích các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đối với người
chưa thành niên. Tại sao cần có nguyên tắc riêng khi xử phạt với nhóm chủ thể này?

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU................................................................................................................2

B. NỘI DUNG..............................................................................................................2

I. Khái niệm..................................................................................................................... 2

II. Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành..............2

niên.................................................................................................................................. 3

1. “Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người....................3

2. “Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì................3

không áp dụng hình thức phạt tiền.”................................................................................3

3. “Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền. .4

thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên… Trường
hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc, phục hậu quả
thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay”.................................................................4

III. Lý do cần có nguyên tắc riêng khi xử phạt với người chưa thành niên..............5

1. Đặc điểm của người chưa thành niên...........................................................................5

2. Đặc điểm hành vi vi phạm hành chính của người chưa thành niên.............................6

C. KẾT LUẬN.............................................................................................................7

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................8

1
A. MỞ ĐẦU
Hồ Chủ Tịch kính yêu luôn dành tình cảm và sự quan tâm đặc biệt đối với thế hệ
trẻ. Bác đã từng viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ.
Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. 1 Thật vậy, thế hệ trẻ nói chung hay người chưa thành
niên nói riêng chính là chủ nhân tương lai của đất nước. Thấu hiểu vai trò vô cùng to
lớn của nhóm chủ thể này trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, Đảng và Nhà
nước ta đã xây dựng chính sách pháp luật phù hợp để bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ
em cũng như quy định trách nhiệm của cha mẹ, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, trên thực
tế ở Việt Nam, tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật đang ngày càng tăng.
Để vừa ngăn chặn, giáo dục và hạn chế lại chế lại mức nghiêm trọng của hành vi vi
phạm pháp luật, vừa bảo vệ trẻ em một cách tốt nhất, nhà nước đã đề ra những quy định
riêng biệt được áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật trong Luật Xử
lý vi phạm hành chính năm 2012. Em xin chọn đề tài “Các nguyên tắc xử phạt vi phạm
hành chính đối với người chưa thành niên” để hiểu rõ về những nguyên tắc xử lý riêng
với nhóm chủ thể này.

B. NỘI DUNG
I. Khái niệm
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định
của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp
luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.2
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức
xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm
hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. 3
Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. 4

II. Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. t.4, tr.194
2
Khoản 2 Điều 1 Luật xử lý vi phạm hành chính (2012)
3
Khoản 3 Điều 1 Luật xử lý vi phạm hành chính (2012)
4
Khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015
2
niên
Ở khoản 3 điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi bổ sung năm
2020) đã đề cập và điều chỉnh người chưa thành niên ở hai nhóm: Nhóm thứ nhất là
người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và nhóm thứ hai là người chưa
thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

1. “Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa
thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi
phạm hành chính.” 5
Đặt ra quy định trách nhiệm hành chính của người chưa thành niên nhẹ hơn so với
người thành niên là pháp luật của nước ta đã thể hiện rõ tinh thần bảo đảm quyền lợi tốt
nhất của người chưa thành niên. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính đối với người
chưa thành niên được quy định như sau: Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành
chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa
sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội 6. Vì  vậy, trong quá
trình xem xét xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử
lý vi phạm hành chính phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên.

2. “Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì
không áp dụng hình thức phạt tiền.” 7
Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người chưa thành niên từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi thường chưa đủ độ tuổi để trực tiếp tham gia vào các quan hệ pháp
luật lao động 8 nên chưa có khả năng tạo lập được nguồn tài chính riêng. Do đó, không
quy định hình thức phạt tiền ở độ tuổi này là hoàn toàn hợp lý. Bởi ở độ tuổi này, họ
chưa đủ khả năng nhận thức về xã hội, vì tuổi đời còn nhỏ nên kiến thức về pháp luật và

5
Khoản 3 Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính (2012)
6
Khoản 1 Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính (2012)
7
Khoản 3 Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính (2012)
8
Khoản 4 Điều 18 Bộ luật Lao động năm 2019
3
thực tiễn vẫn chưa đầy đủ, cần phải nhận được sự hướng dẫn và giáo dục đầy đủ từ người
lớn.
Đặc biệt, do đặc điểm về tâm sinh lý đặc trưng của độ tuổi, hầu hết những hành vi
vi phạm thường dễ nhận biết mang tính bộc phát, chứ không có chủ đích, động cơ rõ ràng
và sâu xa, tính chất nguy hiểm cũng nhỏ hơn rất nhiều so với những người đã thành niên,
những người đủ hiểu biết và nhận thức nhưng vẫn có những hành vi vi phạm pháp luật.

3. “Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền
thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; bị
buộc phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này thì số
tiền nộp vào ngân sách nhà nước bằng 1/2 trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính. Trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp
khắc, phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay”. 9

Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã có thể tham gia vào các
quan hệ lao động, làm công ăn lương 10 nên quy định hình thức phạt tiền là khá hợp lý.
Tuy nhiên, vấn đề có tính pháp lý đặt ra là phải quy định rõ ràng nguyên tắc để từ đó có
thể xác định chính xác mức tiền phạt đối với người chưa thành niên VPHC trong các
trường hợp cụ thể.

Có thể do tính bồng bột của lứa tuổi, người chưa thành niên thực hiện vi phạm
hành chính với lỗi cố ý, vì vậy khi xử phạt người chưa thành niên vi phạm hành chính,
cơ quan có thẩm quyền cần phải kết hợp hài hòa giữa răn đe và giáo dục, cần linh hoạt
trong mức tiền phạt sao cho “không quá ½ mức tiền phạt áp dụng đối với người thành
niên”. Dựa vào những tình tiết liên quan đến ý thức, thái độ, hành vi, nếu có những tình
tiết như: tự nguyện khai báo, có hành vi làm giảm hậu quả của vi phạm, tích cực phối
9
Khoản 3 Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính (2012)
10
Khoản 4 Điều 18 Bộ luật Lao động năm 2019

4
hợp với cơ quan chức năng để phát hiện và xử lý vi phạm hành chính… thì cần được
ghi nhận và khoan hồng. Quy định “cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay”
nghĩa là đang quy định trách nhiệm của cha mẹ, gia đình vì đã không thực hiện nghĩa
vụ giáo dục, chăm sóc người chưa thành niên một cách đầy đủ, đúng mực 11, bởi ở độ
tuổi mà kinh tế hầu hết còn phụ thuộc, sự giáo dục của cha mẹ đóng vai trò vô cùng to
lớn đến sự nhận thức cũng như hành vi của người chưa thành niên.

III. Lý do cần có nguyên tắc riêng khi xử phạt với người chưa thành niên

1. Đặc điểm của người chưa thành niên


Xét về góc độ tâm lý học, giai đoạn chưa thành niên là giai đoạn có vị trí đặc biệt về
tâm lý và sinh lý. Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi, nhưng tâm sinh lý con
người có sự thay đổi rõ rệt nhất là ở giai đoạn từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, bởi vì đây
là lúc con người đang phải chuẩn bị “hành trang” để chuyển sang một giai đoạn khác của
cuộc đời - giai đoạn trưởng thành. Ở giai đoạn này, ta dễ nhận thấy một điểm chung mà
người chưa thành niên nào cũng có, đó là bắt đầu nhận thức về “cái tôi của bản thân” một
cách có hệ thống, nảy sinh cảm nhận về tính chất “người lớn” của bản thân 12, vì thế họ
thường có sự khủng hoảng về tâm sinh lý, trở nên bướng bỉnh và khó bảo 13.

Cơ thể của người chưa thành niên cũng dần có sự thay đổi và tác động không nhỏ tới
đặc điểm tâm lý, ở độ tuổi từ 14-18 tuổi, tuyến nội tuyết bắt đầu hoạt động mạnh thường
dẫn đến sự rối loạn của hoạt động thần kinh làm họ dễ xúc động, hay bực tức, có những
phản ứng mạnh mẽ và gay gắt với những người xung quanh. Tuy luôn muốn bộc lộ cá
tính, nhưng hệ thần kinh non nớt chưa thể chịu được những kích thích mạnh kéo dài, dẫn
đến cảm giác ức chế, thờ ơ, khiến họ có những ứng xử không đúng mực, nghiêm trọng

11
Nguyễn Cảnh Hợp (chủ biên), Bình luận khoa học Luật Xử lý VPHC năm 2012 (tái bản lần thứ 1), Nxb. Hồng Đức
(2017), tr. 798. 
12
Bài viết “Một số nét tâm lý đặc trưng của lứa tuổi thanh niên”, Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam, 2018
https://hoitamlygiaoduc.org/mot-so-net-tam-ly-dac-trung-cua-lua-tuoi-thanh-nien/
13
Cao Vũ Minh, “Hoàn thiện quy định pháp luật về biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng nhằm bảo vệ quyền của người
chưa thành niên theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 20, 2015
5
hơn là có những hành vi vi phạm đạo đức xã hội và đặc biệt là vi phạm pháp luật. Chính
vì vậy, pháp luật xử lý vi phạm hành chính nước ta đã đặt ra những nguyên tắc riêng để
xử phạt vi phạm hành chính đối với người ở độ tuổi này.

2. Đặc điểm hành vi vi phạm hành chính của người chưa thành niên
Vi phạm hành chính của người chưa thành niên được thực hiện thường do sự
lôi kéo, xúi giục, kích động, dụ dỗ của người thành niên 14. Người chưa thành niên có
tâm lý khá phức tạp, không ổn định, và thường có xu hướng chứng tỏ bản thân cũng
như muốn thể hiện mình là người trưởng thành nên một số đối tượng là người thành
niên đã lôi kéo, xúi giục, kích động, dụ dỗ người chưa thành niên để đạt được mục đích
cá nhân vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm hành chính nói riêng.

Sự quan tâm, chăm sóc chu đáo của cha mẹ, gia đình ảnh hưởng sâu sắc tới hành
vi vi phạm hành chính của người chưa thành niên. Cách ứng xử của người chưa thành
niên phụ thuộc vào điều kiện, môi trường sống và sự giáo dục từ gia đình, nhà trường và
xã hội. Người chưa thành niên luôn hiếu kì với những cái mới, và nó cũng có thể trở
thành một trong những nguyên nhân dẫn tới vi phạm hành chính. Do đó, nếu thiếu sự
chăm sóc, hướng dẫn, quản lý của cha mẹ, gia đình thì người chưa thành niên rất dễ vi
phạm hành chính.

Vi phạm hành chính của người chưa thành niên thường được thể hiện một cách
rõ ràng, được thực hiện nhanh chóng và dễ bị ngăn cản. Nếu như vi phạm hành chính
do người thành niên thực hiện thường được chuẩn bị kỹ lưỡng, thủ đoạn rõ ràng thì vi
phạm hành chính do người chưa thành niên thực hiện thường không như vậy mà hầu
hết là mang tính bộc phát, nên những vi phạm này thường diễn ra nhanh chóng. Ngoài
ra, do không có động cơ rõ ràng nên các vi phạm này thường sẽ không thực hiện đến
cùng nếu như bị ngăn cản, dẫn đến hậu quả pháp lý không quá nghiêm trọng.

14
Cao Vũ Minh, “Những nội dung về xử phạt người chưa thành niên vi phạm hành chính cần được quy định chi tiết”,
Tạp chí Nghiên cứu Luật pháp tập 3+4 (427/428), 2021
6
C. KẾT LUẬN
Để răn đe, giáo dục người chưa thành niên vi phạm hành chính thì xử phạt vi
phạm hành chính được xem là một trong những công cụ hữu hiệu. Tuy thể hiện đảm
bảo quyền lợi tốt nhất cho người chưa thành niên, nhưng khi áp dụng chế tài hành chính
đối với người chưa thành niên vi phạm thì Nhà nước cũng cần có những cam kết nhằm
bảo đảm cho việc xử phạt vi phạm hành chính được diễn ra công khai, khách quan, bảo
đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật. Trong bối cảnh Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì các văn bản quy định chi
tiết cần phải thể hiện rõ các nội dung liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính người
chưa thành niên.

7
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. t.4, tr.194
2. Khoản 2 Điều 1 Luật xử lý vi phạm hành chính (2012)
3. Luật xử lý vi phạm hành chính (2012)
4. Bộ luật Dân sự (2015)
5. Bộ luật Lao Động (2019)
6. Bài viết “Một số nét tâm lý đặc trưng của lứa tuổi thanh niên”, Hội Khoa học Tâm
lý – Giáo dục Việt Nam, 2018, nguồn: https://hoitamlygiaoduc.org/mot-so-net-
tam-ly-dac-trung-cua-lua-tuoi-thanh-nien/, truy cập ngày 17/07/2022
7. Cao Vũ Minh, “Hoàn thiện quy định pháp luật về biện pháp đưa vào trường giáo
dưỡng nhằm bảo vệ quyền của người chưa thành niên theo tinh thần của Hiến
pháp năm 2013”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 20, năm 2015
8. Nguyễn Cảnh Hợp (chủ biên), Bình luận khoa học Luật Xử lý VPHC năm
2012 (tái bản lần thứ 1), Nxb. Hồng Đức (2017), tr. 798. 
9. Bài viết “Một số nét tâm lý đặc trưng của lứa tuổi thanh niên”, Hội Khoa học Tâm
lý – Giáo dục Việt Nam, 2018 https://hoitamlygiaoduc.org/mot-so-net-tam-ly-dac-
trung-cua-lua-tuoi-thanh-nien/, truy cập ngày 22/07/2022
10. Cao Vũ Minh, “Hoàn thiện quy định pháp luật về biện pháp đưa vào trường giáo
dưỡng nhằm bảo vệ quyền của người chưa thành niên theo tinh thần của Hiến
pháp năm 2013”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 20, 2015
11. Cao Vũ Minh, “Những nội dung về xử phạt người chưa thành niên vi phạm hành
chính cần được quy định chi tiết”, Tạp chí Nghiên cứu Luật pháp tập 3+4
(427/428), 2021

You might also like