You are on page 1of 8

VẤN ĐỀ 2: QUAN HỆ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

Học liệu: Chương I, XI BLLĐ 2019

Thông tư số 10/2013/TT-BLĐTBXH, Thông tư 11/2013/TT-BLĐTBXH, Nghị


định số 11/2016/NĐ-CP
Quan hệ PL lao động cá nhân

Khái niệm, đặc điểm

Khái niệm: là QHXH phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương
giữa cá nhân NLĐ với NSDLĐ được các QPPL lao động điều chỉnh.

Đặc điểm:

NLĐ phải tự mình thực hiện công việc được giao:

Cơ sở: NSDLĐ mua sức lao động của NLĐ: Khi mua sức lao động thì bắt đầu
bằng việc tuyển dụng. Nhà tuyển dụng đưa ra bản mô tả công việc và yêu cầu
tuyển dụng lao động. Kết quả của tuyển dụng là lựa chọn NLĐ phù hợp nhất với
yêu cầu công việc được đưa ra.

ND: Đ28 BLLĐ: Công việc theo HĐLĐ phải do NLĐ đã giao kết hợp đồng thực
hiện. Tính tự mình thể hiện ở tự mình giao kết, bằng hvi của chính mình xác lập và
thực hiện các nghĩa vụ lao động, tự chịu trách nhiệm.

? Bên người lao động có thể chuyển giao công việc của mình cho người khác hay
không? (Tìm hiểu quy định của luật dân sự )

NSDLĐ có quyền quản lí với NLĐ:

Cơ sở:

Do nhu cầu khách quan của quá trình lao động


Thực hiện quyền đối với TS

Nội dung:

Tuyển chọn LĐ

Phân công, điều hành LĐ

Áp dụng KLLĐ, TNVC

Khen thưởng NLĐ

! Quyền năng bị giới hạn và ràng buộc trách nhiệm: Giới hạn vè mặt căn cứ (nội
dung) và giới hạn về mặt thủ tục (hình thức). Vì có quyền nên có ràng buộc về các
trách nhiệm, trách nhiệm pháp lí ràng buộc đối với NLĐ.

Sự tham gia của tổ chức đại diện NLĐ:

Cơ sở:

Bảo vệ NLĐ

Nâng cao vị thế NLĐ

Nội dung:

Xác lập quan hệ

Duy trì quan hệ

Chấm dứt quan hệ

Xác định đặc điểm nào của QHPL LĐ cá nhân là quan trọng nhất?

Đặc điểm 2 là quan trọng nhất. Chỉ ra 2 cái còn lại ko phải quan trọng nhất vì nó
ko mang tính phổ quát trong mọi trường hợp.

Chủ thể

Người lao động:


Về năng lực PL: Tuổi lao động tối thiểu: gồm TLĐTT chung, TLĐTT làm công
việc nhẹ, TLĐTT làm công việc NNĐHNH; Không bị hạn chế năng lực PL lao
động; Các trường hợp đặc biệt: NKT, NCT, người NNg

Năng lực hành vi lao động: Thể lực; trí lực.

Người sử dụng lao động:

Năng lực PL

Năng lực hành vi

Lưu ý:

NSDLĐ là tổ chức: thành lập và hđ 1 cách hợp pháp theo quy định của luật pháp
liên quan.

NSDLĐ là cá nhân: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Khách thể

Hàng hóa sức lao động

! Đặc điểm riêng của hàng hóa sức lao động

Nội dung

Quyền và nghĩa vụ của NLĐ: Điều 5 BLLĐ

Quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ: Điều 6 BLLĐ

! Quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước

! Khi giao kết HĐ thì khi nào phải đóng bảo hiểm? đóng bao nhiêu? Các trường
hợp đặc biệt hiện nay phải đóng bảo hiểm mà không đóng thì ntn?
THẢO LUẬN

Câu 1: Giải thích tại sao PLLĐ quy định TLĐTT chung là đủ 15 tuổi?

Yêu cầu về giáo dục: Đủ 15 tuổi là thời điểm tương đương với thời gian hoàn
thành cấp 2, chương trình học bắt buộc vaà quy định như vậy học sinh có thể chọn
việc học nghề hoặc tham gia lao động.

Về sức khỏe, tâm sinh lí: Yếu tố sức khỏe, tâm sinh lý: Đây là độ tuổi tối thiểu mà
một cá nhân có thể có đủ năng lực chủ thể để tham gia một số quan hệ lao động, tự
mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ lao động.

Phù hợp với công ước 138 về Độ tuổi tối thiểu mà Việt Nam đã tham gia. Trong
Công ước quy định các nước thành viên tham gia công ước phải xác định độ tuổi
tối thiểu được đi làm việc hoặc được đi lao động và không một ai ở dưới độ tuổi tối
thiểu đó được đi làm việc hoặc được lao động trong bất cứ nghề nào, độ tuổi tối
thiểu đó không được dưới độ tuổi kết thúc chương trình giáo dục bắt buộc và bất
kỳ trường hợp nào cũng không được dưới 15 tuổi.
Quy định của BLDS về tham gia giao dịch dân sự: BLDS 2015 có quy định:
“Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải
đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện
theo pháp luật đồng ý.”

Điều kiện về kinh tế ở VN

Câu 2: Nêu quy định PLLĐ về TLĐTT làm công việc nhẹ và giải thích? Có ngoại
lệ không?

Công việc nhẹ: 7 loại công việc theo thông tư 11

Điều 143

Điều 145 khoản 3

Câu 3: Nêu quy định PLLĐ về TLĐTT làm công việc có nguy cơ và giải thích?

Câu 4: Điều kiện đối với NLĐ nước ngoài làm việc ở VN?

Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước
ngoài làm việc tại Việt Nam. Điều kiện đối với NLĐ nước ngoài làm việc ở Việt
Nam được quy định tại Điều 151 BLLĐ 2019, cụ thể:

“1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước
ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức
khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được
xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy
định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;

d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp,
trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại
Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng
người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao
kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.

3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao
động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc
tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.”

You might also like