You are on page 1of 11

CHƯƠNG V

NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM


I. Nguyên nhân của tội phạm
Việc nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm đóng vai trò quan trọng trong tội phạm
học. Sau khi nghiên cứu về tình hình tội phạm, nhà nghiên cứu cần tiếp tục nghiên cứu
vấn đề nguyên nhân của tội phạm để từ đó mới có thể xây dựng được các biện pháp
phòng ngừa tội phạm sát với thực tế, có thể hạn chế hoặc loại trừ được nguyên nhân
phát sinh tội phạm, ngăn chặn hiệu quả tội phạm xảy ra trong xã hội. Việc xây dựng
biện pháp phòng ngừa tội phạm ko thể chỉ dựa trên tình hình tội phạm mà phải gắn kết
với nguyên nhân của tội phạm. Trên cơ sở đó, các biện pháp phòng ngừa mới có thể
giải quyết tận gốc, triệt để nguyên nhân phát sinh tội phạm, từ đó, ảnh hưởng tới hiệu
quả của việc ngăn ngừa tội phạm xảy ra trên thực tế.
- Tội phạm là hiện tượng có tính chất cá nhân và xã hội. Do đó khi tìm hiểu về
nguyên nhân của tội phạm phải nghiên cứu cả nguyên nhân bắt nguồn từ phía xã
hội và nguyên nhân xuất phát từ cá nhân dẫn đến sự hình thành nhân cách lệch
lạc của cá nhân người phạm tội, từ đó phát sinh tội phạm. Bên cạnh đó cũng cần
tìm hiểu cả tình huống cụ thể, bởi vì trong 1 số trường hợp, tình huống đóng vai
trò ảnh hưởng nhất định đến việc phát sinh tội phạm.
- Nguyên nhân của tội phạm là tổng hợp các nhân tố mà sự tác động qua lại giữa
chúng đưa đến việc thực hiện tội phạm của người phạm tội.
- Tìm hiểu nguyên nhân của tội phạm đòi hỏi phải tìm hiểu cả nguyên nhân từ
phía người phạm tội với những tố chất sinh học và đặc điểm tâm lí riêng biệt
cũng như quá trình hình thành nhân cách lệch lạc của họ do chịu sự tác động của
môi trường sống.
- Nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm phải nghiên cứu nguyên nhân bắt nguồn
từ phía xã hội và nguyên nhân xuất phát từ cá nhân người phạm tội, sự tác động
qua lại giữa các nguyên nhân. Người nghiên cứu cần có cái nhìn toàn diện khi đánh
giá về nguyên nhân phát sinh tội phạm, không dựa trên cơ sở nghiên cứu khách quan.
Bên cạnh việc xác định những yếu tố được coi là nguyên nhân của tội phạm, cũng cần
làm rõ cơ chế tác động của chúng làm phát sinh tội phạm.
- Để làm rõ nguyên nhân của tội phạm, người nghiên cứu thường sử dụng các
phương pháp: Thống kê, chọn mẫu và thực nghiệm. Khi nghiên cứu về nguyên
nhân của tội phạm, người nghiên cứu thường đưa ra giả thuyết và sau đó phải có số
liệu cụ thể để minh chứng cho giả thuyết đó. Chỉ như vậy thì giả thuyết mới trở thành
nhận định có độ tin cậy, thuyết phục.
II. Khái niệm & phân loại nguyên nhân của tội phạm
1.Khái niệm
_ Nguyên nhân của tội phạm là tổng hợp các nhân tố mà sự tác động qua lại giữa
chúng đưa đến việc thực hiện phạm tội của người phạm tội.
_ Tổng quan, có thể chia nguyên nhân của tội phạm làm 3 nhóm:
+ Nhóm nguyên nhân từ môi trường sống
+ Nhóm nguyên nhân xuất phát từ phía người phạm tội
+ Tình huống cụ thể ( trong 1 số trường hợp được coi là nguyên nhân đưa đến
việc phát sinh tội phạm )
Như vậy có thể tóm gọn lại có thể mô tả nguyên nhân tội phạm như sau: Cá nhân
chịu tác động từ môi trường sống tiêu cực khi gặp những tình huống cụ thể sẽ
hình thành nên nhân cách sai lệch cá nhân từ đó nảy sinh ý định phạm tội đồng
thời tiếp tục gặp những tình huống cụ thể từ đó dẫn đến việc thực hiện tội phạm
2. Phân loại nguyên nhân của tội phạm
_ Thứ nhất, căn cứ vào mức độ tác động của nguyên nhân trong việc làm phát
sinh tội phạm, nên chia thành 2 loại là nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ
yếu:
+ Nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm là những nhân tố đóng vai trò
chủ chốt trong việc làm phát sinh tội phạm và những nhân tố này chiếm tỉ trọng
đáng kể trong tổng số các nhân tố làm phát sinh tội phạm
+ Nguyên nhân thứ yếu làm phát sinh tội phạm là những nhân tố chỉ đóng vai trò
hạn chế trong việc làm phát sinh tội phạm và những nhân tố này chiếm tỉ trọng
ko đáng kể trong tổng số các nhân tố làm phát sinh tội phạm
_ Thứ hai, căn cứ vào nguồn gốc xuất hiện, có thể chia nguyên nhân của tội phạm
thành nguyên nhân bắt nguồn từ môi trường sống và nguyên nhân xuất phát từ
phía người phạm tội.
+ Nguyên nhân bắt nguồn từ môi trường sống là tổng hợp các nhân tố tiêu cực
được hình thành từ môi trường sống của cá nhân có thể tác động, ảnh hưởng đến
cá nhân ở mức độ nhất định mà từ đó làm phát sinh tội phạm. Ví dụ như các
nhân tố: môi trường gia đình không hoàn thiện, môi trường nơi cư trú có nhiều
tệ nạn xã hội...
+ Nguyên nhân xuất phát từ phía người phạm tội là tổng hợp những nhân tố tiêu
cực thuộc về nhân thân người phạm tội có thể tác động, ảnh hưởng, dẫn đến việc
làm phát sinh tội phạm của người phạm tội. Những nhân tố tiêu cực này có thể là
các yếu tố thuộc về sinh học, tâm lí, xã hội-nghề nghiệp của người phạm tội.
_ Thứ ba, căn cứ vào lĩnh vực hình thành nguyên nhận có thể chia nguyên nhân
của tội phạm thành các nguyên nhân sau:
+ Nguyên nhân về kinh tế-xã hội: Đây là những nhân tố thuộc về lĩnh vực kinh tế-
xã hội có thể tác động làm phát sinh tội phạm như tình trạng thât nghiệp, đói
nghèo, tác động của quá trình đô thị và công nghiệp hoá, tác động của quá trình
di dân...
+ Nguyên nhân về văn hoá, giáo dục: Đây có thể là những nhân tố hạn chế trong
quá trình quản lí, triển khai thực hiện các chính sách, chương trình về văn hoá,
giáo dục có thể tác động, ảnh hưởng làm phát sinh tội phạm. Ví dụ: Nhà trường
chưa coi trọng việc giáo dục các em gái biết cách tự bảo vệ bản thân nhằm ngăn
chặn hiệu quả tội phạm tình dục.
+ Nguyên nhân về tổ chức qụản lí có thể là do một số thiếu sót, bât cập trong hoạt
động của các cơ quan chức năng có thẩm quyền quản lí trong lĩnh vực nhất định.
Thuộc về nguyên nhân này có thể là các nhân tố như: buông lỏng quản lí, đùn
đẩy trách nhiệm, không hợp tác trong giải quyết vụ việc),...
+ Nguyên nhân về chính sách, pháp luật: Đây có thể là một số thiếu sót, bất cập
của chính sách, pháp luật có thể tác động, ảnh hưởng làm phát sinh tội phạm. Ví
dụ như quy định về giải phóng mặt bằng, đền bù đất nông nghiệp còn lỏng lẻo
dẫn đến một số cá nhân hoặc doanh nghiệp lợi dụng sơ hở của pháp luật để đền
bù không thoả đáng cho một số hộ dân dẫn đến những người này có phản ứng
tiêu cực là chống người thi hành công vụ.

III. NGUYÊN NHÂN TỪ MÔI TRƯỜNG SỐNG.


Đây là những nhân tố không thuận lợi (tiêu cực) từ môi trường sống có tác động, ảnh
hưởng đến sự hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân.
Sự hình thành, phát triển nhân cách cá nhân với tính chất là thực thể của xã hội bắt đầu
từ khi con người được sinh ra và trải qua hàng loạt các giai đoạn khác nhau, mỗi giai
đoạn đều có những nhân tố thuận lợi và không thuận lợi từ môi trường sống (với mức
độ khác nhau tuỳ từng trường hợp cụ thể).
Những nhân tố tác động có thể ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển nhân cách
cá nhân bao gồm: 1) Bản thân con người đó; 2) Các tiểu môi trường mà cá nhân đang
sống và giao tiếp thường xuyên như: Gia đình; trường học; nơi làm việc, cư trú, sinh
sống... 3) Môi trường xã hội vĩ mô như: Chính sách, pháp luật, phương tiện thông tin
đại chúng, phim ảnh, truyện, báo chí; tác động ảnh hưởng của những hiện tượng tiêu
cực trong xã hội mà người phạm tội chứng kiến hoặc nghe kể. vấn đề thất nghiệp, bất
bình đẳng trong xã hội...

Trong phạm vi của mục này, chỉ giới hạn những nhân tố (không thuận lợi) từ môi
trường sống có thể ảnh hưởng dẫn đến việc hình thành và phát triển nhân cách lệch lạc
của cá nhân.
Cụ thể là:
Các tiểu môi trường mà cá nhân đang sống và giao tiếp thường xuyên.
- Môi trường xã hội vĩ mô).
Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng cá nhân tuy chịu sự tác động của môi trường sống
(chứa đựng cả nhân tố thuận lợi và không thuận lợi) nhưng tiếp thu và chịu sự tác
động như thế nào là do từng cá nhân. Cá nhân không thụ động chịu sự chỉ phối hoàn
toàn từ môi trường sống mà có thể tác động trở lại môi trường sống thậm chí có thể
thay đổi môi trường đang sống ở mức độ nhất định.
Do đó, trong mối quan hệ qua lại giữa cá nhân và môi trường sống, vai trò của cá nhân
có tính độc lập tương đối. Chính vì vậy, tuy cùng sống trong môi trường xấu nhưng có
cá nhân dễ dàng chịu sự tác động của môi trường xấu, tiêm nhiễm nhanh chóng những
thói hư tật xấu ngoài xã hội nhưng ngược lại cũng có những cá nhân bản lĩnh vững
vàng trước mọi cám dỗ tiêu cực của đời sống hoặc cũng có cá nhân chịu sự tác động
của môi trường sống ở mức độ hạn chế. Chính vì vậy, chúng ta có thể hiểu được vì sao
trong xã hội có những người phạm tội tồn tại bên cạnh những người khác không phạm
tội.
1. Các tiểu môi trường mà cá nhân đang sống và giao tiếp thường xuyên
1.1 Môi trường gia đình
Gia đình có ảnh hưởng nhất trong việc hình thành nhân cách cá nhân trong thời kì thơ
ấu. Trong gia đình, đứa trẻ bắt đầu học hỏi, bắt chước hành vi (bao gồm cả hành vi tốt
cũng như hành vi xấu) từ các thành viên trong gia đình mà nó có dịp quan sát. Thông
thường, quá trình học hỏi, bắt chước hành vi xấu của trẻ diễn ra nhanh hơn, dễ dàng
hơn so với bắt chước hành vi tốt. Càng lớn, đứa trẻ càng có khao khát khám phá thể
giới xung quanh, vì vậy quá trình nhận thức cũng như học hỏi, bắt chước dần dần mở
rộng phạm vi không còn dừng lại ở các thành viên trong gia đình nữa mà bắt đầu
vươn ra bên ngoài, tuy nhiên nhận thức, lối sống của trẻ vẫn mang dấu ấn của việc
ảnh hưởng từ các thành viên trong gia đình. Do đó, nếu đứa trẻ sống trong môi trường
gia đình an toàn, lành mạnh luôn chú trọng giáo dục nhân cách cho trẻ, hướng trẻ
sống thiện, trung thực, nhân hậu, vươn lên trong học tập, công việc thì sẽ hạn chế
hiệu quả việc hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân. Ngược lại, sống trong môi
trường gia đình không an toàn, không lành mạnh thì có thể tác động, ảnh hưởng, dẫn
đến việc hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân.
- Có thể kể ra một số nhân tố có thể tác động đến việc hình thành nhân cách lệch lạc
của cá nhân:
+ Cha và (hoặc) mẹ buông lỏng việc giáo dục con cái, để mặc con cái phát triển tự
nhiên hoặc phó thác việc giáo dục trẻ cho nhà trường và xã hội. Khi phát hiện trẻ có
những biểu hiện. sai trái đã không uốn nắn kịp thời mà vẫn thờ ơ, không quan tâm,
thậm chí còn dung túng. + Cha và (hoặc) mẹ quá nuông chiều hoặc quá hà khắc trong
giáo dục con cái đều có thể ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của trẻ.
- Cha và (hoặc) mẹ không gương mẫu trong lối sống như có hành vi phạm tội, sa đà
vào tệ nạn xã hội như nghiện hút, cử bạc, mại dâm hoặc có lối sống quá thực dụng chỉ
biết coi trọng đồng tiền mà coi nhẹ các giá trị đạo đức; hoặc đứa trẻ lớn lên trong gia
đình mà bạo lực gia đình luôn tồn tại ...

+ Cha và (hoặc) mẹ dạy con lối sống thực dụng, thậm chí xúi giục, dụ dỗ, ép buộc con
cái vào con đường phạm tội.

+ Các nhân tố khác như: Trong gia đình có nhiều thành viên phạm tội, cha vả (hoặc)
mẹ ngoại tình; đứa trẻ lớn lên trong môi trường thiếu cả cha mẹ hoặc thiếu cha (thiếu
mẹ), trong gia đình có nhiều thành viên ưa lối hành xử bạo lực, côn đồ, ngang ngược.
1.2. Môi trường trườg học

Quá trình lớn lên và dẫn trưởng thành, con người ta càng có khao khát khám phá thế
giới xung quanh, vì vậy quá trình nhận thức cũng như học hỏi của cá nhân dần dần mở
rộng phạm vi, không còn dừng lại ở các thành viên trong gia đình nữa mà bắt đầu sang
môi trường khác trong đó có môi trường trường học. Do đó, nếu trong môi trường
trưởng học tồn tại nhiều nhân tố không lành mạnh thì những nhân tố này cũng có thể
ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách lệch lạc của cá nhân.
- Những nhân tố không lành mạnh đổ có thể kể đến như:

+ Kỉ luật nhà trường lỏng lẻo, không nghiêm, việc xử lí những biểu hiện sai trái trong
học sinh (hoặc sinh viên) còn chưa triệt để dẫn đến những hiện tượng tiêu cực trong
nhà trường có nguy cơ lan rộng.
+ Kết bạn, giao du với bạn bè xấu (những đối tượng lười học, ham ăn chơi, đua đòi,
hay bỏ học, hỗn láo với thầy cô giáo và bố mẹ, sa đà vào tệ nạn xã hội...
Do kết bạn, giao tiếp thường xuyên với những đối tượng này, đứa trẻ dần dần ảnh
hưởng và có thể bị tiêm nhiễm và bắt chước những hành vi xấu của những đối tượng
này như thường xuyên bỏ học, tụ tập ăn chơi, về nhà hỗn láo với bố mẹ, bỏ nhà đi
hoang và dần dần đi vào con đường phạm tội.
+ Một số ít cán bộ, giáo viên trong nhà trường không gương mẫu trong lối sống, thiếu
đạo đức trong hành xử với học sinh (hoặc sinh viên), thậm chí lôi kéo các em vào lối
sống không lành mạnh hoặc vào con đường phạm tội như có hành vi dụ dỗ học sinh
nữ vào quan hệ tình dục khi các em còn nhỏ tuổi, dụ dỗ các em môi giới mại dâm.…

1.3 Môi trường nơi cá nhân làm việc hoặc cư trú

- Môi trường nơi cá nhân làm việc hoặc cư trú có vai trò rất lớn trong việc hình thành
và phát triển nhận thức, năng lực chuyên môn, lối sống cũng như những phẩm chất
đạo đức cá nhân.

Nếu sống trong môi trường tập thể hoặc nơi cư trú lãnh mạnh, an toàn, mọi người biết
quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, không có tệ nạn xã hội và tội phạm hoành hành, mọi
người biết chí thú làm ăn, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật thì có thể nói đây là môi
trường thuận lợi có tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách đúng đắn của cá
nhân và hạn chế sự phát triển nhân cách lệch lạc của cá nhân. Ngược lại, nếu sống
trong môi trường có chứa dựng nhiều nhân tố tiêu cực như có nhiều người sống bê
tha, suốt ngày chỉ cờ bạc, rượu chè, đánh lộn nhau thậm chi sa đà vào ma tuý, mại
dâm, phạm tội thì đây thực sự là môi trường xấu tiềm ẩn nguy cơ lôi kéo, tác động
đến những người thiểu bản lĩnh, không vững vàng dễ sa ngã trước cái xấu, cái tiêu
cực của đời sống xã hội, từ đó có thể ảnh hướng, dẫn đến việc hình thành và phát
triển nhân cách lệch lạc của cá nhân,
2. Môi trường xã hội vĩ mô
- Môi trường xã hội vĩ mô cũng có vai trò quan trọng trong việc tác động hình thành
và phát triển nhận thức, lối sống, quan điểm của cá nhân.
- Có thể liệt kê một số nhân tố sau:

+ Tác động từ sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội, vấn đề thất nghiệp, đôi nghèo, bất
bình đẳng xã hội...

+ Tác động của chính sách, pháp luật:


Nhân tố không thuận lợi từ chính sách, pháp luật được coi là nguyên nhân phát sinh tội
phạm có thể là do quy định của chính sách, pháp luật còn lỏng lẻo, sơ hở, chưa chặt
chẽ hoặc không công bằng, thiếu thoả đáng...
Ví dụ: Quy định về quản lí tài sản công lỏng lẻo có thể làm cho cá nhân này sinh lòng
tham và có hành vi chiếm đoạt tài sản công.
+ Hoạt động của các cơ quan quản lí trong các lĩnh vực còn chưa đồng bộ, lỏng lẻo,
thiếu kiên quyết trong xử lí vi phạm Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong xử
lí vi phạm, tội phạm còn chưa thực sự hiệu quả.
Ví dụ: Việc không kiểm soát chặt chẽ phim ảnh bạo lực, khiêu dâm có thể ảnh hưởng
nhất định đến việc hình thành phát triển nhân cách của những đối tượng thưởng xuyên
xem những bộ phim kiểu này, dẫn đến hình thành nhân cách lệch lạc cá nhân.
+ Các nhân tố khác như tác động từ phong tục, tập quán lạc hậu, tác động từ trào lưu
văn hoá ngoại lai không lành mạnh…

IV. NGUYÊN NHÂN TỪ PHÍA NGƯỜI PHẠM TỘI


Việc nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm xuất phát từ phía người phạm tội lâu
nay ít được các nhà tội phạm học nước ta quan tâm nghiên cứu. Khi đề cập nguyên
nhân của tội phạm, các nhà tội phạm học nước ta mới chỉ chú trọng đến các nguyên
nhân từ môi trường sống .Nhưng tội phạm là hiện tượng có tính cá nhân và xã hội, tội
phạm do cá nhân thực hiện, do đó nó không thể không mang đặc tính riêng biệt của cá
nhân.
Khái niệm Nguyên nhân xuất phát từ người phạm tội là tổng hợp những nhân
tố tiêu cực thuộc về nhân thân người phạm tội có thể tác động, ảnh hưởng, dẫn đến
việc làm phát sinh tội phạm của người phạm tội. Những nhân tố tiêu cực này có thể là
các yếu tố thuộc về sinh học, tâm lý, xã hội nghề nghiệp của người phạm tội.
Lưu ý trong các dấu hiệu thuộc về người phạm tội có thể ảnh hưởng đến việc
phát sinh tội phạm, có những dấu hiệu thuộc về người phạm tội có tính bẩm sinh (như
dấu hiệu giới tính) nhưng cũng có những dấu hiệu được hình thành trong quá trình
sống của người phạm tội (như dấu hiệu tâm lý thích hưởng lạc không lành mạnh, tính
ích kỉ...). Việc làm rõ những dấu hiệu “tiêu cực“ của người phạm tội được hình thành
trong quá trình sống - tác nhân làm phát sinh tội phạm, có ý nghĩa rất quan trọng. Đây
chính là cơ sở để người nghiên cứu làm rõ nguyên nhân của tội phạm, từ đó đề xuất
giải pháp hoàn thiện môi trường sống có liên quan đến việc phát sinh tội phạm.
Nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm xuất phát từ phía người phạm tội thường
tập trung vào việc tìm hiểu ba nhóm dấu hiệu sau:
- Nhóm dấu hiệu sinh học của người phạm tội có thể ảnh hưởng đến việc phạm tội
như: tuổi, giới tính và một số đặc điểm sinh học khác (như lượng hooc-môn trong cơ
thể, hàm lượng insulin trong máu...).
Ví dụ. Do giới tính chi phối mà nam giới có tính cách mạnh mẽ quyết đoán, khả năng
kiềm chế hành vi thấp hơn nữ giới, còn nữ giới thường kiên nhẫn hơn, cân nhắc khi
thực hiện hành vi kĩ hơn nam giới và đây là nhân tố quan trọng giải thích tại sao tỉ lệ
nam giới phạm tội thường cao hơn nữ giới (tất nhiên, việc nâm giới phạm tội cao hơn
nữ giới cũng còn do một số nguyên nhân khác).
- Nhóm dấu hiệu tâm lý của người phạm tội có thể ảnh hưởng, tác động nhất định đến
việc phạm tội như:
+ Tính ích kỉ;
+ Tính hám lợi;
+ Tính ham ăn chơi, lười lao động và học tập;
+ Tính hận thù;
+ Tính đố kị;
+ Có sở thích không lành mạnh (như thích xem phim khiêu dâm trẽ em);
- Nhóm các dấu hiệu về văn hoá - xã hội, nghề nghiệp có thể ảnh hưởng đến việc
phạm tội.
Ví dụ: Người mù chữ hoặc có trình độ văn hoá thấp thường chiếm tỉ lệ phạm tội cao
trong các tội xâm phạm sở hữu.
Để làm sáng tỏ ba nhóm dấu hiệu trên của người phạm tội, người nghiên cứu
thường sử dụng phương pháp nghiên cứu mẫu, đặc biệt là nghiên cứu tuổi thơ và
thời kì bắt đầu trưởng thành của người phạm tội. Từ việc nghiên cứu những vụ án có
tính chất điển hình sẽ rút ra những kết luận có tính quy luật chung hoặc lặp đi lặp lại ở
số lượng người đáng kể.
Nghiên cứu nguyên nhân từ phía người phạm tội sẽ giúp cho người nghiên cứu
thấy được dấu hiệu nào của người phạm tội là dấu hiệu đặc trưng có thể ảnh hưởng
đến việc thực hiện tội phạm, từ đó có thể dự đoán được tội phạm xảy ra trong tương
lai, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp phòng ngừa phù hợp.
V. TÌNH HUỐNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÌNH HUỐNG TRONG CƠ CHẾ HÌNH
THÀNH HÀNH VI PHẠM TỘI
1. Khái niệm tình huống
Tình huống là cơ hội hoặc hoàn cảnh cụ thể đã trực tiếp ảnh hưởng đến việc thực hiện
tội phạm của người phạm tội vào thời điểm nhất định. Trong một số trường hợp phạm
tội, tình huống cụ thể có vai trò là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng nhất
định đến việc phát sinh tội phạm.
2. Phân loại tình huống
Căn cứ vào mức độ phức tạp của tình huống và khả năng giải quyết của chủ thể có
thể chia thành:
+ Tình huống căng thẳng, phức tạp kéo dài làm chủ thể cảm thấy bế tắc, không
lối thoát.
VD: Người chồng thường xuyên ngày này qua ngày khác có hành vi ngược đãi, đánh
đập tàn nhẫn người vợ trong gia đình làm người vợ luôn phải sống trong tình trạng
bức xúc, căm thù người chồng, đến thời điểm nào đó, hành vi này lại lặp lại dẫn đến
việc người vợ không kiềm chế được đã phản kháng lại và có hành vi giết chết người
chồng.
+ Tình huống diễn ra nhanh chóng, chớp nhoáng.
VD: Người phạm tội đi công tác về bất ngờ chứng kiến cảnh vợ đang ngoại tình trong
nhà đã không kiềm chế được và thực hiện hành vi giết vợ.
+ Tình huống dễ dàng, thuận lợi.
VD: Người phạm tội tình cờ đi ngang qua nhìn thấy chủ tài sản đã sơ hở để xe máy
trên vỉa hè mà không khóa xe máy, chìa khóa vẫn cắm ở ổ khóa nên nảy sinh lòng
tham và đã có hành vi trộm cắp xe máy.
Theo nguồn gốc xuất hiện thì có thể chia tình huống thành:
+ Tình huống phát sinh do thảm họa tự nhiên (bão, lũ lụt, động đất, núi lửa, sóng
thần…)
VD: Bão đã đánh sập ngôi nhà dân trong khi chủ nhà không có mặt ở đó, một số người
khác đã nhân cơ hội này có hành vi chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu.
+ Tình huống do con người tạo ra.
VD: Người phạm tội đã giả danh đại diện của công ti xuất khẩu lao động tiếp xúc với
những người có nhu cầu xuất khẩu lao động để lừa đảo và chiếm đoạt tiền của họ.
3. Vai trò của tình huống trong cơ chế hình thành hành vi phạm tội
- Trong 1 số trường hợp phạm tội tình huống cụ thể có vai trò là một trong những
nguyên nhân có ảnh hưởng nhất định đến việc phát sinh tội phạm.
- 1 số tình huống đã trực tiếp tác động đến chủ thể làm chủ thể hình thành động cơ, từ
đó quyết định thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.
VD: Hành vi ngoại tình, phản bội vợ của người chồng đã làm xuất hiện và hình thành
động cơ ghen tuông, thù hận, từ đó nảy sinh ý định giết chồng ở người vợ và sau đó
người vợ đã đầu độc cho người chống chết.
- Có tình huống chỉ là tạo điều kiện thuận lợi cho người phạm tội (đã có sẵn động
cơ) thực hiện tội phạm được dễ dàng, nhanh chóng và không có ảnh hưởng gì đến
việc xuất hiện và hình thành động cơ phạm tội. Trong trường hợp này, tình huống
đóng vai trò như là cơ hội phạm tội.
VD: Vì muốn có tiền tiêu xài, A nảy sinh ý định cướp tài sản. A giấu dao vào
người rồi đi ra ngoài đường. Đến cửa hang bán quần áo, nhìn thấy cửa hang vắng
vẻ, chỉ có 1 người bán hang ở đó, đường phố không có người qua lại, A đã dung
dao khống chế người bán hang cướp tiền.
 Tình huống trên thực tế xảy ra rất đa dạng. Việc tìm hiểu kỹ về loại tình
huống có vai trò rất quan trọng trong phòng ngừa tội phạm.
VI.VAI TRÒ CỦA NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM TRONG CƠ CHẾ HÌNH
THÀNH HÀNH VI PHẠM TỘI
Vai trò của nạn nhân của tội phạm (gọi tắt là nạn nhân) được thể hiện qua xử sự của
họ trong từng tình huống phạm tội cụ thể, ở quá trình người phạm tội đánh giá tình
huống đó cũng như cân nhắc các đặc điểm nhân thân của nạn nhân trước khi quyết
định thực hiện hành vi phạm tội của thể.
Khi đánh giá về vai trò của nạn nhân trong cơ chế hành vi phạm tội, không nên quan
niệm sai lầm cho rằng trong các vụ án hình sự, do nạn nhân có lỗi, nên mới xảy ra
hành vi phạm tội. Trong một số trường hợp, vai trò của nạn nhân được xác định là một
trong các nguyên nhân làm phát sinh hoặc thúc đẩy tội phạm được thực hiện. Có thể
nêu một số trường hợp làm phát sinh, thúc đẩy tội phạm được thực hiện có liên
quan đến nạn nhân như:
+ Nạn nhân thiếu hiểu biết, nhận thức hạn chế;
+ Nạn nhân phô trương tài sản hoặc mất cảnh giác, sơ hở trong bảo vệ tài sản;
+ Nạn nhân có tính hạm lợi hoặc tính phản trắc; bội bạc;
+ Khả năng tự bảo vệ bản thân của nạn nhân còn hạn chế;
+ Nạn nhân có lối sống dễ dãi, buông that hoặc nạn nhân quá tự tin với an ninh của
bản thân;
+ Nạn nhân có lối sống vô đạo đức, độc ác hoặc có hành vi trái pháp luật.
Ví dụ: Nạn nhân đã có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội
hoặc người thân tích của người phạm tội; hành vi này đã thúc đẩy người phạm tội rơi
vào trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dẫn đến người phạm tội có hành vi giết
người hoặc trường hợp có người do tham lam nên đã dễ dàng trở thành nạn nhân của
vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc trường hợp có người do phô trương, khoe khoang
tài sản quá mức nên đã trở thành nạn nhân của vụ cướp giật tài sản..
Ở một khía cạnh khác, vai trò của nạn nhân của tội phạm có thể là hạn chế được phần
được phần nào tội phạm xảy ra trên thực tế. Cụ thể là nếu nạn nhân nâng cao ý thức
cảnh giác, có ý thức bảo vệ tài sản của mình cũng như bảo vệ tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm của bản thân thì điều này có thể đưa đến việc từ bỏ ý định phạm
tội cũng như từ bỏ việc thực hiện hành vi phạm tội của người phạm tội. Ví dụ như
hành vi luôn khóa kĩ nhà trước khi ra khỏi nhà sẽ hạn chế nguy cơ của tội trộm cắp tài
sản hoặc hành vi không đi một mình đến những nơi vắng vẻ sẽ hạn chế nguy cơ của
tội trộm cắp tài sản hoặc hành vi không đi một mình đến những nơi vắng vẻ sẽ hạn chế
nguy cơ của một số tội như cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, tội hiếp dâm.
Trong trường hợp này, người phạm tội sẽ thấy không có cơ hội hoặc khó có cơ
hội để phạm tội, từ đó có thể từ bỏ ý định phạm tội, không thực hiện tội phạm
nữa. Tuy nhiên, điều này chỉ có tính chất tương đối. Cần lưu ý là trong một số
trường hợp ngay cả khi một người luôn có ý thức bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản...
của mình nhưng họ vẫn có thể trở thành nạn nhân của tội phạm nếu người phạm tội
quá ranh ma, xảo quyệt, ngoan cố, cố tình thực hiện tội phạm đến cùng hoặc trong
trường hợp khác khi người phạm tội không quan tâm đến nạn nhân của tội phạm là ai
mà chỉ muốn đạt được mục đích của mình, sẵn sàng bất chấp tất cả, trường hợp này,
nạn nhân của tội phạm vẫn xảy ra (trường hợp ngẫu nhiên trở thành nạn nhân của tội
phạm). Ví dụ như ở tôi khủng bố, bon phạm tội đã đặt bom ở nhà ga, nơi tập trung
nhiều người qua lại làm chết, bị thương rất nhiều hành khách cũng như huy hoại tài
sản của những người đó. Trường hợp này, nhiều người đã ngẫu nhiên trở thành nạn
nhân của tội phạm, người phạm tội không quan tâm đến nạn nhân là ai, sẵn sàng giết
chết hoặc làm bị thương thường dân bất kì để đạt được mục đích chính trị của mình.

You might also like