You are on page 1of 3

IV.

Nguyên nhân từ phía người phạm tội

Là nhóm nguyên nhân điều kiện giữ vai trò quyết định trong việc làm phát sinh 1 tội phạm cụ
thể, nếu không có thì không có hành vi phạm tội.

Nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm xuất phát từ phía người phạm tội thường tập trung
vào việc tìm hiểu ba nhóm dấu hiệu sau:

- Nhóm dấu hiệu sinh học của người phạm tội có thể ảnh hưởng đến việc phạm tội như:
tuổi, giới tính và một số đặc điểm sinh học khác (như lượng hooc-môn trong cơ thể, hàm
lượng insulin trong máu...).

Ví dụ. Do giới tính chi phối mà nam giới có tính cách mạnh mẽ quyết đoán, khả năng kiềm
chế hành vi thấp hơn nữ giới, còn nữ giới thường kiên nhẫn hơn, cân nhắc khi thực hiện
hành vi kĩ hơn nam giới và đây là nhân tố quan trọng giải thích tại sao tỉ lệ nam giới phạm
tội thường cao hơn nữ giới (tất nhiên, việc nâm giới phạm tội cao hơn nữ giới cũng còn do
một số nguyên nhân khác).

- Nhóm dấu hiệu tâm lý của người phạm tội có thể ảnh hưởng, tác động nhất định đến việc
phạm tội như:

+ Tính ích kỉ;

+ Tính hám lợi;

+ Tính ham ăn chơi, lười lao động và học tập;

+ Tính hận thù;

+ Tính đố kị;

+ Có sở thích không lành mạnh (như thích xem phim khiêu dâm trẽ em);

- Nhóm các dấu hiệu về văn hoá - xã hội, nghề nghiệp có thê ảnh hưởng đến việc phạm tội.

Ví dụ: Người mù chữ hoặc có trình độ văn hoá thấp thường chiếm tỉ lệ phạm tội cao trong
các tội xâm phạm sở hữu.

Để làm sáng tỏ ba nhóm dấu hiệu trên của người phạm tội, người nghiên cứu thường sử
dụng phương pháp nghiên cứu mẫu, đặc biệt là nghiên cứu tuổi thơ và thời kì bắt đầu
trưởng thành của người phạm tội. Từ việc nghiên cứu những vụ án có tính chất điển hình sẽ
rút ra những kết luận có tính quy luật chung hoặc lặp đi lặp lại ở số lượng người đáng kể.

V. Tình huống và vai trò của tình huống trong cơ chế hình thành hành vi phạm
tội

1. Khái niệm

– Tình huống cụ thể là toàn bộ những cơ hội, hoàn cảnh có ảnh hưởng trực tiếp tới việc
thực hiện hành vi phạm tội.

– Trong một số trường hợp phạm tội nhất định, tình huống cụ thể đóng vai trò như 1 nguyên
nhân phát sinh tội phạm.
2. Phân loại tình huống cụ thể

– Căn cứ vào mức độ phức tạp của tình huống và khả năng giải quyết của chủ thể:

+ tình huống căng thẳng, phức tạp kéo dài được chủ thể cảm nhận bế tắc, không lối thoát.
Ví dụ A và B là 2 vợ chồng, A thường xuyên đánh đập chị B, 1 lần sau khi bị chồng đánh,
chị B đã dùng dao đâm chết chồng ==> trong trường hợp này chị A được coi đã lâm vào
“tình huống căng thẳng, kéo dài, không lối thoát”

+ tình huống diễn ra nhanh chóng, chớp nhoáng. Ví dụ A và B là 2 vợ chồng, không hề có


mâu thuẫn nào, nhưng trong 1 lần anh A chứng kiến chị B ngoại tình với anh C trong nhà
mình, và anh A đã dùng dao đâm chết anh C ==> anh A đã lâm vào “tình huống nhanh
chóng, chớp nhoáng”

+ tình huống dễ dàng, thuận lợi. Ví dụ chủ xe máy đỗ xe trên vỉa hè vào cửa hàng mua đồ
nhưng lại quên không rút chìa khóa xe; hoặc chủ nhà đi vắng mà quên không khóa cửa

– Căn cứ vào nguồn gốc xuất hiện của tình huống:

+ tình huống do con người tạo ra: Ví dụ anh A lập ra Công ty nhưng thực chất để che đậy
cho việc chiếm đoạt tài sản

+ tình huống do tự nhiên tạo ra: ví dụ lợi dụng nhà hàng xóm bị hỏa hoạn do chậm điện liên
sang “hôi của”

3. Vai trò của tình huống cụ thể trong cơ chế của hành vi phạm tội

– Trong 1 số trường hợp, tình huống cụ thể đóng vai trò là 1 nguyên nhân trực tiếp dẫn đến
hành vi phạm tội

– Trong 1 số trường hợp khác, tình huống cụ thể chỉ đóng vai trò tạo điều kiện thuận lợi cho
người phạm tội (trước đó đã có sẵn động cơ) dễ dàng, nhanh chóng thức hiện hành vi
phạm tội.

VI. Vai trò của nạn nhân của tội phạm trong cơ chế hình thành hành vi phạm
tội

1.Khái niệm

– Nạn nhân của tội phạm là những cá nhân, tổ chức bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hai
gây ra những thiệt hại về vật chất, tinh thần, tài sản hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp
khác.

– Hai loại nạn nhân:

+ nạn nhân trực tiếp

+ nạn nhân gián tiếp: người sống phụ thuộc vào nạn nhân trực tiếp, VD con nhỏ, cha mẹ già

– Trong 1 số trường hợp, vai trò của nạn nhân là nguyên nhân phát sinh tội phạm hoặc là
nguyên nhân thúc đẩy tội phạm được thực hiện. VD chủ tài sản để tài sản hớ hênh, cô gái
ăn mặc lẳng lơ đi vào nơi vắng vẻ

– Một số trường hợp phát sinh tội phạm có liên quan đến nạn nhân:
+ nạn nhân thiếu hiểu biết, nhận thức hạn chế. VD nạn buôn người, lừa đảo người lao động
xuất ngoại

+ nạn nhân phô trương tài sản, hoặc mất cảnh giác, sơ hở trong bảo vệ tài sản

+ nạn nhân hám lợi, phản trắc, bội bạc

+ khả năng tự bảo vệ của nạn nhân còn hạn chế

+ sự dễ dãi hoặc quá tự tin với an ninh của bản thân

+ nạn nhân có lối sống vô đạo đức hoặc có hành vi trái PL

2.Vai trò

Vai trò của nạn nhân của tội phạm được thể hiện qua xử sự của họ trong từng tình huống
phạm tội cụ thể, ở quá trình người phạm tội đánh giá tình huống đó cũng như cần nhắc các
đặc điểm nhân thân của nạn nhân trước khi quyết định thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.

Khi đánh giá về vai trò của nạn nhân trong cơ chế hành vi phạm tội, không nên quan niệm
sai lầm cho rằng trong các vụ án hình sự, do nạn nhân có lỗi nên mới xảy ra hành vi phạm
tội. Trong một số trường hợp, vai trò của nạn nhân là nguyên nhân làm phát sinh hoặc thúc
đẩy tội phạm được thực hiện. Có thể nêu một số trường hợp làm phát sinh, thúc đẩy tội
phạm được thực hiện có liên quan đến nạn nhân như:

+ Nạn nhân thiếu hiểu biết, nhận thức hạn chế;

+ Sự phô trương tài sản hoặc mất cánh giác, sơ hở trong bảo vệ tài sản;

+ Tính hám lợi hoặc tính phản trắc, bội bạc của nạn nhân;

+ Khả năng tự bảo vệ bản thân của nạn nhân còn hạn chế;

+ Sự dễ dãi hoặc quá tự tin với an ninh của bản thân;

+ Nạn nhân có lối sống vô đạo đức hoặc có hành vi trái pháp luật.

Ví dụ: Nạn nhân đã có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc
người thân thích của người phạm tội; hành vi này đã thúc đẩy người phạm tội rơi vào trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh dẫn đến người phạm tội có hành vi giết người hoặc trường
hợp có người do tham lam nên đã dễ dàng trở thành nạn nhân của vụ lừa đảo chiếm đoạt
tài sản hoặc trường hợp có người do phô trương, khoe khoang tài sản quá mức nên đã trở
thành nạn nhân của vụ cướp giật tài sản…

Ở một khía cạnh khác, vai trò của nạn nhân của tội phạm có thể là hạn chế được phần nào
tội phạm xảy ra trên thực tế. Cụ thể là nếu nạn nhân nâng cao ý thức cảnh giác, có ý thức
bảo vệ tài sản của mình cũng như bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của
bản thân thì điều này có thể đưa đến việc từ bỏ ý định phạm tội cũng như từ bỏ việc thực
hiện hành vi phạm tội của người phạm tội.

You might also like