You are on page 1of 3

Cách làm bài tập tình huống LLNN&PL

1.Mặt khách quan:


-Hành vi : là hành vi của người phạm tội trái pháp luật.
-Hậu quả: thiệt hại về tính mạng con người, sức khỏe con người, tài sản,..
-Mối quan hệ nhân quả: hành vi của người phạm tội là nguyên nhân dẫn đến hậu quả và hậu quả xảy
ra là hệ quả tất yếu của hành vi.
-Thời gian, địa điểm phạm tội.
-Công cụ phạm tội.
2.Mặt chủ quan:
- Lỗi
+ Lỗi cố ý trực tiếp là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của minh là nguy hiểm cho xã
hội. thấy trước hậu quả của hành vi đỏ và mong muốn hậu quả xảy ra.
+ Lỗi cố ý gián tiếp là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của minh là nguy hiểm cho xã
hội, thấy trước hậu quả của hành vi đỏ có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để
mặc cho hậu quả xảy ra
+ Lỗi vô ý vì quả tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra
hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
+ Lỗi vô ý vì cầu thả là trường hợp người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra
hậu quả nguy hại cho xã hội mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quá đó.
-Động cơ. (để không cho thì không ghi)
+ Động cơ phạm tội là động lực bên trong thôi thúc họ thực hiện tội phạm.Chỉ những tội có lỗi cố ý
mới có động cơ phạm tội.
+ Những tội phạm có lỗi vỏ ý không có động cơ phạm tội
Trong thực tế có một số động cơ phạm tội thường gặp như động cơ vụ lợi. động cơ đẻ hèn, động cơ cá
nhân, động cơ do ghen tuông, động cơ do căm ghét, trả thủ
- Mục đích phạm tội:
3. Khách thể:
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại
- Tội giết người xâm phạm quan hệ nhân thân (tính mạng or sức khỏe), tội trộm cắp tài sản xâm phạm
quan hệ sở hữu...( có trường hợp xâm phạm cả 2 quan hệ)
4. Chủ thể:
- Là người phạm tội. Trên đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý về hình sự (16 tuổi) và có đầy đủ khả năng
nhận thức , điều khiển hành vi nên đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm pháp lý.
(Lưu ý: nếu đề không cho tuổi và không đề cập đến khả năng nhận thức thì mặc định ngầm hiểu là đủ
tuổi và có đầy đủ khả năng nhận thức)

Áp dụng làm ví dụ: Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật trong tình huống sau
Sáng 20-11-2015, A (20 tuổi), thất nghiệp đang đi dạo trong công viên thì thấy cháu M (7 tuổi) đang
chơi lò có một mình. Thấy B đeo một dây chuyền vàng. A đã bất ngờ từ phía sau vùng câyc đập mạnh
vào đầu B để chiếm đoạt sợi dây chuyển. B đã tử vong trên đường cấp cứu. A đã bị khởi tố về tội
cướp tài sản theo Khoản 4 Điều 133 Bộ luật Hình sự.
Bài làm:
1.Mặt khách quan:
-Hành vi trái pháp luật: A đã tước đoạt tính mạng của B bằng việc lấy cây đập vào đầu B để chiếm
đoạt sợi dây chuyền vàng.( Hành vi trái pháp luật hình sự)
-Hậu quả: gây hậu quả làm B chết và sợi dây chuyền của B bị chiếm đoạt.
-Mối quan hệ nhân quả: A dùng cây đập vào đầu B làm B chết và sợi dây chuyền bị lấy mất và hậu
quả B chết là do hành vi của A dùng cây đập vào đầu.
-Công cụ phạm tội : cái cây.
-Thời gian: sáng 20-11-2015
-Địa điểm: công viên.
2.Mặt chủ quan:
-Lỗi: cố ý trực tiếp vì A nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật và nhận thấy được hậu quả
của mình gây ra nhưng vẫn mong muốn lấy được dây chuyền của B.
-Mục đích: muốn chiếm đoạt dây chuyền của B.
3.Mặt khách thể: xâm phạm mối quan hệ thân nhân là tính mạng của B và mối quan hệ sở hữu về tài
sản.
4.Mặt chủ quan: A đã đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý về hình sự (16 tuổi) và có đầy đủ khả năng
nhận thức , điều khiển hành vi nên đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm pháp lý.

CÁC DẠNG BÀI KHÁC

*VD câu tự luận so sánh: So sánh quyền lực trong xã hội cộng sản nguyên thủy và quyền lực nhà
nước
-Phải nêu tiêu chí để so sánh:
 Nêu cả điểm giống nhau và khác nhau
 Điểm khác nhau thì kẻ bảng để so sánh tương đương
*VD câu chứng minh: Nhà nước quản lý ít nhất là tốt nhất
-Có thể nêu cả quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình với nhận định được nêu
-Lập luận và nếu các căn cứ từ lý luận và thực tiễu để lý giải cho quan điểm của mình.
-Trong khi làm nên nêu ví dụ để làm rõ hơn vấn đề
*VD câu phân tích: Phân tích đặc điểm nhà nước có quyền lực công cộng đặc biệt
- Giải thích rõ khái niệm: quyền lực công cộng đặc biệt là gi?
- Vì sao nhà nước có quyền lực công cộng đặc biệt?
- Biểu hiện của quyền lực công cộng đặc biệt của nhà nước và cho ví dụ minh

You might also like