You are on page 1of 4

Câu 1:

a) Trong tình huống trên, anh M đã vi phạm những loại vi phạm pháp luật là:
Vi phạm dân sự và vi phạm hình sự.
- Các lỗi vi phạm tương tự với các loại vi phạm đó là:
+ Vi phạm hình sự: anh M đứng ra tổ chức, môi giới cho người nước
ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam
+ Anh M vi phạm dân sự vì anh tự ý nghỉ việc mà không báo trước cho
anh N, trong khi đó anh đã kí hợp đồng với anh N là lái xe vận chuyển hàng
hóa với thời hạn 1 năm => anh M đã vi phạm hợp đồng lao động
*Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật ,có lỗi ,do người có năng lực trách
nhiệm pháp lí thực hiện xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
-Có 4 loại vi phạm pháp luật:
+Vi phạm hình sự
+Vi phạm hành chính
+Vi phạm dân sự
+Vi phạm kỉ luật
*Trách nhiệm pháp lí: là nghĩa vụ của các chủ thể vi phạm pháp luật phải
gánh chịu từ hành vi vi phạm pháp luật của mình
+ Trách nhiệm hình sự
+ Trách nhiệm hành chính
+ Trách nhiệm dân sự
+ Trách nhiệm kỉ luật
*Ở câu a anh M đã vi phạm hình sự và vi phạm dân sự nên phải chịu trách
nhiệm hình sự và chịu trách nhiệm dân sự.
-Vi phạm hình sự:
+ Khái niệm vi phạm hình sự: Là hình vi nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong bộ luật hình sự.
•Người vi phạm hình sự bị coi là tội phạm
•Người vi phạm hình sự phải chấp nhận hình phạt từ tòa án
-Trách nhiệm hình sự: phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của
pháp luật .Cụ thể :
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi : phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng.
+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên : phải chịu trách nhiệm hình sự về
mọi loại tội phạm.
+ Việc xử lí người chưa thành niên phạm tội ( từ đủ 14 tuổi đến
dưới 18 tuổi) theo nguyên tắc lấy giáo dục là chủ yếu nhằm giúp họ sửa chữa sai
lầm.
- Vi phạm dân sự: là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm tới các quan
hệ nhân thân và quan hệ tài sản
- Trách nhiệm dân sự: phải chịu trách nhiệm dân sự. Cụ thể:
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: Khi tham gia các giao
dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
+ Các quyền, nghĩa vụ , trách nhiệm dân sự phát sinh từ giao
dịch dân sự đó phải do người đại diện xác lập và thực hiện .
Câu 3:
a) Tình huống trên đã gợi cho em nhớ đến nội dung em đã được học là : Công
dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
* Làm rõ nội dung đó thông qua 2 nhân vật ông M và chị B:
- Khái niệm: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình
đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định
của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân
- Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu như sau:
+ Mọi cá nhân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ
của mình.
+ Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc,
giới tính,tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội.
+ Trong cùng 1 điều kiện như nhau công dân được hưởng quyền và
phải thực hiện nghĩa vụ như nhau nhưng mức độ sử dụng quyền và nghĩa vụ đó
đến đâu lại phụ thuộc vào khả năng, điều kiện, hoàn cảnh mỗi người.
Theo thông tịn trên, công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ thông qua 2
nhân vật ông M và chị B là: Cả 2 người không bị phân biệt đối xử về chủng tộc,
tôn giáo, địa vị, cấp bậc. Trong khu cách li ông M là giám đốc một tập đoàn đa
quốc gia và chị B là một người buôn bán nhỏ , cả 2 đều bị nhiễm Covid -19
nhưng đều được cung cấp miễn phí các nhu yếu phẩm cần thiết, đều được thực
hiện việc đo thân nhiệt và chăm sóc sức khỏe theo đúng hướng dẫn của nhân
viên y tế trong suốt 2 tuần lễ. Nhưng đồng thời ông M và chị B cũng đều phải
thực hiện nghĩa vụ của mình là đi đến khu cách ly y tế tập trung khi cả 2 người
tiếp xúc với một bệnh nhân nhiễm Covid 19.
Câu 3:
a) Trong tình huống trên A, C và X cùng vi phạm pháp luật là: Vi phạm hành
chính
- A chạy băng qua đương 1 cách vô thức ko nhìn trước nhìn sau
- C đi ngược đường 1 chiều
- X trượt patin dưới lòng đường
b) *Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực
trách nhiệm pháp lí thực hiện xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp
luật bảo vệ.
- Có 3 dấu hiệu cơ bản để xác định hành vi vppl là: hành vi trái pháp luật,
hành vi có chứa lỗi của chủ thể và do người có năng lực trách nhiệm pháp lí
thực hiện xâm phạm đến quan hệ xh đc pl bảo vệ.
+ Hành vi trái pháp luật: tồn tại ở 2 dạng
• Hành vi hành động: Chủ thể làm những việc không được làm theo
quy định của pháp luật
•Hành vi không hành động: Chủ thể không làm những việc phải
làm theo quy định của pháp luật
Trong tình huống trên: A chạy băng qua đường một cách vô thức ( do
không nhìn trước nhìn sau), C đi ngược đường một chiều, X trượt patin dưới
lòng đường. Đây đều là hành vi hành động
+ Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện
• Đảm bảo độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật: Đủ 16
tuổi trở lên
• Có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi bình thường
Trong tình huống trên: Cả 3 người A,C,X đều đủ tuổi và có khả năng nhận
thức, điều khiển hành vi bình thường, tự quyết định đc cách xử sự của mình,
độc lập chịu trách nhiệm về hành vi mình đã thực hiện.
+ Hành vi có lỗi : Lỗi thể hiện thái độ của người biết hành vi của
mình là sai, trái pháp luật, có thể gây ra hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm
hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra.
Trong tình huống trên : Cả 3 người A,C,X đều là lỗi cố ý.
- A: chạy băng qua đường một cách vô thức dù biết là sai những vẫn cố ý chạy
còn không nhìn trước nhìn sau
- C: biết rõ là đi đường ngược chiều là sai nhưng chị C vẫn cố ý đi đường
ngược chiều
--X : trượt patin dưới lòng đường dù biết là không được phép nhưng vẫn cố tình
làm.
=> Như vậy hành vi của A, C, X là hành vi vi phạm pháp luật vì hội tụ đủ cả
3 dấu hiệu trên.

You might also like