You are on page 1of 2

ĐỀ CƯƠNG GDCD KÌ I LỚP 12

PHẦN 2: TỰ LUẬN
Câu 1:
a, Trong tình huống trên A, C và X cùng vi phạm hành chính.
- K/n: vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nghiêm trọng cho xã hội thấp hơn
tội phạm, xâm phạm đến các quy tắc quản lý nhà nước.
- Người vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định pháp luật.
b,
- Những dấu hiệu cơ bản để xác định hành vi vi phạm pháp luật của những nhân vật trên:
+ Là hành vi trái pháp luật.
+ Do người có năng lực và trách nhiệm pháp lí thực hiện.
+ Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
- Trong tình huống trên, các nhân vật đã có những hành vi vi phạm sau:
+ A chạy qua đường một cách vô thức, không nhìn trước sau.
+ C đi ngược đường một chiều.
+ X trượt patin dưới lòng đường.
Câu 2:
- Ông H có vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
- Mỗi công dân thuộc các tôn giáo khác nhau, người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng
về quyền và nghĩa vụ của công dân, không phân biệt vì lí do tôn giáo. Do đó, dù anh P và chị Q theo
tôn giáo khác nhau nhưng vẫn hoàn toàn có quyền kết hôn theo sự cho phép của pháp luật. Đồng thời,
không được vì lí do tôn giáo mà ngăn cản anh P và chị Q kết hôn, quan trọng là tình cảm đến từ hai
phía, đó mới là nền tảng của hôn nhân.
- Nếu em là anh P, trong tình huống này, để bảo vệ tình yêu của mình em sẽ:
+ Nói cho bố là ông H về nguyện vọng được kết hôn và chung sống với Q của mình, thuyết phục bố
tôn trọng quyết định của mình.
+ Giải thích và phân tích cho bố hiểu về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo theo pháp luật VN.
Câu 3:
a,
- Việc chị H được hưởng các chế độ ưu tiên về học tập không trái với ND bình đẳng giữa các dân tộc.
- Vì:
+ Pháp luật quy định các dân tộc trong 1 quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa,
chủng tộc, màu da… đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện.
+ Các dân tộc ở Việt Nam được bình đẳng trong việc hưởng thụ nền giáo dục của nước nhà, được Nhà
nước tạo mọi điều kiện để công dân thuộc các dân tộc khác nhau đều bình đẳng về cơ hội học tập.
b, Những chi tiết chị H đã được thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc:
- Chị H được xét tuyển vào trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh, được cộng thêm điểm ưu tiên khi
xét tuyển ĐH  bình đẳng về GD.
- Chị H trúng cử vào HĐND huyện  bình đẳng về chính trị.
- Chị thực hiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn phát
triển kinh tế  bình đẳng về kinh tế.
- Chị cùng Đoàn Thanh niên phục dựng lại nhiều trò chơi dân gian của dân tộc mình  bình đẳng về
văn hóa.
Câu 4:
- Ông M và chị B trong tình huống trên được bình dẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật.
- Vì: ông M là người có tiền, thế, quyền, có địa vị cao còn chị B là một người làm kinh doanh buôn bán
nhỏ. Nhưng cả hai đều phải thực hiện trách nhiệm của công dân như nhau trong việc phòng chống dịch
Covid-19 và được thăm khám, chăm sóc sức khỏe theo quy định của pháp luật.
- Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ
trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ
của công dân.
- Bình đẳng được thể hiện ở các chi tiết:
+ Về quyền
 Cùng được cung cấp miễn phí các nhu yếu phẩm cần thiết.
 Được chăm sóc sức khỏe theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
+ Về nghĩa vụ
 Đều phải thực hiện cách ly tập trung tại một địa điểm.
 Đều phải thực hiện đo thân nhiệt, xét nghiệm và theo dõi sức khỏe theo hướng dẫn của nhân
viên y tế.

You might also like